2 Đề kiểm tra 1 tiết số 2 môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2019-2020

doc 4 trang thaodu 5200
Bạn đang xem tài liệu "2 Đề kiểm tra 1 tiết số 2 môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doc2_de_kiem_tra_1_tiet_so_2_mon_hoa_hoc_lop_10_nam_hoc_2019_20.doc

Nội dung text: 2 Đề kiểm tra 1 tiết số 2 môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2019-2020

  1. TRƯỜNG THPT KIỂM TRA MỘT TIẾT SỐ 2 HỌ TÊN: MÔN : HÓA HỌC 10(2019 – 2020) LỚP : 10/ . I. TRẮC NGHIỆM (5Đ): Hãy chọn đáp án đúng nhất Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án Câu 1: Các nguyên tố xếp ở chu kì 4 có số lớp electron trong nguyên tử là A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 2: Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nhóm A (phân nhóm chính) bao gồm các nguyên tố A. p và d. B. s và p. C. d và f. D. s và d. Câu 3: Một nguyên tố ở chu kì 3 nhóm VA, vậy cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố này là A. 1s22s22p63s23p4. B. 1s22s22p63s23p2. C. 1s22s22p63s23p3. D. 1s22s22p63s23p5. Câu 4: Cho các tính chất và đặc điểm cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố hoá học: (a) Hoá trị cao nhất đối với oxi; (b) Khối lượng nguyên tử; (c) Số electron thuộc lớp ngoài cùng; (d) Tính phi kim; (e) Bán kính nguyên tử; (g) Tính kim loại. Số tính chất biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng điện tích hạt nhân nguyên tử là A. 5. B. 4. C. 6. D. 3. Câu 5: Nhóm IA trong bảng tuần hoàn có tên gọi: A. Nhóm kim loại kiềm. B. Nhóm kim loại kiềm thổ. C. Nhóm halogen. D. Nhóm khí hiếm. Câu 6: Số thứ tự của nhóm A cho biết: A. số lớp electron của nguyên tử. B. số electron hoá trị của nguyên tử. C. số hiệu nguyên tử. D. số electron trong nguyên tử. Câu 7: Trong 20 nguyên tố đầu tiên của bảng hệ thống tuần hoàn có bao nhiêu nguyên tố là khí hiếm? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 8: Khi một nguyên tố nhóm IA tác dụng với một nguyên tố nhóm VIIA thì phản ứng xảy ra là A. M + X → MX. B. M + 7X → M7X. C. 2M + X2 → 2MX. D. M + X2 → MX2. Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có tính phi kim mạnh nhất? A. Oxi. B. Flo. C. Clo. D. Nitơ. Câu 10: Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì: A. tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần. B. tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần. C. tính kim loại và tính phi kim đều giảm dần. D. tính kim loại và tính phi kim đều tăng dần. Câu 11: Trong chu kì 3, đi từ trái sang phải thì hoá trị cao nhất của các nguyên tố trong hợp chất với oxi A. tăng lần lượt từ 1 đến 4. B. giảm lần lượt từ 4 xuống 1. C. tăng lần lượt từ 1 đến 7. D. tăng lần lượt từ 1 đến 8. Câu 12: Cho các nguyên tố: 7X; 11Y; 15Z; 20T. Những nguyên tố có cùng electron hoá trị là A. X, Y. B. X, T. C. X, Z. D. Y, Z. Câu 13: Tính kim loại của các nguyên tố 13Al, 11Na, 12Mg, 19K tăng dần theo thứ tự A. Al < Na < Mg < K. B. Mg < Al < K < Na. C. K < Na < Mg < Al. D. Al < Mg < Na < K. Câu 14: Cho X có công thức cao nhất XO3. Công thức hợp chất khí với hidro của X là A. H2X.B. HX. C. XH 4.D. XH 3. Câu 15: Dãy sắp xếp các chất theo chiều tính bazơ tăng dần là (Cho 11Na,13Al,12Mg) A. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3. B. Al(OH)3, NaOH, Mg(OH)2. C. Mg(OH)2, NaOH, Al(OH)3. D. Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH. II. Phần tự luận (5 điểm) Câu 1 : Lưu huỳnh (S) có cấu hình electron :1s22s22p63s23p4 . Xác định vị trí của S trong bảng tuần hoàn ? Câu 2 : Dựa vào vị trí của P ( Z = 15) trong bảng tuần hoàn , hãy nêu các tính chất hóa học cơ bản của nó: + Tính kim loại hay phi kim ? giải thích . + Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi. + Hóa trị trong hợp chất khí với hidro , công thức hợp chất khí với hidro (nếu có). + Công thức oxit cao nhất ,công thức hidroxit tương ứng và tính chất của nó . Câu 3: R thuộc nhóm IIIA,trong hợp chất oxit cao nhất R chiếm 52,941% về khối lượng. Tìm nguyên tử khối R ? Câu 4 : Cho 10,6 gam hỗn hợp 2 kim loại A, B nhóm II A thuộc 2 chu kì kế tiếp tác dụng hết với 120 gam dung dịch HCl 36,5 % lấy dư, sau phản ứng thu được 7,28 lit khí hiđrô ( ở đktc ) và dung dịch X.
  2. a/ Xác định 2 kim loại A, B ? b/ Cho m g dung dịch K2CO3 nồng độ 13,8 % tác dụng hết với các chất trong dung dịch X .Tìm m ? Cho NTK của Li = 7, Mg=24, Ca=40, Sr=88, Na = 23, K = 39, C=12, N=14, S=32, Si=28, P=31, Cl=35,5 Al = 27, O=16 Bài làm:
  3. TRƯỜNG THPT KIỂM TRA MỘT TIẾT SỐ 2 HỌ TÊN: MÔN : HÓA HỌC 10(2019 – 2020) LỚP : 10/ . I. TRẮC NGHIỆM (5Đ): Hãy chọn đáp án đúng nhất Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án Câu 1. Câu nào sau đây SAI? Các nguyên tố A. được xếp theo chiều điện tích hạt nhân của nguyên tử tăng dần. B. mà nguyên tử có cùng số electron được xếp cùng hàng. C. mà nguyên tử có cùng số electron hóa trị được xếp cùng cột. D. có electron cuối cùng điền vào phân lớp d, f xếp vào nhóm B. Câu 2: Cấu hình electron của Ne là 1s22s22p6. Vậy cấu hình electron của ion tương tự Ne là 2+ − + 2- A. 20Ca . B. 9F . C. 19K . D. 16S . Câu 3: Khi Z tăng, quy luật biến đổi nào về tính chất của các nguyên tố sau đây đúng? A. Trong chu kì, tính kim loại tăng dần.B. Trong chu kì, tính phi kim tăng dần. C. Trong nhóm A, độ âm điện tăng. D.Trong chu kì, hóa trị cao nhất với oxi không đổi. Câu 4: Nguyên tố M thuộc nhóm IA, nguyên tố X thuộc nhóm VIIA . Cho các dữ kiện sau: 1. Muối tạo ra từ M và X có dạng MX. 2. Oxit cao nhất của M và X lần lượt là M2O và X2O . 3. Oxit cao nhất của M và X lần lượt là M2O và X2O7. 4. M là kim loại điển hình, X là kim phi điển hình. 5. Để đạt cấu hình bền vững, M có khả năng nhường 3e, X có khả năng nhận 7e. 6. Để đạt cấu hình bền vững, M có khả năng nhường 1e, X có khả năng nhận 1e. 7. Độ âm điện của M lớn hơn của X. Chọn số đáp án đúng:A. 2. B. 3. C. 4 D. 5. Câu 5: Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 12 thì số electron hóa trị của nguyên tử X là A. 1.B. 3.C. 2. D. 4. Câu 6: Cho 3 nguyên tố 11Na, 13Al, 12Mg .Sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng tính kim loại: A. Al, Mg, Na.B. Na, Mg, Al.C. Al, Na, Mg.D. Na, Al, Mg. Câu 7: Nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np3. CTPT oxit cao nhất của X là A. X2O3. B. X2O5. C.XO3 D. XO 2. Câu 8: Các nguyên tố khí hiếm thuộc nhóm nào?A. IA.B. VIIIA.C. VIIIB.D. VIIA. Câu 9: Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 13 thì vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là A.Ô thứ 13, chu kỳ 3, nhóm IIIA. B. Ô thứ 13,chu kỳ 3, nhóm IIA C. Ô thứ 13, chu kỳ 3, nhóm VIA.D. Ô thứ 13,chu kỳ 3, nhóm IA. Câu 10: Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kỳ theo chiều từ trái sang phải có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 25. Số hiệu nguyên tử của X và Y lần lượt là A. 13;14.B. 11;12. C. 12;13.D. 13,12. Câu 11: Cho các nguyên tố 9F, 8O, 7N. Bán kính nguyên tử tăng dần theo thứ tự sau: A. N < O < F . B. F < O < N . C. O < F < N. D. F < N < O. Câu 12: Cho các nguyên tố X, Y, Z, T, E lần lượt có cấu hình electron nguyên tử như sau : X: 1s22s22p63s1; Y: 1s22s22p63s23p64s2; Z: 1s22s22p63s23p64s1; T: 1s22s22p63s23p2; E: 1s22s22p63s23p1. Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A là A. X, Z. B. Y, T. C. X, E. D. Z, E. Câu 13: Hãy xếp các axit sau theo thứ tự tính axit tăng dần A. H2SiO3, H3PO4, H2SO4. B. H2SiO3, H2SO4, H3PO4. C. H3PO4, H2SiO3, H2SO4.D. H 2SO4, H3PO4, H2SiO3. Câu 14 : Nguyên tử nguyên tố R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Nguyên tố R và vị trí của R (chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn là A. Na, chu kì 3, nhóm IA. B. Mg, chu kì 3, nhóm IIA. C. F, chu kì 2, nhóm VIIA. D. Ne, chu kì 2, nhóm VIIIA Câu 15: A là nguyên tố mà nguyên tử có phân lớp ngoài cùng là 3p. B là nguyên tố mà nguyên tử cũng có phân lớp 3p, hai phân lớp này cách nhau 1 electron, B có 2 elctron lớp ngoài cùng. Cấu hình electron của A và B lần 2 2 6 1 2 2 6 2 6 2 2 2 6 2 5 2 2 6 2 6 2 lượt làA. 1s 2s 2p 3s ; 1s 2s 2p 3s 3p 4s . B. 1s 2s 2p 3s 3p ; 1s 2s 2p 3s 3p 4s . 2 2 6 2 6 1 2 2 6 2 6 2 2 2 6 2 4 2 2 B. 1s 2s 2p 3s 3p 4s ; 1s 2s 2p 3s 3p 4s . D. 1s 2s 2p 3s 3p ; 1s 2s 2p Phần 2 :Phần tự luận (5 điểm)
  4. Câu 1 : Cho Si có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p2 . Hãy xác định vị trí của S trong bảng tuần hoàn ? Câu 2 : Dựa vào vị trí của Cl ( Z = 17) trong bảng tuần hoàn , hãy nêu các tính chất hóa học cơ bản của nó : + Tính kim loại hay phi kim ? giải thích . + Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi. + Hóa trị trong hợp chất khí với hidro , công thức hợp chất khí với hidro (nếu có ). + Công thức oxit cao nhất ,công thức hidroxit tương ứng và tính chất của nó . Câu 3 : R thuộc nhóm IA ,trong hợp chất oxit cao nhất oxi chiếm 17,02% về khối lượng . Tìm nguyên tử khối R ? Câu 2 : Cho 11,4 gam hỗn hợp 2 kim loại A, B nhóm II A thuộc 2 chu kì kế tiếp tác dụng hết với 120 gam dung dịch HCl 36,5 % lấy dư, sau phản ứng thu được 8,4 lit khí hiđrô ( ở đktc ) và dung dịch X. a/ Xác định A, B ?. b/ Cho m g dung dịch Na2CO3 nồng độ 10,6 % tác dụng hết với các chất trong dung dịch X. Tìm m ? Cho NTK của Li = 7, Mg=24, Ca=40, Sr=88, Na = 23, K = 39, C=12, N=14, S=32, Si=28, P=31, Cl=35,5 Al = 27, O=16 Bài làm: