21 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 12 (Có đáp án)
Bạn đang xem 25 trang mẫu của tài liệu "21 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 12 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
21_de_thi_hsg_cap_tinh_mon_van_12_co_dap_an.pdf
Nội dung text: 21 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 12 (Có đáp án)
- 21 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Nội dung yêu cầu Điểm * Lưu ý: Khuyến khích những đề xuất về cách ứng xử và chuẩn bị cho sự bất định xuất phát từ những trải nghiệm sâu sắc của cá nhân, xác lập được thái độ và hành động đúng đắn để trả lời câu hỏi lớn được đặt ra. - Thừa nhận việc tồn tại các yếu tố bất định, song sự ổn định của thế giới vẫn là căn bản. 2.0 - Sự tồn tại các yếu tố bất định còn là cơ hội để con người nhận thức, khám phá, chinh phục thế giới; đoàn kết đấu tranh để bảo vệ chân lí, kiến tạo và phát triển xã hội văn minh. - Từ việc ứng xử và chuẩn bị cho một thế giới bất định, mỗi người có thể rút ra bài học về sự thích ứng của bản thân trước những thăng trầm của cuộc đời. - Phê phán những nhân tố gây ra những nguy cơ, hiểm hoạ cho thế giới; những thái độ, hành vi xuyên tạc, lợi dụng các yếu tố bất định để gây bất an, bất ổn xã hội. Đề cao sức mạnh đoàn kết, trí tuệ của nhân loại trong việc ngăn ngừa, loại bỏ các nguy cơ gây mất ổn định của cuộc sống xã hội. - 3. Bài học 0,5 Trong thế giới càng ngày càng khó đoán trước, thế hệ trẻ cần nhận thức sâu sắc; ứng xử bình tĩnh, thận trọng, linh hoạt; chuẩn bị đầy đủ tri thức, kĩ năng, hành động có trách nhiệm, đúng đắn trước những nguy cơ; có niềm tin vào nhân loại, vào sự ổn định của thế giới. Câu 2. (12.0 điểm) Nội dung yêu cầu Điểm I. Yêu cầu về kĩ năng 1.0 - Thí sinh biết cách làm bài văn bình luận và chứng minh một vấn đề lý luận văn học. Bài văn có đủ mở bài, thân bài, kết bài. - Bài viết có hệ thống luận điểm rõ ràng; lí lẽ chuẩn xác, thuyết phục; phần chứng minh đúng trọng tâm, sáng rõ vấn đề; thể hiện kiến thức phong phú, sức viết dồi dào. - Vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận; văn viết giàu hình ảnh, biểu cảm; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. II. Yêu cầu về kiến thức - Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, sau đây là một số ý cơ bản cần hướng đến: 1. Giải thích 1,5 - câu hỏi của thời đại: vấn đề hệ trọng của thời đại. - trả lời những câu hỏi: lí giải, làm rõ những vấn đề mà xã hội quan tâm. - đặt ra những câu hỏi mới: suy tư, chất vấn, dự báo/cảnh báo những vấn đề có nguy cơ đối với nhân loại. - làm cho loài người của tinh thần tự mãn: khai phóng, làm cho con người tự nhận thức, thay đổi, vượt lên chính mình, truy tìm ý nghĩa của cuộc sống. => Ý kiến gián tiếp đề cập đến sứ mệnh của nhà văn trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật: phản ánh và lí giải hiện thực; đặc biệt là phát hiện, truy vấn và cảnh báo những vấn đề mới để thức tỉnh, khai phóng con người về sự đổi mới hướng tới ý nghĩa của cuộc sống. 2. Bình luận 2.1. Bình 3.5 - Phản ánh hiện thực là đặc tính của văn chương. Nhà văn là nhà tri thức có tâm hồn ưu ái, nhạy cảm; nhãn quan tinh tế, trí kiến sâu rộng, trí tưởng tượng phong phú và năng lực phân tích sâu sắc về đời sống. - Trả lời câu hỏi của thời đại, thông qua tác phẩm, nhà văn thể hiện sự gắn bó, khám phá để nhận thức và lí giải đời sống, đưa ra chiều hướng giải quyết hiện thực, kiến tạo một xã hội nhân ái, nhân văn. - Đặt ra các câu hỏi mới, bằng những suy tư, hoài nghi và khả năng tiên cảm, thông qua tác phẩm, nhà văn phát hiện, cảnh báo, đối thoại với người đọc về những vấn đề mới của thời DeThi.edu.vn
- 21 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn đại. Từ đó, nhà văn đem lại cho người đọc những trăn trở, suy tư, truy tìm giá trị cuộc đời; khai phóng con người thoát khỏi những lối mòn của tư duy, chất vấn lại lẽ thường và niềm tin cố hữu để vượt lên thực tại vì một cuộc sống có ý nghĩa. - Đặt ra được các câu hỏi mới, nhà văn đem lại chiều sâu tư tưởng cho tác phẩm, đáp ứng và nâng tầm đón nhận thẩm mĩ của người đọc, khẳng định tầm vóc của nhà văn và thúc đẩy sự phát triển của văn học. Chứng minh 3.0 Thí sinh chọn được một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của văn học dân tộc và thế giới để phân tích, khái quát làm sáng tỏ các ý chính sau đây: - Thông qua tác phẩm, nhà văn đã trả lời những câu hỏi của thời đại, đặt ra được những câu hỏi mới, mở ra không gian đối thoại với người đọc, giúp người đọc nhận thức sâu sắc về ý nghĩa cuộc sống. Khẳng định những tác phẩm đó có sức sống bền vững, làm nên sự bất tử của nhà văn. 2.2. Luận 2.0 - Nhà văn cần phải xuất phát từ việc nhận thức sâu sắc quy luật vận động và những đòi hỏi cấp thiết của thời đại thì mới có cơ sở đặt ra được những câu hỏi mới, đề xuất những vấn đề có giá trị, ý nghĩa. - Làm cho con người luôn luôn thấp thỏm, luôn luôn suy nghĩ không có nghĩa là nhà văn đẩy con người vào trạng thái hoang mang, vô vọng, ; chống lại sự đinh ninh của thói quen và những lời ru ngủ của tinh thần tự mãn không có nghĩa là nhà văn phủ nhận những giá trị bền vững trong cuộc sống con người, xã hội. - Nhà văn không chỉ là nhà tri thức mà còn là một người nghệ sĩ; bên cạnh cái tâm, cái tầm, nhà văn cần có tài năng nghệ thuật để sáng tạo nên một hình thức nghệ thuật tương xứng, độc đáo, có giá trị thẩm mĩ cho tác phẩm. - Những nhà văn có tư tưởng phản nhân văn, đứng ngoài cuộc sống, giẫm trên lối mòn, sẽ bị đào thải. - 3. Đánh giá chung 1.0 - Ý kiến của Lê Đạt thể hiện sự trải nghiệm, đúc kết sâu sắc về quá trình sáng tạo nghệ thuật; đồng thời khẳng định, đề cao sứ mệnh cao cả của nhà tri thức, nghệ sĩ, nhà văn. - Ý kiến định hướng cho hoạt động sáng tác và tiếp nhận văn học: + Nhà văn phải thực sự có tâm lực, trí lực, bút lực, dũng cảm dấn thân vào cuộc sống mới có thể thực hiện được sứ mệnh cao cả của mình. + Người đọc phải có ý thức về giá trị sống, có năng lực lĩnh hội sâu sắc thì mới có thể đối thoại với nhà văn về những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. ------------------------- Hết ---------------------------- DeThi.edu.vn
- 21 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 5 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THPT TỈNH QUẢNG NAM NĂM HỌC 2023 – 2024 ĐỢT 2 Môn thi: NGỮ VĂN 12 (KHÔNG CHUYÊN) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Khóa thi ngày: 15/3/2024 Câu 1. (8.0 điểm) Trong tác phẩm "Alexis Zorba, con người hoan lạc" của Nikos Kazantzakis có đoạn sau: Này nhé, một hôm, tôi đi qua một làng nhỏ. Một ông cụ chín mươi tuổi đang bận bịu trồng cây anh đào. “Chà, ông nội!”, tôi thốt lên. “Ông nội còn trồng anh đào kia à?”. Và ông lão, còng gập đôi người, quay lại nói:“Con ạ, ta thường hành động như thể ta sẽ không bao giờ chết”. Tôi đáp:“Còn tôi thì thường hành động như thể tôi có thể chết bất cứ lúc nào”. Sếp thấy trong chúng tôi, ai đúng? Nếu là vị “sếp” trong tác phẩm trên, câu trả lời của anh/chị là gì? Hãy viết bài văn trình bày quan điểm của mình. Câu 2. (12.0 điểm) Trong Diễn từ nhận giải Nobel Văn học năm 1957 của mình, khi bàn về vị trí của nhà văn, A. Camus cho rằng nhà văn là người không ngừng giằng xé giữa nỗi đau và cái đẹp. Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy bình luận quan niệm trên. ---------- HẾT ---------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu; Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ............................................................... Số báo danh: ................. DeThi.edu.vn
- 21 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THPT TỈNH QUẢNG NAM NĂM HỌC 2023-2024 ĐỢT 2 HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: NGỮ VĂN LỚP 12 (Hướng dẫn chấm này gồm có 04 trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của học sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng những bài viết có cách diễn đạt chặt chẽ mạch lạc, giàu hình ảnh và cảm xúc, có cách nhìn riêng, cách trình bày riêng thuyết phục. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Câu 1. (8.0 điểm) Nội dung yêu cầu Điểm I. Yêu cầu về kĩ năng - Nắm vững cách làm bài văn nghị luận xã hội. - Bố cục đầy đủ 03 phần, kết cấu rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp... 1.0 - Có những cách diễn đạt hay, hấp dẫn, văn phong giàu hình ảnh, cảm xúc; dẫn chứng mới mẻ, thuyết phục II. Yêu cầu về kiến thức HS có thể trình bày theo nhiều hướng, miễn sao đưa ra quan điểm rõ ràng và luận giải hợp lý, thuyết phục. Dưới đây là một hướng giải quyết vấn đề. 1. Giải thích - “hành động như thể ta sẽ không bao giờ chết”: làm việc thong dong, hướng đến những lợi ích lâu dài bởi đời sống là vô tận. - “hành động như thể tôi có thể chết bất cứ lúc nào”: hành động hết mình trong hiện tại bởi đời người luôn có những biến động khôn lường. 1.5 => Mẩu đối thoại xoay quanh những cách thức hành động phản chiếu quan niệm về đời sống/cái chết của mỗi người. Từ đó đặt ra suy tư về quan niệm và cách sống. - 2. Bình luận - a. Bình - - Sống là hành trình con người đi tìm ý nghĩa cuộc sống, mưu cầu hạnh phúc, trên cơ sở nhận thức và quan niệm riêng của mỗi người về cuộc đời, sự sống, cái DeThi.edu.vn
- 21 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Nội dung yêu cầu Điểm chết, Quan niệm ấy có vai trò quan trọng, chi phối từng hành động con người. - - Mỗi quan niệm – hành động được đề cập luôn có những ưu điểm và hạn chế nhất định. - * Với quan niệm « hành động như thể ta sẽ không bao giờ chết”. - - Quan niệm này thể hiện cái nhìn lạc quan về cuộc sống, tạo nên động lực để con người ung dung làm những việc đòi hỏi thời gian lâu dài mới thu được kết quả.Và như thế, con người sẽ có những đóng góp tích cực cho tương lai, cho hậu thế. - - Tuy nhiên, quan niệm ấy còn thiếu tính thực tế. Bởi lẽ, cuộc đời con người là ngắn ngủi, hữu hạn. - * Với quan niệm « hành động như thể tôi có thể chết bất cứ lúc nào”. - - Quan niệm này thể hiện cái nhìn tỉnh táo về cuộc đời đầy bất trắc, để rồi từ đó 4.5 con người làm việc hết sức mình, tròn bổn phận và tận hưởng trọn vẹn từng phút giây của hiện tại. - - Tuy nhiên, điều hạn chế về quan niệm và lối sống này là con người không quan tâm đến tương lai, đến ngày mai, nghĩa là con người sống không có ước mơ, hoài bão hướng đến những mục tiêu lớn lao. Điều đó không thúc đẩy sự vận động, phát triển của cuộc sống, xã hội. - * Hai quan niệm trên có những điểm bổ khuyết cho nhau - - Để sống được ta phải nhìn vào những điều trước mắt, nhưng để sống cho xứng đáng ta phải hướng đến cái muôn đời - Việc thỏa mãn những nhu cầu thiết thực, những niềm hạnh phúc đơn giản sẽ là nền tảng cho tình yêu cuộc sống, hướng con người đến những ước mơ cao cả b. Luận - Sống cho tương lai hay sống cho hiện tại, sống cho mình hay sống cho người luôn là sự trăn trở và cần sự lựa chọn thông minh của mỗi người. Vậy nên, mỗi người cần nhận thức đầy đủ về ý nghĩa cuộc sống để đề ra những quan niệm đúng đắn, phù hợp với lý tưởng sống của mình, với quy luật khách quan của đời sống. - Mỗi người chỉ sống một lần trong đời và họ có quyền sống theo quan niệm riêng của mình, với điều kiện lối sống ấy tốt đẹp, lành mạnh và không ảnh hưởng xấu đến cộng đồng. Nói cách khác, chúng ta cần khách quan, tôn trọng khi nhìn nhận, đánh giá quan niệm và lối sống của người khác. - --- 3. Bài học nhận thức, hành động - Từ những trải nghiệm riêng, con người cần có quan niệm đúng đắn về ý 1.0 nghĩa đời sống và có những hành động thực tiễn tích cực hiện thực hóa lý tưởng sống. DeThi.edu.vn
- 21 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Nội dung yêu cầu Điểm - Con người cần đam mê theo đuổi khát vọng nhưng đồng thời biết sống nhiệt tâm với từng khoảnh khắc, hiểu và trân trọng những giá trị mình đang có, để cảm nhận và kiến tạo hạnh phúc cho chính mình. Câu 2. (12.0 điểm) Nội dung yêu cầu Điểm I. Yêu cầu về kĩ năng - Nắm vững cách làm bài văn nghị luận văn học. Bố cục đầy đủ 03 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Hệ thống luận điểm sáng rõ, lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, chọn và phân 1.5 tích dẫn chứng tiêu biểu - Vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận; văn viết giàu hình ảnh, biểu cảm; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. II. Yêu cầu về kiến thức - Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, sau đây là một số ý cơ bản cần hướng đến. 1. Giải thích - Vị trí của nhà văn: Chỗ đứng, điều kiện để xác định lập trường của nhà văn. - Cái đẹp: Phẩm chất thẩm mĩ của văn chương - Nỗi đau: Những đau thương, bất hạnh của con người 2.0 - Giằng xé giữa nỗi đau và cái đẹp: Những trăn trở, tìm tòi của nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật xoay quanh hai phạm trù: Nỗi đau và cái đẹp Vấn đề nghị luận: Vị trí của nhà văn trong quan hệ với hiện thực đời sống và với lý tưởng thẩm mĩ muôn đời của văn chương. 2. Bình luận a. Bình - Nhà văn là chủ thể sáng tạo. Việc nhà văn xử lý mối quan hệ giữa cái đẹp với nỗi đau, giữa nghệ thuật với cuộc đời là điều quan trọng góp phần làm nên giá trị tác phẩm. - Nhà văn luôn hướng về niềm đau khổ + Văn học lấy con người làm trung tâm, viết về con người, viết cho con người. 7.0 Cuộc sống không chỉ có cái đẹp mà còn bao đau khổ, con người cần một nguồn yêu thương, cần một sự nâng đỡ, chở che. + Quan tâm nỗi đau của con người là phần nhân bản nhất của văn chương. Điều đó góp phần đưa văn học đến gần hơn với nhân sinh. - Nhà văn cũng luôn hướng về cái đẹp: + Nghệ thuật là địa hạt của cái đẹp. Văn học phản ánh đời sống theo quy luật thẩm mĩ, thỏa mãn nhu cầu thưởng thức và sáng tạo cái đẹp của con người, nhất DeThi.edu.vn
- 21 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Nội dung yêu cầu Điểm là đối với nghệ sĩ. + Cái đẹp trong nội dung và hình thức của tác phẩm văn học khơi gợi cảm xúc chân thực mãnh liệt, cao đẹp, bồi đắp và làm phong phú tâm hồn con người. - Nhà văn luôn giằng xé giữa nỗi đau và cái đẹp + Nhà văn yêu cái đẹp, coi cái đẹp là lý tưởng, song cũng không thôi day dứt trước bao đau thương, bất hạnh ở đời. + Thiên chức của văn học là phải hướng đến con người, chia sẻ nỗi đau, nâng đỡ con người khi cùng đường tuyệt lộ nhưng cũng phải nâng con người vượt lên trên đời sống đau thương để vươn đến cái đẹp. + Nếu chỉ chú tâm sáng tạo cái đẹp thuần túy, nhà văn đẩy văn chương xa rời đời sống, sa vào “vị nghệ thuật”; nếu chỉ quan tâm đến niềm đau khổ mà quay lưng với cái đẹp, nhà văn đang làm suy giảm giá trị của văn chương, sa vào “vị nhân sinh”. + Biểu hiện nỗi đau để tạo ra những rung cảm sâu sắc, nhân văn là con đường kiến tạo cái đẹp của nhà văn. + Biểu hiện nỗi đau trong một hình thức đẹp, giàu mĩ cảm cũng là sứ mệnh của nhà văn. b. Luận - Cái đẹp không phải là thứ phù phiếm, xa vời mà phải gắn với cái chân, cái thiện đích thực. - Biểu hiện niềm đau khác với sự sao chép thô thiển nỗi đau khổ hoặc bày tỏ thái độ bi lụy, quay lưng bất mãn mà phải hướng đến bồi đắp những tình cảm nhân văn cao đẹp. - Nhà văn không chỉ biểu hiện niềm đau khổ mà còn phải hướng đến biểu hiện niềm hạnh phúc và các vấn đề khác của đời sống dưới ánh sáng của cái đẹp. 3. Đánh giá, liên hệ - Quan niệm trên đã xác định đúng đắn vị trí của nhà văn trong đời sống văn học và đặt ra những vấn đề có ý nghĩa sâu sắc trong sáng tác và tiếp nhận: + Nhà văn phải coi sự giằng co giữa cái đẹp và niềm đau là lý tưởng thẩm mỹ đích thực. 1.5 + Nhà văn vừa phải sống sâu với đời thấu cảm những niềm đau nhân thế, vừa phải nỗ lực sáng tạo vì lý tưởng thẩm mĩ của văn chương. + Người đọc nâng tầm đón đợi, trân trọng, đồng hành cùng những sáng tạo của nhà văn. ---------- Hết ---------- DeThi.edu.vn
- 21 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 6 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT NĂM THÁI BÌNH HỌC 2022-2023 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (8,0 điểm) Kẻ dại đi tìm hạnh phúc nơi xa, người khôn vun trồng nó ngay dưới chân mình. (James Oppenhheim) Câu nói trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về hành trình kiếm tìm hạnh phúc của mỗi người trong cuộc sống? (Trình bày bằng một bài văn nghị luận khoảng 600 chữ). Câu 2. (12,0 điểm) Bàn về thơ Việt Nam thế kỉ XX, nhà phê bình văn học Chu Văn Sơn cho rằng: Thơ đào sâu vào những miền tư tưởng, mở ra mọi nẻo tư duy, gõ mọi cánh cửa tâm thức [ ], thơ hiện đại tạo cảm giác “thơ mà không thơ, không thơ mà thơ”. (Dẫn theo Chu Văn Sơn, Đa mang một cõi lòng không yên định, NXB Hội Nhà văn, 2021) Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích một trong hai văn bản: Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm hoặc Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019) để làm sáng tỏ điều đó. ---HẾT--- (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ và tên thí sinh: ........ Số báo danh: ........................ DeThi.edu.vn
- 21 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM A. YÊU CẦU CHUNG 1. Cán bộ chấm thi cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá một cách tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. 2. Việc chi tiết hóa điểm số trong mỗi câu (nếu có) phải được thống nhất trong Hội đồng chấm thi và đảm bảo không sai lệch so với tổng điểm của mỗi câu. Thí sinh có thể làm bài theo cách riêng nhưng nếu đáp ứng đầy đủ những yêu cầu trong Hướng dẫn chấm, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. 3. Bài thi được chấm theo thang điểm 20; điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn điểm. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu Nội dung Điểm 1 Kẻ dại đi tìm hạnh phúc nơi xa, người khôn vun trồng nó ngay dưới chân mình. 8,0 (James Oppenhheim) Câu nói trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về hành trình kiếm tìm hạnh phúc của mỗi người trong cuộc sống? (Trình bày bằng một bài văn nghị luận khoảng 600 chữ). a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,5 Mở bài nêu được vấn đề nghị luận, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Suy nghĩ về hành trình kiếm tìm hạnh phúc của mỗi người trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề cần nghị luận Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; mọi kiến giải phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giải thích 1,0 - Hạnh phúc: cảm giác thỏa mãn, sung sướng khi hoàn thành hay đạt được điều mà mình mong muốn. - Kẻ dại: người có những hành động thiếu suy nghĩ, nông cạn; người khôn: người có khả năng suy xét, tầm nhìn xa rộng - Đi tìm hạnh phúc nơi xa: theo đuổi những điều xa vời, ngoài tầm với; vun trồng nó ngay dưới chân mình: gìn giữ, tạo dựng những giá trị thiết thực, gần gũi Câu nói gợi ra hành trình kiếm tìm hạnh phúc của mỗi người trong cuộc sống: mỗi người cần chủ động tạo dựng hạnh phúc phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của bản thân; biết cân bằng giữa những điều lớn lao với những điều giản dị để cuộc sống trọn vẹn, ý nghĩa. (Thí sinh có thể đưa ra quan điểm khác hoặc thể hiện lựa chọn mang tính cá nhân nhưng cần lập luận rõ ràng, thuyết phục về hành trình kiếm tìm hạnh phúc trong cuộc sống được gợi ra từ câu nói). DeThi.edu.vn
- 21 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn * Bàn luận 4,0 - Trong cuộc sống, nếu chỉ kiếm tìm hạnh phúc ở những điều xa vời, cao siêu, con người dễ rơi vào ảo tưởng, đánh mất niềm vui sống - Nếu tìm kiếm hạnh phúc bằng việc vun đắp, giữ gìn những giá trị thiết thực, gần gũi: giúp tạo dựng những nền tảng bền vững, phù hợp với điều kiện và năng lực của bản thân - Cần phân biệt giữa việc kiếm tìm những điều xa xôi với hành trình theo đuổi lí tưởng; giữa việc vun đắp những giá trị thiết thực với tầm nhìn hạn hẹp, nông cạn Mặt khác, cần phê phán những người sống hời hợt, thờ ơ, không biết mưu cầu hạnh phúc cho mình... - Để có hạnh phúc thực sự, mỗi người nên biết cách cân bằng giữa việc gìn giữ, vun đắp, trân trọng những điều giản dị và không ngừng cố gắng để vươn tới những điều lớn lao... * Bài học 1,0 - Để hướng tới hạnh phúc trong trạng thái cân bằng, hài hòa, con người cần tự nhận thức sâu sắc về bản thân, biết kiến tạo những giá trị lớn lao từ những điều bình thường, nhỏ bé - Trong xu thế hội nhập ngày nay, trên hành trình kiếm tìm hạnh phúc, mỗi người cần biết dung hòa giữa các lối sống, thích nghi với sự biến đổi của thời đại d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,5 Đảm bảo đúng nguyên tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu. e. Sáng tạo 0,5 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề cần nghị luận. 2 Bàn về thơ Việt Nam thế kỉ XX, nhà phê bình văn học Chu Văn Sơn cho 12,0 rằng: “Thơ đào sâu vào những miền tư tưởng, mở ra mọi nẻo tư duy, gõ mọi cánh cửa tâm thức [ ], thơ hiện đại tạo cảm giác “thơ mà không thơ, không thơ mà thơ”. (Dẫn theo Chu Văn Sơn, Đa mang một cõi lòng không yên định, NXB Hội nhà văn, 2021) Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích một trong hai văn bản: Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm hoặc Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo (Ngữ văn 12 Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019) để làm sáng tỏ điều đó. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,5 Mở bài nêu được vấn đề cần nghị luận, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Hiểu đúng ý kiến của nhà phê bình văn học Chu Văn Sơn; phân tích một trong hai văn bản: Đất Nước hoặc Đàn ghi ta của Lor-ca để làm sáng tỏ ý kiến. c. Triển khai vấn đề cần nghị luận Thí sinh triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: DeThi.edu.vn