225 Câu Trắc Nghiệm Lịch sử - Bảo vệ thành quả cách mạng tháng tám (1945) và cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945-1954)

docx 63 trang xuanha23 06/01/2023 2232
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "225 Câu Trắc Nghiệm Lịch sử - Bảo vệ thành quả cách mạng tháng tám (1945) và cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945-1954)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx225_cau_trac_nghiem_lich_su_bao_ve_thanh_qua_cach_mang_thang.docx

Nội dung text: 225 Câu Trắc Nghiệm Lịch sử - Bảo vệ thành quả cách mạng tháng tám (1945) và cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945-1954)

  1. BẢO VỆ THÀNH QUẢ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (1945) VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (1945-1954) Mức độ 1: Nhận biết Câu 1: Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia A. Tự do. B. Tự trị. C. Tự chủ D. Độc lập. Câu 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi nhân dân làm gì để giải quyết nạn đói trước mắt trong những năm 1945 – 1946? A. Tăng gia sản xuất. B. Bãi bỏ thuế thân. C. Nhường cơm sẻ áo. D. Giảm tô 25%. Câu 3: Với Tạm ước 14 - 9 - 1946, ta tiếp tục nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về A. Kinh tế - văn hoá. B. Kinh tế - quân sự. C. Kinh tế - chính trị. D. Chính trị - quân sự. Câu 4: Từ ngày 6-3-1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra sách lược gì? A. Hòa hoãn với cả hai thế lực ngoại xâm để có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng. B. Chống lại cả hai thế lực ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền dân tộc. C. Hòa hoãn với quân Trung Hoa dân quốc để tập trung đánh Pháp ở Nam Bộ. D. Hoà hoãn với Pháp để đuổi quân Trung Hoa dân quốc ra khỏi nước ta. Câu 5: Từ năm 1951 Đảng đã ra hoạt động công khai với tên gọi A. Đảng Lao động Việt Nam B. Đảng cộng sản Đông Dương C. Đảng cộng sản Việt Nam D. Chủ nghĩa cộng sản Đảng Câu 6: Việc giải giáp quân đội Nhật Bản ở Đông Dương theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam được giao cho quân đội nước nào? A. Quân đội Anh và quân đội Mĩ. B. Quân đội Anh và quân đội Pháp. C. Quân đội Anh và quân Trung Hoa Dân Quốc. D. Quân đội Pháp và quân Trung Hoa Dân Quốc Câu 7: Ta đã chọn giải pháp nào sau khi Hiệp ước Hoa - Pháp (28-2-1946) được kí kết? A. “Hòa để tiến”. B. Hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc. C. Cầm súng đánh Pháp. D. Đánh Pháp và Trung Hoa Dân Quốc. Câu 8: Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn đã phải kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ vào thời gian nào? A. Ngày 2/9/1945 B. Ngày 6 /9/1945 C. Ngày 23/9/1945 D. Ngày 5/10/1945 Câu 9: Nội dung nào sau đây được đề cập đến trong Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946? A. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự trị B. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia độc lập C. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia thống nhất
  2. D. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do nằm trong khối Liên Hiệp Pháp Câu 10: Từ ngày 6-3-1946 Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện chủ trương “hoà để tiến“ với thế lực ngoại xâm nào A. Quân Trung Hoa Dân quốc B. Quân Pháp C. Quân Nhật D. Quân Anh. Câu 11: Để bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, ngày 6-1-1946, chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa tổ chức A. Cuộc bầu cử hội đồng nhân dân các cấp. B. Thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến. C. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội. D. Thành lập Ủy ban hành chính các cấp Câu 12: Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động phong trào “Tuần lễ vàng’, “quỹ độc lập” nhằm A. Phát triển kinh tế nông nghiệp B. Hỗ trợ cuộc kháng chiến ở Nam Bộ C. Giải quyết căn bản nạn đói D. Giải quyết khó khăn về vấn đề tài chính Câu 13: Cùng với việc xác nhận thành tích của Chính phủ lâm thời trong những ngày đầu xây dựng chế độ mới, Quốc hội khóa I đã thông qua A. Bản Hiếp pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. B. Danh sách Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh là chủ tịch. C. Tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh soạn thảo. D. Danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh là chủ tịch. Câu 14: Môt trong ba phương châm của công cuộc cải cách giáo dục phổ thông ở Việt Nam trong những năm 1950 – 1953 là A. “Phục vụ nhân dân” B. “Dân tộc hóa” C. “Phục vụ kháng chiến”. D. “Đại chúng hóa”. Câu 15: Ngày 2/3/1946, ở nước ta diễn ra sự kiện A. Thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa B. Lưu hành tền Việt Nam trong cả nước C. Phiên họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa D. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa Câu 16: Báo cáo chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh đã A. Tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng qua các chặng đường lịch sử đấu tranh oanh liệt B. Trình bày rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam. C. Trình bày phương hướng đấu tranh giành độc lập dân tộc.
  3. D. Nhấn mạnh phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội Việt Nam. Câu 17: Khi quân Trung Hoa Dân quốc tiến vào nước ta, chúng đã có những hành động A. Sử dụng một bộ phận quân đội Nhật chờ giải giáp, đánh úp trụ sở chính quyền cách mạng. B. Ngầm giúp đỡ, trang bị vũ khí cho quân Pháp, ủng hộ các hành động khiêu khích quân sự của Pháp C. Cản trở về mặt ngoại giao, vận động các nước lớn không công nhận nước VNDCCH. D. Sách nhiễu chính quyền cách mạng, đòi cải tổ Chính phủ, thay đổi quốc kỳ, Hồ Chí Minh phải từ chức Câu 18: Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công, những thế lực ngoại xâm nào có mặt ở Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam? A. Đế quốc Mĩ và đế quốc Anh. B. Đế quốc Anh và quân Trung Hoa Dân Quốc. C. Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. D. Đế quốc Anh và thực dân Pháp. Câu 19: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra chủ trương gì để giải quyết nạn dốt sau Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Thành lập hệ thống trường học các cấp. B. Kêu gọi nhân dân cả nước tham gia xóa nạn mù chữ. C. Ra Sắc lệnh thành lập “Nha Bình dân học vụ”. D. Nhanh chóng mở khai giảng các trường học cấp phổ thông Câu 20: Chủ trương của Đảng và Chính phủ cách mạng đối với quân Trung Hoa Dân quốc ở nước ta sau cách mạng tháng Tám là gì? A. Tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột. B. Phối hợp với quân Trung Hoa Dân quốc để chống Pháp ở Nam Bộ. C. Phối hợp với quân Trung Hoa Dân quốc để chống Anh ở Nam Bộ. D. Kiên quyết đấu tranh đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước. Câu 21: “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, chứ không chịu làm nô lệ”. Câu văn này trích trong văn bản nào? A. Tác phẩm “kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh B. “Tuyên ngôn độc lập” C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh D. Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban thường vụ trung ương Đảng Câu 22: Từ 16/9/1950 – 22/10/1950 là thời gian diễn ra chiến dịch A. Biên giới thu – đông B. Chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947 C. Quang Trung D. Điện Biên Phủ
  4. Câu 23: Khi thực dân Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc năm 1947, Trung ương Đảng ra chỉ thị nào? A. Phải chủ động đón đánh địch ở mọi nơi chúng xuất hiện. B. Chủ động giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường. C. Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp D. Nhanh chóng triển khai lực lượng tiêu diệt sinh lực địch. Câu 24: Chiến thắng Việt Bắc năm 1947 của quân dân Việt Nam đã buộc thực dân Pháp phải chuyển từ chiến lược đánh nhanh thắng nhanh sang A. phòng ngự. B. đánh phân tán C. đánh tiêu hao D. đánh lâu dài. Câu 25: Ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định vấn đề quan trọng gì? A. Phát động toàn quốc kháng chiến B. Hòa hoãn với Pháp để kí hiệp định Phông-ten-nơ-blo C. Quyết định ủng hộ nhân dân miền Nam kháng chiến chống Pháp D. Quyết định kí Hiệp định Sơ bộ với Pháp Câu 26: Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của Đảng cộng sản Đông Dương là A. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế B. Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế C. Trường kì,tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế D. Toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế Câu 27: Cách năm nay 72 năm, vào ngày 19/12 trong lịch sử nước ta là ngày gì A. Ngày chiến dịch Việt Bắc kết thúc B. Ngày toàn quốc kháng chiến chống Pháp bùng nổ C. Ngày ta kí với Pháp bản tạm ước D. Ngày thực dân Pháp bội ước với nước ta Câu 28: Ngày 18-12-1946, quân Pháp đã có hành động gì? A. Đề nghị đàm phán với chính phủ ta B. Tiến công Hà Nội, mở đầu cuộc xâm lược miền Bắc C. Gây hấn, khiêu khích với ta ở Bắc Bộ D. Gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự về chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội Câu 29: Người viết của tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” là ai? A. Hồ Chí Minh. B. Võ Nguyên Giáp. C. Phạm Văn Đồng. D. Trường Chinh. Câu 30: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền đi khắp cả nước ngày
  5. A. 19/10/1945. B. 19/12/1945. C. 19/12/1946. D. 19/12/1947. Câu 31: Với mong muốn giành thắng lợi và nhanh chóng kết thúc chiến tranh, ngày 13/5/1949, Pháp đề ra kế hoạch A. Bôlae. B. Rơve. C. Đờ lát đơ Tátxinhi. D. Nava. Câu 32: Chiến dịch Việt Bắc kết thúc vào thời gian nào? A. Ngày 19/12/1945 B. Ngày 19/12/1948 C. Ngày 19/12/1947 D. Ngày 19/12/1949 Câu 33: Nội dung chính của kế hoạch Rove của Pháp là A. Thực hiện tiến công chiến lược miền Trung và miền Nam B. Đánh phá hậu phương của ta C. Tập trung binh lực, xây dựng các đội quân cơ động mạnh D. Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, thiết lập hành lang Đông – Tây Câu 34: Ngày 7/10/1947, binh đoàn dù của quân Pháp đổ xuống vị trí nào thuộc Việt Bắc A. Lạng Sơn B. Cao Bằng C. Bắc Cạn D. Tuyên Quang Câu 35: Đầu tháng 3 năm 1951, Mặt trận Việt Minh và Liên Việt hợp nhất thành tổ chức nào? A. Mặt trận Liên Việt. B. Mặt trân quốc dân Việt Nam. C. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam. D. Mặt trận Liên hiệp Việt Nam. Câu 36: Để vơ vét sức người, sức của phục vụ chiến tranh xâm lược Việt Nam, trong kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi (1950) thực dân Pháp chú trọng A. Tập trung xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh. B. Tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm chiếm. C. Xây dựng phòng tuyến công sự bằng xi măng cốt sắt. D. Đánh phá hậu phương kháng chiến bằng biệt kích, thổ phỉ Câu 37: Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi với mong muốn A. xây dựng nguỵ quân B. giành lại quyền chủ động C. kết thúc nhanh chiến tranh D. tiêu diệt chủ lực của ta Câu 38: Mĩ kí với Pháp “hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” ngày 23-12-1950 nhằm mục đích A. Viện trợ kinh tế- tài chính cho Pháp B. Giúp đỡ chính quyền tay sai, biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới C. Từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương D. Hất cẳng Pháp để độc chiếm Đông dương Câu 39: Đại hội Đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2 – 1951) quyết định xuất bản tờ báo nào sau đây? A. Báo Búa liềm. B. Báo Nhân dân. C. Báo Người cùng khổ. D. Báo Thanh niên
  6. Câu 40: Ngày 11-3-1951, Hội nghị đại biểu nhân dân ba nước Đông Dương đã quyết định thành lập tổ chức nào? A. Đảng Lao động Việt Nam B. Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào C. Mặt trận Liên Việt D. Đảng Nhân dân Lào ĐÁP ÁN 1-A 2-C 3-A 4-D 5-A 6-C 7-A 8-C 9-D 10-B 11-C 12-D 13-D 14-C 15-C 16-A 17-D 18-D 19-C 20-A 21-C 22-A 23-C 24-D 25-A 26-A 27-B 28-D 29-D 30-C 31-B 32-C 33-D 34-C 35-A 36-B 37-C 38-C 39-B 40-B LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án A Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do. Câu 2: Đáp án C Để giải quyết nạn đói trước mắt trong những năm 1945 – 1946, chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả nước “Nhường cơm sẻ áo”. Câu 3: Đáp án A Với Tạm ước 14 - 9 - 1946, ta tiếp tục nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa. Câu 4: Đáp án D Từ ngày 6-3-1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra sách lược Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra sách lược bằng việc kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ. Câu 5: Đáp án A Từ năm 1951 Đảng đã ra hoạt động công khai với tên gọi là Đảng Lao động Việt Nam. Câu 6: Đáp án C Theo quy định của Hội nghi Pốtxđam, Việc giải giáp quân đội Nhật Bản ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh và quân Trung Hoa Dân Quốc. Câu 7: Đáp án A Sau khi Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết, ngày 3-3-1946, Ban Thường vu Trung ương Đảng họp, do Hồ Chí Minh chủ trì đã chọn giải pháp “hòa để tiến”.
  7. Câu 8: Đáp án C Đêm 22 rạng sáng ngày 23-9-1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp cho quân đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Câu 9: Đáp án D Trong Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) có quy định: Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do nằm trong khối Liên Hiệp Pháp Câu 10: Đáp án B Từ ngày 6-3-1946 Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện chủ trương “hoà để tiến“ với thực dân Pháp. Câu 11: Đáp án C Để bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, ngày 6-1-1946, chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa tổ chức cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội, nhân dân bầu những đại biểu chân chính của mình vào cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Câu 12: Đáp án D Để giải quyết khó khăn về tài chính sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động phong trào “Tuần lễ vàng’, “quỹ độc lập”. Câu 13: Đáp án D Ngày 2-3-1946, tại kì hop đầu tiên tại Hà Nội, Quốc hội xác nhận thành tích của Chính phủ lâm thời trong những ngày đầu xây dựng chế độ mới, thông qua danh sách chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Câu 14: Đáp án C Phương châm của cải cách giáo dục phổ thông ở Việt Nam trong những năm 1950 là: “phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất”. Câu 15: Đáp án C Ngày 2-3-1946, diễn ra phiên họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Câu 16: Đáp án A Báo cáo chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh đã Tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng qua các chặng đường lịch sử đấu tranh oanh liệt Câu 17: Đáp án D Khi quân Trung Hoa Dân quốc tiến vào nước ta, chúng đã có những hành động sách nhiễu chính quyền cách mạng, đòi cải tổ Chính phủ, thay đổi quốc kỳ, Hồ Chí Minh phải từ chức. Câu 18: Đáp án D Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công, những thế lực ngoại xâm nào có mặt ở Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, Anh tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam. Câu 19: Đáp án C Để giải quyết nạn dốt, ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí Sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ - cơ quan chuyên trách về chống “giặc dốt”.
  8. Câu 20: Đáp án A Tránh trường hợp phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, Đảng ta chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc. Câu 21: Đáp án C “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, chứ không chịu làm nô lệ” được trích trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu 22: Đáp án A Chiến dịch Biên giới thu – đông diễn ra từ ngày 16/9/1950 đến 22/10/1950. Câu 23: Đáp án C Khi thực dân Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc năm 1947, Trung ương Đảng đã ra chỉ thị: “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”. Câu 24: Đáp án D Chiến thắng Việt Bắc năm 1947 của quân dân Việt Nam đã buộc thực dân Pháp phải chuyển từ chiến lược đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài với ta. Câu 25: Đáp án A Ngày 18 và 19-12-1946, Hội nghị bất thường Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. Câu 26: Đáp án A Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của Đảng cộng sản Đông Dương là: Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. Câu 27: Đáp án B Ngày 19-12-1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy, cả thành phố mất điện là tín hiệu tiến công, cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ. Câu 28: Đáp án D Ngày 18-12-1946, quân Pháp đã gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự về chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội Câu 29: Đáp án D Người viết của tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” (9-1947) là đồng chí Trường Chinh. Câu 30: Đáp án C Ngày 19/12/1946, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền đi khắp cả nước. Câu 31: Đáp án B Ngày 13-5-1949, với sự đồng ý của Mĩ, Chính phủ Pháp đề ra kế hoạch Rơve. Chuẩn bị một kế hoạch quy mô lớn tiến công Việt Bắc lần hai, mong giành thắng lợi để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Câu 32: Đáp án C Chiến dịch Việt Bắc kết thúc vào ngày 19-12-1947.
  9. Câu 33: Đáp án D Thực hiện kế hoạch Rơve, Pháp tăng cường hệ thống phòng ngự trên Đường số 4, thiết lập hành lang Đông – Tây (Hải Phòng – Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La). Câu 34: Đáp án C Ngày 7/10/1947, binh đoàn dù của quân Pháp đổ xuống Bắc Cạn. Câu 35: Đáp án A Đầu tháng 3 năm 1951, Mặt trận Việt Minh và Liên Việt hợp nhất thành Mặt trận Liên Việt. Câu 36: Đáp án B Trong kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi, Pháp chủ trương tiến hành chiến tranh tổng lực và bình định vùng tạm chiếm, vơ vét sức người, sức của của nhân dân ta để tăng cường lực lượng của chúng. Câu 37: Đáp án C Cuối năm 1950, Pháp đề ra kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi, mong muốn kết thúc nhanh chiến tranh. Câu 38: Đáp án C Mĩ kí với Pháp “hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” ngày 23-12-1950 nhằm mục đích từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương. Câu 39: Đáp án B Đại hội Đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2 – 1951) quyết định xuất bản báo Nhân dân làm cơ quan ngôn luận của trung ương Đảng. Câu 40: Đáp án B Ngày 11-3-1951, Hội nghị đại biểu nhân dân ba nước Đông Dương đã quyết định thành lập Liên minh Nhân dân Việt – Miên – Lào.
  10. Mức độ 1: Nhận biết Câu 1: Sau cuộc bầu cử Quốc hội, hội đổng nhân dân, ủy ban hành chính các cấp đã được thành lập ở khu vực nào? A. Bắc Bộ, Nam Bộ. B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. C. Bắc Bộ, Trung Bộ. D. Bắc Bộ, Nam Trung Bộ. Câu 2: Chính quyền cách mạng đã thực hiện các biện pháp cấp thời nào để giải quyết nạn đói? A. Phát động phong trào tăng gia sản xuất. B. Chia ruộng đất công theo nguyên tắc công bằng dân chủ. C. Giúp dân khôi phục, xây dựng lại hộ thống đê diều. D. Điều tiết lượng thóc gạo giữa các địa phương, nghiêm cấm nạn đầu cơ lương thực. Câu 3: Bầu cử Quốc hội khoá I được tiến hành trong thời gian nào? Có bao nhiêu đại biểu được bầu vào Quốc hội? A. 6/ 1/1946, 233 đại biểu. B. 1/6/1946, 290 đại biểu. C. 6/1/1946, 333 đại biểu. D. 16/1/1946, 280 đại biểu. Câu 4: Tại đại hội chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất, tổng kết và biểu dương thành tích của phong trào thi đua ái quốc đã chọn được A. 7 anh hùng B. 5 anh hùng C. 8 anh hùng D. 4 anh hùng. Câu 5: Để góp phần bồi dưỡng sức dân, tăng cường xây dựng hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quyết định gì vào đầu năm 1953? A. Tiếp tục cải cách giáo dục, đẩy mạnh công tác vệ sinh phòng bệnh. B. Chấn chỉnh chế độ thuế khóa, xây dựng nền tài chính, ngân hàng, thương nghiệp. C. Mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm. D. Phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất. Câu 6: Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, ở Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Nam – Bắc, lấy giới tuyến quân sự tạm thời theo A. Vĩ tuyến 15. B. Vĩ tuyến 16. C. Vĩ tuyến 17. D. Vĩ tuyến 18 Câu 7: Với hi vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành một thắng lợi quân sự quyết định để "kết thúc chiến tranh trong danh dự", thực dân Pháp đã đề ra và thực hiện A. Kế hoạch Bôlae. B. Kế hoạch Rơve. C. Kế hoạch Nava. D. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi Câu 8: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc vào thời gian nào? A. Ngày 01/05/1954 B. Ngày 07/05/1954 C. Ngày 05/07/1954 D. Ngày 08/05/1954 Câu 9: Địa điểm trở thành nơi tập trung quân thứ 2 của thực dân Pháp sau đồng bằng Bắc Bộ là A. Xê nô B. Mường Sài và Luôngphabang C. Plâyku D. Điện Biên Phủ Câu 10: Hiệp định Gionever năm 1954 về Đông Dương quy định việc thống nhất đất nước Việt
  11. Nam được tiến hành bằng hình thức A. sáp nhập miền Bắc vào miền Nam B. sáp nhập miền Nam vào miền Bắc C. tổng tuyển cử tự do trong cả nước D. trưng cầu dân ý ở cả hai miền Câu 11: Bước vào đông-xuân 1953-1954, âm mưu của Pháp-Mỹ là A. Giành thắng lợi quân sự quyết định nhằm “kết thúc chiến tranh trong danh dự” B. Giành lại quyền chủ động trên chiến trường Bắc Bộ C. Giành thắng lợi quân sự để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam D. Giành thắng lợi để tranh thử ủng hộ của thế giới trong chiến tranh Việt Nam Câu 12: Trong Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954), quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương được Pháp và các nước tham dự Hội nghị công nhận gồm A. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. B. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và phát triển. C. Độc lập, tự do, chủ quyền và mưu cầu hạnh phúc. D. Độc lập, tự do, chủ quyền và thống nhất lãnh thổ. Câu 13: Tháng 7/1954, Hiệp định Giơnevơ được kí kết, công nhận độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia nào? A. Việt Nam, Lào, Campuchia B. Campuchia C. Việt Nam D. Lào Câu 14: Điện Biên Phủ được tổ chức thành mấy phân khu, có bao nhiêu cứ điểm? A. 2 phân khu, 45 cứ điểm. B. 2 phân khu, 49 cứ điểm. C. 3 phân khu, 59 cứ điểm. D. 3 phân khu, 49 cứ điểm. Câu 15: Đối với cách mạng Việt Nam hiệp định Gionever năm 1954 về Đông Dương có ý nghĩa như thế nào? A. Tạo nên bước chuyển biến căn bản có tính chất chiến lược trong so sánh lực lượng giữa ta với các nước đế quốc xâm lược B. Cuộc chiến tranh cách mạng vì độc lập và thống nhất đất nước giành được thắng lợi hoàn toàn C. Mốc đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn toàn thành công trong cả nước D. Đánh dấu cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng Câu 16: Cơ quan chuyên trách giải quyết nạn dốt có tên gọi là gì? A. Nha Học chính. B. Ty Binh dân học vụ. C. Nha Bính dân học vụ. D. Ty học vụ. Câu 17: Thắng lợi của chính quyền cách mạng trên lĩnh vực tài chính (1946) là A. Nhân dân đã quyên góp được 370 kg vàng cho ngân quỹ quốc gia. B. Nhân dân đã quyên góp được 20 triệu đổng cho "Quỹ độc lập".
  12. C. Tiền mới của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã được lưu hành trong cả nước. D. Nhân dân dã quyên góp được 40 triệu đổng cho quỹ đảm phụ quốc phòng. Câu 18: Ta đã nhân nhượng với Tưởng Giới Thạch bằng cách A. Chấp nhận mọi yêu cầu cải tổ Chính phủ, Quốc hội theo ỷ chúng. B. Chấp nhân tiêu tiền Trung Quốc, cung cấp một phần lương thực, thực phẩm cho quân Tưởng. C. Chấp nhận tất cả mọi yêu cầu đảm bảo trật tự trị an, phương tiện đỉ lại của quân đôi Tưởng. D. Chấp nhận cung cấp toàn bộ lương thực thực phẩm cho quân đôi Tưởng. Câu 19: Theo Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946, có bao nhiêu quân Pháp sẽ ra Bắc và đóng quân trong thời gian bao lâu ? A. 15.000 quân , 5 năm. B. 150.000 quân, 8 năm. C. 1.500 quân, 6 năm. D. 150.000 quân, 3 năm. Câu 20: Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám phải đối phó với nhiều khó khăn như thế nào? A. Nạn đói, nạn dốt, giặc ngoại xâm. B. Nạn đói, nạn dốt, ngân sách nhà nước trống rỗng. C. Nạn đói, nạn dốt, ngân sách trống rỗng, nạn ngoại xâm và nội phản. D. Nạn đói, nạn dốt, nội phản. Câu 21: Kẻ thù nào dọn đường tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta? A. Bọn Việt quốc, Việt cách. B. Đế quốc Anh. C. Các lực lượng phản cách mạng trong nước. D. Quân Nhật đang còn tại Việt Nam. Câu 22: Cánh quân đầu tiên Pháp tiến công lên Việt Bắc là cánh quân nào? A. Một bộ phận nhảy dù xuống thị xã Bắc Cạn. B. Một binh đoàn lính thủy từ Hà Nội dọc theo sông Hồng, sông Lô lên Thái Nguyên rồi vòng về Bắc Cạn. C. Một bộ phận từ Lạng Sơn xuống Cao Bằng rồi vòng về Bắc Cạn. D. Một bộ phận từ Thái Nguyên đánh lên Bắc Cạn. Câu 23: Trong cuộc tiến công Đông – xuân năm 1953 – 1954, phối hợp với mặt trận chính, chiến tranh du kích đã phát triển mạnh ở A. vùng căn cứ cách mạng. B. vùng Thanh Hóa, Nghệ An C. vùng sau lưng địch. D. vùng Bắc Kì và Trung Kì. Câu 24: Chiến dịch Biên Giới đã làm phá sản kế hoạch nào? A. Kế hoạch Đờ-Lát Đờ Tát-xi-nhi. B. Kế hoạch Rơve. C. Kế hoạch Valuy. D. Kế hoạch Nava.
  13. Câu 25: Cuộc cải cách ruộng đất đợt I được tiến hành bao nhiêu xã, thuộc những tỉnh nào? A. 50 xã, thuộc các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An. B. 52 xã, thuộc tỉnh Thanh Hoá, Thái Bình. C. 53 xã, thuộc tỉnh Thanh Hoá, Thái Nguyên. D. 51 xã, thuộc tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An. Câu 26: Thành tựu của phong trào bình dân học vụ năm 1952? A. Hoàn thành xóa mù cho 10 triệu dân. B. Hoàn thành xóa mù cho 12 triệu dân. C. Hoàn thành xóa mù cho 14 triệu dân. D. Hoàn thành xóa mù cho 15 triệu dân. Câu 27: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã xác định nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam là gì? A. Đánh đổ đế quốc, tư sản mại bản, giành độc lập cho dân tộc. B. Đánh đổ Pháp và bọn phong kiến tay sai, giành độc lập thống nhất hoàn toàn. C. Đánh bại thực dân Pháp và bọn can thiệp Mĩ, giành thống nhất, độc lập hoàn toàn. D. Đánh bại thực dân Pháp và bọn tay sai, giành chính quyền về tay nhân dân Câu 28: Thực dân Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve (1950) nhằm mục đích A. Mở một cuộc tiến công quy mô lớn vào căn cử địa Việt Bắc. B. Cô lập căn cứ địa Việt Bắc. C. giành thắng lợi để nhanh chóng kế thúc chiến tranh. D. Nhận được viện trợ về tài chính và quân sự của Mĩ. Câu 29: Các tướng lĩnh Pháp và Mĩ coi Điện Biên Phủ là A. một pháo đài bất khả xâm phạm. B. một cỗ máy nghiền khổng lồ. C. một con nhện khổng lồ. D. một công cụ đắc lực. Câu 30: Hiệp định Giơnevơ đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta song chưa trọn vẹn vì A. mới giải phóng được miền Bắc. B. mới giải phóng được miền Nam. C. chưa giải phóng được miền Bắc. D. chưa công nhận các quyền dân tộc cơ bản. Câu 31: Đảng ra hoạt động công khai khi nào? A. 1936 B. 1939. C. 1945. D. 1951. Câu 32: Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, ta giành thắng lợi ở chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ sẽ có ý nghĩa gì quan trọng? A. quân sự và chính trị. B. quân sự và kinh tế. C. quân sự và ngoại giao.D. chính trị và ngoại giao.
  14. Câu 33: Từ sau chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, Pháp tăng cường thực hiện chính sách A. Mở rộng địa bàn chiếm đóng khắp cả nước. B. Phòng ngự đồng bằng Bắc Bộ. C. "Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. D. Tập trung quân Âu Phi, mở cuộc tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai. Câu 34: Hai hệ thống phòng ngự mà Pháp thiết lập ở Việt Nam năm 1950 là: A. Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 và thiết lập "hành lang Đông Tây" (Hải Phòng, Hà Nội, Hoà Bình, Sơn La). B. Xây dựng hệ thống phòng ngự ở đồng bằng Bắc Bộ và Trung du. C. Lập phòng tuyến "boong ke" và "vành đai trắng" xung quanh Trung du và đồng bằng Bắc Bộ. D. Lập phòng tuyến “vành đai trắng và hệ thống phòng ngự trên Đường số 4. Câu 35: Đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng họp vào thời gian nào? Ở đâu? A. Từ 09 đến 19 - 2 - 1951. Tại Pắc Bó (Cao Bằng). B. Từ 10 đến 20-2 - 1951. Tại Hà Nội. C. Từ 10 đến 19 - 5 - 1951. Tại Tân Trào (Tuyên Quang). D. Từ 11 đến 19 - 2 - 1951. Tại Chiêm Hoá (Tuyên Quang). Câu 36: Đại hội lần thứ II của Đảng (2-1951) đã quyết định xuất bản tờ báo A. Nhân dân B. Lao động. C. Cứu quốc D. Chặt xiềng. Câu 37: Nava đề ra kế hoạch quân sự mới, hi vọng sẽ giành thắng lợi trong thời gian bao lâu? A. 12 tháng. B. 16 tháng. C. 18 tháng. D. 20 tháng. Câu 38: Trong bước 1 của Kế hoạch Nava, Pháp tập trung giữ thế phòng ngự chiến lược ở đâu? A. Bắc Bộ, Trung Bộ. B. Bắc Bộ C. Nam Bộ, Trung Bộ. D. Nam Bộ. Câu 39: Phương hướng chiến lược của ta trong Đông Xuân 1953 - 1954? A. Đánh về đồng bằng, nơi Pháp tập trung binh lực để chiếm giữ. B. Đánh vào các căn cứ của Pháp vùng rừng núi, nơi quân ta có thể phát huy ưu thế tác chiến. C. Đánh vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu. D. Đánh vào những vị trí chiến lược mà địch tương đối yếu ở Việt Nam. Câu 40: Ai làm Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam đến dự Hội nghị Giơ-ne-vơ? A. Nguyễn Duy Trinh. B. Phạm Văn Đồng. C. Xuân Thuỷ. D. Nguyễn Thị Bình. Câu 41: Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, lực lượng kháng chiến Lào sẽ tập kết quân về vùng nào? A. Sầm Nưa, Viêng Chăn. B. Phong-xa-lì, Thà Khẹt. C. Sầm Nưa, Phong-xa-lì. D. Luông-pha-băng, Thà Khẹt. Câu 42: Tạm ước ngày 14-9-1946, ta nhân nhượng cho Pháp quyền lợi nào? A. Một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa.
  15. B. Chấp nhận cho Pháp đem 15000 quân ra Bắc. C. Một số quyền lợi về chính trị, quân sự. D. Một số quyền lợi về kinh tế, quân sự. Câu 43: Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Tạm ước ngày 14-9-1946 với Chính phủ Pháp tại A. Đà Lạt. B. Pari. C. Phôngtennơblô. D. Hà Nội. Câu 44: Khi thực dân Pháp chính thức quay trở lại xâm lược Việt Nam lẩn thứ hai, mở đầu là cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở A. Nam Bộ B. Sài Gòn – Chợ Lớn C. Trung Bộ D. Bến Tre. Câu 45: Từ tháng 4-1953 đến tháng 7-1954 ta đã thực hiện tất cả A. 4 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất. B. 5 đợt giảm tô. C. 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất. D. 4 đợt giảm tô. Câu 46: Trong giai đoạn 1951 – 1953, văn nghệ sĩ hăng hái thâm nhập vào mọi mặt của cuộc sống, chiến đấu và sản xuất, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh là A. Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến. B. Văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa. C. Phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh. D. Phục vụ kháng chiến, phục vụ sản xuất. Câu 47: Trong giai đoạn 1951 – 1953, đi đôi với đẩy mạnh sản xuất, chính phủ còn đề ra những chính sách nhằm A. nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. B. coi trọng công tác giáo dục và y tế công đồng. C. chú trọng phát triển kinh tế công nghiệp. D. chấn chỉnh thuế khóa, xây dựng nền tài chính ngân hàng. Câu 48: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2-1951) được đánh giá là A. Có quy mô như một Đại hội thành lập Đảng. B. Đại hội kháng chiến thắng lợi. C. Có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng. D. Có ý nghĩa trên mặt trận ngoại giao. Câu 49: Kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi đã đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta, nhất là vùng nào trở nên khó khăn, phức tạp? A. căn cứ địa cách mạng. B. căn cứ kháng chiến. C. khu giải phóng Việt Bắc. D. sau lưng địch. Câu 50: Công tác chuẩn bị mọi mặt cho chiến dịch Điện Biên Phủ của Đảng ta được hoàn thiện khi nào? A. Đầu tháng 3-1954. B. Đầu tháng 5-1954.
  16. C. Đầu tháng 3-1953. D. Đầu tháng 5-1954. ĐÁP ÁN 1-C 2-D 3-C 4-A 5-D 6-C 7-C 8-B 9-D 10-C 11-A 12-A 13-A 14-D 15-D 16-C 17-C 18-B 19-A 20-C 21-B 22-A 23-C 24-B 25-C 26-C 27-B 28-C 29-A 30-A 31-D 32-A 33-C 34-A 35-D 36-A 37-C 38-B 39-C 40-B 41-C 42-A 43-C 44-A 45-C 46-A 47-D 48-B 49-D 50-A LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án C Sau cuộc bầu cử Quốc hội, các địa phương thuộc Bắc Bộ và Trung Bộ đã tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Câu 2: Đáp án D Để giải quyết nạn đói, chính quyền cách mạng đã thực hiện biện pháp cấp thời là điều tiết lượng thóc gạo giữa các địa phương, nghiêm cấm nạn đầu cơ lương thực. Câu 3: Đáp án C Bầu cử Quốc hội khóa I được tiến hành vào ngày 6/1/1946 và bầu được 333 đại biểu. Câu 4: Đáp án A Tại đại hội chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất, tổng kết và biểu dương thành tích của phong trào thi đua ái quốc đã chọn được 7 anh hùng: Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh. Câu 5: Đáp án D Để góp phần bồi dưỡng sức dân, tăng cường xây dựng hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đầu năm 1953, Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất.
  17. Câu 6: Đáp án C Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, ở Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Nam – Bắc, lấy giới tuyến quân sự tạm thời theo vĩ tuyến 17. Câu 7: Đáp án C Với hi vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành một thắng lợi quân sự quyết định để "kết thúc chiến tranh trong danh dự", thực dân Pháp đã đề ra và thực hiện kế hoạch Nava. Câu 8: Đáp án B Ngày 7-5-1954, Tướng Đờ Caxtơri cùng toàn bộ Ban Tham mưu của địch đầu hàng và bị bắt sống, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Câu 9: Đáp án D Sau Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ trở thành nơi tập trung binh lực thứ hai của Pháp. Câu 10: Đáp án C Hiệp định Gionever năm 1954 về Đông Dương quy định việc thống nhất đất nước Việt Nam được tiến hành bằng hình thức tổng tuyển cử tự do trong cả nước. Câu 11: Đáp án A Bước vào đông-xuân 1953-1954, Pháp được sự đồng ý của Mĩ đề ra kế hoạch Nava nhằm giành thắng lợi quân sự quyết định nhằm “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. Câu 12: Đáp án A Trong Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954), quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương được Pháp và các nước tham dự Hội nghị công nhận gồm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Câu 13: Đáp án A Tháng 7/1954, Hiệp định Giơnevơ được kí kết, công nhận độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia Câu 14: Đáp án D Điện Biên Phủ được tổ chức thành 3 phân khu, 49 cứ điểm. Câu 15: Đáp án D Đối với cách mạng Việt Nam hiệp định Gionever năm 1954 về Đông Dương có ý nghĩa Đánh dấu cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng Câu 16: Đáp án C Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ - cơ quan chuyên trách về chống “giặc dốt”. Câu 17: Đáp án C Ngày 23-11-1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước thay cho tiền Đông Dương của Pháp trước đây.
  18. Câu 18: Đáp án B Ta đã nhân nhượng với Tưởng Giới Thạch ngoài đồng ý cho Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội còn Chấp nhân tiêu tiền Trung Quốc, cung cấp một phần lương thực, thực phẩm cho quân Tưởng. Câu 19: Đáp án A Theo Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946, 15.000 quân Pháp sẽ ra Bắc thay Trung Hoa Dân quốc giải giáp quân Nhật và sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm. Câu 20: Đáp án C Sau cách mạng tháng Tám, nước ta phải đối phó với khó khăn về nạn dốt, nạn đói, ngân sách trống rỗng, nạn ngoại xâm và nội phản. Câu 21: Đáp án B Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lươc. Câu 22: Đáp án A Cánh quân đầu tiên của Pháp tiên công Việt Bắc là vào sáng sớm ngày 7-10-1947 binh đoàn quân dù do Sôvanhắc chỉ huy đổ quân xuống chiếm thị xã Bắc Kạn, thị trấn Chợ Mới. Câu 23: Đáp án C Trong cuộc tiến công Đông – xuân năm 1953 – 1954, phối hơp với mặt trận chính, chiến tranh du kích đã phát triển mạnh ở vùng sau lưng địch. Câu 24: Đáp án B Chiến dịch Biên Giới đã làm phá sản kế hoạch Rơ-ve của Pháp (1950). Câu 25: Đáp án C Cuộc cải cách ruộng đất đợt I được tiến hành tại 53 xã thuộc vùng tự do ở Thái Nguyên, Thanh Hóa. Câu 26: Đáp án C Năm 1952, phong trào bình dân học vụ đã giúp cho khoảng 14 triệu người thoát nạn mù chữ. Câu 27: Đáp án B Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã xác định nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam là đánh đổ Pháp và bọn phong kiến tay sai, giành độc lập thống nhất hoàn toàn. Câu 28: Đáp án C Năm 1950 thực dân Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve nhằm mục đích giành thắng lợi để nhanh chóng kế thúc chiến tranh. Câu 29: Đáp án A Sau khi kiểm tra, các tướng lĩnh Pháp và Mĩ coi Điện Biên Phủ là “một pháo đài bất khả xâm phạm”. Câu 30: Đáp án A Hiệp định Giơnevơ đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta song chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc.
  19. Câu 31: Đáp án D Đại hội đại biểu lần thứ 2 của Đảng (2-1951) đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là Đảng Lao động Việt Nam. Câu 32: Đáp án A Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, ta giành thắng lợi ở chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ sẽ có ý nghĩa quân sự và chính trị quan trọng. Câu 33: Đáp án C Từ sau chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, Pháp tăng cường thực hiện chính sách "Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Câu 34: Đáp án A Hai hệ thống phòng ngự mà Pháp thiết lập ở Việt Nam năm 1950 là: Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 và thiết lập "hành lang Đông Tây" (Hải Phòng, Hà Nội, Hoà Bình, Sơn La). Câu 35: Đáp án D Từ ngày 11 đến ngày 19-2-1951, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở xã Vinh Quang (Chiêm Hóa – Tuyên Quang). Câu 36: Đáp án A Đại hội lần thứ II của Đảng (2-1951) đã quyết định xuất bản tờ báo Nhân dân làm cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng. Câu 37: Đáp án C Nava đề ra kế hoạch quân sự mới, hi vọng sẽ giành thắng lợi trong 18 tháng. Câu 38: Đáp án B Trong bước 1 của Kế hoạch Nava, Pháp tập trung giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ. Câu 39: Đáp án C Phương hướng chiến lược của ta trong Đông Xuân 1953 – 1954 là: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu. ” Câu 40: Đáp án B Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn Việt nam đến dự Hội nghị Giơnevơ (1954). Câu 41: Đáp án C Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, lực lượng kháng chiến Lào sẽ tập kết quân về Sầm Nưa và Phongsalì. Câu 42: Đáp án A Tạm ước ngày 14-9-1946, ta tiếp tục nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế - văn hóa. Câu 43: Đáp án C Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Tạm ước ngày 14-9-1946 với Chính phủ Pháp tại Phôngtennơblô. Câu 44: Đáp án A Khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam, mở đầu là uộc chiến đấu của quân và dân ta ở Nam Bộ.
  20. Câu 45: Đáp án C Từ tháng 4-1953 đến tháng 7-1954 ta đã thực hiện tất cả 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất. Câu 46: Đáp án A Trong giai đoạn 1951 – 1953, văn nghệ sĩ hăng hái thâm nhập vào mọi mặt của cuộc sống, chiến đấu và sản xuất, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: “Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến” Câu 47: Đáp án D Trong giai đoạn 1951 – 1953, đi đôi với đẩy mạnh sản xuất, chính phủ còn đề ra những chính sách nhằm chấn chỉnh thuế khóa, xây dựng nền tài chính ngân hàng thương nghiệp. Câu 48: Đáp án B Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2-1951) được đánh giá là Đại hội kháng chiến thắng lợi. Câu 49: Đáp án D Kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi đã đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta, nhất là vùng sau lưng địch trở nên khó khăn, phức tạp. Câu 50: Đáp án A Công tác chuẩn bị mọi mặt cho chiến dịch Điện Biên Phủ của Đảng ta được hoàn thiện vào đầu tháng 3-1954. Mức độ 2: Thông hiểu Câu 1: Sách lược của Đảng, Chính phủ ta đối với Pháp và Trung Hoa Dân Quốc từ ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1945 là A. Kháng chiến chống Pháp ở miền Nam và Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc B. Kháng chiến chống Trung Hoa Dân Quốc ở miền Bắc, hoà hoãn với Pháp ở miền Nam C. Kháng chiến chống Pháp ở miền Nam, hoà hoãn với Trung Hoa Dân Quốc ở miền Bắc D. Hoà hoãn với Pháp ở miền Nam và Trung Hoa Dân Quốc ở miền Bắc. Câu 2: Nội dung nào sau đây không thuộc Hiệp định Sơ bộ? A. Nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa ở Việt Nam. B. Ngừng bắn ở Nam Bộ chuẩn bị đi đến kí kết một hiệp ước chính thức C. Chính phủ Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối liên hiệp Pháp. D. Ta đồng ý cho 15000 quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Tưởng, số quân này sẽ rút dần trong 5 năm. Câu 3: Sau Cách mạng tháng Tám khó khăn lớn nhất đưa nước ta vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” là A. Khó khăn về kinh tế. B. Khó khăn về tài chính.
  21. C. Khó khăn về thù trong. D. Khó khăn về giặc ngoại xâm. Câu 4: “Gấp rút tập trung quân Âu – Phi, xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh, ra sức phát trển ngụy quân”. Đó là một trong bốn nội dung của kế hoạch nào? A. Đờ Cát Tơ-ri. B. Na-va C. Đờ-lát đơ Tát-xi-nhi. D. Đờ Cát Câu 5: Ké thù nguy hiểm nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là A. Trung Hoa Dân quốc B. Thực dân Pháp C. Thực dân Anh. D. Phát xít Nhật. Câu 6: Thuận lợi cơ bản nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi Cách mạng tháng Tám thành công là A. Nhân dân ta đã giành quyền làm chủ. B. Phong trào cách mạng thế giới phát triển. C. Đất nước được độc lập tự do. D. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. Câu 7: Trọng tâm của kế hoạch Đờlát đờ Tátxinhi là A. Tiến hành “chiến tranh tổng lực”, bình định vùng tạm chiếm. B. Đánh phá hậu phương của ta bằng biệt kích, gián điêp, thổ phỉ. C. Xây dựng phòng tuyến công sự xi măng cốt sắt và vành đai trắng bao quanh trung du đồng bằng Bắc Bộ. D. Gấp rút tập trung quân Âu – Phi nhằm xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh. Câu 8: Biểu hiện nào chứng tỏ Mỹ ngày càng lấn sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương? A. Mỹ đưa người Việt sang học tại Mỹ. B. Mĩ đồng ý với kế hoạch Rơve của Pháp. C. Cố vấn quân sự Mĩ đến Việt Nam ngày càng nhiều. D. Mỹ kí với Bảo Đại “Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt- Mỹ”. Câu 9: Nội dung nào sau đây phản ánh đầy đủ những khó khăn cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ? A. Thù trong, giặc ngoài: nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính và nguy cơ ngoại xâm, B. Nạn đói, nạn dốt, hạn hán và lũ lụt. C. Sự chống phá của bọn phản cách mạng Việt Quốc, Việt Cách. D. Quân Pháp tấn công Nam Bộ. Câu 10: Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 – 1946) và Tạm ước (14 – 9 – 1946), động thái của thực dân Pháp ra sao? A. Thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước đã kí kết.
  22. B. Đưa quân ra Bắc và đóng ở những địa điểm quy định. C. Vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa D. Chủ trương tiếp tục đàm phán với ta để đòi thêm quyền lợi ở Việt Nam. Câu 11: Các thế lực ngoại xâm và nội phản gây khó khăn cho ta sau cách mạng tháng Tám nhằm A. bảo vệ chính quyền Trần Trọng Kim B. hậu thuẫn cho thực dân Pháp C. mở đường cho đế quốc Mĩ xâm lược Việt Nam D. chống phá chính quyền cách mạng vừa mới thành lập Câu 12: Từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc là vì A. Tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc. B. Đất nước còn nhiều khó khăn, đang rơi vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc". C. Tránh trường hợp một mình giải quyết nhiều khó khăn cùng một lúc. D. Lo sợ sự uy hiếp của quân Trung Hoa dân quốc. Câu 13: Nội dung nào dưới đây KHÔNG phải là âm mưu và hành động của thực dân Pháp ở Việt Nam trong năm đầu sau ngày Cách mạng tháng Tám 1945 thành công? A. Khôi phục và ách thống tri thực dân cũ ở ba nước Đông Dương. B. Tái lập chế độ cai trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở Việt Nam. C. Thỏa hiệp với Trung Hoa Dân quốc để chống phá cách mạng. D. Phối hợp với quân Anh để giải giáp quân Nhật ở miền Nam. Câu 14: Vì sao thực dân Pháp không thực hiện âm mưu mở rộng chiến tranh ra cả nước ngay khi đánh chiếm Nam Bộ A. vì chưa có thêm viện binh B. vì phải khôi phục đất nước sau chiến tranh thế giới thứ hai C. vì phải giái giáp quân Nhật tại Nam Bộ D. vì vấp phải tinh thần đoàn kết kháng chiến của nhân dân Việt Nam Câu 15: Trong các biện pháp giải quyết nạn đói ở Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám (1945), biện pháp nào là quan trọng nhất? A. Lập hũ gạo tiết kiệm B. Tổ chức ngày đồng tâm C. Tăng cường sản xuất D. Chia lại ruộng đất cho nông dân Câu 16: Sự kiện nào sau đây là nguyên nhân làm cho Đảng ta thay đổi chủ trương từ hòa hoãn với Tưởng để chống Pháp sang hòa hoãn với Pháp để đuổi Tưởng? A. Tạm ước Việt - Pháp (14-9-1946). B. Hiệp ước Hoa-Pháp (28-2-1946). C. Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp (6-3-1946).
  23. D. Quốc hội khóa I (2-3-1946) nhường cho Tưởng một số ghế trong quốc hội. Câu 17: Nguyên nhân đầu năm 1946, thực dân Pháp kí với Trung Hoa Dân quốc bản Hiệp ước Hoa – Pháp là chúng muốn A. Tiêu diệt quân Trung Hoa Dân quốc B. Nhượng bộ với Trung Hoa Dân quốc C. Thỏa hiệp với Trung Hoa Dân quốc để được thế chân ở miền Bắc Việt Nam D. Bắt tay với Trung Hoa Dân quốc để lật đổ chế độ chính quyền cách mạng nước Việt Nam Câu 18: Để xây dựng chính quyền cách mạng, sau khi hoàn thành bầu cử Quốc hội khóa I, các địa phương đã thực hiện nhiệm vụ gì? A. Thành lập Tòa án nhân dân các cấp. B. Thành lập chính quyền cách mạng ở các địa phương. C. Bầu cử Hội đồng nhân dân, Ủy ban hành chính các cấp. D. . Thành lập quân đội ở các địa phương. Câu 19: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 6/1/1946 ở nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân, phát xít. B. Giáng một đòn mạnh vào âm mưu lật đồ, chia rẽ của kẻ thù. C. Thể hiện sức mạnh đoàn kết dân tộc. D. Nâng cao uy tín của Đảng và Nhà nước ta trên trường quốc tế Câu 20: Cuộc đàm phán chính thức giữa hai chính phủ Việt Nam và Pháp được tổ chức tại Phôngtennơblô (Pháp) từ ngày 6-7-1946 không thu được kết quả vì A. Pháp đẩy mạnh xâm lược vũ trang ở Nam Bộ Việt Nam. B. Pháp không công nhận nền độc lập và thống nhất của Việt Nam. C. Pháp lập chính phủ Nam Kì tự trị, âm mưu tách Nam Bộ khỏi Việt Nam. D. Pháp có những hành động khiêu khích, chuẩn bị chiến tranh. Câu 21: Nơi nào hưởng ứng “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (19-12-1946) của chủ tịch Hồ Chí Minh đầu tiên? A. Sài Gòn. B. Hà Nội. C. Nam Định. D. Huế Câu 22: Đảng ta đã quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược ngay sau khi A. Thực dân Pháp cho đánh úp trụ dở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ (23/9/1945) B. Thời gian hai bên ngừng bắn giữa ta và Pháp theo Hiệp định Sơ bộ (6/3/1954) C. Thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng Lạng Sơn (11/1946) D. Thực dân Pháp gửi tối hậu thư đòi chính phủ giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu (18/12/1946) Câu 23: Thắng lợi nào của nhân dân ta đã buộc thực dân Pháp phải chuyển sang “đánh lâu dài”?
  24. A. Chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 B. Chiến thắng Biên Giới thu đông 1950 C. Cuộc chiến đấu ở Hà Nội năm 1946 D. Chiến cuộc đông xuân 1953-1954 Câu 24: “Tăng cường hệ thống phòng thủ trên đường số 4, lập hành lang Đông – Tây“, đó là âm mưu của Pháp trong chiến dịch nào A. Biên giới thu đông 1950 B. Điện Biên Phủ 1954 C. Việt Bắc thu đông 1947 D. Hoà Bình 1951. Câu 25: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), chiến thắng nào đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Rơve của Pháp? A. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. B. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. C. Cuộc chiến đấu ở các đô thị 1946-1947. D. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. Câu 26: Sự kiện nào được xem là hiệu lệnh mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp ? A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch. B. Quân dân Hà Nội phá nhà máy xe lửa Gia Lâm. C. Công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy D. Thực dân Pháp tấn công phố Hàng Bún-Hà Nội Câu 27: Câu văn nào được trích trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” thể hiện cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân? A. “ Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa ” B. “ Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc ” C. “ Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ ” D. “ Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập ” Câu 28: Mục tiêu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tại Hà Nội trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến cuối năm 1946 - đầu năm 1947 của quân dân ta là A. giải phóng được thủ đô Hà Nội B. phá hủy nhiều kho tàng của địch C. giam chân địch trong thành phố một thời gian để ta chuẩn bị lực lượng D. tiêu diệt một bộ phận quân Pháp ở Hà Nội Câu 29: Tại sao Đại hội đại biểu lần thứ II là “Đại hội kháng chiến thắng lợi” A. Đề ra được nhiệm vụ đấu tranh cách mạng trong thời kì mới.
  25. B. Quyết định đưa đảng ra hoạt đông công khai với tên mới là Đảng Lao Động Việt Nam. C. Xuất bản báo Nhân dân làm cơ quan ngôn luận của Đảng. D. Đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng. Câu 30: Đoạn trích “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ Quốc” thể hiện nội dung nào của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta? A. Toàn dân kháng chiến. B. Toàn diện kháng chiến. C. Trường kì kháng chiến. D. Tự lực cánh sinh. Câu 31: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ trong hoàn cảnh A. Phát xít Nhật tăng cường những hoạt động chống phá cách mạng Đông Dương B. Quân Trung Hoa Dân quốc cấu kết với thực dân Pháp tiến hành đàn áp cách mạng Đông Dương. C. Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta ở Nam Bộ. D. Thực dân Pháp ngày càng trắng trợn phá hoại Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946). Câu 32: Trận thắng tiêu biểu trên đường số 4 của quân ta trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 là trận nào? A. Ngân Sơn. B. Chợ Mới. C. Bông Lau. D. Đoan Hùng Câu 33: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1946 – 1954, chiến thắng nào của quân dân ta đã bước đầu làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp? A. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. B. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950. C. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947. D. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 Câu 34: Việc Mĩ đồng ý với Pháp thực hiện kế hoạch Rơve (5-1949) là mốc mở đầu cho A. Chính sách xoay trục của Mĩ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương B. Thời kì Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu ở khu vực Đông Nam Á. C. Quá trình Mĩ dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương. D. Sự hình thành liên minh quân sự giữa hai cường quốc Pháp và Mĩ. Câu 35: Ý nào dưới đây không phải là mục đích của ta khi mở chiến dịch biên giới thu đông năm 1950 A. Buộc Pháp thay đổi chiến lược từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài B. Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc C. Tiêu diệt bộ phận quan trọng sinh lực địch D. Khai thông biên giới mở đường liên lạc với thế giới dân chủ Câu 36: Vì sao ta mở chiến dịch biên giới 1950
  26. A. Tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch, khai thông biên giới Việt – Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa cách mạng B. Để đánh bại kế hoạch Rơve C. Khai thông biên giới, con đường liên lạc quốc tế giữa ta và Trung Quốc với các nước dân chủ thế giới D. Tạo điều kiện để thúc đẩy cuộc khởi nghĩa của ta tiến lên một bước mới. Câu 37: Trong các chiến dịch sau, chiến dịch nào đã mở ra bước phát triển mới cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta A. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 B. Chiến dịch Việt Bắc 1947 C. Chiến dịch biên giới thu đông năm 1950 D. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 Câu 38: Những hành động của quân Pháp tấn công lên Việt Bắc thu - đông năm 1947 nhằm mục đích gì A. đập tan cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến B. khoá biên giới Việt – Trung C. tiêu diệt cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến nhanh chóng kết thúc chiến tranh. D. bẻ gãy quân chủ lực của ta tại Việt Bắc Câu 39: Cuối năm 1950, sau khi thất bại tại chiến dịch Biên giới, Pháp có âm mưu gì mới? A. Đẩy mạnh chiến tranh, giành lại thế chủ động đã mất. B. Bình định kết hợp với phản công và tiến công lực lượng cách mạng. C. Bình định, mở rộng địa bàn chiếm đóng. D. Nhận thêm viện trợ của Mĩ, tăng cường viện binh. Câu 40: Mục đích sâu xa của Mĩ khi can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương trong những năm 1950 - 1954 là A. Giúp đỡ cho chính quyền tay sai của Mĩ ở Đông Dương. B. Nhằm ràng buộc chính phủ Bảo Đại. C. Giúp đỡ Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. D. Từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương. ĐÁP ÁN 1-C 2-A 3-D 4-C 5-B 6-A 7-C 8-C 9-A 10-C
  27. 11-D 12-A 13-D 14-D 15-C 16-B 17-C 18-C 19-A 20-B 21-B 22-D 23-A 24-A 25-A 26-C 27-B 28-C 29-D 30-A 31-D 32-C 33-D 34-C 35-A 36-A 37-C 38-C 39-A 40-D LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án C Từ ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, ta thực hiện sách lược là kháng chiến chống Pháp ở miền Nam và hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc ở miền Bắc. Mục đích để tránh tình trạng phải đối phó cùng một lúc với hai kẻ thù và có thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. Câu 2: Đáp án A Đáp án A là nội dung của Tạm ước (14-9-1946). Câu 3: Đáp án D Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa phải đối mặt với muôn vãn khó khăn, thử thách. Những khó khăn trong nước Đảng ta có thể giải quyết nhanh chóng nhưng nạn ngoại xâm là khó khăn lâu dài không thể thanh toán một sớm một chiều. Hơn nữa, khi đất nước càng khó khăn thì việc có giặc ngoại xâm đến là một vấn đề nghiêm trọng, thực lực của đất nước lúc này chưa đủ mạnh về nhiều mặt để đánh chính diện với kẻ thù. => Giặc ngoại xâm là khó khắn lớn nhất, đưa đất nước ta vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Câu 4: Đáp án C “Gấp rút tập trung quân Âu – Phi, xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh, ra sức phát trển ngụy quân”. Đó là một trong bốn nội dung của kế hoạch Đờ-lát đơ Tát-xi-nhi cuối năm 1950. Câu 5: Đáp án B Chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" của Trung ương Đảng (25-11-1945) đã chỉ rõ: thực dân Pháp là kẻ thù nguy hiểm hơn, là kẻ thù chính, cần phải tập trung mũi nhọn vào chúng. Xác đinh thực dân Pháp là kẻ thù chính, bởi vì chúng đã và đang trắng trợn vũ trang xâm lược nước ta ở Nam Bộ. Thực dân Pháp rắp tâm đặt lại ách thống trị của chúng ở Đông Dương. Âm mưu đó được thể hiện trong Tuyên ngôn của chính phủ Đờ Gôn ngày 24-3-1945. Nhận rõ âm mưu của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng ta cho rằng, các thế lực đế quốc sẽ đi đến dàn xếp với nhau để cho thực dân Pháp trở lại Đông Dương. Trước sau chính quyền Tưởng Giới Thạch cũng "sẽ bằng lòng cho Đông Dương trở về tay Pháp, miễn là Pháp nhượng cho Tưởng nhiều quyền lợi quan trọng". Câu 6: Đáp án A Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn những nước ta cùng đã có nhiều thuận lợi cơ bản đó là nhân dân đã giành được quyền làm chủ, bước đầu được hưởng quyền lợi do chính quyền cách mạng đưa lại nên phấn khởi, gắn bó với chế độ. Câu 7: Đáp án C Kế hoạch Đờlát đờ Tátxinhi có 4 nội dung chính, trong đó nội dung trọng tâm là xây dựng phòng tuyến công sự xi măng cốt sắt và vành đai trắng bao quanh trung du đồng bằng Bắc Bộ.
  28. Câu 8: Đáp án C Sau khi kí Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương và hiệp ước hợp tác kinh tế Viêt – Mĩ. Các phái đoàn viện trợ kinh tế, cố vấn quân sự Mĩ đến Việt Nam ngày càng nhiều. Đây chính là một trong những biểu hiện chứng tỏ Mĩ càng lún sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Câu 9: Đáp án A Sau cách mạng tháng 8-1945, Việt Nam gặp phải những khó khăn cơ bản về thù trong, giặc ngoài: nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính và nguy cơ ngoại xâm Câu 10: Đáp án C Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) những Pháp vẫn đẩy mạnh chuẩn bị chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa bằng các hoạt động khiêu khích ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn, tiến công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ đặc biệt là gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta phải giái tán lực lượng chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Câu 11: Đáp án D Các thế lực ngoại xâm và nội phản ở cả hai miền đất nước gây khó khăn cho ta sau Cách mạng tháng Tám nhằm chống phá chính quyền cách mạng vừa mới thành lập. Câu 12: Đáp án A Do chính quyền mới thành lập còn non trẻ và lực lượng cách mạng chưa được phục hồi sau Cách mạng tháng Tám. Chính vì thế, từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc để tránh trường hợp phải một mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc. Câu 13: Đáp án D Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Anh tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Pháp quay trở lại Việt Nam không phải để cùng với quân Anh làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật ở miền Nam Việt Nam mà là có âm mưu xâm lược Việt Nam lần thứ hai, thiết lập bộ máy cai trị và khôi phục ách thống trị của Pháp ở ba nước Đông Dương. Câu 14: Đáp án D Sau khi quay lại Việt Nam lần thứ hai, Pháp không thể thực hiện âm mưu mở rộng chiến tranh ra cả nước ngay khi đánh chiến Nam Bộ vì Pháp đã vấp phải tinh thần đoàn kết kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Nhân dân Sài Gòn đã đánh phá nguồn tiếp tế của địch, không hợp tác với chúng, dựng chướng ngại vật và chiến lũy trên đường phố. Đặc biệt, hàng vạn thanh niên đã gia nhập quân đội, sung vào các đoàn quân Nam tiến . Câu 15: Đáp án C Trong các biện pháp giải quyết nạn đói ở Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám (1945), biện pháp tăng gia sản xuất là biện pháp quan trọng nhất, giải quyết nạn đói về căn bản và mang tính chất lâu dài.
  29. Câu 16: Đáp án B Sau khi Pháp và Trung Hoa Dân quốc kí với nhau Hiệp ước Hoa – Pháp (28-2-1946) đã đăt nước ta đứng trước hai sự lựa chọn: hoặc cầm súng chiến đấu chống thực dân Pháp hoặc hòa hoãn, nhân nhượng với Pháp để tránh tình trạng phải đối phó một lúc với nhiều kẻ thù. Chính vì thế, Đảng ta đã chon biện pháp hòa Pháp để đuổi Tưởng về nước bằng cách kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946). Câu 17: Đáp án C Đầu năm 1946, Pháp kí với Trung Hoa Dân quốc bản Hiệp ước Hoa – Pháp với mục đích thỏa hiêp ước Trung Hoa Dân quốc để được thế chân ở miền Bắc Việt Nam, âm mưu xâm chiếm toàn bộ Việt Nam. Câu 18: Đáp án C Để xây dựng chính quyền cách mạng, sau khi hoàn thành bầu cử Quốc hội khóa I, các địa phương đã thực hiện nhiệm vụ bầu cử Hội đồng nhân dân, Ủy ban hành chính các cấp theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Câu 19: Đáp án A Cuộc Tổng tuyến cử bầu Quốc hội ngày 6/1/1946 của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 không phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân, phát xít mà chỉ tạo tiền đề sức mạnh để chống lại thực dân Pháp ở miền Nam và quân Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc. Câu 20: Đáp án B Cuộc đàm phán chính thức giữa hai chính phủ Việt Nam và Pháp được tổ chức tại Phôngtennơblô (Pháp) từ ngày 6-7-1946 không thu được kết quả bởi Pháp ngoan cố không chịu công nhận nền độc lập và thống nhất của Việt Nam. Câu 21: Đáp án B Ngay sau khi “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” diễn ra thì ở Hà Nội, 20h ngày 19-12- 1946 cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp đã bắt đầu. Nhân dân đã khiêng bàn ghết, giường tủ, kiện hàng, hạ cây cối, .làm thành chướng ngại vật hoặc chiến lũy ngay trên đường phố. Trung đoàn thủ đô được thành lập tiến đánh những trận quyết liệt như Bắc Bộ phủ, Chợ Đồng Xuân, => Hà Nội là nơi đầu tiên hưởng ứng ““Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu 22: Đáp án D Ngay sau khi thực dân Pháp gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu (18/12/1946) thì Đảng ta đã họp Hội nghị bất thường của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương mở rộng quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. Câu 23: Đáp án A “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh đã buộc Pháp phải thay đổi chiến lược chiến tranh ở Đông Dương, từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”.
  30. Câu 24: Đáp án A Âm mưu của Pháp trong kế hoạch Rơve từ tháng 6-1949 là tăng cường hệ thống phòng ngự trên Đường số 4, thiết lập hành lang Đông – Tây. Trong khi đó, để chống lại kế hoạch này của Pháp, tháng 6-1950, Đảng ta đã quyết định mở chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950. => “Tăng cường hệ thống phòng thủ trên đường số 4, lập hành lang Đông – Tây „ đó là âm mưu của Pháp trong chiến dịch nào Biên giới thu đông năm 1950. Câu 25: Đáp án A Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 thắng lợi đã Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. Câu 26: Đáp án C Khoảng 20 giờ ngày 19-12-1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cả thành phố mất điện là tín hiệu tiến công, là hiệu lệnh mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp. Câu 27: Đáp án B Câu văn: “ Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc ” thể hiện cuộc kháng chiến toàn dân vì nếu đã là người dân Việt Nam thì không cần phân biệt tôn giáo, đảng phái đều phải tham gia chống Pháp để cứu lấy tổ quốc mình. Đó là tinh thần đoàn kết toàn dân vì sự nghiệp cách mạng chung của cả dân tộc. Câu 28: Đáp án C Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giam chân địch trong thành phố một thời gian dài để hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến, di chuyển kho tàng về chiến khu, bảo vệ Trung ương Đảng, Chính Phủ về căn cứ lãnh đạo kháng chiến. => Xét kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16, có thể thấy mục tiêu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tại Hà Nội trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến cuối năm 1946 – đầu năm 1947 của quân dân ta giam chân địch trong thành phố một thời gian để ta chuẩn bị lực lượng. Câu 29: Đáp án D Đại hội đại biểu lần thứ II là “Đại hội kháng chiến thắng lợi” vì đã đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng. Câu 30: Đáp án A Đoạn trích trên thể hiện nội dung toàn dân kháng chiến trong đường lối kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của Đảng. Câu 31: Đáp án D Sau Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, Pháp vẫn chuẩn bị xâm lược nước ta. + Tiến công các phòng tuyến của ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. + Tháng 11/1946, Pháp khiêu khích ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.
  31. + Ở Hà Nội, Pháp nổ súng, đốt nhà Thông tin, chiếm đóng Bộ tài chính, tàn sát đẫm máu ở phố hàng Bún, Yên Ninh. - Ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu để Pháp giữ gìn trật tự ở Hà Nội, nếu không, chậm nhất sáng 20/12/1946, Pháp sẽ chuyển sang hành động. => Ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị bất thường Trung ương Đảng tại Vạn Phúc - Hà Đông quyết định phát động cả nước kháng chiến. => Như vậy, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ là do thực dân Pháo ngày càng trắng trợn phá hoại Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946). Câu 32: Đáp án C Trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, ở mặt trận phía Đông, tiêu biểu nhất là trận phục kích ở đèo Bông Lau (30-10-1947) đánh trúng đoàn xe cơ giới của địch, thu nhiều vũ khí, quân trang quân dụng của chúng. Câu 33: Đáp án D Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài sau đó chiến dịch Việt Bắc thu – đông thắng lợi đã đánh bại hoàn toàn âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp, buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta. => Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp. Câu 34: Đáp án C Ngày 13-5-1949, với sự đồng ý của Mĩ, Chính phủ Pháp để ra kế hoạch Rơve. Với kế hoạch này, Mĩ từng bước can thiệp sâu và cũng là sự kiện mở đầu cho quá trình Mĩ “dính líu” trực tiếp vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Câu 35: Đáp án A - Đáp án A là ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947. Câu 36: Đáp án A Sở dĩ ta mở chiến dịch Biên giới cũng do quy định bởi mục đích: tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch, khai thông biên giới Việt – Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa cách mạng. Câu 37: Đáp án C Với chiến thắng Biên giới (1950) quân đội ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến. Câu 38: Đáp án C Những hành động của quân Pháp tấn công lên Việt Bắc thu - đông năm 1947 nhằm mục đích tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai để tiêu diệt cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến, mong giành thắng lợi nhanh chóng đế kết thúc chiến tranh. Câu 39: Đáp án A Cuối năm 1950, sau khi thất bại tại chiến dịch Biên giới, Pháp đã mất thể chủ động trên chiến trường. Chính vì thế, Pháp đã có âm mưu mới là thực hiện kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi nhằm đẩy mạnh hơn chiến tranh xâm lược và giành lại thế chủ động đã mất trước đó.
  32. Câu 40: Đáp án D - Ngày 8-5-1950, Mĩ đồng ý viện trợ kinh tế và quân sự cho Pháp nhằm từng bước nắm quyền điều khiển trực tiếp chiến tranh Đông Dương. - Ngày 23-12-1950, Mĩ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương nhằm từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương. - Từ 1953 đến 1954, trước tình thế sa lầy của Pháp, Mĩ càng can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương, ép Pháp kéo dài và mở rộng chiến tranh, tích cực chuẩn bị thay thế Pháp. => Mục đích sâu xa của Mĩ khi can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương trong những năm 1950 - 1954 là từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
  33. Mức độ 2: Thông hiểu Câu 1: Vì sao Đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta? A. Đưa Đảng tiếp tục hoạt động cách mạng B. Đảng ta vào thời kì hoạt động bí mật. C. Đưa Đảng ra hoạt động công khai và đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam D. Đảng ta tiếp tục lãnh đạo kháng chiến Câu 2: Văn kiện lịch sử nào đã bước đầu hình thành đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp? A. Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của ban thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946) B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946) C. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh (9/1947) D. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ II (2/1951). Câu 3: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội khoá I là? A. Đánh dấu sự thất bại bước đầu của bọn đế quốc, phản động tay sai trong Âm mưu chống phá chính quyền cách mạng. B. Là một cuộc vận động chính trị rộng lớn, biểu dương khối đại đoàn kết dân tộc, ý chí quyết tâm ủng hộ chế độ mới của nhân dân ta. C. Tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho chính quyền cách mạng, nâng cao uy tín của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên thế giới. D. Tạo điều kiện thuận lợi để đánh đổ hoàn toàn thực dân Pháp, thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Câu 4: Vì sao nói cuộc Tổng tuyển cử tháng 1 - 1946 là cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh chính trị gay go, quyết liệt? A. Vì lúc đó nhân dân ta hầu hết mù chữ nên việc thực hiện quyền công dân rất khó khăn. B. Vì lúc đó Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế - tài chính, một nửa nước đã có chiến tranh. C. Vì cuộc Tổng tuyển cử diễn ra trong điếu kiện các thế lực đế quốc, tay sai ráo riết chống phá chính quyền cách mạng, chống lại độc lập tự do của dân tộc ta. D. Vì Việt Nam đang gặp muôn vàn khó khăn về nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính. Câu 5: Sách lược đối ngoại của Đảng ta trong thời gian từ tháng 9/1945 đến tháng 6/3/1946? A. "Hoà Trung Hoa dân quốc, đuổi Pháp”. B. "Hoà Trung Hoa dân quốc, đánh Pháp”. C. "Hoà Pháp, đuổi Trung Hoa dân quốc”. D. "Hoà hoãn với Pháp và Trung Hoa dân quốc”.
  34. Câu 6: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không có trong Hiệp định Giơ-ne-vơ? A. Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản B. Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ để giải quyết vấn đề Đông Dương bằng hòa bình. C. Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7 - 1956. D. Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định. Câu 7: Từ cuối 1953 đến đầu 1954, thực dân Pháp buộc phải phân tán lực lượng ra những vùng nào? A. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Sê Nô, Luôngphabang. B. Điện Biên Phủ, Sê Nô, Plâycu, Sầm Nưa. C. Điện Biên Phủ, Thakhẹt, Plâycu, Luôngphabang. D. Điện Biên Phủ, Sê Nô, Plâyku, Luôngphabang. Câu 8: Trong Đông – Xuân 1953 – 1954, thực dân Pháp không phải tăng cường quân cơ động chiến lược cho A. Điện Biên Phủ B. Hòa Bình C. Xê nô D. Plâyku Câu 9: Đế quốc Pháp – Mĩ thực hiện kế hoạch Na-va trong 18 tháng nhằm mục tiêu lớn nhất là A. Đẩy quân ta vào tình thế đối phó bị động B. Xoay chuyển cục diện chiến tranh C. Dọn đường cho Mĩ từng bước thay thế quân Pháp D. Kết thúc chiến tranh trong danh dự. Câu 10: Nội dung nào sau đây thuộc về chủ trương của Đảng ta trong Đông–Xuân 1953– 1954? A. Chuyển bại thành thắng trong vòng 18 tháng. B. Tập trung lực lượng tấn công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu. C. Tránh giao chiến ở miền Bắc với địch để chuẩn bị đàm phán. D. Giành thắng lợi nhanh chóng về quân sự trong Đông – Xuân 1953 – 1954. Câu 11: Khi Pháp thực hiện kế hoạch Na-va, Mĩ viện trợ lên đến 73% chi phí chíến tranh ở Đông Dương vì nhằm mục đích? A. Biến Đông Dương thành “sân sau” B. Độc chiếm Đông Dương. C. Kéo dài và mở rộng cuộc chiến tranh. D. Thể hiện sức mạnh quân sự. Câu 12: Thắng lợi nào quyết định tới thắng lợi của Hội nghị Giơ-ne-vơ? A. Chiến dịch Tây Bắc thu đông 1952
  35. B. Chiến dịch Bắc Tây Nguyên 1954 C. Chiến dịch Trung Lào 1953 D. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) Câu 13: Câu nào sau đây không đúng khi nói về ý nghĩa của Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954)? A. Hiệp định là văn bản pháp lí quốc tế công nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương được các nước lớn tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng. B. Với Hiệp định, Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước. C. Hiệp định đã làm thất bại âm mưu của Mĩ trong việc kéo dài, mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương. D. Hiệp định đã đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân ta, giúp chúng ta hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước. Câu 14: Ý nào sau đây không phái ý nghĩa của Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946? A. Có thêm thời gian hoà hoãn để củng cố chính quyền cách mạng. B. Mở ra một khả năng giải quyết vấn đề Việt Nam bằng thương lượng, tỏ rõ thiện chí hoà bình của dân tộc. C. Là hiệp ước đầu tiên Chính phủ cách mạng kí kết với đại diện nước khác, như thế mặc nhiên Chính phủ Pháp là nước đã công nhận chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. D. Buộc Pháp phải rút quân khởi Việt Nam trong thời gian 2 năm. Câu 15: Những điểm chính trong bước 1 của kế hoạch Nava là A. Phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tiến công chiến lược ở miền Nam B. Phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tiến công chiến lược ở miền Bắc C. Tiến công chiến lược ở 2 miền Nam - Bắc D. Phòng ngự chiến lược ở 2 miền Câu 16: Để làm phá sản bước thứ nhất kế hoạch Na-va, chủ trương nào sau đây của ta là cơ bản nhất? A. Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch buộc chúng phân tán lực lượng. B. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phân tán lực lượng địch. C. Phân tán lực lượng địch đến những nơi rừng núi hiểm trở D. Giam chân địch ở Điện Biên Phủ, Sê-nô, Plây cu, Luông-pha-băng Câu 17: Ý nào không phải là ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược 1945-1954 A. Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị gần một thế kỷ của Pháp B. Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, tạo điều kiện đi lên chủ nghĩa xã hội. C. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
  36. D. Đánh dấu hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước Câu 18: Vì sao đàm phán tại Hội nghị Phôngtennơblô thất bại ? A. Vì ta chưa có nhỉều kinh nghiệm trong đấu tranh ngoại giao, đàm phán. B. Vì dư luận thế giới không ủng hộ ta. C. Vì Pháp muốn tái chiếm Việt Nam, không có thiện chí đàm phán. D. Vì thái độ của phái đoàn tại cuộc đàm phán quá cứng rắn. Câu 19: Ý nào sau đây không nằm trong phương hướng chiến lược đông xuân 1953-1954 được Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đề ra? A. Buộc địch phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ B. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu để tiêu diệt địch, giải phóng đất đai C. Nhanh chóng đánh bại quân Pháp kết thúc chiến tranh D. Do địch phải phân tán lực lượng mà tạo điều kiện phân tán nhiều lực lượng Câu 20: Việt Nam kí hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương là do A. Căn cứ vào tương quan lực lượng giữa ta và Pháp, ta không thể đánh bại được Pháp về quân sự B. Sự chi phối của Liên Xô đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta C. Sự chi phối của Trung Quốc muốn biến Việt Nam là bước đệm chống lại sự ảnh hưởng của Mĩ ở khu vực Đô8ng Nam Á D. Căn cứ vào tương quan lực lượng giữa ta và Pháp trong chiến tranh và xu thế của thế giới là giải quyết các vấn đề chiến tranh bằng thương lượng Câu 21: Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu mở chiến dịch Điện Biên Phủ của Bộ Chính trị Trung ương Đảng? A. Giải phóng vùng Tây Bắc Việt Nam. B. Tiêu diệt một bộ phận quang trọng sinh lực địch. C. Tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào. D. Tạo điều kiện giải phóng hoàn toàn Đông Dương. Câu 22: Vì sao nói, Hiệp định Giơ-ne-vơ là một thắng lợi của nhân dân ta nhưng chưa trọn vẹn? A. Ngay sau khi kí Hiệp định. Mĩ đã câu kết với Pháp phá hoại hiệp định. B. Mĩ tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta nhưng sau đó lại xâm lược nước ta. C. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam vẫn chưa hoàn thành. D. Thực dân Pháp không phối hợp với nhân dân ta thực hiện cuộc tổng tuyển cử tự do Câu 23: Ý nào sau đây không chứng minh Điện Biên Phủ là “Pháo đài bất khả xâm phạm”? A. Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.
  37. B. Đây là một hệ thống phòng ngự kiên cố. C. Điện Biên Phủ được tập trung lực lượng đông, mạnh và trang bị vũ khí hiện đại. D. Điện Biên Phủ ngay từ đầu là trung tâm điểm của kế hoạch Nava. Câu 24: Với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật Bản, khi kéo vào Việt Nam quân Trung Hoa dân quốc đã A. Giải giáp quân đội Nhật Bản, trừng trị bọn tội phạm chiến tranh B. Thực hiện âm mưu “diệt cộng, cầm Hồ”, phá hoại chính quyền cách mạng nước ta còn non trẻ C. Tạo điều kiện cho thực dân Pháp trở lại nổ súng xâm lược Việt Nam D. Giúp đỡ chính quyền cách mạng nước ta giải quyết những khó khăn do chính quyền thực dân để lại Câu 25: Để khuyến khích sản xuất nông nghiệp trong năm đầu sau cách mạng tháng Tám (1945) chính quyền cách mạng đã A. Giảm tô, giảm thuế, chia ruộng đất cho nông dân. B. Điều hòa thóc gạo giữa các địa phương. C. Kêu gọi không dùng gạo, ngô khoai, sắn để nấu rượu. D. Bãi bỏ thuế thân. Câu 26: Lí do nào dưới đây đúng nhất để khẳng định sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đất nước ta đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”? A. Lực lượng ngoại xâm mạnh, ngân sách trống rỗng B. Thiên tại hạn hán kéo dài, nạn đói đang đe dọa trầm trọng. C. Chính quyền cách mạng mới thành lập, lực lượng vũ trang còn non yếu D. Cùng lúc phải đương đầu với giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Câu 27: Sự kiện nào chứng tỏ thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai? A. Ngày 2 - 9 - 1945, khi nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn tổ chức mit tinh chào mừng ngày độc lập, thực dân Pháp xả súng bắn làm cho 47 người chết, và nhiều người bị thương. B. Ngày 23 - 9 - 1945, thực dân Pháp đánh úp trụ sở ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn. C. Ngày 17- 11- 1946, thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng. D. Ngày 18 - 12 - 1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu Chính phủ ta giải tán lực lượng vũ trang, giao quyền kiểm soát thủ đô Hà Nội cho chúng. Câu 28: Một chế độ chính trị vững mạnh phải được xây dựng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, quân sự thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đó là mục đích của: A. 10 chính sách của Việt Minh nhằm đem lại quyền lợi cho nhân dân. B. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám 1945.
  38. C. Tuyên ngôn độc lập 2 - 9 - 1945. D. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá I (6 - 1 - 1946). Câu 29: Nhân dân ta đã vượt qua được những khó khăn to lớn, củng cố và tăng cường đấu tranh chổng thù trong giặc ngoài. Đó là kết quả: A. Những chủ trương và biện pháp để giải quyết nạn đói sau Cách mạng tháng Tám. B. Những chủ trương và biện pháp để giải quyết nạn dốt sau Cách mạng tháng Tám. C. Những chủ trương và biện pháp để giải quyết về tài chính sau Cách mạng tháng Tám. D. Những chủ trương và biện pháp để giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám Câu 30: Chính sách nào do Chính phủ ban hành có thể thực hiện được ngay? A. Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày. B. Chia lại ruộng đất công theo nguyên tắc công bằng và dân chủ. C. Ra thông tư giảm tô. D. Bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lí khác Câu 31: Lí do nào là quan trọng nhất để Đảng ta chủ trương khi thì tạm thời hòa hoãn với Tưởng để chống Pháp, khi thì hoà hoãn với Pháp để đuổi Tưởng? A. Tưởng dùng bọn tay sai Việt Quốc, Việt cách để phá ta từ bên trong. B. Thực dân Pháp được sự giúp đỡ, hậu thuẫn của Anh. C. Chính quyền của ta còn non trẻ, không thể một lúc chống 2 kẻ thù mạnh. D. Tưởng có nhiều âm mưu chống phá cách mạng. Câu 32: Lí do nào là cơ bản nhất để ta chủ trương hoà hoãn, nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế và chính trị? A. Ta chưa đủ sức đánh 2 vạn quân Tưởng. B. Tưởng có bọn tay sai Việt Quốc, Việt cách hỗ trợ từ bên trong C. Tránh trình trạng một lúc phải đổi phó với nhiều kẻ thù. D. Tưởng có sức mạnh vượt bậc có thể đánh bại quân chủ lực của ta. Câu 33: Tại sao ta chuyển từ chiến lược đánh Pháp sang chiến lược hoà hoãn nhân nhượng Pháp? A. Vì Pháp được Anh hậu thuẫn. B. Vì ta tránh tình trạng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù. C. Vì Pháp và Tưởng đã bắt tay cấu kết với nhau chống ta. D. Vì Pháp được bọn phản động tay sai giúp đỡ. Câu 34: Sự kiện nào sau đây là nguyên nhân làm cho Đảng ta thay đổi chiến lược từ hoà hoãn với Tưởng để chống Pháp sang hoà hoãn với Pháp để đuổi Tưởng? A. Quốc hội khoá 1 (2 - 3 - 1946) chủ trương cho Tưởng một số ghế trong Quốc hội. B. Hiệp ước Hoa - Pháp (28 - 2 - 1946). C. Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp (6- 3- 1946).
  39. D. Tạm ước Việt - Pháp (14 - 9 - 1946). Câu 35: Ý nào sau đây không giải thích đúng lí do ta kí với Pháp Hiệp định sơ bộ 6 - 3 - 1946? A. Lực lượng ta còn yếu so với Pháp, tránh đụng đô nhiều kẻ thù một lúc. B. Để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Tưởng về nước. C. Tranh thủ thời gian hoà hoãn củng cố và phát triển lực lượng cách mạng. D. Hòa với Pháp là đường lối chiến lược từ trước cách mạng tháng Tám. Câu 36: Ý nào sau đây không giải thích đúng lí do ta đưa ra chủ trương trường kì kháng chiến? A. Tương quan lực lượng không có lợi cho ta, ta cần kháng chiến lâu dài để có thêm thời gian xây dụng, phát triển lực lượng. B. Kháng chiến trường kì chính là để bẻ gãy chiến thuật đánh nhanh giải quyết nhanh của Pháp, khoét sâu vào những khó khăn của kẻ địch. C. "Trường kì kháng chiến" là nghệ thuật quân sự truyền thống của Việt Nam. D. Pháp đánh ta trên tất cả các mặt nên ta cần đánh Pháp lâu dài. Câu 37: Phong trào bình dân học vụ trong kháng chiến chống Pháp là: A. Cuộc vận động xây dựng nền giáo dục dân chủ Việt Nam. B. Cuộc vận động toàn dân tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm C. Cuộc vận động nhân dân tham gia các lớp học để xóa mù chữ. D. Cuộc vận động nhân dân tham gia để thực hiện nếp sống mới. Câu 38: Pháp buộc phải chuyển sang chiến lược "đánh lâu dài" từ khi nào? A. Từ sau chiến thắng Biên giới 1950. B. Từ sau khi chúng mở rộng chiếm đóng đồng bằng Bắc Bộ. C. Sau thất bại của cuộc tiến công lên Việt Bắc thu đông 1947. D. Từ sau khi kiểm soát hoàn toàn các đô thị Bắc vĩ tuyến 16. Câu 39: Pháp đã chuyển sang chiến lược "đánh lâu dài", chứng tỏ A. Pháp đã mất thế chủ động chiến lược trên chiến trường Đông Dương B. Pháp đã mất thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. C. Pháp đang lâm vào tình trạng lúng túng về chiến lược. D. Pháp đã chuyển sang thế phòng thủ chiến lược trên toàn Đông Dương. Câu 40: Hành động nghiêm trọng, trắng trợn nhất thể hiện thực dân Pháp đã bội ước tiến công ta? A.Ở Nam Bộ và Trung Bộ, Pháp tập trung quân tiến công các cơ sở cách mạng. B.Ở Bắc Bộ thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn. C.Ở Hà Nội, thực dân Pháp liên tiếp gây ra những xung đột vũ trang. D. Gửi tối hậu thư đòi Chính phủ hạ vũ khí đầu hàng. Câu 41: Ý nghĩa của cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 đầu 1947)?
  40. A. Đảm bảo an toàn cho việc chuyển quân của ta. B. Giam chân địch trong các đô thị, tiêu hao nhiều sinh lực địch. C. Đã tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân, chuẩn bị cho cuộc chiến toàn dân toàn diện. D. Tạo ra thế trận mới, đưa cuộc chiến đấu bước sang giai đoạn mới. Câu 42: Để chiếm lại Đông Khê, Pháp đã thực hiện "cuộc hành quân kép". Đó là những cuộc hành quân nào A. Cuộc hành quân lên Thái Nguyên và cuộc hành quân từ Cao Bằng về Đông Khê. B. Cuộc hành quân lên Thái Nguyên và cuộc hành quân từ Thất Khê lên Cao Đằng. C. Cuộc hành quân từ Cao Bằng về Đông Khê và cuộc hành quân từ Thất Khê lên Đông Khê. D. Cuộc hành quân từ Thất Khê lên đón quân ở Cao Bằng về chiếm lại Đông Khê và cuộc hành quân lên Thái Nguyên. Câu 43: Lí do nào sau đây không đúng khi nói về ta chọn Điện Bên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với thực dân Pháp? A. Ta cho rằng Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng ở Đông Dương. B. Pháp cho rằng ta không đủ sức đương đầu với chúng ở Điện Biên Phu. C. Điện Biên Phủ có tầm quan trọng đối với miền Bắc Đông Dương. D. Quân ta có đủ điều kiện đánh thắng địch ở Điện Biên Phủ. Câu 44: Đến đầu 1950, cuộc kháng chiến của ta có nhiều thuận lợi, thuận lợi nào có liên quan nhiều nhất đối với chiến dịch Biên giới? A. 1 - 10 - 1949 nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời. B. Đầu 1950, Trung Quốc, Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta. C. Phong trào phản đối chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp lên cao. D. Cuộc kháng chiến của Lào và Campuchia phát triển mạnh. Câu 45: Thắng lợi này chứng minh sự trưởng thành của quân đội ta và cuộc kháng chiến từ thế phòng ngự sang thế tiến công. Đó là ý nghĩa lịch sử của chiến dịch nào? A. Chiến dịch Việt Bắc 1947. B. Chiến dịch Biên giới 1950. C. Chiến dịch Tây Bắc 1952. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Câu 46: Là mốc đánh dấu bước trưởng thành của Đảng trong quá trình lãnh đạo đánh dấu bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống Pháp là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”. Đó là ý nghĩa của: A. Hội nghị thành lập Đảng (đầu 1930). B. Hội nghị lần thứ nhất của Đảng (10 - 1930). C. Đại hội lần thứ I của Đảng (1935). D. Đại hội lần thứ II của Đảng (2 - 1951).
  41. Câu 47: Trong kháng chiến chống Pháp (1951 – 1953) để xây dựng hậu phương vững mạnh, sự kiện nào sau đây mang lại lợi ích cho nông dân trực tiếp và cụ thể nhất? A. Thành lập ngân hàng Quốc gia việt Nam (1951). B. Ban hành chinh sách về thuế nông nghiệp (1955). C. Phát hành đồng giấy bạc Việt Nam mới (1951). D. Chính phủ đề ra cuộc vận động lao động sản xuất và thực hiện tiết kiệm (1952). Câu 48: Chiến thắng nào quyết định thắng lợi của Hội nghị Giơ-ne-vơ? A. Chiến thắng trong chiến dịch Biên giới. B. Chiến thắng trong chiến dịch Hoà Bình. C. Chiến thắng Đông - Xuân 1953 - 1954. D. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954. Câu 49: Đông - Xuân 1953 - 1954 ta tích cực, chủ động tiến công địch ở 4 hướng nào sau đây? A. Việt Bắc, Tây Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Thanh - Nghệ - Tĩnh. B. Tây Bắc, Trung Lào, Tây Nguyên, Thượng Lào. C. Tây Bắc, Hạ Lào, Trung Lào, Lào. D. Tây Bắc, Tây Nguyên, Hạ Lào, Thượng Lào. Câu 50: Ý nghĩa cơ bản nhất của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 là A. Thắng lợi lớn nhất, oanh liệt nhất tiêu biểu cho tinh thần chiến đấu anh hùng, bất khuất của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ. B. Được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa của thế kỉ XX. C. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc D. cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên tự đấu tranh giải phóng mình. ĐÁP ÁN 1-C 2-A 3-D 4-C 5-B 6-B 7-D 8-B 9-D 10-B 11-C 12-D 13-D 14-D 15-A 16-A 17-D 18-C 19-C 20-D 21-D 22-C 23-D 24-B 25-A 26-D 27-B 28-D 29-D 30-B 31-C 32-C 33-C 34-B 35-D 36-D 37-C 38-C 39-C 40-D 41-C 42-D 43-B 44-B 45-B 46-D 47-D 48-D 49-B 50-A
  42. LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án C Đại Đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta bởi Đại hội này đã đưa Đảng ra hoạt động công khai và đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam, tiếp tục đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Câu 2: Đáp án A Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” là một tring văn kiện hình thành đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng. Văn kiện này đóng vai trò bước đầu hình thành đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta, vì nó được diễn ra đầu tiên vào ngày 18 và 19-12- 1946. Câu 3: Đáp án D Tạo điều kiện thuận lợi để đánh đổ hoàn toàn thực dân Pháp, thắng lợi trên mặt trận ngoại giao là ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ở giai đoạn sau. Câu 4: Đáp án C Trong hoàn cảnh các thế lực đế quốc, tay sai ráo riết hoạt động chống phá chính quyền cách mạng, chống lại độc lập tự do của dân tộc ta thì cuộc tổng tuyển cử diễn ta vào tháng 1-1946 chính là cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh chính trị gay go, quyết liệt. Câu 5: Đáp án B Từ tháng 9-1945 đế tháng 6/3/1946, nhằm tránh trường hợp phải một mình đối phó với nhiều kẻ thù, Đảng ta đã chủ trương hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam. Câu 6: Đáp án B Đáp án B không phải là nội dung của Hiệp định Giơnevơ (1954). Câu 7: Đáp án D - Ngày 10-12-1953, một bộ phận quân chủ lực của ta tiến công thi xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ được giải phóng). Nava buộc phải đưa 6 tiểu đoàn cơ động tư Đồng Bằng Bắc Bộ tăng cường cho Điện Biên Phủ -> nơi tập trung quân thứ hai của Pháp. - Đầu tháng 12-1953, liên quâ Việt – Lào mở cuộc tấn công Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, uy hiếp Xavannakhet và Xênô. Nava buộc phải tăng cường lực lượng cho Xêxô -> nơi tập trung quân thứ ba của Pháp. - Cuối tháng 1 – 1954, liên quân Việt – Lào tấn công Thượng Lào, giải phóng Nậm Hu và toàn tinh Phongxalì. Nava gấp rút điều quân cho Luôngphabang và Mường Sài -> nơi tập trung quân thứ tứ của Pháp. - Đầu tháng 2 – 1954, quân ta tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên, giải phóng toàn tỉnh Kom Tum, uy hiếp Playku. Pháp tăng cường lực lượng cho Playku -> nơi tâp trung quân thứ 5 của Pháp. Câu 8: Đáp án B Trong Đông – Xuân 1953 – 1954, thực dân Pháp không phải tăng cường quân cơ động chiến lược cho Hòa Bình.
  43. Câu 9: Đáp án D Đế quốc Pháp – Mĩ thực hiện kế hoạch Na-va trong 18 tháng nhằm mục tiêu lớn nhất là “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. Câu 10: Đáp án B Chủ trương của Đảng trong Đông – Xuân 1953 – 1954 là: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, .”. Câu 11: Đáp án C Trước tình thế ngày càng sa lầy và thất bại của Pháp, Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương, ép Pháp phải kéo dài và mở rộng chiến tranh. Một trong những biện pháp của nước này là tăng cường viện trợ Pháp lên đến 73% chi phí chiến tranh ở Đông Dương, ra sức tăng cường ngụy quân, đưa lực lượng này lên đến 334000 quân vào đầu năm 1954. Câu 12: Đáp án D Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi. Đây là thắng lợi có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ. Câu 13: Đáp án D Hiệp định Giơnevo tuy có đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta nhưng cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước chưa hoàn thành, Việt Nam vẫn tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Câu 14: Đáp án D Đáp án D là nội dung của Hiệp định Giơnevơ (1954). Câu 15: Đáp án A Trong bước 1 của kế hoạch Nava, điểm chính là giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương, giành lấy nguồn nhân lực, vật lực . Câu 16: Đáp án A Để làm phá sản bước thứ nhất kế hoạch Na-va, chủ trương cơ bản nhất của ta là đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch buộc chúng phân tán lực lượng. Đây là chính là chủ trương của ta ở các cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953 – 1954. Câu 17: Đáp án D Cuôc kháng chiến chống Pháp xâm lược được hoàn thành nhưng chỉ miền Bắc được giải phóng, miền Nam vẫn nằm dưới ách thống trị của Mĩ – Diệm. Chính vì thế, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước vẫn chưa được hoàn thành.
  44. Câu 18: Đáp án C Ngay từ đầu khi quay lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai, Pháp đã thể hiện rõ dã tâm xâm lược của mình. Chính vì muốn tài chiến Việt Nam, không có thiện chí đàm phán nên cuộc đàm phán tại Hội nghị Phôngtennơblô thất bại. Câu 19: Đáp án C Nhanh chóng đánh bại quân Pháp để kết thúc chiến tranh không phải là phương hướng chiến lược đông xuân 1953 – 1954 được Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đề ra. Câu 20: Đáp án D Căn cứ vào tương quan lực lượng giữa ta và Pháp trong chiến tranh và xu thế của thế giới là giải quyết các vấn đề chiến tranh bằng thương lượng Việt Nam đã kí Hiệp định Giơnevơ ngày 21-7-1954. Câu 21: Đáp án D Tạo điều kiện giải phóng hoàn toàn Đông Dương không phải là mục tiêu mở chiến dịch Điện Biên Phủ của Bộ Chính trị Trung ương Đảng. Câu 22: Đáp án C Hiêp định Giơnevơ (1954) đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp song chưa trọn vẹn vì cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam vẫn chưa hoàn thành. Miền Nam vẫn phải tiếp tục chống lại Mĩ và tay sai, đây cũng là nhiệm vụ chung của cả nước để giải phóng miền Nam, thống đất nước nước. Câu 23: Đáp án D Điện Biên Phủ ngay từ đầu không phải trung tâm điểm của kế hoạch Nava, ban đầu trung tâm của kế hoạch này tập trung quân đông ở Đồng Bằng Bắc Bộ. Câu 24: Đáp án B - Diệt cộng cầm Hồ: tiêu diệt cộng sản, cầm tù Hồ Chí Minh. - Phá hoại chính quyền cách mạng mới được thành lập. Đây là âm mưu của Trung Hoa Dân quốc khi kéo vào Việt Nam. Câu 25: Đáp án A Trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng đã ra lệnh bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lí khác của chế độ cũ, giảm tô 25%, giảm thuế ruộng đất 20%, tạm cấp ruộng đất bỏ hoang cho nông dân thiếu ruộng, chia lại ruộng đất theo nguyên tắc công bằng dân chủ. Đây là chính sách của chính quyền cách mạng nhằm khuyến khích sản xuất nông nghiệp. Câu 26: Đáp án D Do cùng một lúc phải đối phó với những khó khăn về: - Giặc đói, giặc dốt, khó khăn về tài chính. - Ngoại xâm và nội phản. => Làm sao để đưa ra chính sách phù hợp để khác phục những khó khăn trên. => Đất nước đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
  45. Câu 27: Đáp án B Đêm 22 rạng sáng ngày 23-9-1945, được sự giúp đỡ của thực dân Anh, thực dân Pháp cho quân đánh úp trụ sở Ủy ban Nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu quá trình xâm lược nước ta. => Sự kiện trên chứng tỏ thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Câu 28: Đáp án D Một chế độ chính trị vững mạnh phải được xây dựng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, quân sự thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân, đây là mục đích của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I (6-1-1946). Câu 29: Đáp án D Những chủ trương và biện pháp để giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám đã giúp nhân dân ta vượt qua những khó khăn lớn, củng cố và tăng cường đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Khắc phục những khó khăn này là điều kiện quan trọng thế mạnh để chóng lại giặc ngoài. Câu 30: Đáp án B Những chính sách có thể thực hiện được ngay tức khắc và nhanh chóng đó là chính sách chia lại ruộng đất công theo nguyên tắc công bằng và dân chủ. Ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất của nhân dân, nếu không chia ruộng đất cho nhân dân thì các biện pháp khác có thể thực hiện được hiệu quả. Câu 31: Đáp án C Trong hoàn cảnh chính quyền của ta còn non trẻ, chưa thể một lúc chống lại hai thế lực ngoại xâm là Trung Hoa Dân quốc ở phía Bắc và Pháp ở phía Nam. Để có thời gian củng cố chính quyền và chuẩn bị lực lượng, Đảng ta đã chủ trương hòa hoãn với Tưởng để chống Pháp, từ 6-3-1946 trở đi đến trước 19-12-1946 lại hòa Pháp để đuổi Tưởng. Câu 32: Đáp án C Ta chủ trương hòa với Tưởng để tránh trường hợp phải một mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, tập trung đánh Pháp ở miền Nam. Câu 33: Đáp án C Trước tình thế Pháp và Tưởng kí Hiệp ước Hoa – Pháp (28-2-1946), đảng ta đã chuyển từ hòa Tưởng đánh Pháp sang hòa Pháp để đánh Tưởng. Thể hiện ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6- 3-1946) với Pháp. Câu 34: Đáp án B Trước tình thế Pháp và Tưởng kí Hiệp ước Hoa – Pháp (28-2-1946), đảng ta đã chuyển từ hòa Tưởng đánh Pháp sang hòa Pháp để đánh Tưởng. Thể hiện ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6- 3-1946) với Pháp. Câu 35: Đáp án D Các đáp án: A, B, C đều là lí do ta kí với Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946).
  46. Đáp án: D không giải thích đúng do ta hòa hoãn với Pháp chỉ là tạm thời để có thời gian chuẩn bị lực lượng và củng cố chính quyền. Câu 36: Đáp án D Đáp án: D, Pháp đánh ta trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị, quân sự, nên ta cần kháng chiến chống Pháp toàn diện trên tất cả các mặt. Câu 37: Đáp án C Nhằm xóa nạn mù chứ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân, ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ - cơ quan chuyên trách về chống giặc dốt. => Phong trào bình dân học vụ trong kháng chiến chống Pháp là cuộc vận động nhân dân tham gia để thực hiện nếp sống mới. Câu 38: Đáp án C Sau thất bại ở chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 đã chứng tỏ kế hoạch “dánh nhanh thắng nhanh” thất bại. Pháp buộc phải chuyển sang kế hoạch “đánh lâu dài với ta. Câu 39: Đáp án C Ban đầu khi vào Việt Nam, Pháp thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”, tuy nhiên do cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 và chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 Pháp thất bại nên Pháp đã thất bại trong kế hoạch này. Pháp chuyển sang đánh lâu dài chứng tỏ Pháp đang lâm vào tình trạng lúng túng về chiến lược. Câu 40: Đáp án D Sau Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước, Pháp vẫn có những hành động khiêu khích, tiến công ta ở nhiều nơi. Hành động nghiêm trọng và trắng trợn nhất thể hiện Pháp bội ước là ngày 18-12- 1946, Pháp đã gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Câu 41: Đáp án C Cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 đầu năm 1947) là cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 và công cuộc tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài trên các mặt: vận chuyển máy móc, nguyên vật liệu về chiến khu để tiếp tục sản xuất, kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa. Cuộc chiến đấu này có ý nghĩa tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu toàn dân, toàn diện. Câu 42: Đáp án D Để chiếm lại Đông Khê, Pháp đã thực hiện "cuộc hành quân kép". Đó là hai cuộc hành quân nào là cuộc hành quân từ Thất Khê đón quân từ Cao Bằng về chiếm lại Đông Khê và cuộc hành quân lên Thái Nguyên. Câu 43: Đáp án B Lí do ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với thực dân Pháp không phải vì Pháp cho rằng ta không đủ sức đương đầu với chúng ở Điện Biên Phủ. Đáp án này không nêu nguyên nhân về phía ta.
  47. Câu 44: Đáp án B Đầu 1950, Trung Quốc, Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta là một thuận lợi quan trọng, Việt Nam không đơn độc mà có sự ủng hộ của các nước Xã hội chủ nghĩa anh em. Câu 45: Đáp án B Từ chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950, quân ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến. Chiến dịch thắng lợi cũng chứng tỏ sự sự trưởng thành của quân đội ta và cuộc kháng chiến từ thế phòng ngự sang thế tiến công, đẩy quân Pháp vào thế bị động. Câu 46: Đáp án D Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo của Đảng ta, là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”. Câu 47: Đáp án D Trong kháng chiến chống Pháp (1951 – 1953) để xây dựng hậu, phương vững mạnh, sự kiện nào sau đây mang lại lợi ích cho nông dân trực tiếp và cụ thể nhất đó là Chính phủ đề ra cuộc vận động lao động sản xuất và thực hiện tiết kiệm (1952). Cuộc vận động này đã lôi cuốn được mọi giới tham gia và đạt được nhiều kết quả nổi bật. Câu 48: Đáp án D Chiến thấng Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đồn Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi. => Chiến thắng Điên Biên Phủ (1954) quyết định đến thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ. Câu 49: Đáp án B Đông - Xuân 1953 - 1954 ta tích cực, chủ động tiến công địch ở 4 hướng: Tây Bắc, Trung Lào, Tây Nguyên, Thượng Lào. Câu 50: Đáp án A Ý nghĩa cơ bản nhất của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 là Thắng lợi lớn nhất, oanh liệt nhất tiêu biểu cho tinh thần chiến đấu anh hùng, bất khuất của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ. Mức độ 3: Vận dụng – Vận dụng cao Câu 1: Nguyên tắc trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ Bộ (6/3/1946) và Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (21/7/1954) là A. Đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng. B. Đảm bảo dành thắng lợi từng bước. C. Không vi phạm chủ quyền quốc gia. D. Phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù Câu 2: Chủ trương của Đảng ta đối với vấn đề thù trong giặc ngoài từ tháng 9/1945 đến trước 19/12/1946 được đánh giá là
  48. A. cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược. B. cứng rắn về nguyên tắc và sách lược. C. cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc. D. vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược Câu 3: Cho các sự kiện sau 1.Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước thay thế cho tiền Đông Dương của Pháp 2.diễn ra tổng tuyển cử khoá đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà 3.Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán 4. chủ tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện chính phủ Pháp hiệp định Sơ bộ Lựa chọn đáp án đúng với tư cách sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian A. 4,3,1,2 B. 1,2,3,4 C. 3,2,4,1. D. 3,4,1,2 Câu 4: Hãy điền nội dung phù hợp vào đoạn trống trong câu sau đây: “Bằng việc kí Hiệp định Sơ Bộ 6/3 và Tạm ước Việt – Pháp 14/9/1946, chúng ta đã đập tan âm mưu của .để chống lại ta” A. Tưởng câu kết với Pháp. B. Đế quốc Pháp câu kết với Anh. C. Đế quốc Mĩ câu kết với Tưởng. D. Đế quốc Pháp câu kết với Tưởng. Câu 5: Ý nghĩa quan trọng nhất của việc Đảng ta thực hiện đối sách hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/ 1946 là gì? A. Làm thất bại âm mưu chông phá của kẻ thù. B. Chính quyền cách mạng được giữ vững. C. Nhân dân càng tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của Đảng. D. Hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động phá hoại và làm thât bại âm mưu lật đô chính quyền cách mạng của quân Trung Hoa Dân quốc. Câu 6: Chiến dịch phản công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) là chiến dịch nào? A. Chiến dịch Việt Bắc (1947). B. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). C. Chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954. D. Chiến dịch Biên giới(1950). Câu 7: Vị trí của chiến dịch Biên giới thu đông 1950 trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954) là A. Chiến dịch phản công đầu tiên của quân và dân ta B. Chiến dịch phòng ngự quy mô lớn nhất của quân và dân ta C. Chiến dịch tiến công quy mô lớn đầu tiên của quân và dân ta D. Chiến dịch tiến công quy mô lớn nhất của quân và dân ta. Câu 8: Chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950 có điểm gì khác so với chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947? A. Là chiến dịch có sự phối hợp giữa chiến trường chính và các chiến trường cả nước. B. Là chiến dịch phòng thủ có quy mô của quân đội ta.
  49. C. Là chiến dịch có quy mô lớn đầu tiên của quân đội ta. D. Là chiến dịch có quy mô lớn đầu tiên do quân ta chủ động mở. Câu 9: Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng trong những năm 1946-1954 mang tính chất gì? A. dân chủ nhân dân B. khoa học và đại chúng C. dân tộc và dân chủ D. chính nghĩa và nhân dân Câu 10: Thắng lợi đã chứng minh sự đúng đắn của đường lối kháng chiến của Đảng, là mốc khởi đầu sự thay đổi trong so sánh lực lượng có lợi cho cuộc kháng chiến của ta. Đó là ý nghĩa của chiến dịch nào? A. Chiến dịch Việt Bắc 1947. B. Chiến dịch Biên Giới 1950. C. Chiến dịch Tây Bắc 1952. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ Câu 11: Kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc ta "lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, lấy chính nghĩa thắng hung tàn" được thể hiện rõ nhất qua nội dung nào trong đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng (1946 – 1954)? A. Kháng chiến toàn dân. B. Kháng chiến trường kì. C. Kháng chiến toàn diện. D. Tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế Câu 12: Rút ra ý nghĩa lớn nhất cuộc chiến đấu của nhân dân trong giai đoạn đầu cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 - đầu năm 1947) A. Tạo nên thế trận chiến tranh nhân dân, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài B. Kìm chân địch, không cho chúng mở rộng vùng chiếm đóng C. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá huỷ một số phuog tiện chiến tranh D. Thực hiện được kế hoạch vườn không nhà trống Câu 13: Khó khăn mới đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta vào cuối năm 1949 đầu năm 1950 là gì? A. Pháp đẩy mạnh xây dựng quân đội tay sai và thành lập chính quyền bù nhìn. B. Tương quan lực lượng giữa ta và địch chênh lệch theo chiều hướng có lợi cho Pháp, bất lợi cho ta. C. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta tiến hành trong điều kiện hoàn toàn tự lực cánh sinh. D. Mĩ can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Câu 14: Kết quả lớn nhất mà quân dân ta đạt được trong chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 là A. Tiêu diệt sinh lực địch B. Bộ đội chủ lực của ta trưởng thành hơn trong chiến đầu C. Bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc D. Làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh của Pháp Câu 15: Ý nghĩa lớn nhất của Biên giới thu đông 1950 là