27 Đề thi học kỳ I môn Hóa học Lớp 10 - Đoàn Trường Phước
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "27 Đề thi học kỳ I môn Hóa học Lớp 10 - Đoàn Trường Phước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- 27_de_thi_hoc_ky_i_hoa_hoc_lop_10_doan_truong_phuoc.docx
Nội dung text: 27 Đề thi học kỳ I môn Hóa học Lớp 10 - Đoàn Trường Phước
- GV: Đoàn Trường Phước – đt: 0378328422 Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Si = 28; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K =39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; I = 127; Ba = 137; Pb = 207. Đề 1 (THPT Nguyễn Thái Bình: 15 – 16) Câu 1: a) Anion X2 – có phân lớp electron ngoài cùng là 2p6. Viết cấu hình electron của ion X2 –, cấu hình electron của nguyên tử X. Xác định vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn (ô, nhóm, chu kì) b) Dự đoán liên kết trong phân tử K2O và N2. Viết sơ đồ hình thành liên kết từ các nguyên tử tương ứng để tạo nên mỗi phân tử K 2O và N2. Xác định hóa trị của các nguyên tố trong phân tử K2O và N2. Câu 2: Cân bằng phương trình hóa học sau bằng phương pháp thăng bằng electron, chỉ rõ chất khử, chất oxi hóa: Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + SO2 + H2O Câu 3: Công thức oxit cao nhất của nguyên tố R là R 2O5. Trong hợp chất khí với hidro của R, nguyên tố hidro chiếm 17,65% về khối lượng. a) Tìm tên nguyên tố R. b) Tính % về khối lượng nguyên tố R trong hydroxit của R (công thức có dạng HRO3). Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 5,75 (g) kim loại kiềm A (A có hóa trị I) trong 494,5 ml nước, tạo ra 2,8 lít khí H2 (đktc). a) Xác định tên kim loại A. b) Xác định nồng độ % của dung dịch thu được. ĐỀ THI_ HÓA 10_ HK I 1
- GV: Đoàn Trường Phước – đt: 0378328422 Đề 2 (THPT Trưng Vương: 16 – 17) 35 40 2 Câu 1: (1đ) Xác định số proton, nơtron, trong các nguyên tử và ion sau: 17 Cl, 20 Ca . Câu 2: (1đ) Cho nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 16. Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn. Câu 3: (1đ) Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron: S + HNO3 → H2SO4 + NO Câu 4: (1đ) Giải thích sự hình thành liên kết giữa các nguyên tử của nguyên tố Kali (Z=19) và Oxi (Z=8). Câu 5: (1đ) So sánh tính kim loại của Ca (Z=20) với K (Z=19) và Mg (Z=12). Câu 6: (0,5đ) Viết công thức cấu tạo của các phân tử: NH3, HClO. Câu 7: (1đ) Hãy viết hai phương trình hóa học điều chế KOH bằng phản ứng hóa hợp và phản ứng thế, xác định số oxi hóa của các nguyên tố có sự thay đổi số oxi hóa (nếu có). Câu 8: (1đ) Hơp chất khí với hidro của một nguyên tố có công thức HR. Oxit cao nhất của nó chứa 38,80% khối lượng của nguyên tố R. Tìm nguyên tố đó. Câu 9: (1đ) Nguyên tử của nguyên tố có tổng số hạt proton, nơtron và electron bằng 57. Số hạt proton bằng số hạt nơtron. Xác định số khối A của nguyên tử nguyên tố X. Câu 10: (1,5đ) Cho 6,48 gam một kim loại M hóa trị III tác dụng hết với 500 gam dung dịch HCl 7,3% (dư) thì thu được 8,064 lít khí H2 (đktc) và dung dịch A. a) (1đ) Xác định tên kim loại . b) (0,5đ) Tính phần trăm khối lượng của M trong công thức oxit cao nhất. Đề 3 (THPT Tân Bình: 15 – 16) Câu 1: Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron (xác định chất khử, chất oxi hóa). a) NH3 + O2 → NO + H2O b) Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O Câu 2: a) Viết sơ đồ hình thành liên kết ion và phương trình phản ứng hình thành các phân tử hợp chất từ các đơn chất tương ứng (có mũi tên di chuyển electron): Na2O, MgCl2. b) Viết công thức cấu tạo của: H2S, Cl2, C2H4, NH3. Câu 3: a) Ion X – và ion Y+ đều có cấu hình electron giống khí hiếm Ar (Z=18). Viết cấu hình electron của nguyên tử X và Y. + b) Tổng số electron của RH 3 cũng giống như trong cation RX 4 đều bằng 10. Viết cấu hình electron của X và R. Câu 4: Giải thích sự hình thành liên kết ion giữa: a) Al và Cl b) K và S ĐỀ THI_ HÓA 10_ HK I 2
- GV: Đoàn Trường Phước – đt: 0378328422 Câu 5: Oxit cao nhất của R có dạng R2O5, trong hợp chất khí với hidro của R có chứa 8,82% hidro về khối lượng. a) Tìm nguyên tố R. b) Hòa tan m gam oxit cao nhất của R vào 174,44 gam nước thu được dung dịch có nồng độ 17,64%, tính m. Câu 6: Hòa tan 2,34 gam kim loại X ở nhóm IA vào nước dư thu được dung dịch Y và 672 ml khí H2 (đktc). a) Tìm nguyên tố X. b) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 10% để trung hòa hết dung dịch Y ở trên. Đề 4 (THPT Trần Quang Khải: 15 – 16) Câu 1: Viết cấu hình electron đầy đủ của nguyên tử và ion tương ứng: a) Nguyên tử Cl có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p5. b) Ion Mg2+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Câu 2: Sắp xếp các nguyên tố 9F, 8O, 16S theo chiều giảm dần tính phi kim. Giải thích. 16 31 1 2 – Cho các kí hiệu sau: 8O, 15P, 1H. Xác định số electron và số nơtron của HPO4 . Câu 3: Giải thích sự hình thành liên kết ion và viết phương trình phản ứng có sự di chuyển electron tạo thành phân tử CaCl2 và Na2O từ các nguyên tử tương ứng. Câu 4: a) Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các chất sau: Cl2, HNO3. b) Giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử Al 2O3. Viết phương trình phản ứng khi có chiều dịch chuyển electron. c) Trong cuộc sống, hằng ngày chúng ta tiếp xúc với nhiều chất hóa học. Hãy viết công thức hóa học, cho biết tên và kiểu liên kết hóa học của một chất tạo nên từ hai nguyên tố. Câu 5: X, Y là hai nguyên tố thuộc cùng phân nhóm chính ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton của chúng là 20. a) Cho biết tên của hai nguyên tố. b) Tính phần trăm khối lượng của X trong oxit cao nhất. Câu 6: Hợp chất khí với hidro của R có dạng RH. Trong oxit cao nhất có chứa 61,2% khối lượng oxi. a) Xác định nguyên tử khối và cho biết tên của nguyên tử R. b) Viết công thức oxit cao nhất của R và cho biết nó có tính axit hay tính bazơ. Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 4,85 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp vào 95,5 gam nước thu được 3,92 lít khí đktc và dung dịch X. a) Xác định tên hai kim loại kiềm. b) Thêm 120 gam dung dịch ASO4 vào dung dịch X được 17,15 gam kết tủa và b gam dung dịch Y. Tìm nguyên tử khối của A và giá trị b. Đề 5 (THPT Trần Phú: 10 – 11) Câu 1: (3đ) Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron. Xác định chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử, quá trình oxi hóa. a) KBrO3 + KBr + H2SO4 → Br2 + K2SO4 + H2O b) Ca + HNO3 → Ca(NO3)2 + NH4NO3 + H2O ĐỀ THI_ HÓA 10_ HK I 3
- GV: Đoàn Trường Phước – đt: 0378328422 Câu 2: (2đ) a) Viết công thức cấu tạo: HClO4; HNO3; SO2; Fe3O4; Na2HPO4; Fe2(SO4)3. b) Trong các chất trên, chất nào có chứa cả 3 loại: liên kết cộng hóa trị, liên kết ion, liên kết phối trí. Câu 3: (1đ) Viết phương trình phản ứng có chiều di chuyển electron a) Sắt + clo → b) Natri + lưu huỳnh → Câu 4: (1,5đ) a) Tổng số hạt mang điện trong ion M 3+ là 49. Xác định số hiệu nguyên tử của M. Viết cấu hình electron của M; M3+. b) A2+ có cấu hình electron chót là 3d5. Viết cấu hình electron của A2+, A. Câu 5: (2,5đ) Đốt cháy hoàn toàn 10,8g kim loại X hóa trị III cần dùng V lít không khí (đktc) thu được 20,4g oxit tương ứng. a) Xác định tên kim loại X. b) Tính thể tích không khí cần dùng. Biết không khí chứa 20% O2 và 80% N2 về thể tích. ĐỀ THI_ HÓA 10_ HK I 4
- GV: Đoàn Trường Phước – đt: 0378328422 Đề 6 (THPT Trần Phú: 11 – 12) Câu 1: (1đ) Viết CTCT của các chất sau: KClO3; H3PO4; NH3; SO2. Câu 2: (3đ) Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron. Xác định chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử, quá trình oxi hóa. a) Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O b) FeCO3 + NaNO3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + Na2SO4 + NO + CO2 + H2O Câu 3: (2đ) a) A ở chu kì 4, là nguyên tố khí hiếm. Viết cấu hình electron của A. b) Nguyên tố B ở chu kì 4, nhóm VIB. Viết cấu hình electron của B. c) R2+ có cấu hình electron kết thúc là 3d9. Viết vấu hình của R2+, R và R+. d) X2+ có tổng số hạt là 11, trong đó số hạt mang điện bằng 1,2 lần số hạt không mang điện. Viết cấu hình electron của X. Câu 4: (2đ) Hợp chất khí với hidro của một nguyên tố R là RH3. Oxit cao nhất của nó chứa 56,34% oxi về khối lượng. a) Xác định tên nguyên tố R. b) Cho 1 mol oxit cao nhất của R vào 1 lít H2O (D 1g / ml) . Tính nồng độ phần trăm của H2O dung dịch tạo thành. Câu 5: (1đ) Oxi hóa hoàn toàn 16,8 gam một kim loại A hóa trị 3 bằng khí clo. Sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn tăng thêm 31,95 gam. Xác định tên kim loại. Câu 6: (1đ) Ngâm một lá kim loại A có hóa trị 2 có khối lượng 60 gam trong dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 403,2 ml khí H 2 (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Xác định tên kim loại A. Đề 7 (THPT Trần Phú: 12 – 13) Câu 1: (1đ) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (nếu có): a) Bari clorua + natrisunfit b) Oxit sắt từ + axit sunfuric loãng c) Sắt + axit clohidric d) Canxi cacbonat + axit clohidric Câu 2: (1đ) Cu có hai đồng vị 63Cu và 65Cu; Oxi có 3 đồng vị 16O, 17O và 18O. Hãy viết các loại công thức phân tử đồng (II) oxit khác nhau. Câu 3: (2đ) Viết kí hiệu nguyên tử (theo đúng tên nguyên tố), cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố, xác định tính chất (kim loại, phi kim hay khí hiếm) biết: a) Nguyên tử X có điện tích hạt nhân là 13+, 14 nơtron. ĐỀ THI_ HÓA 10_ HK I 5
- GV: Đoàn Trường Phước – đt: 0378328422 b) Nguyên tử Y có tổng số hạt cơ bản là 46, trong đó số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện âm là 1 hạt. Câu 4: (1đ) Phân lớp electron có mức năng lượng cao nhất của nguyên tử hai nguyên tố A và B lần lượt là 3p và 4s. Tổng số electron của các phân lớp này bằng 5, và hiệu số e của chúng bằng 3. Viết cấu hình e của hai nguyên tố A và B. Câu 5: (2đ) a) Cho 2,3 gam natri tác dụng với 7,8 gam H 2O tạo thành dung dịch A. Tính nồng đô phần trăm của dung dịch A. b) Cần phải pha bao nhiêu gam KOH vào 1200 gam dung dịch KOH 12% để có dung dịch 20%. Câu 6: (2đ) Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,546. Trong tự nhiên Cu có 2 đồng vị 63Cu và 65Cu. a) Tính thành phần trăm về số nguyên tử của từng đồng vị. b) Nếu nguyên tử của 65Cu là 546 thì tương ứng sẽ có bao nhiêu nguyên tử 63Cu. 63 c) Tính thành phần trăm khối lượng của Cu trong CuO, biết MO=16. Câu 7: (1đ) Một nguyên tử X có 3 đồng vị: đồng vị I (92,3%), đồng vị II (4,7%) còn lại là đồng vị III. Biết tổng số khối của 3 đồng vị là 87. Tổng khối lượng của 200 nguyên tử X là 5621,4u. Mặt khác số nơtron trong đồng vị II nhiều hơn trong đồng vị I là 1 hạt. Xác định số khối các đồng vị. ĐỀ THI_ HÓA 10_ HK I 6
- GV: Đoàn Trường Phước – đt: 0378328422 Đề 8 (THPT Trần Phú: 15 – 16) Câu 1: Viết công thức cấu tạo của phân tử các chất sau: O2, SO3, HClO3, N2O5. Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s 22p6. Cation M2+ vầ anion X – có cấu hình electron giống cấu hình electron của R. Viết cấu hình electron của M và X, xác định vị trí của M và X trong bảng tuần hoàn. Câu 3: Cân bằng oxi hóa – khử bằng phương pháp thăng bằng electron (có xác định chất khử - chất oxi hóa). a) Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + NH4NO3 + H2O b) K2Cr2O7 + HCl → Cl2 + KCl + CrCl3 + H2O Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam kim loại kiềm thổ A vào 250 gam dung dịch HCl 4,38% thu được 2,24 lít H2 (đktc) và dung dịch B. a) Xác định tên kim loại A. b) Cho một nửa dung dịch B vào dung dịch NaOH 2M vừa đủ thu được kết tủa C. Tính khối lượng kết tủa C và thể tích dung dịch NaOH cần dùng. Câu 5: Nguyên tố R có hợp chất khí với hidro là RH3. Trong oxit cao nhất, R chiếm 25,9259% về khối lượng. a) Xác định tên nguyên tố R. b) Xác định công thức và tính chất của hidroxit tương ứng với hợp chất oxit cao nhất của R. Câu 6: Hòa tan 9,15 gam hỗm hợp hai kim loại (thuộc nhóm A, có một electron ngoài cùng) ở hai chu kì liên tiếp vào nước thu được dung dịch A và khí B. Nếu thêm 0,29 mol axit clohidric vào dung dịch A, sau phản ứng nhúng quỳ tím vào dung dịch thì quì tím hóa đỏ. Xác định tên 2 kim loại đó. ĐỀ THI_ HÓA 10_ HK I 7
- GV: Đoàn Trường Phước – đt: 0378328422 Đề 9 (THPT Trần Phú: Ban D: 16 – 17) Câu 1: (2đ) a) Viết công thức cấu tạo các chất sau: HNO3, HClO, NaHSO4, HCN. b) Cho các nguyên tố: N, Si, Cl, P. Sắp xếp theo chiều tính phi kim giảm dần và tính axit của oxit cao nhất tăng dần. Câu 2: (2đ) Cho các hợp chất sau CH4, KCl, P2O5, CaBr2, H2O a) Hợp chất nào là hợp chất ion? Giải thích sự hình thành liên kết trong các hợp chất đó. b) Viết PTPƯ có sự di chuyển e từ đơn chất để tạo các hợp chất ion trên. Câu 3: (1đ) Cho hai nguyên tố X và Y đứng kế nhau trong cùng một chu kỳ, có tổng số khối là 47 và tổng số nơtron là 24. Viết cấu hình e của ion tạo ra từ X và Y. – 6 2+ 6 Câu 4: (1đ) Ion X có cấu hình e cuối là 3p , ion Y có cấu hình e cuối là 3d . Viết cấu hình e của X, Y, X –, Y2+. Câu 5: (1đ) Hòa tan hoàn toàn 6,85 gam một kim loại Z nhóm IIA bằng 200 ml dd HCl 2M. Để trung hòa lượng axit dư cần 100ml dd NaOH 3M. Xác định tên Z. Câu 6: (2đ) Oxit cao nhất của nguyên tố R có dạng RO 3. Hợp chất khí của nó với Hidro chứa 5,88% hidro về khối lượng. a) Tìm tên R. b) Cho dung dịch muối XRO3 tác dụng vừa đủ với 30 gam dd HCl 36,5% thu được 31,2 gam muối XCl2. Xác định tên của X. Câu 7: (1đ) Cho 0,48 gam một kim loại nhóm IIA vào dd HCl dư sau phản ứng thu được dd có khối lượng tăng 0,44 gam. Xác định tên kim loại. ĐỀ THI_ HÓA 10_ HK I 8
- GV: Đoàn Trường Phước – đt: 0378328422 Đề 10 (THPT Nguyễn Chí Thanh: 11 – 12) Câu 1: Viết phương trình phản ứng (có ghi rõ số oxi hóa) theo yêu cầu a) 1 phản ứng hóa hợp không có sự thay đổi số oxi hóa. b) 1 phản ứng hóa hợp có sự thay đổi số oxi hóa. c) 1 phản ứng phân hủy không có sự thay đổi số oxi hóa. d) 1 phản ứng phân hủy có sự thay đổi số oxi hóa. Câu 2: Viết phương trình phản ứng điều chế muối kẽm clorua (không cần ghi số oxi hóa) bằng: a) 1 phản ứng hóa hợp. b) 1 phản ứng thế. c) 1 phản ứng trao đổi. Câu 3: Viết công thức của hợp chất (có ghi rõ số oxi hóa) trong đó: a) Nitơ lần lượt có số oxi hóa là +2; +5. b) Clo lần lượt có số oxi hóa là -1; +7. c) Lưu huỳnh lần lượt có số oxi hóa là +4; +6. d) Cacbon lần lượt có số oxi hóa là -4; +4. + 2– Câu 4: Hợp chất M2X được tạo thành từ 2 ion M và X . Số electron của 2 ion đều bằng 10. a) Viết cấu hình electron của M và X. b) Định vị trí của M và X trong bảng tuần hoàn (STT ô nguyên tố, chu kì, nhóm), không giải thích. c) Viết công thức và gọi tên hợp chất M2X. Câu 5: Nguyên tố R thuộc nhóm IA. Trong oxit cao nhất của R, có 82,98% R theo khối lượng. a) Xác định tên nguyên tố R. b) Hòa tan hoàn toàn 14,04 gam R vào 66,96 gam nước cất thu được dung dịch X. Tính C% của dung dịch X. Câu 6: Lập các phương trình hóa học của các phản ứng oxi hóa – khử sa theo phương pháp thăng bằng electron. Chỉ rõ chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử, quá trình oxi hóa. a) NH3 + CuO → N2 + Cu + H2O b) Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O c) FeS + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2 + H2O d) Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + N2O + H2O ĐỀ THI_ HÓA 10_ HK I 9
- GV: Đoàn Trường Phước – đt: 0378328422 Đề 11 (THPT Nguyễn Chí Thanh: 15 – 16) Câu 1: Viết công thức cấu tạo của các chất sau: CO2, HCl, SiF4, CH4. Câu 2: Tính số electron trong các ion sau: (Cho ZBr =35, ZCa=20, ZN=7, ZO=8, ZH=1) – 2+ – + a) Br b) Ca c) NO3 d) NH4 Câu 3: Cho các phương trình phản ứng sau: (1) Fe + HCl → FeCl2 + H2 (2) Fe + Cl2 → FeCl3 (3) Fe(OH)3 + HCl → FeCl3 + H2O (4) Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O Hãy xác định: a) Phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy. b) Phản ứng thế, phản ứng trao đổi. Câu 4: Viết phương trình hóa học của phản ứng (kèm mũi tên biểu diễn sự di chuyển electron) để hình thành các phân tử NaF và K2O từ các đơn chất tương ứng. Câu 5: Caton X3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 37. Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 9 hạt. a) Xác định số hiệu nguyên tử của X và gọi tên X. b) Viết cấu hình electron của X và cation x3+. Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 8,64 gam kim loại M thuộc nhóm IIA bằng 360 ml dung dịch HCl 2M vừa đủ. Sau phản ứng thu được dung dịch X và khí H2. a) Viết phương trình hóa học xảy ra và xác định M. b) Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu muối khan ? Câu 7 : Cân bằng phản ứng oxi hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng electron. Chỉ rõ chất khử, chất oxi hóa, quá trình oxi hóa, quá trình khử. a) Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + H2O b) NaCrO2 + Br2 + NaOH → Na2CrO4 + NaBr + H2O Câu 8: Cho các chất sau: HF, HCl, HBr, HI. Hãy sắp xếp thành dãy tăng dần độ phân cực của liên kết trong phân tử? Giải thích sự sắp xếp. ĐỀ THI_ HÓA 10_ HK I 10
- GV: Đoàn Trường Phước – đt: 0378328422 Đề 12 (THPT Tây Thạnh: 10 – 11) Câu 1: (2đ) Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron. a) H2SO4 + HI → I2 + H2S + H2O b) K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O Câu 2: (1đ) Đồng có hai đồng vị là 63Cu và 65Cu. Biết nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,546 đvC. Tính % số nguyên tử của mỗi đồng vị. Câu 3: (2,5đ) Tổng số hạt trong nguyên tử của nguyên tố A là 34, biết nguyên tử của nguyên tố A có số khối không quá 23. a) Viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố A. b) Viết quá trình hình thành ion từ nguyên tử A. Câu 4: (2,5đ) Hòa tan hoàn toàn 6g oxit một kim loại X thuộc nhóm IIA cần dùng vừa đủ 300ml dung dịch HCl 1M. a) Xác định tên kim loại X. b) Cho dung dịch thu được sau phản ứng tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. Tính khối lượng muối tan thu được. Câu 5: (2đ) Cho nguyên tố A, M, N có số hiệu nguyên tử lần lượt là 7, 12, 15. a) Xác định vị trí của các nguyên tố này trong bảng hệ thống tuần hoàn (gồm chu kì, nhóm). b) Cho biết công thức oxit tương ứng. c) Xếp các oxit này theo thứ tự tính axit tăng dần (giải thích). ĐỀ THI_ HÓA 10_ HK I 11
- GV: Đoàn Trường Phước – đt: 0378328422 Đề 13 (THPT Tây Thạnh: 15 – 16) Câu 1: Cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron, ghi rõ chất khử, chất oxi hóa: a) SO2 + KClO4 + H2O → KCl + H2SO4 b) FeS + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O Câu 2: Viết CTCT, CT electron của: NH3, Cl2, C2H6O. Câu 3: Giải thích sự hình thành liên kết trong hợp chất khi cho Mg tác dụng với Flo và viết phương trình biểu diễn sự di chuyển electron. Cho biết Z của Mg = 12; F = 9. Câu 4: Tổng số hạt có trong ion X – là 53 hạt. Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang là 17 hạt. Xác định điện tích hạt nhân trong nguyên tử X. Câu 5: a) Viết cấu hình electron của lưu huỳnh (Z=16), cho biết công thức oxit cao nhất, hợp chất khí với hidro và hidroxit tương ứng. b) Một hidroxit có dạng HRO 4, trong đó R chiếm 55,172% về khối lượng. Tìm công thức của HRO4. A) Phần dành cho học sinh khối A, C, D Câu 6: Hòa tan kim loại M có hóa trị I vào 68,4375 (g) dung dịch HCl 8% phản ứng vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 18,15 (g) chất rắn khan. Xác định kí hiệu hóa học của kim loại M. Câu 7: Cho 6,21 (g) Al vào dung dịch HNO3 loãng, vừa đủ. Sau phản ứng chỉ có muối nhôm nitrat và hỗn hợp khí gồm NO và N 2O có tỉ lệ mol là 2:5 (phản ứng hoàn toàn). Tính thể tích khí N 2O sinh ra (đktc). B) Phần dành cho học sinh khối A1, A2, B Câu 8: Hòa tan hết 2,8 (g) kim loại E (thuộc nhóm IIA) vào nước dư thì thu được dung dịch G. Để trung hòa dung dịch G cần dùng 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,75M và H2SO4 0,625M. Xác định kí hiệu hóa học của kim loại E. Câu 9: Cho phản ứng: aMg + bHNO3 → cMg(NO3)2 + dN2 + (1,75d)N2O + (2d)NO + eH2O Với a, b, c, d, e là hệ số tối giản của các chất trong phản ứng. Giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng có 5,32 (l) khí thoát ra (đktc). Tính khối lượng Mg đã dùng ban đầu. ĐỀ THI_ HÓA 10_ HK I 12
- GV: Đoàn Trường Phước – đt: 0378328422 Đề 14 (THPT Phú Nhuận: 15 – 16) Câu 1: Biểu diễn công thức cấu tạo của các chất sau: CH4, CO2, HClO4, Mg(NO3)2 14 16 23 31 Câu 2: Cho 7 N, 8 O, 11 Na, 15 P. – a) Tính số hạt proton của Na3PO4, NO3 . 3– b) Tính số hạt electron của P2O5, PO4 . Câu 3: Cân bằng các phản ứng hóa học theo phương pháp thăng bằng electron. Xác định rõ chất oxi hóa, chất khử. a) NH3 + O2 → N2 + H2O b) Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2O + H2O Câu 4: Nguyên tử X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3p1. a) Xác định tên nguyên tố X. b) Xác định vị trí (số thứ tự nguyên tố, chu kì, nhóm A hay B: có giải thích) và tính chất của nguyên tố X (loại nguyên tố, khả năng tạo thành ion, hợp chất oxit cao nhất, hợp chất hydroxit). Câu 5: Hòa tan 5,67 (g) kim loại X thuộc nhóm IIIA vào dung dịch HCl (có dư 12% so với nhu cầu), sau phản ứng thu được 7,056 (l) khí (đktc). Xác định tên kim loại X và tính khối lượng dung dịch HCl loãng 22% đã sử dụng ban đầu. Câu 6: Hòa tan hết 20 (g) hỗn hợp 2 kim loại X, Y cùng nhóm IIA (thuộc 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn) vào dung dịch HCl dư thu được 15,68 (l) khí (đktc). a) Định tên kim loại X, Y. b) Tính % mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. ĐỀ THI_ HÓA 10_ HK I 13
- GV: Đoàn Trường Phước – đt: 0378328422 Đề 15 (THPT Nguyễn Thượng Hiền: 15 – 16) Câu 1: Cho các nguyên tố: K (Z=19), S (Z=16), Ca (Z=20), Cl (Z=17). Viết sơ đồ electron của sự hình thành liên kết trong phân tử K2S, CaCl2. Câu 2: Viết công thức cấu tạo của các chất sau: CaCO3, SO2, Ca3(PO4)3, Na2SO4. Câu 3: Cân bằng các phản ứng oxi hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng electron. Cho biết chất khử, chất oxi hóa, quá trình oxi hóa, quá trình khử. a) Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O b) KMnO4 + Na2SO3 + H2SO4 → MnSO4 + K2SO4 + Na2SO4 + H2O Câu 4: Một nguyên tố R thuộc nhóm VIIA. Trong hợp chất của R với hidro có chứa 97,26% khối lượng của nguyên tố R. a) Xác định nguyên tố R. b) Cho biết tính chất cơ bản của nguyên tố R. c) Cho 22,4 (g) hỗn hợp gồm kim loại A hóa trị II và CaCO 3 tác dụng với dung dịch HR dư thu được 6,72 (l) hỗn hợp Y (đktc) có d =15. Xác định tên kim loại A và khối lượng Y/H2 muối khan thu được sau phản ứng. Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 2,16 (g) hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm A, B ở 2 chu kì liên tiếp nhau vào 200 ml nước thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X cần 100 ml dung dịch H 2SO4 0,4M. a) Xác định hai kim loại A, B. b) Tính C% của các chất trong dung dịch X (biết D 1g / ml ). H2O ĐỀ THI_ HÓA 10_ HK I 14
- GV: Đoàn Trường Phước – đt: 0378328422 Đề 16 (THPT Hàn Thuyên: 15 – 16) Câu 1: Viết công thức cấu tạo của hợp chất SiH4, N2, C2H6. Câu 2: a) Bổ túc các quá trình hình thành các ion sau đây từ các nguyên tử tương ứng: Mg → Mg2+; Al → Al3+; S → S2–; Cl → Cl – 3+ 2– b) Viết cấu hình electron của các ion sau: 26Fe ; 16S . 7 40 2 14 3 3 Câu 3: Xác định số proton, nơtron, electron của các ion sau: 3 Li , 20 Ca , 7 N ,PO4 (với 31 16 15 P, 8O) . Câu 4: So sánh tính kim loại của các nguyên tố X, Y, Z, T biết: X: chu kì 4, nhóm IA Z: chu kì 3, nhóm IA Y: chu kì 4, nhóm IIA T : chu kì 3, nhóm IIA Câu 5: Cho các phát biểu sau đúng hay sai? a) Cho các nguyên tử nguyên tố X có mức năng lượng cao nhất là 3p 5. Suy ra nguyên tố X thuộc nhóm VA. b) Nguyên tố Y thuộc chu kì 3, nhóm VIA. Y là phi kim. c) Liên kết giữa Na và Cl trong phân tử NaCl thuộc loại liên kết ion. d) Flo là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất trong bảng HTTH. Câu 6: Cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thằng bằng electron. Xác định chất khử, chất oxi hóa. Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O + NH4NO3 Câu 7: Cho phản ứng sau: Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + SO2 + H2O a) Cân bằng phản ứng trên. b) Nếu dùng 3,24 gam Al phản ứng vừa đủ với dung dịch H 2SO4 đậm đặc nói trên thì thu được bao nhiêu lít khí SO2 (đktc). Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np5. Trong hợp chất khí với hidro của nguyên tố R, thì nguyên tố R chiếm 97,26% khối lượng. a) Tìm tên nguyên tố R. b) Hòa tan 14,6 g hợp chất khí với hidro của nguyên tố R nói trên vào nước thành dung dịch A. Trung hòa dung dịch A vần V ml dung dịch Ba(OH)2 1,2M. Tìm giá trị V. Đề 17 (THPT Hàn Thuyên: 16 – 17) 1 16 Bài 1: (1đ) Cho 1H, 8O . Hãy xác định số proton, số nơtron, số e của: a) Cation H+ b) Anion OH– Bài 2: (1đ) Hoàn thành các quá trình tạo thành ion sau: a) Al → Al3+ + ? 2– b) O2 + ? → 2 O c) N + ? → N3– b) Fe2+ → Fe3+ + ? Bài 3: (1đ) Cho O (Z=8), N (Z=7), Cl (Z=17), H (Z=1), C (Z=6). Viết công thức cấu tạo của các chất sau: O2, N2, HClO, CH2O. ĐỀ THI_ HÓA 10_ HK I 15
- GV: Đoàn Trường Phước – đt: 0378328422 Bài 4: (1đ) Dựa vào luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy so sánh tính phi kim của các nguyên tố sao: O (Z=8), S (Z=16), F (Z=9), P (Z=15). Bài 5: (2đ) Cân bằng phương trình hóa học của các phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron và cho biết chất khử, chất oxi hóa ở mỗi phản ứng. a) Fe2O3 + CO → Fe + CO2 b) K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O Bài 6: (2đ) Nguyên tố R ở nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Oxit cao nhất của R chứa 56,34% oxi về khối lượng. a) Tìm tên nguyên tố R. Viết công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất khí với hidro của R. b) Cho 14,2 gam oxit cao nhất ở trên tác dụng hết với nước thu được 250 gam dung dịch axit. Viết phương trình hóa học và tính nồng độ phần trăm của dung dịch axit. Bài 7: (2đ) Cho 7,8 gam một kim loại X (ở nhóm IA trong bảng tuần hoàn) tác dụng hết với nước, thu được 200 ml dung dịch chứa 11,2 gam chất tan XOH. a) Tìm tên kim loại X và nồng độ mol của XOH trong dung dịch. b) Tính thể tích dd H2SO4 0,5M cần để trung hòa 100 ml dd XO ĐỀ THI_ HÓA 10_ HK I 16
- GV: Đoàn Trường Phước – đt: 0378328422 Đề 18 (THPT Nguyễn Khuyến: 14 – 15) Câu 1: Nguyên tử X có Z = 20; nguyên tử Y có Z = 17. a) Viết cấu hình electron của các nguyên tử và các ion sau: X, Y, X2+, Y –. b) Cho biết tính chất cơ bản (kim loại, phi kim) và định vị trí (chu kì, nhóm) của X, Y trong bảng tuần hoàn (không giải thích). c) Viết công thức oxit cao nhất và hidroxit (tương ứng với các oxit cao nhất) của X, Y. Câu 2: a) Viết công thức cấu tạo phân tử của: CO2 và NH3 (6C, 8O, 7N, 1H) b) Cân bằng phản ứng oxi hóa khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron. Xác định chất khử, chất oxi hóa: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O c) Cho độ âm điện của các nguyên tố sau: Nguyên S O H C Ba F Cs Cl tố Độ âm 2,58 3,44 2,20 2,55 0,89 3,98 0,79 3,16 điện Tính hiệu độ âm điện và sắp xếp các phân tử sau theo chiều tăng dần độ phân cực: CsCl, H 2O, CS2, BaF2. Liên kết trong phân tử CS2 thuộc loại liên kết hóa học nào? (liên kết cộng hóa trị có cực, liên kết cộng hóa trị không cực, liên kết ion). Câu 3: a) Tổng số hạt cơ bản (e, p, n) trong nguyên tử của nguyên tố R là 46. Trong đó, tổng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 14. Xác định tên nguyên tố, công thức với khí hidro của R. b) Hoàn tan hoàn toàn 16,44 gam kim loại M (hóa trị n) vào 200 gam nước (dư), thu được 2,688 lít khí (đktc) và dung dịch A. Xác định tên kim loại và nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch sau phản ứng. Câu 4: Cho 17,2 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Zn, Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V1 lít H2. Mặt khác để oxi hóa hoàn toàn 17,2 gam hỗn hợp X cần V2 lít Cl2. Biết V2 – V1 = 2,016 lít, các khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính phần tram khối lượng của Fe trong hỗn hợp X. Đề 19 (THPT Nguyễn Khuyến: 15– 16) Câu 1: a) Cho các chất sau: H2SO4; Na2O; N2; BaCl2; K2S. Dự đoán liên kết hóa học trong các hợp chất đã cho (liên kết ion, liên kết cộng hóa trị). b) Giải thích sự liên kết hóa học được hình thành trong phân tử BaCl2. c) Viết CTCT các hợp chất sau: C3H8, HNO3, CO2. Câu 2: Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron (có xác định chất khử, chất oxi hóa): a) Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + NH4NO3 + H2O b) KMnO4 + HCl → Cl2 + MnCl2 + KCl + H2O Câu 3: Cho X2+ có cấu hình electron là 1s22s22p6. Hãy xác định vị trí của nguyên tố X trong bảng hệ thống tuần hoàn, dự đoán tính chất của X. 2 – + Câu 4: Tính số electron trong các ion sau: SO4 ; NH4 ĐỀ THI_ HÓA 10_ HK I 17
- GV: Đoàn Trường Phước – đt: 0378328422 Câu 5: Hỗn hợp A gồm 2 kim loại X, Y thuộc hai chu kì liên tiếp ở nhóm IA. Cho 8,15 gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được 2,8 lít khí (đktc). a) Xác định X và Y. b) Nếu hòa tan 8,15 gam hỗn hợp A vào nước thu được dung dịch B. Tính thể tích dung dịch HCl 1M cần dung để trung hòa hết dung dịch B. Câu 6: Cho nhôm vào dung dịch HNO3 loãng thu được Al(NO3)3, N2O, H2O. a) Hoàn thành phương trình phản ứng. b) Tính thể tích khí thu được (đktc) nếu dùng 5 gam nhôm. Câu 7: Hòa tan 10,7 gam hidroxit kim loại hóa trị III bằng 300ml dung dịch HCl 1M. Xác định tên kim loại. ĐỀ THI_ HÓA 10_ HK I 18
- GV: Đoàn Trường Phước – đt: 0378328422 Đề 20 (THPT Nguyễn Khuyến: 16 – 17) Câu 1: (2đ) Trong dãy các kí hiệu nguyên tử sau: 14 16 15 18 56 56 17 20 23 22 7 A; 8B; 7 D; 8E; 26 G; 27 H; 8I; 10 J; 11K; 10 M a) Nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hóa học? b) Xác định điện tích hạt nhân, số nơtron, số proton, số khối của 238U 92 Câu 2: (2đ) Viết cấu hình electron đầy đủ của nguyên tử, xác định tính chất (kim loại, phi kim) và vị trí của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 16 và 26. Câu 3: (2đ) a) Viết cấu hình e và tính số đơn vị điện tích hạt nhân trong các trường hợp sau: - A ở chu kỳ 3, nhóm VA - M ở chu kỳ 4, nhóm VIB b) 2 nguyên tố X, Y nằm cùng chu kỳ, thuộc 2 nhóm liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn có tổng số hiệu nguyên tử là 31. Xác định tên 2 nguyên tố trên. Câu 4: (2đ) Một nguyên tử R có tổng số hạt là 34, trong đó số hạt mang điện nhiều gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. a) Viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố R b) Nguyên tố M có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện của R là 10 hạt. Xác định vị trí (chu kì, nhóm) của M trong bảng tuần hoàn. Câu 5: (2đ) a) Khối lượng nguyên tử Bo bằng 10,81 (u). Bo trong tự nhiên gồm hai đồng vị 10B và 11B. 11 Hỏi có bao nhiêu phần trăm B trong axit boric H3BO3. (Cho H = 1; O = 16) b) Một nguyên tử R có 2 đồng vị. Đồng vị thứ nhất chiếm 27%. Đồng vị thứ hai kém đồng vị thứ nhất 2 nơtron. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố R là 63,54 (u). Hãy xác định số khối của từng đồng vị. ĐỀ THI_ HÓA 10_ HK I 19
- GV: Đoàn Trường Phước – đt: 0378328422 Đề 21 (THPT Nguyễn Du: 15 – 16) Câu 1: Dựa vào giá trị hiệu độ âm điện hãy sắp xếp các chất sau theo thứ tự tăng dần độ phân cực: Br2, HBr, NaBr, AlBr3. Nguyên tố Br H Na Al Độ âm điện 2,96 2,20 0,93 1,61 Câu 2: a) Biểu diễn sự liên kết cộng hóa trị trong hợp chất N2 b) Biểu diễn sự hình thành liên kết ion trong hợp chất Na2O. Câu 3: Viết công thức cấu tạo hợp chất: Al2(SO4)3, H3PO4, SiO2, C2H3Cl. Câu 4: Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron (có xác định chất khử - chất oxi hóa) a) Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + N2 + H2O b) K2Cr2O7 + HCl → Cl2 + KCl + CrCl3 + H2O Câu 5: Cho m gam Mg tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch chứa muối Mg(NO3)2 và hỗn hợp khí gồm 0,224 lít khí NO, 0,336 lít khí N 2O. Thể tích các khí được đo ở đktc. Tính m. Câu 6: Cho 20,2 gam hỗn hợp hai kim loại A, B cùng thuộc nhóm IA ở hai chu kì liên tiếp vào dung dịch HCl dư thì thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). a) Xác định A, B. b) Tính số mol mỗi kim loại trong hỗn hợp. ĐỀ THI_ HÓA 10_ HK I 20
- GV: Đoàn Trường Phước – đt: 0378328422 Đề 22 (THPT Nguyễn Du: 17 – 18) Câu 1: a) (1đ) Mô tả sự hình thành liên kết ion trong phân tử Al2O3. b) (1đ) Mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử HCl. Câu 2: (1đ) Cho biết độ âm điện của H = 2,2; N = 3,04; Cl = 3,16; Na = 0,93. Dựa theo hiệu độ âm điện, hãy xác định loại liên kết trong mỗi chất sau: NH3, NaCl (có giải thích). Câu 3: (1đ) Viết CTCT của: N2, H2S, C2H4, H2SO4. Câu 4: (2đ) Cân bằng các phản ứng oxi hóa khử sau. Xác định chất khử, chất oxi hóa: a) H2S + Br2 + H2O H2SO4 + HBr b) HCl + KMnO4 Cl2 + MnCl2 + KCl + H2O Câu 5: (2đ) Hòa tan hoàn toàn 4,92 gam hỗn hợp Al và Cu bằng dung dịch H 2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch X chứa hai muối Al2(SO4)3, CuSO4; 0,672 lít khí SO2 (đktc; khí mùi hắc) và 0,96 gam lưu huỳnh (chất rắn màu vàng). Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Câu 6: (1đ) Cho kim loại Ba tác dụng với 186,5 ml H2O (d = 1 g/ml) thì thấy Ba tan hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí (đktc). Tính C% của chất trong dung dịch sau phản ứng. ĐỀ THI_ HÓA 10_ HK I 21
- GV: Đoàn Trường Phước – đt: 0378328422 Câu 7: (1đ) a) (0,5đ) Phân tử nước được cấu tạo từ một 2 nguyên tử oxi (O) và hai nguyên tử hidro (H) bằng các liên kết cộng hóa trị. Do Oxi có độ âm điện cao hơn Hidro, làm đôi electron trong các liên kết bị kéo lệch về phía Oxi, nên phân tử nước chia làm 2 đầu tích điện trái dấu nhau, từ đó làm cho nước có tính phân cực. Các hợp chất ion, hợp chất cộng hóa trị có cực thường tan nhiều trong nước. Cho các chất sau: muối ăn (NaCl), khí hydro clorua (HCl), khí metan (CH4), iot (I2). Để hòa tan các chất trên, em hãy cho biết chất nào có thể dùng nước làm dung môi hòa tan (không cần giải thích). Biết: Nguyên tố Na Cl H C I Độ âm điện 0,93 3,16 2,2 2,55 2,66 b) (0,5đ) Phản ứng oxi hóa khử là một trong những quá trình quan trọng nhất của thiên nhiên. Trong các quá trình sau; - Quá trình 1: Sự hô hấp - Quá trình 2: Đồ ăn để lâu bị ôi thiu, thối rửa (do bảo quản không đúng cách). - Quá trình 3: Đốt cháy than, củi, khí gas. - Quá trình 4: Nung đá vôi để sản xuất vôi. t0 (CaCO3 CaO + CO2) - Quá trình 5: Muối ăn tan trong nước. - Quá trình 6: Natri tan trong nước. (Na + H2O NaOH + H2) Em hãy cho biết quá trình nào KHÔNG phả là quá trình oxi hóa khử (không cần giải thích)? ĐỀ THI_ HÓA 10_ HK I 22
- GV: Đoàn Trường Phước – đt: 0378328422 Đề 23 16 32 Câu 1: [1,0 điểm] Cho 8O; 16S . Hãy xác định số proton, số nơtron, số e của: 2– a) Hợp chất SO2 b) Anion SO4 Câu 2: [1,0 điểm] Nguyên tử Ne (Z=10). Y3+ có cấu hình electron giống nguyên tử Ne. Xác định cấu hình electron của Y và định vị trí của Y trong bảng tuần hoàn. 79 81 Câu 3: [1,0 điểm] Nguyên tố Br có hai đồng vị là Br và Br có nguyên tử khối trung bình là 81 79,91. Tính % về khối lượng của Br trong HBrO3. Câu 4: [1,0 điểm] So sánh tính phi kim của: S (Z=16); F (Z=9); Cl (Z = 17); P (Z=15). Câu 5: [1,0 điểm] Viết công thức cấu tạo và công thức electron của: SiH4; CH2O. Câu 6: [1,0 điểm] Viết 02 PTHH điều chế ZnCl 2 bằng phản ứng hóa hợp và phản ứng thế, xác định số oxi hóa của các nguyên tố có sự thay đổi số oxi hóa (nếu có). Câu 7: [1,0 điểm] Hợp chất khí với hidro của R có dạng RH3. Trong oxit cao nhất của R, nguyên tố oxi chiếm 56,34% về khối lượng. a) Xác định nguyên tố R. b) Cho 11,36 (g) oxit cao nhất của R ở trên tác dụng hoàn toàn với 150 ml nước (d = 1 g/ml) thu được dung dịch A. Tính nồng độ % của dung dịch A. ĐỀ THI_ HÓA 10_ HK I 23
- GV: Đoàn Trường Phước – đt: 0378328422 Câu 8: [1,5 điểm] Cân bằng phản ứng oxi hóa–khử sau theo phương pháp thăng bằng electron. Chỉ rõ chất khử, chất oxi hóa, quá trình oxi hóa, quá trình khử. a) NaClO + KI + H2SO4 I2 + NaCl + K2SO4 + H2O b) KMnO4 + FeCl2 + H2SO4 K2SO4 + MnSO4 + Fe2(SO4)3 + Cl2 + H2O Câu 9: [1,5 điểm] Oxi hóa hoàn toàn kim loại X thuộc nhóm IIIA trong bảng tuần hoàn, cần dùng hết 806,4 (ml) khí oxi (ở đktc) thu được 2,448 (g) oxit của X. a) Xác định tên kim loại X. b) Nếu lấy toàn bộ 2,448 (g) oxit ở trên thực hiện phản ứng điện phân nóng chảy với Criolit thì thu được bao nhiêu (g) kim loại, biết hiệu suất phản ứng đạt 80%. ĐỀ THI_ HÓA 10_ HK I 24
- GV: Đoàn Trường Phước – đt: 0378328422 Đề 24 2 14 16 31 Câu 1: [1,0 điểm] Cho 1H; 7 N; 8O; 15P . Hãy xác định số proton, số nơtron, số e của: + 3– a) Cation NH4 b) Anion PO4 Câu 2: [1,0 điểm] Nguyên tử Y có tổng số hạt cơ bản là 34 và có số khối không quá 23. Xác định cấu hình electron của Y, tên nguyên tố và định vị trí của Y trong bảng tuần hoàn. Câu 3: [1,0 điểm] Nguyên tố Cu có hai đồng vị, có nguyên tử khối trung bình là 63,546. Trong đó đồng vị 63Cu chiếm 72,7%. Tìm số khối của đồng vị còn lại và tính % về khối lượng của đồng vị đó trong CuSO4. Câu 4: [1,0 điểm] So sánh tính kim loại của: Ca (Z=20); B (Z=5); Al (Z = 13); Mg (Z=12). Câu 5: [1,0 điểm] Viết công thức cấu tạo của: HNO3; H2O; KHSO3; C2H5OH. Câu 6: [1,0 điểm] Viết 02 PTHH điều chế KCl bằng phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy, xác định số oxi hóa của các nguyên tố có sự thay đổi số oxi hóa (nếu có). Câu 7: [1,0 điểm] Oxit cao nhất của R có dạng RO3. Trong hợp chất khí với hidro của R, nguyên tố hiđro chiếm 5,88% về khối lượng. a) Xác định nguyên tố R. b) Cho 6,4 (g) oxit cao nhất của R ở trên tác dụng hoàn toàn với 80 ml nước (d = 1 g/ml) thu được dung dịch A. Tính nồng độ % của dung dịch A. Câu 8: [1,5 điểm] Cân bằng phản ứng oxi hóa–khử sau theo phương pháp thăng bằng electron. Chỉ rõ chất khử, chất oxi hóa, quá trình oxi hóa, quá trình khử. a) Al + HNO3 Al(NO3)3 + NH4NO4 + H2O b) FeSO4 + KMnO4 + H2O Fe(OH)3 + Fe2(SO4)3 + MnO2 + K2SO4 Câu 9: [1,5 điểm] Cho 3,24 (g) hỗn hợp 02 kim loại kiềm thuộc hai chu kì kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn tác dụng với nước dư thu được dung dịch B và 1,344 lít khí (ở đktc). a) Xác định tên 02 kim loại kiềm. b) Nếu lấy dung dịc B ở trên cho tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch sắt (III) sunfat thu được kết tủa C. Lọc lấy kết tủa C, đun nóng đến khối lượng không đổi thu được m (g) chất rắn D. Xác định giá trị m. ĐỀ THI_ HÓA 10_ HK I 25
- GV: Đoàn Trường Phước – đt: 0378328422 Đề 25 Câu 1: [1,0 điểm] Viết công thức cấu tạo của các chất sau: H2SO4, Na2CO3, N2O5, CH4O. Câu 2: [1,0 điểm] Cho các phản ứng sau: Fe + 2HCl FeCl2 + 2H2 (1) P2O5 + H2O H3PO4 (2) CuO + 2HCl CuCl2 + H2O (3) t0 2KClO3 2KCl + 3O2 (4) a) Xác định phản ứng nào là phản ứng hóa hợp, phân hủy, thế, trao đổi. b) Phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử? Xác định số oxi hóa của nguyên tố thay đổi. Câu 3: [1,0 điểm] Những phát biểu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai? a) Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng 1 nhóm có số electron bằng nhau. b) Trong một nhóm A, khi đi từ trên xuống, tính kim loại giảm, tính phi kim tăng. c) Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng 1 chu kì có cùng số lớp electron. d) Kim loại kiềm đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2. e) Trừ heli, các khí hiếm đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np6. Câu 4: [1,0 điểm] Cho: Ca (Z=20); K (Z=19); Al (Z = 13); Mg (Z=12). Sắp xếp tính bazơ của hiđroxit tương ứng theo chiều tăng dần. Câu 5: [1,0 điểm] Viết phương trình hóa học có kèm mũi tên di chuyển electron tạo thành các hợp chất sau từ đơn chất tương ứng: K2O; BaCl2; Zn3N2; Al4C3. 2– 2– Câu 6: [1,0 điểm] Ion AB3 và AB4 có tổng số electron lần lượt là 42 và 50. Xác định tên nguyên 2– 2– tố A và B; viết công thức của AB3 và AB4 . Câu 7: [1,0 điểm] Nguyên tố R thuộc nhóm VA. Trong oxit cao nhất của A, có chứa 25,93% R về khối lượng. Tìm tên nguyên tố R, viết công thức hợp chất khí với hiđro của R. Câu 8: [1,5 điểm] Cân bằng phản ứng oxi hóa–khử sau theo phương pháp thăng bằng electron. Chỉ rõ chất khử, chất oxi hóa, quá trình oxi hóa, quá trình khử. c) KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O d) Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + N2O + H2O Câu 9: [1,5 điểm] Cho 1,827 (g) hidroxit của kim loại X thuộc nhóm IIA tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 1,26M thu được 60 (g) dung dịch Y. a) Xác định kim loại X. b) Cho dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 100 (g) dung dịch AgNO3 thu được m (g) kết tủa và dung dịch Z. Tìm giá trị m và nồng độ % của dung dịch Z. ĐỀ THI_ HÓA 10_ HK I 26
- GV: Đoàn Trường Phước – đt: 0378328422 ĐỀ THI_ HÓA 10_ HK I 27
- GV: Đoàn Trường Phước – đt: 0378328422 Đề 26 Câu 1: a) [1,0 điểm] Mô tả sự hình thành liên kết ion trong phân tử CaO. b) [1,0 điểm] Mô tả sự hình thành liên cộng hóa trị trong phân tử H2O. Câu 2: [1,0 điểm] Cho biết độ âm điện của N = 3,04; H = 2,2; P = 2,19; C = 2,55; O = 3,44; K = 0,82; Cl = 3,16. a) Dựa vào hiệu âm điện xác định loại liên kết trong các phân tử sau: CO2; KCl. b) Dựa vào hiệu độ âm điện sắp xếp các chất sau theo chiều tính phân cực giảm dần: NH 3, PH3. Câu 3: [1,0 điểm] Viết công thức cấu tạo của: H2SO3; H2S; SO2; C2H4. Câu 4: [2,0 điểm] Cân bằng phản ứng oxi hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng electron. Xác định rõ chất khử, chất oxi hóa, quá trình oxi hóa, quá trình khử. a) Cu + NaNO3 + HCl CuCl2 + NaCl + NO + H2O b) FeO + HNO3 Fe(NO3)3 + N2O + H2O Câu 5: [1,0 điểm] Tổng số hạt trong ion X3+ là 37 hạt, trong đó số hạt mang điện và số hạt không mang điện có tỉ lệ là 23 : 14. Xác định nguyên tố X, viết cấu hình electron của X, X3+. Câu 6: [1,0 điểm] Cho 0,2 mol kim loại R thuộc nhóm IIA tác dụng hết với khí oxi thu được 8 gam oxit. Viết phương trình phản ứng xảy ra. Cho biết tên của R. Câu 7: [1,0 điểm] Cho kim loại Na vào 50 ml nước thu được dung dịch Y và 4480 ml khí H 2 (đktc). Tính nồng độ phần trăm dung dịch Y. Câu 8: [1,0 điểm] Hoàn tan hoàn toàn 5,95 gam hỗn hợp A gồm Zn và Al vào dung dịch H 2SO4 đặc, nóng thu được 2,24 lít SO2 (đktc) và 0,56 lít khí H2S (đktc). Tính % khối lưỡng mỗi kim loại trong A. Câu 9: [Làm thêm] Hidro có hai đồng vị: 1H và 2H, nguyên tử khối trung bình là 1,008. Hỏi có 2 bao nhiêu nguyên tử H có trong 4,5 ml H2O. (biết khối lượng riêng của H2O là 1 g/ml). ĐỀ THI_ HÓA 10_ HK I 28