29 Đề thi HSG cấp Huyện môn Văn 8 (Có đáp án)

docx 160 trang Thái Huy 06/04/2025 1080
Bạn đang xem 25 trang mẫu của tài liệu "29 Đề thi HSG cấp Huyện môn Văn 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx29_de_thi_hsg_cap_huyen_mon_van_8_co_dap_an.docx

Nội dung text: 29 Đề thi HSG cấp Huyện môn Văn 8 (Có đáp án)

  1. 29 Đề thi HSG cấp Huyện môn Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU NỘI DUNG ĐIỂM PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) 1 - Điều góp phần thiết lập nên cái nhìn tổng quát về bản chất của mỗi cá nhân là: “Sẵn sàng chịu trách nhiệm về bản thân, cam kết giữ vững lập trường thay vì sự phụ thuộc 0,5 vào ý kiến người khác.” 2 - Em hiểu “ Tự giác chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân” là: làm chủ và sẵn sàng nhận trách nhiệm về hành vi của mình mà không cần ai nhắc nhở, thúc 1,0 giục,... - Tác giả nói: “Việc giải phóng bản thân khỏi sự kiểm soát của người khác có lợi cho cả hai bên” vì: + Đối với người bị kiểm soát: khiến họ tự tin, phát huy ưu thế của bản thân. (0.5 3 điểm) 1,0 + Đối với người kiểm soát: học được cách tôn trọng người khác, từ đó có được mối quan hệ bình đẳng, hài hòa. (0.5 điểm) - HS có thể rút ra được nhiều bài học khác nhau từ đoạn trích nhưng phải hợp lý, đảm bảo chuẩn mực đạo đức. Có thể là: Phải có sự độc lập trong suy nghĩ và hành động; tự giác chịu trách 4 1,5 nhiệm về suy nghĩ và hành vi của bản thân, - Trình bày đảm bảo về hình thức: đoạn văn khoảng 3 - 5 dòng, rõ ràng mạch lạc. (Nội dung 1,0 điểm, hình thức 0,5 điểm) PHẦN II. VIẾT 16,0 Nêu ý kiến của em về sự cần thiết của “việc tự giác chịu trách nhiệm về hành vi” đối với bản thân của mỗi người trong cuộc sống. 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận: Mở đoạn giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân đoạn làm rõ vấn đề nghị luận, triển khai được luận điểm; Kết đoạn khái 0,25 quát được vấn đề nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Sự cần thiết của “việc tự giác chịu trách nhiệm 0,25 về hành vi” đối với bản thân của mỗi người trong cuộc sống. c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn. 1 Có thể viết đoạn văn theo hướng sau: -“Việc tự giác chịu trách nhiệm về hành vi” là một biểu hiện của lòng tự trọng, khiến con người trưởng thành hơn, không dựa dẫm vào người khác - “Việc tự giác chịu trách nhiệm về hành vi” là cần thiết để: + Giúp con người có thái độ nghiêm túc, cẩn trọng trong công việc; hoàn thiện 3,0 nhân cách, tạo được uy tín cho bản thân, được mọi người tin tưởng, yêu quý; có nhiều cơ hội để thành công... + Giúp con người luôn cố gắng học hỏi, rèn luyện bản thân. + Cải thiện các mối quan hệ; góp phần xây dựng xã hội văn minh, phát triển, ... (Học sinh lựa chọn dẫn chứng hợp lí.) c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, có sự sáng tạo riêng của người viết. 0,25 DeThi.edu.vn
  2. 29 Đề thi HSG cấp Huyện môn Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn d. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 “Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư”. (Lê Ngọc Trà) 12,0 Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ “Không có gì tự đến đâu con” của tác giả Nguyễn Đăng Tấn. a. Đảm bảo thể thức, yêu cầu của bài văn nghị luận văn học. Mở bài nêu đúng vấn đề nghị luận, thân bài triển khai đúng vấn đề nghị luận, kết bài đánh giá khẳng định 1,0 vấn đề nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Chứng minh câu nói “Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư” (Lê Ngọc 2 Trà) qua bài thơ “Không có gì tự đến đâu con” của tác giả Nguyễn Đăng Tấn. 1,0 c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm phù hợp, sắp xếp các luận điểm theo một trình tự hợp lí, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. *Giải thích: - Nghệ thuật là toàn bộ các sáng tác thuộc các thể loại văn, thơ, nhạc, họa,... - Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và 1,5 gửi gắm tâm tư: Tác phẩm nghệ thuật thể hiện tình cảm, cảm xúc của con người, giúp con người giãi bày và gửi gắm tâm tư, nỗi niềm,... - Ý kiến trên khẳng định nội dung của tác phẩm văn nghệ là tình cảm, tâm tư của con người... * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận: - Giới thiệu vài nét về nhà thơ Nguyễn Đăng Tấn, hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của bài thơ “Không có gì tự đến đâu con”. 1,0 - Nêu vấn đề nghị luận: Bài thơ “Không có gì tự đến đâu con” của Nguyễn Đăng Tấn là là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư. *Phân tích, chứng minh: 6,0 a. Bài thơ “Không có gì tự đến đâu con” của nhà thơ Nguyễn Đăng Tấn là tác phẩm nghệ thuật bộc lộ tình cảm và lời nhắc nhở của người cha dành cho con của mình: + Người cha nhắc con không có gì tự đến, các sự vật tự nhiên cũng phải trải qua các thử thách khắc nghiệt mới có thể hoàn thiện cũng như con người phải có nghị lực 3,0 phấn đấu, phải đấu tranh mới có thể giành được vinh quanh hạnh phúc. + Chỉ có bàn tay nghị lực mới mang đến cho con những thành quả trong cuộc sống. => Người cha yêu thương con, những lời nhắc nhở của cha nhẹ nhàng nhưng thấm thía để con khắc sâu, ghi nhớ ... b. Bài thơ “Không có gì tự đến đâu con” của nhà thơ Nguyễn Đăng Tấn còn là tác phẩm nghệ thuật gửi gắm tâm tình của người cha: + Cha mẹ luôn yêu thương con. 3,0 + Là bờ vai vững chắc để con cái dựa vào. + Yêu thương con không đồng nghĩa với nuông chiều. => Người cha bộc lộ tình yêu thương con sâu sắc và gửi gắm tâm tư, mong con luôn nỗ lực trên đường đời ... DeThi.edu.vn
  3. 29 Đề thi HSG cấp Huyện môn Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn * Đánh giá chung: - Bài thơ “Không có gì tự đến đâu con” của nhà thơ Nguyễn Đăng Tấn là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc: + Thể thơ 8 chữ phù hợp với lời thủ thỉ tâm tình và lời dặn dò của người cha. + Sử dụng thành công các biện pháp nhân hoá, điệp ngữ, ... + Hình ảnh chọn lọc, có giá trị biểu cảm cao, ... - Nội dung: 1,0 + Bài thơ là lời tâm tình của người cha. + Qua đó thể hiện tình yêu thương con sâu sắc và những tâm tư, nỗi niềm người cha gửi gắm cho con. - Bài thơ “Không có gì tự đến đâu con” của Nguyễn Đăng Tấn đúng là tác phẩm nghệ thuật thể hiện tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư. c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, có sự sáng tạo riêng của người viết 0,25 d. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0,25 TỔNG ĐIỂM 20,0 Lưu ý: Điểm của bài viết được chấm trên phương diện toàn bài. Chú ý trân trọng sự sáng tạo của học sinh. DeThi.edu.vn
  4. 29 Đề thi HSG cấp Huyện môn Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 5 UBND HUYỆN VĨNH BẢO ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN 8 -NĂM HỌC 2023-2024 ------------------- Thời gian làm bài 150 phút Câu 1 (1 điểm) Đọc 2 đoạn trích sau và trả lời câu hỏi 1 ở dưới. Đoạn 1: “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết.” (Lão Hạc - Nam Cao) Đoạn 2: "Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi người bảo nhau:“Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”, nhưng chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm." (Cô bé bán diêm - An-đéc-xen) Anh chị hãy chỉ ra những nét tương đồng về ý nghĩa cái chết của lão Hạc và cô bé bán diêm trong hai đoạn trích trên. Câu 2 (1 điểm) Giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. (Quê hương - Tế Hanh) Câu 3 (4 điểm) Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó Sao không tròn ngay tự trong tâm? Đất ấp ôm cho những hạt nảy mầm nhưng chồi tự vươn mình tìm ánh sáng Nếu tất cả đường đời đều trơn láng Thì chắc gì ta nhận được ra ta Ai trong đời cũng có thể tiến xa Nếu có khả năng tự mình đứng dậy Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy Đâu chỉ dành cho một riêng ta (Trích Tự sự - Lưu Quang Vũ) Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em được gợi ra từ hiện tượng nêu trên? Câu 4 (4 điểm) Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Nhà văn phải là người đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của con người”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Phân tích truyện ngắn “Người ăn xin” dưới đây để thấy rõ điều tâm niệm đó. DeThi.edu.vn
  5. 29 Đề thi HSG cấp Huyện môn Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Người ăn xin Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì. Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy. Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia: - Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả. Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi: - Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Ông lão nói bằng giọng khản đặc. Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão. (Theo Tuốc-ghê-nhép) DeThi.edu.vn
  6. 29 Đề thi HSG cấp Huyện môn Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Ý Nội dung Điểm * Nét tương đồng về ý nghĩa: 0,5đ - Đó là kết cục bi thảm của những kiếp người nghèo khổ, bế tắc, là cái chết của sự giải thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ, bế tắc. 1 + Lão Hạc chết để thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ của một người nông dân bị bần cùng. + Cô bé bán diêm chết để thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ, thiếu tình yêu thương của gia đình và xã hội. - Đó là những cái chết có sức tố cáo mạnh mẽ. 0,25đ + Cái chết của Lão Hạc để tố cáo chế độ áp bức bóc lột của xã hội Thực dân nửa 1 2 Phong kiến đã đẩy những người nông dân lương thiện đến chỗ bị bần cùng... (đ) + Cái chết của Cô bé bán diêm để tố cáo xã hội thiếu tình yêu thương - Từ hai cái chết ấy đều thể hiện lòng cảm thông sâu sắc của các nhà 0,25đ văn đối với những số phận con người cùng khổ. + Qua cái chết của Lão Hạc thể hiện rõ tấm lòng thương yêu, trân trọng đối với 3 người nông dân của Nam Cao. + Qua cái chết của Cô bé bán diêm cho ta thấy được lòng thương cảm sâu sắc của An-đéc-xen đối với em bé bất hạnh * Chú ý: HS phát hiện thêm điểm tương đồng hợp lí vẫn cho điểm nếu phần này chưa đạt tối đa. *HS chỉ ra được biện pháp nghệ thuật: 0,25đ + So sánh (Chiếc thuyền như con tuấn mã) Cánh buồm như mảnh hồn làng) 1 + Ẩn dụ (mảnh hồn làng) +Nhân hóa (Rướn thân thâu góp ..) *HS phân tích được tác dụng + Tác giả sử dụng dụng biện pháp so sánh hùng tráng, bất ngờ ví “chiếc thuyền” như “con tuấn mã” và cánh buồm như “mảnh hồn làng” đã tạo nên 0,25đ 2 hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ. 2 + Phép so sánh còn gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao thiêng (đ) liêng, vừa thơ mộng, vừa hùng tráng. + Cánh buồm còn được nhân hóa như một chàng trai lực lưỡng đang “rướn” 0,25đ tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió khí thế hăng hái, dũng mãnh của 3 con thuyền ra khơi. +Ẩn dụ: Mảnh hồn làng : linh hồn của làng quê - Việc kết hợp linh hoạt và độc đáo các biện pháp so sánh, nhân hóa,ẩn dụ ,đã 0,25đ1 gợi ra trước mắt người đọc một phong cảch thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức 4 tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân làng chài Thể hiện tính yêu quê hương tha thiết sâu nặng của tác giả *Yêu cầu về hình thức kĩ năng (0,75đ) + Viết bài văn nghị luận về vấn đề của đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý kiến 0.5đ 4 1 của bản thân về vấn đề đặt ra Nêu được lý lẽ, bằng chứng thuyết phục 0,25đ (đ) + Bài viết đảm bảo cấu trúc 3 phần, không sai lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp 2 *Yêu cầu về nội dung (3,25đ) DeThi.edu.vn
  7. 29 Đề thi HSG cấp Huyện môn Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Mở bài (Đặt vấn đề) 0,25đ -Dẫn dắt đưa ra vấn đề nghị luận (Mỗi chúng ta như một vòng tròn bị khuyết 2.1 trên đường đời với những vấp ngã, chông chênh ta phải biết mình tự vượt nhà thơ Lưu Quang Vũ đã nhắn gửi: (Trích dẫn) Thân bài (Giải quyết vấn đề) (2,75đ) 2.2 (Tùy theo sự cảm nhận của mỗi học sinh , dưới đây là một số gợi ý cơ bản) Luận điểm 1: Cuộc đời méo mó” vì nó luôn ẩn chứa những vất vả, thách thức, khiến ta dễ dàng gục ngã. 1.0đ 2.2.1 “Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó Sao không tròn ngay tự trong tâm?” -Nếu ta ta chỉ trách cứ, đổi lỗi cho cuộc đời thì chỉ ta cảm thấy mệt mỏi. Thay vì vậy, ta hãy “tròn ngay từ trong tâm”. - Ta hãy phấn đấu vươn lên, tự đứng dậy sau thất bại, ta sẽ tìm thấy thành công và “hạnh phúc”. Vì thành công, hạnh phúc không là món quà tặng riêng ai, ->Ý thơ đã đem đến cho chúng ta bài học cuộc sống ý nghĩa: phải biết tự đấu tranh với những khó khăn, thất bại, phải biết chấp nhận chúng và tự hoàn thiện mình, hạnh phúc sẽ mỉm cười với bạn. Và đó cũng chính là quan niệm sống cần có của mỗi người nếu bạn muốn chạm tay vào hạnh phúc Luận điểm 2 .Cuộc sống là hành trình dài chinh phục hạnh phúc và vì vậy, ta 1.25đ cần đứng lên bằng chính đôi chân và sức lực của bản thân. Ngay cả chồi non cũng mang lại cho chúng ta bài học từ cuộc sống. “ Đất ấp ôm cho những hạt nảy mầm /nhưng chồi tự vươn mình tìm ánh sáng ” 2.2.2 - Dù đất mẹ có ôm ấp, nuôi sống nhưng muốn nhìn thấy mặt trời, chúng phải tự bén rễ sâu vào lòng đất chắt chiu những gì tinh túy từ đất và cố gắng vươn mình phát triển từng ngày. -Mỗi chúng ta cũng vậy. Cuộc sống ban cho ta cuộc đời và những cơ hội sẵn có.Chúng ta phải tự nắm bắt cơ hội và sử dụng khả năng của mình. - Chính vì cuộc đời không “bằng phẳng”, không “trơn láng”, ta có thể tỏa sáng bằng cách riêng của bản thân, ta nhận ra chính mình. Ta là một cá thể riêng biệt. (Lấy dẫn chứng, chứng minh ) Bàn bạc mở rộng Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ hiện nay lại bỏ rơi, buông xuôi cuộc 0,5đ 2.2.3 sống, chỉ đổ lỗi cho cuộc sống méo mó, không công bằng. . *Kết bài (Kết thúc vấn đề) Khẳng định lại quan điểm sống 0,25đ -Quan niệm sống tốt đẹp được gửi ngắm qua mấy dòng thơ cũng là quan niệm 2.3 sống mà chúng ta cần trang bị cho bản thân. --Nếu ta không biết mài giũa, rèn luyện bản thân, tự vươn lên như chồi non trong lòng đất mẹ, thì sao ta đón nhận hạnh phúc. Bài học liên hệ *Yêu cầu về hình thức kĩ năng (0,75đ ) +Xác định đứng vấn đề: Phân tích truyện ngắn Quê hương của Đào Quốc Thinh 0.25đ 1 4 + Bài viết đảm bảo cấu trúc 3 phần, không sai lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp (đ) 0,5đ 2 *Yêu cầu về nội dung (3,25đ) DeThi.edu.vn
  8. 29 Đề thi HSG cấp Huyện môn Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Mở bài 0,25đ - Dẫn dắt, trích ý kiến của Nguyễn Minh Châu. - Nêu vấn đề: thiên chức “đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn 2.1 của con người”của người cầm bút đã được nhà văn nga Ivan Turgenev thể hiện sâu sắc qua mẩu truyện ngắn “ Người ăn xin” với việc khắc họa nhân vật “tôi” - một cậu bé có tấm lòng cao đẹp. Thân bài (2,75đ) 2.2 (Giải thích nhận định và tập trung nêu nội dung chủ đề và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện) Giải thích ý kiến nhận định. 0,25đ - Nhà văn là người sáng tác ra các tác phẩm văn học. - “gắng đi tìm” chính là quá trình tìm hiểu, phát hiện, ngợi ca con người. - Nguyễn Minh Châu dùng cách nói giàu hình ảnh “những hạt ngọc ẩn giấu 2.2.1 trong bề sâu tâm hồn của con người” để nói về vẻ đẹp ẩn sâu khuất lấp bên trong con người. Tiểu kết: Nguyễn Minh Châu muốn khẳng định thiên chức của người cầm bút (nhà văn) là phải đi tìm, khám phá những vẻ đẹp cao quý, ẩn sâu trong tâm hồn con người để từ đó giúp người đọc thêm tin yêu vào con người, vào cuộc sống. * Khái quát bối cảnh, tình huống truyện: 0,25đ - Cậu bé gặp người ăn xin trên đường nhưng thật éo le, cậu không có tiền bạc hay vật chất gì đáng giá để cho ông cụ. 2.2.2 - Trước tình huống đó, cậu bé chỉ biết nắm tay người ăn xin và nói những lời ấm áp yêu thương đề chia sẻ với nỗi bắt hạnh của ông cụ. => Câu chuyện ngắn gọn, nhà văn tạo dựng bối cảnh đơn giản nhưng lại giúp nhân vật thể hiện rõ tính cách, phẩm chất của mình. Luận điểm 1: Nhà văn Tuoc ghe nhép đã phát hiện ở bề sâu tâm hồn nhân vật 0,75 “tôi” vẻ đẹp của tấm lòng nhân ái, biết yêu thương, sẻ chia với những cảnh đời, con người bất hạnh trong cuộc sống. - Trong một lần tình cờ, nhân vật "tôi” đã gặp một người ăn xin đã già “đôi mắt ông đỏ đọc, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi”. Nhìn ông vô cùng đáng thương. 2.2.3 - Những thật trớ trêu thay, cậu biết cho cụ cái gì đây - Ánh mắt của ông cụ vẫn dõi theo và chờ đợi khiến cậu nhói lòng. - Đứng trước tình thể oái oăm đó, cậu chẳng biết làm thế nào, chỉ biết nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia...Bởi vậy, dù không nhận được ở cậu bé một món quà bằng vật chất (đối với người ăn xin điều đó vô cùng quan trọng) nhưng cụ vẫn nở nụ cười bởi cụ trân trọng tấm lòng nhân hậu của cậu. Nhân vật “tôi” mặc dù còn nhỏ nhưng đã biết cách đối xử vô cùng văn hóa, 0,5 đúng mực, rất đáng trân trọng. - Khi gặp tình thể khó xử, nhân vật "tôi" đã có cách giải quyết vô cùng, văn hóa, vừa trao đi yêu thương vừa giúp cho người đối diện cảm thấy được tôn trọng, ấm lòng, không có cảm giác bị xa lánh, coi thường. -Cái nắm tay tình cảm mang theo bao ân tình, sự cảm thông, sẻ chia của cậu bé dành cho ông cụ đó là cách mà cậu đang trao yêu thương, rất đáng trân trọng. Đây là cách cư xử rất khéo léo, ấm áp nghĩa tình. - Những cử chỉ, hành động, lời nói rất thiện chí, chứa đựng tình cảm chân thành, DeThi.edu.vn
  9. 29 Đề thi HSG cấp Huyện môn Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn đong đầy yêu thương của cậu bé đã khiến cho người ăn xin thấy được tôn trọng, được sẻ chia. ->Phải chăng cả cái mà cả ông cụ và cậu bé đó nhận được đó chính là sự tôn trọng, là sự thấu hiểu, sẻ chia ấm áp tình người? Và chính điều đó còn có giá trị hơn những món quà vật chất. * Luận điểm 2: Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật: + Câu chuyện kể ở thứ nhất, nhân vật "tôi" là người trực tiếp tham gia các sự 0,5 ng câu chuyện nên kể lại một cách chân thực, tạo độ tin cậy cao cho người đọc. 2.2.4 + Tác giả làm nổi bật tính cách, phẩm chất nhân vật “tôi” qua ngôn ngữ, hành động. + Cách đặt nhan đề thú vị, gợi sự tò mò cho người đọc khám phá câu chuyện; nhan để thể hiện được chủ đề của văn bản. Đánh giá hình tượng nhân vật. 0,25 + Nhân vật "tôi trong câu chuyện không có một đồng tiền nào cho người ăn xin nhưng có một thứ đáng giá hơn của cải, vật chất mà cậu đã trao cho ông cụ đó 2.2.5 chính là tình thương, là sự thấu hiểu, sẻ chia đầy tình nhân ái. Tình yêu thương của cậu bé đành cho người ăn xin thật đáng trân trọng. + Nhân vật đã để lại cho chúng ta bài học cuộc sống vô cùng ý nghĩa về lẽ sống, về cách đối nhân xử thế đẹp. Ý kiến của nhà văn Nguyễn Minh Châu: 0,25đ Ý kiến đã nói đúng chức năng của văn học và nhiệm vụ của nhà văn trong việc nhận thức và bồi đắp tâm hồn của con người. Đó cũng là bài học định hướng sâu sắc cho cả người nghệ sĩ và người tiếp nhận tác phẩm văn học. + Đối với người nghệ sĩ: cần nhận thức được thiên chức của người cầm bút (nhà 2.2.6 văn) là phải đi tìm, khám phá những vẻ đẹp cao quý, ẩn sâu trong tâm hồn con người để từ đó giúp người đọc thêm tin yêu vào con người, vào cuộc sống. + Đối với người tiếp nhận: cảm nhận, khám phá tác phẩm bằng sự đồng điệu với người sáng tác để thấy được chiều sâu giá trị của tác phẩm, hướng tới bồi đắp tâm hồn mình thêm cao cả và phong phú hơn Kết bài: 0,25 3 - Khẳng định ý nghĩa của câu chuyện. - Rút ra bài học và liên hệ bản thân. DeThi.edu.vn
  10. 29 Đề thi HSG cấp Huyện môn Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 6 PHÒNG GDĐT . KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA THCS NĂM HỌC .. ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi này gồm có 02 trang. I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4: Nếu Tổ quốc tôi có một hương vị, nếu tôi có thể nâng niu bằng hai bàn tay và đặt môi hôn, tôi nghĩ rằng nó sẽ có vị mặn. Vị mặn của biển bởi khi ông nội tôi xa quê thèm món cá khô. Vị mặn trong không khí của những miền duyên hải lộng gió làm tâm hồn người đằm lại. Vị mặn của sữa mẹ khi em bé vội vàng bập vào bầu vú còn đẫm mồ hôi của buổi làm đồng. Vị mặn của bát nước mắm chấm chung trong mâm cơm đại gia đình. Vị mặn của hạt muối miền xuôi cần cù gửi lên miền ngược. Vị mặn của máu những người trai trẻ năm xưa đổ xuống cho một dải đất sau hai mươi năm chia cắt được nối liền. Vị mặn của nước mắt bà tôi trong những năm tháng chiến tranh khóc ông tôi, khóc bác tôi, chú tôi, những người ra trận rồi không trở về, nước mắt chảy xuôi trên má, lăn xuống bộ ngực nhăn nheo, nước mắt chảy ngược vào trong, lặn vào tim, làm trái tim nặng trĩu Đất nước này mặn, nước non này mặn Xứ sở của chúng ta nóng bỏng, nước biển bốc hơi để lại vị mặn, vị thịt da của con người lao động cũng mặn vị mồ hôi. Nước da mặn mòi, nụ cười mặn mòi, đến tình yêu cũng mặn nồng. Trong ngôn ngữ của chúng ta, mặn là đẹp, là hay. Bát cơm thơm, cây cầu mới, chiếc cúp vàng, bộ phim hay, với tôi đều mặn. Với tôi, Tổ quốc Việt Nam thật mặn! (Trích Gửi bé Bống ở xứ sở niềm vui – Ngô Thị Phú Bình, NXB Kim Đồng, 2016, tr.63-65) Câu 1.(0,5 điểm) Theo bài viết, vị mặn của Tổ quốc có từ đâu? Câu 2.(0,5 điểm) Em hãy tìm 2 từ ghép và 2 từ láy có yếu tố gốc là “mặn” (Trừ những từ đã xuất hiện trong văn bản) Câu 3.(1,0 điểm) Nêu hiệu quả của 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 4.(1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về nội dung của câu : Với tôi, Tổ quốc Việt Nam thật mặn! II. LÀM VĂN (17,0 điểm) Câu 1.(7,0 điểm) Gần đây, người dùng Internet trên thế giới đồng loạt “phát sốt” trước sự xuất hiện của một công cụ AI (Artificial Intelligence-Trí tuệ nhân tạo) với tên gọi Chat GPT. Được mệnh danh là AI thông minh nhất thế giới, Chat GPT có thể trò chuyện, tạo văn bản, tạo ra những hình ảnh và video mới, thậm chí là làm thơ, viết code. Với bất cứ câu hỏi nào mà người dùng đưa ra, dù thuộc lĩnh vực nào, Chat GPT đa phần có thể trả lời lưu loát và vô cùng tự nhiên. Với khả năng gần như “biết tuốt”, Chat GPT được xem là cứu cánh của học sinh nhằm thoả mãn nhu cầu thu nhận tri thức. Thậm chí nhiều bạn cho rằng, không cần thầy cô giảng dạy, chỉ cần Chat GPT là đủ. Phải chăng Chat GPT có thể thay thế được vai trò của người thầy trong tương lai? DeThi.edu.vn