Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án)

docx 105 trang Thái Huy 24/09/2023 3442
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_30_de_thi_hoc_sinh_gioi_van_8_co_dap_an.docx

Nội dung text: Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án)

  1. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn DeThi.edu.vn
  2. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 1 Câu 1: (3 điểm). Hãy viết về những điều em cảm nhận được từ câu chuyện dưới đây: HOA HỒNG TẶNG MẸ Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một đứa bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc. - Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng cháu chỉ có bảy mươi lăm xu trong khi giá một bông hoa hồng đến hai đô-la. Anh mỉm cười và nói với nó: - Đến đây, chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh và trả lời: - Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Rồi nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói: - Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt nhánh hoa hồng lên phần mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa, huỷ bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300km về nhà mẹ để trao tận tay bà bó hoa. (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB trẻ, 2006) Câu 2: (7 điểm) Xuân Diệu khẳng định thơ hay là “ hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”. Hãy chứng minh qua bài thơ Quê hương của Tế Hanh. HẾT (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) - Họ và tên thí sinh: - Số báo danh: phòng thi DeThi.edu.vn
  3. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 8 Môn: Ngữ Văn 8 Câu Nội dung Điểm Yêu cầu học sinh viết một bài văn nghị luận xã hội và cần đảm 1 bảo các ý sau đây. - Tóm tắt câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn. 0, 25 đ - Rút ra ý nghĩa của câu chuyện: Hãy trân trọng và quý những giây phút được sống bên mẹ, hãy thực hiện lòng hiếu thảo một 0, 5 đ cách thật tâm, chân tình ,đừng thực hiện lòng hiếu thảo một cách quá muộn mằn, lòng hiếu thảo thật sự có thể làm thay đổi nhận thức và hành động của mỗi người - Phân tích, lí giải: + Câu chuyện kể về hai người con mua hoa tặng mẹ. Nó không 0, 25 đ đơn thuần chỉ có vậy, hai người con một lớn một nhỏ mua hoa trong hai hoàn cảnh khác nhau. + Dường như tình yêu ấm áp của cô bé dành cho người mẹ đã 0, 25 đ mất đã đánh thức được chàng trai, đưa anh về với những giá trị thực tại, và cũng vô tình đứa trẻ ấy để lại trong lòng người lớn những suy ngẫm sâu sắc hơn. + Anh nhận ra rằng đến một ngày nào đó mẹ anh cũng sẽ rời xa anh để bước đi sang bên kia thế giới và lúc ấy anh có muốn tặng 0,5 đ những bông hoa đẹp nhất thì cũng không thể nào trao đến tay mẹ được nữa. Lúc này đây mẹ anh cần gặp anh chứ không phải là bó hoa mà anh gửi về. Đúng, bây giờ thì anh đã hiểu ra dù mình đã trưởng thành rồi nhưng vẫn có những phút giây vô tâm đối với mẹ - người đã sinh thành và nuôi dưỡng anh nên người. - Liên hệ: Trong thực tế có nhiều người con hiếu thuận chăm sóc, 0,75 đ phụng dưỡng, thờ cúng cha mẹ tử tế. Trong văn học: Bé Hồng trong đoạn trích: Trong lòng mẹ hay câu chuyện Sự tích hoa cúc - Đánh giá bình luận: Hiếu thuận và biết ơn cha mẹ là đạo lí tốt đẹp của con người, nhất là người Việt Nam, đạo lí ấy ngày nay vẫn được kế thừa, phát huy nhưng với một số người có phần bị 0,5 đ mai một bởi đâu đó vẫn thấy những đứa con bất hiếu, ngược đãi cha mẹ cần phê phán lên án 2 1. Mở bài: Có thể mở bài theo nhiều cách nhưng phải: - Dẫn dắt được vấn đề và hướng vào nhận định của Xuân Diệu về 0,5 đ thơ hay phải là “ hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”. - Khẳng định bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đúng với nhận định về thơ của thi sĩ Xuân Diệu. 2. Thân bài. 2.1 Giải thích nhận định + Xuân Diệu thật tinh tế khi quan niệm về thơ hay, thơ hay phải là “ hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”. Hồn ở đây chính là 0, 5 đ nội dung, là tình cảm, là tấm lòng, là hiện thực và điều gửi gắm DeThi.edu.vn
  4. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn của tác giả vào bài thơ, còn xác là nghệ thuật thơ hay chính là hình thức thơ, là cấu tứ, thể thơ, ngôn từ, nhịp điệu, giọng điệu, hình ảnh thơ, là cái phản ánh nội dung của bài thơ. Có thể thấy quan niệm của Xuân Diệu thật toàn vẹn, đầy đủ và hài hòa về thơ hay, phải là một thi sĩ, một người am hiểu và từng trải về nghệ thuật mới có cái nhìn sâu sắc đến vậy. + Cái hồn trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh chính là tình cảm yêu nhớ quê hương của nhà thơ, tình cảm ấy hướng về vị trí địa lí, nghề nghiệp của làng, là cảnh dân làng ra khơi đánh cá, cảnh trở về, là hình ảnh con thuyền và những chàng trai miền biển 0, 5 đ đầy thơ mộng, là cánh buồm căng gió, là nỗi nhớ chơi vơi, da diết, còn xác trong bài thơ là thể thơ tám chữ, hình ảnh thơ bay bổng, lãng mạn, ngôn từ, giọng điệu trong sáng, thiết tha, là phương thức miêu tả kết hợp với biểu cảm và các biện pháp tu từ được sử dụng tinh tế, hài hòa. 2. 2. Chứng minh nhận định qua việc phân tích chi tiết bài thơ ( PT nội dung và nghệ thuật của tác phẩm) * Nội dung bài thơ ( Đây là luận điểm chủ yếu: kết hợp phân tích cả nội dung và nghệ thuật). + Vị trí, nghề nghiệp: Hai câu đầu giới thiệu về vị trí rất đặc biệt 0, 25 đ và nghề chài lưới của làng quê tác giả. + Cảnh ra khơi đánh cá: Đó là cảnh rất đẹp, đầy khí thế với 0, 25 đ những hình ảnh thật đẹp và ấn tượng về thời tiết, con người, cánh buồm. “ Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng . Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” - Thời tiết trong lành, sáng sủa, mát mẻ: trời trong, gió nhẹ, sớm 0, 25 đ mai hồng. Con người khỏe mạnh: Dân trai tráng. - Chiếc thuyền được so sánh và nhân hóa như: con tuấn mã rất 0, 25 đ hăng hái vượt trường giang. - Cánh buồm là hình ảnh thơ độc đáo, sáng tạo được so sánh như 0, 5 đ mảnh hồn làng, nhân hóa như con người biết “Rướn thân trắng” để thâu góp gió. + Cảnh trở về thật ồn ào, đông đúc, yên bình, tươi vui, no đủ, một bức tranh ấm cúng, giàu sự sống, thơ mộng với lời cảm tạ chân 0, 25 đ tình của người dân chài. “ Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” - Hình ảnh người dân chài vừa tả thực vừa sáng tạo với nước da 0, 5 đ nhuộm nắng gió, thân hình vạm vỡ thấm đậm vị mặn mòi, nồng tỏa vị xa xăm của biển. - Con thuyền được nhân hóa như có một tâm hồn tinh tế biết nằm 0, 5 đ nghỉ ngơi và lắng nghe. - Người viết có một tâm hồn tinh tế, tài hoa, có tấm lòng gắn bó 0, 25 đ sâu nặng với quê hương. 1đ DeThi.edu.vn
  5. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn + Nỗi nhớ quê hương: Biểu cảm trực tiếp với nỗi nhớ biển, cá, cánh buồm, thuyền, mùi biển tất cả được cảm nhận bằng tấm tình trung hiếu của người con xa quê. “ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá” 1đ * Nghệ thuật ( luận điểm phụ) - Quê hương là bài thơ trữ tình, phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm. Ngòi bút miêu tả thẫm đẫm cảm xúc. Hình ảnh, ngôn từ đẹp, bay bổng, lãng mạn, biện pháp nhân hóa, so sánh độc đáo thổi linh hồn vào sự vật. - Sáng tạo hình ảnh thơ rất phong phú, chính xác, chân thực qua ngôn ngữ giản dị. 0, 5đ 3. Kết bài - Học sinh khái quát bài thơ và đánh giá nhận định DeThi.edu.vn
  6. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 2 TRƯỜNG THCS VĂN ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA HSG NGỮ VĂN 8 LẦN 1 (Thời gian làm bài : 120 phút) Ngày tháng . Năm 2015 Đề bài Câu 1 : (3 điểm) Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió ” ( Trích “Quê hương” – Tế Hanh)- Câu 2 : (7 điểm) « Tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố có nhiều nhân vật, nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm có giá trị hiện thực. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực, đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám năm 1945. » Bằng những hiểu biết của em về tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Hết DeThi.edu.vn
  7. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Đáp án – biểu điểm: Câu 1 : 1. Mức độ tối đa : 3 điểm * Hình thức: HS cảm nhận được cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, trình bày dưới dạng một đoạn văn. Đúng chính tả, diễn đạt tốt, đúng hình thức đoạn văn. 1 điểm * Yêu cầu về nội dung: 2 điểm Đoạn thơ trên trích trong văn bản Quê hương của Tế Hanh, diễn tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi với sự liên tưởng độc đáo của tác giả. 1đ - Biện pháp so sánh con thuyền như con tuấn mã cùng với những động từ phăng, vượt gợi lên hình ảnh con thuyền đang băng mình ra khơi thật dũng mãnh, làm chủ biển khơi bao la. Đó cũng chính là sức sống, khí thế của dân trai tráng – những con người hăng say lao động, tự tin, kiêu hãnh giữa biển cả, đất trời. - Hình ảnh cánh buồm căng gió biển khơi được so sánh độc đáo, bất ngờ, gợi nhiều liên tưởng thú vị.1đ + Nghệ thuật ẩn dụ (mảnh hồn làng) cánh buồm trở thành biểu tượng của làng chài. + Nghệ thuật nhân hóa (Rướn) cho thấy cánh buồm như có hồn, sức sống riêng. + Hình ảnh biểu cảm mang lại chất thơ cho nỗi nhớ của tác giả. + Tình yêu quê hương của tác giả đã truyền cảm xúc cho bao người đọc thơ ông, nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người khi nhớ về quê hương. 2. Mức độ chưa đạt : Căn cứ vào nội dung và hình thức bài làm để đánh giá. Nếu còn sai sót về hình thức, thiếu nội dung hoặc đánh giá sai nội dung bài làm, có thể trừ điểm cho phù hợp. 3. Mức độ không đạt : không đạt được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. Câu 2 : 1. Mức độ tối đa: * Yêu cầu về hình thức (2 điểm) - Viết đúng thể loại chứng minh về một nhận định văn học. - Bố cục đảm bảo rõ ràng mạch lạc, lập luận chặt chẽ. - Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp. * Yêu cầu về nội dung (4 điểm) Chứng minh làm rõ những phẩm chất của nhân vật chị Dậu, người phụ nữ nông dân Việt Nam dưới chế độ phong kiến trước năm 1945 . a) Mở bài (0,5 điểm): - Giới thiệu khái quát tác giả , tác phẩm. (0,25) - Tiểu thuyết Tắt đèn có nhiều nhân vật nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm Tắt đèn. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám 1945. (0,25) b) Thân bài (3 điểm): * Làm rõ những phẩm chất đáng quý của chị Dậu.(2 đ) - Chị Dậu là một người có tinh thần vị tha, yêu thương chồng con tha thiết. (0,5 đ) + Khi anh Dậu bị bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đánh đập hành hạ chết đi sống lại chị đã chăm sóc chồng chu đáo. + Chị đã tìm mọi cách để bảo vệ chồng. + Chị đau đớn đến từng khúc ruột khi phải bán con để có tiền nộp sưu. - Chị Dậu là một người đảm đang tháo vát: đứng trước khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua, phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì ốm đau, đàn con bé dại tất cả đều trông vào sự chèo chống của chị. 0,5 đ - Chi Dậu là người phụ nữ thông minh sắc sảo: (0,5đ) Khi bọn cai lệ định xông vào trói chồng – Chị đã cố van xin chúng tha cho chồng nhưng không được. => chị đã đấu lý với chúng DeThi.edu.vn
  8. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn “ Chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ”. - Chị Dậu là người phụ nữ có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm. 0,5đ + Khi cai lệ và người nhà Lí trưởng có hành động thô bạo với chị, với chồng chị, chị đã vùng lên quật ngã chúng. *Đánh giá: Chị Dậu chính là biểu hiện đẹp đẽ về nhân phẩm của tinh thần tự trọng. c) Kết bài (0,5điểm) - Yêu thương chồng con, thông minh sắc sảo, đảm đang tháo vát, có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm - Nhân vật chị Dậu toát lên vẻ đẹp mộc mạc của người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết. - Hình tượng nhân vật chị Dậu là hình tượng điển hình của phụ nữ Việt Nam trước cách mạng tháng 8 năm 1945. - Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố không chỉ là tác phẩn có giá trị hiện thực mà còn có giá trị nhân đạo sâu sắc, là tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán. 2. Mức độ chưa tối đa: Còn có sự sai sót về hình thức làm bài và còn thiếu nội dung bài viết. Tùy vào từng nội dung và cách thức trình bày để cho điểm phù hợp. 3. Mức độ không đạt: Sai về nội dung và hình thức bài viết, không đạt nội dung yêu cầu của đề bài. DeThi.edu.vn
  9. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 3 Câu 1 (3 điểm) Hãy phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ sau "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió". (Quê hương - Tế Hanh) Câu 2 (3 điểm) Có ý kiến cho rằng: bài thơ "Sông núi nước Nam" của Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập em hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên? Câu 3 (4 điểm) Cho nhan đề "Không thầy đố mày làm nên", em hãy viết một văn bản ngắn (từ 15 đến 20 câu) nói lên cảm nghĩ của em về mối quan hệ thầy trò. Câu 4 (10 điểm) Nhận xét về người nông dân trong văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng 8-1945 có ý kiến cho rằng: "Người nông dân tuy nghèo khổ, lam lũ, ít học nhưng không ít tấm lòng". Bằng hiểu biết của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. DeThi.edu.vn
  10. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 Câu 1: (3 điểm) Tác giả sử dụng dụng biện pháp so sánh hùng tráng, bất ngờ ví "chiếc thuyền" như "con tuấn mã" và "cánh buồm" như "mảnh hồn làng" đã tạo nên hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ. (1 điểm) • Phép so sánh đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao thiêng liêng, vừa thơ mộng, vừa hùng tráng. Cánh buồm còn được nhân hóa như một chàng trai lực lưỡng đang "rướn" tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió. (1 điểm) • Một loạt từ: Hăng, phăng, rướn, vượt được diễn tả đầy ấn tượng khí thế hăng hái, dũng mãnh của con thuyền ra khơi. (0.5 điểm) • Việc kết hợp linh hoạt và độc đáo các biện pháp so sánh, nhân hóa, sử dụng các động từ mạnh đã gợi ra • trước mắt người đọc một phong cảch thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân làng chài. (0.5 điểm) Câu 2: (3 điểm) Học sinh viết đoạn văn bảo đảm được các ý sau: • Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang tiến hành cuộc chiến chống lại quân Tống xâm lược. (0.5 điểm) • Bài thơ tuyên bố rõ chủ quyền lãnh thổ của nước nam là của vua Nam ở, điều đó đã được khẳng định rõ bởi sách trời. (1 điểm) • Bài thơ còn là lời cảnh báo về sự thất bại thảm hại của quân giặc nếu chúng cố tình xâm phạm. (1 điểm) • Với những ý thơ trên rõ ràng bài thơ có giá trị như một bản tuyên ngôn về chủ quyền của dân tộc. (0.5 điểm) Câu 3 (4 điểm) • Yêu cầu chung: Học sinh viết được đoạn văn biểu cảm trong giới hạn cho phép (từ 15 đến 20 câu). Cảm xúc tự nhiên. Lời văn trong sáng, sâu sắc. Bố cục rõ ràng. Không sai lỗi chính tả. • Yêu cầu cụ thể: Bài viết cần làm nổi bật một số ý sau: o Kính trọng thầy cô giáo là nét đẹp trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam từ xưa đến nay (Một năm có riêng một ngày lễ của thầy cô 20/11). Câu tục ngữ (nhan đề) đã nhấn mạnh được vai trò của người thầy đối với cuộc đời của mỗi người. (1 điểm) o Khẳng định công lao của người thầy đối với sự phát triển của xã hội nói chung và cá nhân mỗi học sinh nói riêng. Lòng biết ơn của em đối với công lao to lớn của thầy cô giáo (lời thầy cô dạy bảo, những giờ học bổ ích, sự hi sinh, của thầy cô dành cho học sinh thân yêu) (có thể minh họa bằng thơ ca, danh ngôn) (1.5 điểm) o Mở rộng vấn đề: Dù ở đâu đó vẫn có những hành vi vô ơn đối với thầy cô giáo của không ít các bạn học sinh hiện nay tạo ra những nhức nhối trong ngành giáo dục DeThi.edu.vn
  11. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn nhưng lòng biết ơn thầy cô vẫn là một truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam cần được duy trì để xã hội phát triển. (1.5 điểm) Câu 4 (10 điểm) Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo những yêu cầu sau 1. Về hình thức • Bài làm có bố cục rõ ràng, luận điểm đầy đủ chính xác • Lời văn chuẩn xác, không sai lỗi chính tả, cảm xúc sâu sắc 2. Về nội dung. Học sinh cần làm sáng tỏ hai luận điểm cơ bản: * Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ lam lũ ít học. • Cảnh ngộ của Lão Hạc thật bi thảm: Nhà nghèo, vợ chết, hai cha con lão sống lay lắt rau cháo qua ngày. • Vì nghèo nên lão cũng không đủ tiền cưới vợ cho con nên khiến con trai lão phải bỏ đi làm ở đồn điền cao su. • Chính vì nghèo khổ nên ông không có điều kiện học hành vì thế mà lão không biết chữ, mỗi lần con trai viết thư về lão lại phải nhờ ông giáo đọc hộ và cả đến khi muốn giữ mảnh vườn cũng lại nhờ ông giáo viết văn tự hộ. • Sự túng quẫn ngày càng đe dọa lão nên sau trận ốm kéo dài, không có việc, rồi bão ập đến phá sạch hoa màu không lấy tiền đâu để nuôi con Vàng nên lão đã phải dằn lòng quyết định bán cậu Vàng – kỉ vật mà đứa con trai lão để lại. • Lão sống đã khổ chết cũng khổ. Hs lấy dẫn chứng phân tích, chứng minh * Lão Hạc là người nông dân giàu có ở tấm lòng yêu con và lòng nhân hậu. • Lão Hạc cả đời yêu con một cách thầm lặng, chả thế mà từ ngày vợ chết lão ở vậy nuôi con đến khi trưởng thành. Lão chắt chiu dè sẻn để có tiền lo cưới vợ cho con ấy vậy mà cả đời dành dụm cũng không đủ vì thế mà khi chứng kiến nỗi buồn nỗi đau của con lão luôn day dứt đau khổ. HS lấy dẫn chứng chứng minh • Yêu và thương con nên khi xa con tình yêu con của lão được thể hiện gián tiếp qua việc chăm sóc con chó- kỉ vật mà đứa con để lại. Lão vô cùng đau đớn dằn vặt khi bán con chó vàng. Qua đó thấy được tấm lòng nhân hậu của lão. o HS lấy dẫn chứng chứng minh • Thương con lão chọn cho mình một cách hi sinh, đặc biệt là hi sinh cả mạng sống của mình cho con. o HS lấy dẫn chứng chứng minh DeThi.edu.vn
  12. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Qua cuộc đời khốn khổ và phẩm chất cao quý của lão Hạc nhà văn đã thể hiện tấm lòng yêu thương trân trọng đối với người nông dân. * Nghệ thuật • Truyện được kể ở ngôi thứ nhất người kể chuyện là ông Giáo làm câu chuyện dẫn dắt tự nhiên sinh động hấp dẫn • Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm. 3. Cách cho điểm. • Từ 9-10 điểm với bài viết có đủ nội dung, bài viết mạch lạc và cảm xúc sâu sắc. • Từ 7-8 điểm cho bài còn thiếu một số ý song cảm xúc chưa sâu. • Từ 5-6 điểm cho bài tỏ ra hiểu đề song còn chưa trọn vẹn về nội dung, còn mắc nhiều lỗi chính tả • Từ 1-3 điểm cho bài viết yếu. DeThi.edu.vn
  13. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 4 Câu 1: (4,0) Đọc kỹ đoạn văn sau: “ Chao ôi! Đối với những người ở xung quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ dể cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương ”. Viết một văn bản ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày hiểu biết của em về ý kiến được nêu trong đoạn văn trên. Câu 2:(6,0) Có ý kiến cho rằng: Đặc sắc trong phong cách thơ trữ tình Hồ Chí Minh là vừa có màu sắc cố điển vừa mang tinh thần thời đại. Bằng hiểu biết của mình về bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” và bài thơ “ Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh, em hãy làm sáng tỏ lời nhận xét trên. ( CÂU NÀY CHƯA HỌC NHƯNG CÁC EM VẪN TỰ NGHIÊN CỨU VÀ LÀM NHÉ) DeThi.edu.vn
  14. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI NGỮ VĂN 8 Câu 1: 4,0 đ * Về nội dung: - Giới thiệu khái quát vị trí của đoạn văn nằm ở cuối truyện “ Lão Hạc”. 0,25đ - Lời nói đó là của ông giáo (thực chất là lời của Nam Cao) khi ông chứng 0,5đ kiến những khổ đau, bất hạnh cũng như vẻ đẹp của Lão Hạc. - Đây là lời nói có tính triết lý lẫn cảm xúc trữ tình xót xa của Nam Cao. 0,25đ - Nam Cao muốn khẳng định một thái độ một các ứng xử mang tính nhân đạo, không nhìn những người xung quanh bằng cái nhìn phiến diện, bằng 1,0đ cặp mắt lạnh lùng, vô cảm mà nhìn nhận bằng sự thông cảm thấu hiểu, bằng lòng nhân ái của con người. - Con người cần biết phát hiện, nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp, những 0,5đ điểu đáng quý ẩn sau mỗi con người. Đó là quan niệm đúng đắn khi đánh giá con người. - Lấy dẫn chứng để phê phán một số quan điểm đánh giá con người bằng 1,0đ cái nhìn phiến diện, bằng cặp mặt lạnh lùng, vô cảm. - Lấy dẫn chứng và nêu tác dụng của cách nhìn nhận con người bằng cái 1,0đ nhìn cảm thông, thấu hiểu, bằng lòng nhân ái của con người. - Nêu bài học cho bản thân mình trong cách ứng xử. 0,5đ * Về hình thức: Hình thức một bài văn: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. 1.0đ Diễn đạt rõ ràng, linh hoạt, uyển chuyển, không mắc các lỗi viết câu, dùng từ, chính tả) Câu 2: 6,0 đ * Yêu cầu về kỹ năng: Viết một bài văn nghị luận về tác phẩm với những yêu cầu cụ thể sau: - Hình thức một bài văn: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có sự phân tích, bình giá, cảm thụ về nội dung cảm xúc, các yếu tố nghệ thuật( ngôn từ, hình 0.5đ ảnh, thể thơ các thủ pháp tu từ ) trong hai bài thơ. - Diễn đạt rõ ràng, linh hoạt, uyển chuyển, không mắc các lỗi viết câu, dùng 0,5đ từ, chính tả) DeThi.edu.vn
  15. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn * Yêu cầu về kiến thức a. Giới thiệu vấn đề nghị luận - Giới thiệu về tác giả Hồ chính Minh và hai bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, “ 1,0đ Ngắm trăng” . - Dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận. b. Chứng minh màu sắc cổ điển và tinh thần thời đại ở hai bài thơ. Bài Tức cảnh Pác Bó * Màu sắc cổ điển. - “Thú lâm tuyền” + Câu thơ đầu ngắt nhịp 4/3 tạo thành hai vế sóng đôi toát nên cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp, giọng điệu thật thoải mái, phơi phới cho ta 0,5đ thấy Bác sống thật ung dung hòa điệu với nhịp sống núi rừng. + Câu thơ 2 tiếp tục mạch cảm xúc đó, có chút đùa vui: lương thực, 0,5đ thực phẩm ở đây đầy đủ đến mức dư thừa. + Câu thơ thứ nhất nói về việc ở, câu thơ thứ hai nói về việc ăn, câu thơ thứ 3 nói về việc làm của Bác. Tất cả đều hòa hợp cùng thiên nhiên toát 0,5đ nên cảm giác thích thú, bằng lòng. + Giọng điệu thoải mái pha chút đùa vui hóm hỉnh có phần khoa trương tạo 0,5đ cho nhân vật trữ tình mang dáng dấp một ẩn sĩ, một khách lâm tuyền thực thụ. *Tinh thần thời đại. + Bác đến tìm đến thú lâm tuyền không giống với người xưa là để “lánh đục tìm trong” hay tự an ủi mình bằng lối sống” an bần lạc đạo” mà đến với thú 1đ lâm tuyền để “dịch sử Đảng” tức là làm cách mạng. Nhân vật trữ tình mang dáng vè một ẩn sĩ song thự chất vẫn là người chiến sĩ. + Trung tâm của bức tranh Pác Bó là hình tượng người chiến sĩ được đặc tả bằng những nét đậm, khỏe đầy ấn tượng qua tử láy “ chông chênh” và 3 chữ 1đ “ dịch sử đảng” toàn vần trắc, toát nên vẻ khỏe khoắn, mạnh mẽ. + Niềm vui sống giữa thiên nhiên hòa quện trong niềm vui làm cách mạng. 0,5đ Bài “Ngắm trăng”. * Màu sắc cổ điển. + Phân tích đề tài “Vọng nguyệt” và thi liệu cổ: “rượu, hoa, trăng” 0,75đ 1,0đ + Phân tích dáng dấp thi nhân xưa của Bác qua: Cấu trúc đăng đối, nghệ thuật nhân hóa ở hai câu thơ cuối, nhất là chủ thể trữ tình yêu trăng, coi trăng như người bạn gắn bó, tri kỷ. 1,0 * Tình thần thời đại: + Phân tích hồn thơ lạc quan, tinh thần vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn gian khổ biểu hiện ở sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự 0,75đ nặng nề, tàn bạo của ngục tù. + Phân tích tâm hồn thi sĩ hòa quện trong tâm hồn chiến sĩ. DeThi.edu.vn
  16. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 5 Câu 1: (4,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa là hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ. (Chiếc lá cuối cùng- O Hen-ri) a. Chỉ rõ thán từ trong đoạn văn trên. b. Tìm các từ cùng trường từ vựng trong câu văn sau và nêu tác dụng của trường từ vựng đó: Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa là hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ. c. Nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lá trong đoạn văn trên. Câu 2: (6,0 điểm) Trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, giáo sư Vũ Khiêu đã nói: Để giàu sang, một người có thể chỉ mất vài ba năm, nhưng để trở thành người có văn hóa có thể phải mất hàng chục năm, có khi cả cuộc đời. Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 3: (10,0 điểm) Nhà văn A-na tô-li Phơ-răng nói: Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người. Em hiểu gì về câu nói trên của nhà văn Pháp? Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản qua hai bài thơ Ngắm trăng (Hồ Chí Minh) và Khi con tu hú (Tố Hữu). DeThi.edu.vn
  17. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn DeThi.edu.vn
  18. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Câu 1: (4 điểm) a. Thán từ: ô kìa (0,5 điểm) b. - Trường từ vựng màu sắc: xanh sẫm, vàng úa. (0,5 điểm) - Tác dụng: Miêu tả chiếc lá giống như thật: một chiếc lá thường xuân vừa trải qua một đêm mưa gió tưởng như sắp rụng vẫn dũng cảm đeo bám vào cành. (0,5 điểm) c. Ý nghĩa của hình tượng chiếc lá trong đoạn văn trên: (2,5 điểm) • Tác dụng trong việc xây dựng tình huống truyện (thắt nút, mở nút bất ngờ mà hứng thú). (0,5 điểm) • Gợi nhiều liên tưởng: o Gợi liên tưởng đến số phận con người. Vì nghèo đói và bệnh tật mà Giôn-xi tuyệt vọng, bi quan về cuộc sống. (0,5 điểm) o Chiếc lá còn gợi liên tưởng đến ý chí, nghị lực của con người. (0,5 điểm) o Đặc biệt, chiếc lá cuối cùng là hình tượng đẹp thể hiện tình yêu thương giữa những người nghèo khổ. (1 điểm) Câu 2: (6 điểm) a. Về kĩ năng: • Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, vận dụng tốt các thao tác lập luận, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc. • Bài viết trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Về kiến thức: Học sinh có thể bày tỏ những suy nghĩ khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 1. Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề (0,5 điểm) 2. Giải thích ý kiến (1 điểm) • Văn hóa: Một khái niệm rộng bao gồm mọi lĩnh vực của đời sống, từ khoa học cho đến nghệ thuật, từ đời sống tâm hồn, tâm linh đến thói quen sinh hoạt, thị hiếu thẩm mĩ, giao tiếp ứng xử, của con người. • Khái niệm văn hóa trong câu nói của Vũ Khiêu bàn đến văn hóa của một người. Bằng những mệnh đề tương phản: giàu sang - có văn hóa; ba năm - chục năm, cả cuộc đời, nhà văn hóa Vũ Khiêu muốn khẳng định sự dày công trong việc dạy dỗ, giáo dục, rèn luyện để một con người trở nên có văn hóa. 3. Bàn luận, mở rộng vấn đề (3 điểm) • Khẳng định ý kiến hoàn toàn đúng đắn và xác đáng. • Để giàu sang, một người có thể chỉ mất vài ba năm: Với một con người, việc tạo lập một sản nghiệp, một cuộc sống đủ đầy có thể chỉ mất một thời gian ngắn. Sự cần cù và sáng tạo trong lao động có thể khiến họ nhanh chóng trở thành người giàu có. Để trở thành một người có văn hóa, có thể phải mất hàng chục năm, có khi cả cuộc đời: DeThi.edu.vn
  19. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn • Để hình thành nền tảng văn hóa tri thức, con người cần rèn luyện, tích lũy trong khoảng thời gian hàng chục năm khi ngồi trên ghế nhà trường và trong suốt cả cuộc đời, Học, học nữa, học mãi (Lênin). • Mỗi người phải mất cả cuộc đời để hoàn thiện những giá trị văn hóa tinh thần: Đó là vẻ đẹp tâm hồn với các giá trị đạo đức như: tình yêu thương, nhân ái, lòng vị tha, khoan dung, sự sẻ chia, đồng cảm; lòng yêu nước, ý thức dân tộc, cộng đồng; thái độ trân trọng lịch sử, trân trọng quá khứ; văn hóa giao tiếp ứng xử giữa người với người trong cuộc sống • Văn hóa tri thức và đạo đức nhân cách của con người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Những người có trình độ văn hóa cao thường là những nhân cách đáng trọng. Tuy nhiên điều đó không hoàn toàn đúng với mọi trường hợp bởi trên thực tế, nhiều người có trình độ văn hóa cao vẫn có thể có những suy nghĩ ấu trĩ, vẫn có thể mắc những sai lầm trong giao tiếp ứng xử. • Vì vậy song song với việc bồi đắp tri thức văn hóa, con người ta còn phải học làm người, tăng cường rèn luyện kĩ năng sống. 4. Bài học nhận thức và hành động (1.5 điểm) • Việc rèn luyện để trở thành con người có văn hóa là quan trọng, cần thiết. • Để đào luyện một con người có văn hóa cần có sự chung tay của cả gia đình, nhà trường, xã hội. Tuy nhiên yếu tố quyết định là ở mỗi người, ở việc trau dồi ý thức làm người. Câu 3: (10 điểm) I. Mở bài: (0,5 điểm) Dẫn dắt, đưa nhận định II. Thân bài: 1. Giải thích: (0,5 điểm) Đúng như nhà văn A-na tô-li Phơ-răng đã nói: “Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người”. Có nghĩa là đọc một câu thơ, chúng ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ mà còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ gửi gắm trong đó. Bởi thơ là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm con người. Mỗi câu thơ ra đời là kết quả của những trăn trở, suy tư, nung nấu ở người nghệ sĩ. 2. Chứng minh: (8 điểm) HS tìm các phương diện vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ của cả hai bài thơ để phân tích. (Hoặc có thể phân tích vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ theo từng bài thơ). Sau đây là gợi ý: a. LĐ 1: Dù sống trong ngục tù nhưng những người chiến sĩ vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu sâu sắc: • Trong bài thơ “Khi con tu hú”, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống khiến người tu tưởng tượng một mùa hè chan hoà ánh sáng, rực rỡ sắc màu rộn ràng âm thanh và ngọt ngào hương vị (dẫn chứng) • Bài thơ “Ngắm trăng”: DeThi.edu.vn
  20. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn o Bác nghĩ đến trăng và việc ngắm trăng ngay cả khi bản thân bị giam cầm, đày đọa. Người thấy thiếu mọi nghi thức thông thường. Cái thiếu “ rượu” và “hoa” là cái thiếu của một thi nhân chứ không phải là cái thiếu của một tù nhân (dẫn chứng) o Sự xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ trước cảnh đẹp đêm trăng của Bác (dẫn chứng) o Sự giao hoà tự nhiên, tuyệt vời giữa con người và vầng trăng tri kỷ. Qua nghệ thuật đối và nhân hoá làm nổi bật tình cảm song phương, cho thấy mối quan hệ gắn bó tri âm giữa trăng và người (dẫn chứng) b. LĐ 2: Họ luôn khao khát tự do mãnh liệt: • Niềm khao khát mãnh liệt về với tự do còn được bộc lộ trực tiếp trong những câu cuối: d/c. Cách ngắt nhịp độc đáo, kết hợp với những từ ngữ mạnh (đập tan phòng, chết uất) và những từ cảm thán (ôi, làm sao, thôi) làm nổi bật cái cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh ngục tù để trở về với cuộc sống tự do bên ngoài. Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ đã tạo nên một sự hô ứng. Tiếng chim ban đầu là âm thanh đẹp của tự nhiên gợi lên trong tâm hồn người tù cách mạng trẻ tuổi một mùa hè tự do, khoáng đạt đầy sức sống. Còn tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ lại là âm thanh giục giã, như thúc giục những hành động sắp tới. • Còn Bác luôn hướng ra ánh sáng. Đó là vầng trăng, là bầu trời, là tự do và đó cũng là hy vọng, là tương lai. c. LĐ 3: Người chiến sĩ cộng sản ấy cũng mang một phong thái ung dung, lạc quan trong bất kỳ hoàn cảnh nào: Hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù Tưởng Giới Thạch không trói buộc được tinh thần và tâm hồn người tù, không làm mất đi nét thư thái ung dung vốn sẵn có ở Bác. Bác tự do rung động với vầng trăng, với cảnh đẹp bất chấp hoàn cảnh, bất chấp cái song sắt tàn bạo - biểu tượng cụ thể của nhà tù (cuộc vượt ngục tinh thần). 3. Tổng hợp: (0,5 điểm) • Như vậy, qua hai bài thơ, người đọc sẽ hiểu hơn về tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản khi ở trong tù. Và vẻ đẹp tâm hồn của họ là cội nguồn tạo nên vẻ đẹp, giá trị tác phẩm. • Đọc thơ hay, gặp gỡ tâm hồn người nghệ sĩ, người đọc thơ được thanh lọc, hoàn thiện tâm hồn mình. III. Kết bài: (0,5 điểm) Khẳng định lại nhận định và cảm nghĩ, liên hệ DeThi.edu.vn
  21. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 6 Câu 1. (8,0 điểm) Vich-to Huy –gô cho rằng: “Con người sống không có tình thương cũng giống như vườn hoa không có ánh nắng mặt trời: không có gì đẹp đẽ và hữu ích có thể nảy nở trong đó được”. Suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 3. (12 điểm)Nhận xét về người nông dân trong văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng 8- 1945 có ý kiến cho rằng: “Người nông dân tuy nghèo khổ, lam lũ, ít học nhưng không ít tấm lòng”. Bằng hiểu biết của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. DeThi.edu.vn
  22. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN Câu Hướng dẫn chấm 1 1. Giải thích. + Tình thương: lòng nhân ái, cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ người khác. + Vườn hoa: nơi nảy sinh, nơi hình thành cái tốt đẹp. + Không ánh nắng mặt trời: không có ánh sáng, hơi ấm, không có nguồn sống. + Không có gì: sự phủ định hoàn toàn và triệt để. + Đẹp đẽ và hữu ích: cái đẹp và cái tốt, cái thiện, cái có ích. + Nảy nở: nảy sinh, tồn tại và phát triển => Tóm lại, nếu không có tình thương thì cuộc sống của con người sẽ không thể có được những điều tốt đẹp và có ích. Nói cách khác, tình thương chính là thứ sẽ làm nảy sinh tất cả những điều tốt đẹp cho cuộc sống. 2. Bình luận *. Chứng minh vai trò của tình thương trong cuộc sống - Trong cuộc sống, bên cạnh những người may mắn và hạnh phúc, còn có rất nhiều người gặp cảnh đau khổ, bất hạnh, luôn cần sự sẻ chia, giúp đỡ, cần tình thương yêu. - Nếu thiếu tình thương, con người sẽ không thể làm được những điều tốt đẹp, hữu ích cho người khác: không biết quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ và đồng cảm với người khác lúc họ gặp khó khăn, hoạn nạn; thậm chí còn làm những điều xấu xa, tàn ác khiến người khác phải chịu mất mát, đau khổ. - Khi thiếu tình thương, con người cũng không thể tạo ra và gìn giữ được điều tốt đẹp cho chính mình (biến thành người vô cảm, tàn nhẫn và ích kỉ, xấu xa) và cho người khác. - Ngược lại, con người có tình thương tạo ra nhiều điều tốt đẹp: sự đồng cảm, chia sẻ; sự bao dung, Nói khác đi, tình thương là nền tảng nuôi dưỡng cho những phẩm chất, tình cảm, suy nghĩ tốt đẹp khác của con người. *Bình luận . Trong câu nói, Huy-gô có cái nhìn đầy tính nhân văn, vừa rất mực tin yêu cuộc sống vừa tỉnh táo, sâu sắc. + Trong xã hội ngày nay, có nhiều người biết mở rộng vòng tay yêu thương và nhân ái làm sáng ngời truyền thống “tương thân tương ái”, “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Những người như thế đáng được ngợi ca và tôn vinh. + Song bên cạnh đó, vẫn còn có bao kẻ vô tâm, vô cảm, ích kỉ và xấu xa, độc ác để thỏa mãn những dục vọng tầm thường, đê hèn. Chúng phải bị lên án và trừng trị nghiêm khắc. 3.Bài học. - Cuộc sống chỉ trở nên tốt đẹp và có ý nghĩa khi con người biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông với những số phận bất hạnh -Hãy yêu thương người khác . Đó là cách chăm sóc khu vườn tâm hồn của mỗi người. 3 * Về kĩ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết cách làm bài nghị luận văn học dạng giải thích chứng minh nhận định . Bố cục rõ ràng. Lập luận chặt chẽ. Không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp. * Về nội dung: - Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phải làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. Dù triển khai theo trình tự nào cũng cần đạt được các ý sau. DeThi.edu.vn
  23. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn 1. Mở bài.- Dẫn dắt , nêu vấn đề nghị luận, trích dẫn ý kiến, nêu phạm vi dẫn chứng. 2.Thân bài. a. Giải thích. - Khái quát hình ảnh người nông dân trước cách mạng tháng 8: Họ có cuộc sống nghèo khổ lam lũ, ít học, một cổ hai tròng: Chị Dậu- Tắt đèn- Ngô tất Tố, anh Pha trong Bước đường cùng – Nguyễn Công Hoan, Lão Hạc, Chí Phèo- Nam Cao nhưng họ không ít tấm lòng. Dù cuộc sống và số phận có đẩy họ vào bước đường cùng nhưng họ không ít tấm lòng- giàu tình yêu thương, lòng tự trọng, cứng cỏi mạnh mẽ, nhân hậu Dù có phải chết, người nông dân vẫn giữ được phẩm tốt đẹp của mình. - Lão Hạc là tác phẩm xuất sắc của Nam cao viết về đề tài người nông dân. Từ cuộc đời của Lão Hạc , Nam Cao đã thể hiện chân thực cảm động về số phận đau thương , cuộc sống nghèo khổ lam lũ ít học nhưng vẫn sáng ngời phẩm chất lương thiện, tốt đẹp. Lão là con người không chỉ khổ mà còn rất đẹp.( Quế Hương) b. Chứng minh. * Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ lam lũ ít học. - Cảnh ngộ của Lão Hạc thật bi thảm: Nhà nghèo, vợ chết, hai cha con lão sống lay lắt rau cháo qua ngày. - Vì nghèo nên lão cũng không đủ tiền cưới vợ cho con nên khiến con trai lão phải bỏ đi làm ở đồn điền cao su. - Chính vì nghèo khổ nên ông không có điều kiện học hành vì thế mà lão không biết chữ, mỗi lần con trai viết thư về lão lại phải nhờ ông giáo đọc hộ và cả đến khi muốn giữ mảnh vườn cũng lại nhờ ông giáo viết văn tự hộ. - Sự túng quẫn ngày càng đe dọa lão nên sau trận ốm kéo dài, không có việc, rồi bão ập đến phá sạch hoa màu không lấy tiền đâu để nuôi con Vàng nên lão đã phải dằn lòng quyết định bán cậu Vàng – kỉ vật mà đứa con trai lão để lại. - Lão sống đã khổ chết cũng khổ. (Hs lấy dẫn chứng phân tích, chứng minh) *. Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ nhưng không ít tấm lòng. Lão là một người cha vô cùng thương con, một người nhân hậu và giàu tự trọng. - Lão Hạc rất yêu con: +cả đời yêu con một cách thầm lặng, chả thế mà từ ngày vợ chết lão ở vậy nuôi con đến khi trưởng thành. Lão chắt chiu dè sẻn để có tiền lo cưới vợ cho con ấy vậy mà cả đời dành dụm cũng không đủ vì thế mà khi chứng kiến nỗi buồn nỗi đau của con lão luôn day dứt đau khổ. (HS lấy dẫn chứng chứng minh) + Thương con lão chọn cho mình một cách hi sinh, đặc biệt là hi sinh cả mạng sống của mình cho con. Mọi hành động của lão đều hướng về con. Lão chọn cái chết để giữ tài sản cho con để trọn đạo làm cha - Nhân hậu: Vì yêu và thương con nên khi xa con tình yêu con của lão được thể hiện gián tiếp qua việc chăm sóc con chó- kỉ vật mà đứa con để lại. Lão vô cùng đau đớn dằn vặt khi bán con chó vàng. Qua đó thấy được tấm lòng nhân hậu của lão( HS lấy dẫn chứng chứng minh) - Tự trọng: + Tuy lão nghèo nhưng không hèn. Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông Giáo + . Lão đã lựa chọn đạo lí: chết trong còn hơn sống đục. (HS lấy dẫn chứng chứng minh) - Qua cuộc đời khốn khổ và phẩm chất cao quý của lão Hạc nhà văn đã thể hiện tấm lòng yêu thương trân trọng đối với người nông dân. *. Nghệ thuật - Truyện được kể ở ngôi thứ nhất người kể chuyện là ông Giáo làm câu chuyện dẫn dắt tự nhiên sinh động hấp dẫn DeThi.edu.vn
  24. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm. c. Đánh giá. - Nhận xét trên hoàn toàn xác đáng . Lão Hạc có thể xem là nhân vật đẹp nhất đời Nam Cao. Bởi lão còm cõi xơ xác chịu nhiều đau thương, bất hạnh nhưng chưa bao giờ vì hoàn cảnh mà tha hoá thay đổi bản chất tốt đẹp lương thiện của mình Nam Cao đã phản ánh số phận bi thảm của người nông dân, ca ngợi phẩm chất , trân trọng yêu thương và tố cáo xã hội gây ra những bất hạnh cho họ. lão hạc tiêu biểu cho “Người nông dân tuy nghèo khổ, lam lũ, ít học nhưng không ít tấm lòng”. 3.Kết luận. - Khẳng định và nâng cao vấn đề nghị luận. DeThi.edu.vn
  25. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 7 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN THI : NGỮ VĂN 8 (Thời gian : 120 phút không kể giao đề) Câu 1 (6 điểm) Đầu khổ hai bài thơ “Viếng lăng Bác”, Viễn Phương viết: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. a) Chỉ ra nét độc đáo về nghệ thuật trong hai câu thơ trên b) Viết đoạn văn khoảng 7 đến 10 câu bình về giá trị nghệ thuật của hai câu thơ ấy Câu 2: (4điểm) Em hãy trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ‘‘ Nhớ Rừng’’ (Thế Lữ). Nhận xét việc sử dụng từ ngữ , hình ảnh , giọng điệu các câu thơ trọng đoạn 2 và 3 bài thơ ‘‘Nhớ Rừng’’ - ( Thế Lữ ) Câu 3: (10 điểm) Muốn học ở nhà tốt phải chuẩn bị cho mình một góc học tập tốt. Em hiểu vấn đề này như thế nào? DeThi.edu.vn
  26. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN THI : NGỮ VĂN 8 Câu1: (6 điểm) * Xác định biện pháp tu từ ẩn dụ (Hình ảnh mặt trời ở câu thứ hai) là Bác Hồ (2 điểm) * Viết đoạn văn (4 điểm): Yêu cầu cần đạt: a) Hình thức: - Đảm bảo của một đoạn văn, không quá dài hoặc quá ngắn - Có câu chủ đề ( nếu diễn dịch hoặc quy nạp), chú ý lỗi chính tả, diễn đạt b) Nội dung: - Ý nghĩa hình ảnh mặt trời: Đem lại ánh sáng cho con người, muôn loài -> Sự sống không thể thiếu. - Hai câu có hình ảnh mặt trời: + Câu 1: Mặt trời của thiên nhiên (Hình ảnh mặt trời thực - nghĩa đen) + Câu 2: Mặt trời biểu tượng - Bác Hồ (Sử dụng hình ảnh ẩn dụ - nghĩa bóng). Đối với dân tộc Việt Nam, Bác chính là mặt trời (Người đã đem lại độc lập tự do, cuộc sống ấm no, tương lai tươi sáng cho nhân dân Việt Nam - Viễn Phương liên tưởng hình ảnh mặt trời của tự nhiên, so sánh với vị lãnh tụ của dân tộc -> Nói đến sự vĩ đại của Bác trong lòng nhân dân VN. Dù Bác đã đi xa nhưng tư tưởng của Người vẫn là kim chỉ nam dẫn đường, chỉ lối cho dân tộc VN. Câu 2:(4điểm) +Nội dung : - Mượn lời con Hổ để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng, khao khát tự do. - Khơi gợi lòng yêu nước của người dân mất nước + Nghệ thuật : Hình ảnh chọn lọc, cảm xúc lãng mạn. - Sử dụng vốn từ vựng phong phú đa dạng, hình ảnh chọn lọc . - Giọng điệu hùng tráng, u uất, nuôí tiếc. Câu3 ( 10 điểm ) a/ Mở bài: Việc học ở nhà cần phải có góc học tập. b/ Thân bài: 1/ Góc học tập là gì? - Nơi học tập dành riêng cho học sinh học ở nhà. DeThi.edu.vn
  27. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Góc học tập bao gồm: bàn, ghế , các thứ phục vụ học tập khác ở nơi yên tĩnh, ổn định, hợp vệ sinh. 2/ Tại sao cần góc học tập? - Học sinh đi học về phải học ở nhà. - Cần có chổ học riêng, yên tĩnh, phù hợp để việc học tập đạt kết quả cao. 3/ Có góc học tập có lợi gì? - Nơi học yên tĩnh sẽ tập trung tư tưởng học tốt. - Việc học quen thuộc có nề nếp sẽ tạo năng suất cao. 4/ làm thế nào để có góc học tập tốt? - Cần phải nói cho ba, mẹ hiểu để giúp em xây dựng góc học tập tốt (về bàn, ghế ). - Tùy theo hoàn gia đình cảnh để xây dựng một góc học tập phù hợp. Phải sử dụng góc học tập có hiệu quả. c/ Kết luận: - Khẳng định vấn đề xây dựng góc học tập là rất cần thiết. - Nêu quyết tâm xây dựng góc học tập của em. - Liên hệ bản thân. DeThi.edu.vn
  28. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 8 UBND THỊ XÃ BUÔN HỒ Đề thi học sinh giỏi: Năm học 20 – 20 PHÒNG GD&ĐT Môn : Ngữ Văn Lớp 8 Thời gian: 150’ (không kể thời gian phát đề) Đề ra Câu 1 : (3 điểm) Hãy phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ sau “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. (Quê hương - Tế Hanh) Câu 2 : (3 điểm) Có ý kiến cho rằng: bài thơ “Sông núi nước Nam” của Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập em hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên? Câu 3 (4 điểm) Cho nhan đề “ Không thầy đố mày làm nên”, em hãy viết một văn bản ngắn ( từ 15 đến 20 câu) nói lên cảm nghĩ của em về mối quan hệ thầy trò. Câu 4: (10 điểm) Nhận xét về người nông dân trong văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng 8-1945 có ý kiến cho rằng: “Người nông dân tuy nghèo khổ, lam lũ, ít học nhưng không ít tấm lòng”. Bằng hiểu biết của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. HẾT DeThi.edu.vn
  29. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn * Hướng dẫn chấm Câu 1 : (3điểm) Tác giả sử dụng dụng biện pháp so sánh hùng tráng, bất ngờ ví “chiếc thuyền” như “con tuấn mã” và “cánh buồm” như “mảnh hồn làng” đã tạo nên hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ. (1 điểm) - Phép so sánh đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao thiêng liêng, vừa thơ mộng, vừa hùng tráng. Cánh buồm còn được nhân hóa như một chàng trai lực lưỡng đang “rướn” tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió. (1 điểm) - Một loạt từ : Hăng, phăng, rướn, vượt được diễn tả đầy ấn tượng khí thế hăng hái, dũng mãnh của con thuyền ra khơi. (0.5 điểm) - Việc kết hợp linh hoạt và độc đáo các biện pháp so sánh, nhân hóa , sử dụng các động từ mạnh đã gợi ra trước mắt người đọc một phong cảch thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân làng chài. (0.5 điểm) Câu 2 : (3điểm) Học sinh viết đoạn văn bảo đảm được các ý sau: - Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang tiến hành cuộc chiến chống lại quân Tống xâm lược. (0.5 điểm) - Bài thơ tuyên bố rõ chủ quyền lãnh thổ của nước nam là của vua Nam ở, điều đó đã được khẳng định rõ bởi sách trời. (1 điểm) - Bài thơ còn là lời cảnh báo về sự thất bại thảm hại của quân giặc nếu chúng cố tình xâm phạm. (1 điểm) - Với những ý thơ trên rõ ràng bài thơ có giá trị như một bản tuyên ngôn về chủ quyền của dân tộc .(0.5 điểm) Câu 3( 4 điểm) - Yêu cầu chung: Học sinh viết được đoạn văn biểu cảm trong giới hạn cho phép (từ 15 đến 20 câu). Cảm xúc tự nhiên. Lời văn trong sáng, sâu sắc. Bố cục rõ ràng. Không sai lỗi chính tả. - Yêu cầu cụ thể: Bài viết cần làm nổi bật một số ý sau: + Kính trọng thầy cô giáo là nét đẹp trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam từ xưa đến nay ( Một năm có riêng một ngày lễ của thầy cô 20/11). Câu tục ngữ ( nhan đề) đã nhấn mạnh được vai trò của người thầy đối với cuộc đời của mỗi người. ( 1 điểm) + Khẳng định công lao của người thầy đối với sự phát triển của xã hội nói chung và cá nhân mỗi học sinh nói riêng. Lòng biết ơn của em đối với công lao to lớn của thầy cô giáo ( lời thầy cô dạy bảo, những giờ học bổ ích, sự hi sinh, của thầy cô dành cho học sinh thân yêu) ( có thể minh họa bằng thơ ca, danh ngôn) (1.5 điểm) + Mở rộng vấn đề: Dù ở đâu đó vẫn có những hành vi vô ơn đối với thầy cô giáo của không ít các bạn học sinh hiện nay tạo ra những nhức nhối trong ngành giáo dục nhưng lòng biết ơn thầy cô vẫn là một truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam cần được duy trì để xã hội phát triển. ( 1.5 điểm) DeThi.edu.vn
  30. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Câu 4(10điểm) Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo những yêu cầu sau 1. Về hình thức - Bài làm có bố cục rõ ràng, luận điểm đầy đủ chính xác - Lời văn chuẩn xác, không sai lỗi chính tả, cảm xúc sâu sắc 2. Về nội dung. Học sinh cần làm sáng tỏ hai luận điểm cơ bản: * Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ lam lũ ít học. - Cảnh ngộ của Lão Hạc thật bi thảm: Nhà nghèo, vợ chết, hai cha con lão sống lay lắt rau cháo qua ngày. - Vì nghèo nên lão cũng không đủ tiền cưới vợ cho con nên khiến con trai lão phải bỏ đi làm ở đồn điền cao su. - Chính vì nghèo khổ nên ông không có điều kiện học hành vì thế mà lão không biết chữ, mỗi lần con trai viết thư về lão lại phải nhờ ông giáo đọc hộ và cả đến khi muốn giữ mảnh vườn cũng lại nhờ ông giáo viết văn tự hộ. - Sự túng quẫn ngày càng đe dọa lão nên sau trận ốm kéo dài, không có việc, rồi bão ập đến phá sạch hoa màu không lấy tiền đâu để nuôi con Vàng nên lão đã phải dằn lòng quyết định bán cậu Vàng – kỉ vật mà đứa con trai lão để lại. - Lão sống đã khổ chết cũng khổ. Hs lấy dẫn chứng phân tích, chứng minh * Lão Hạc là người nông dân giàu có ở tấm lòng yêu con và lòng nhân hậu. - Lão Hạc cả đời yêu con một cách thầm lặng, chả thế mà từ ngày vợ chết lão ở vậy nuôi con đến khi trưởng thành. Lão chắt chiu dè sẻn để có tiền lo cưới vợ cho con ấy vậy mà cả đời dành dụm cũng không đủ vì thế mà khi chứng kiến nỗi buồn nỗi đau của con lão luôn day dứt đau khổ. HS lấy dẫn chứng chứng minh - Yêu và thương con nên khi xa con tình yêu con của lão được thể hiện gián tiếp qua việc chăm sóc con chó- kỉ vật mà đứa con để lại. Lão vô cùng đau đớn dằn vặt khi bán con chó vàng. Qua đó thấy được tấm lòng nhân hậu của lão. HS lấy dẫn chứng chứng minh - Thương con lão chọn cho mình một cách hi sinh, đặc biệt là hi sinh cả mạng sống của mình cho con. HS lấy dẫn chứng chứng minh Qua cuộc đời khốn khổ và phẩm chất cao quý của lão Hạc nhà văn đã thể hiện tấm lòng yêu thương trân trọng đối với người nông dân. * Nghệ thuật - Truyện được kể ở ngôi thứ nhất người kể chuyện là ông Giáo làm câu chuyện dẫn dắt tự nhiên sinh động hấp dẫn - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm. 3. Cách cho điểm. DeThi.edu.vn
  31. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Từ 9-10 điểm với bài viết có đủ nội dung, bài viết mạch lạc và cảm xúc sâu sắc. - Từ 7-8 điểm cho bài còn thiếu một số ý song cảm xúc chưa sâu. - Từ 5-6 điểm cho bài tỏ ra hiểu đề song còn chưa trọn vẹn về nội dung, còn mắc nhiều lỗi chính tả - Từ 1-3 điểm cho bài viết yếu. * Chú ý: Trên đây là định hướng chấm, trong quá trình chấm giám khảo cần linh hoạt vận dụng biểu điểm, trân trọng những sáng tạo của học sinh. DeThi.edu.vn
  32. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 9 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ - THCS M«n: ng÷ V¨n 8 (Thời gian 150 phút (không kể thời gian giao đề) C©u 1: ChØ ra vµ ph©n tÝch gi¸ trÞ biÓu c¶m cña c¸c biÖn ph¸p tu tõ trong ®o¹n th¬ sau: '' Khi trêi trong giã nhÑ sím mai hång D©n trai tr¸ng b¬i thuyÒn ®i ®¸nh c¸ ChiÕc thuyÒn nhÑ h¨ng nh­ con tuÊn m· Ph¨ng m¸i chÐo véi v· v­ît tr­êng giang C¸nh buån to nh­ m¶nh hån lµng R­ín th©n tr¾ng bao la th©u gãp giã'' (S¸ch Ng÷ v¨n 8, tËp 2) a. §o¹n th¬ trªn trÝch ë bµi th¬ nµo? Giíi thiÖu vµi nÐt vÒ t¸c gi¶, hoµn c¶nh s¸ng t¸c bµi th¬ ®ã? b. NÕu viÕt:''Khi trêi trong, giã nhÑ, sím mai hång.'' tæ hîp tõ trªn ®· thµnh c©u ch­a? V× sao? c. T×m 2 tõ cïng tr­êng nghÜa víi tõ: ''R­ín'' trong c©u th¬ ''R­ín th©n tr¾ng bao la th©u gãp giã'' So s¸nh s¾c th¸i nghÜa cña tõ '' R­ín'' víi c¸c tõ ®ã. d. Trong ®o¹n th¬ trªn, t¸c gi¶ ®· sö dông c¸c biÖn ph¸p tu tõ nµo? Ph©n tÝch gi¸ trÞ biÓu c¶m cña c¸c biÖn ph¸p tu tõ ®ã. C©u 2: a. Tãm t¾t truyÖn ng¾n '' L·o H¹c'' cña nhµ v¨n Nam Cao trong kho¶ng 10 c©u. b. Tr×nh bµy c¶m nhËn cña em vÒ c¸i chÕt cña nh©n vËt L·o H¹c trong truyÖn ®ã. C©u 3: “ §o¹n v¨n Trong lßng mÑ, trÝch håi kÝ Nh÷ng ngµy th¬ Êu cña Nguyªn Hång, ®· kÓ l¹i mét c¸ch ch©n thùc vµ c¶m ®éng nh÷ng cay ®¾ng, tñi cùc cïng t×nh yªu th­¬ng ch¸y báng cña nhµ v¨n thêi th¬ Êu ®èi víi ng­êi mÑ bÊt h¹nh.” (Ng÷ v¨n 8, tËp mét) B»ng hiÓu biÕt cña m×nh, em h·y lµm s¸ng tá nhËn ®Þnh trªn. DeThi.edu.vn
  33. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Hết PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KRÔNG BÔNG H­íng dÉn chÊm thi THÔNG TIN PHÁT HIỆN Häc sinh giái MÔN: M«n ng÷ V¨n 8 Yªu cÇu §iÓm a. - §o¹n th¬ trÝch ë bµi '' Quª h­¬ng'' cña nhµ th¬ TÕ Hanh . - Nªu ®­îc nh÷ng nÐt chÝnh vÒ t¸c gi¶, hoµn c¶nh s¸ng bµi th¬ (SGK NV8) (1®). b. Ch­a thµnh c©u (0,5®) V× tæ hîp tõ ®ã chØ míi lµ thµnh phÇn tr¹ng ng÷ C©u c. T×m ®­îc 2 tõ cïng tr­êng nghÜa víi tõ '' R­ín'' (1®). 1 So s¸nh ®­îc s¾c th¸i nghÜa (r­ín: cè v­¬n lªn cao vÒ phÝa tr­íc) d. BiÖn ph¸p tu tõ: so s¸nh ( ChiÕc thuyÒn nh­ con tuÊn m·, c¸nh buån g­¬ng to nh­ m¶nh hån lµng''. Ph©n tÝch gi¸ trÞ biÓu c¶m cña c¸c biÖn ph¸p tu tõ ®ã. a. Tãm t¾t: ®ñ c¸c chi tiÕt chÝnh cña truyÖn trong kho¶ng 10 c©u b. C¶m nhËn vÒ c¸i chÕt cña L·o H¹c: - Th­¬ng L·o H¹c ph¶i chÕt mét c¸ch ®au ®ín. - Nguyªn nh©n c¸i chÕt cña L·o H¹c: tù t×m ®Õn c¸i chÕt v× kh«ng muèn C©u sèng vµo sè tiÒn dµnh dôm cho con; kh«ng muèn lµm phiÒn mäi ng­êi 2 - C¸i chÕt cña L·o h¹c ã ý nghÜa tè c¸o x· héi cò - Ngoµi c¸c ý kiÕn trªn, HS cã thÓ nªu c¶m nhËn theo ý kh¸c nh­ng ph¶i ®¶m b¶o tÝnh hîp lÝ. ( Cho ®iÓm theo møc ®é trªn nÕu bµi viÕt kh«ng sa vµo kÓ l¹i c©u chuyÖn. V¨n viÕt cã c¶m xóc, ®óng ng÷ ph¸p ). a. Më bµi: DeThi.edu.vn
  34. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Giíi thiÖu nh©n bÐ Hång trong ®o¹n trÝch Trong lßng mÑ víi hai ®Æc ®iÓm: - Nh÷ng cay ®¾ng, tñi cùc thêi th¬ Êu; - T×nh yªu th­¬ng ch¸y báng ®èi víi ng­êi mÑ bÊt h¹nh. b. Th©n bµi: LÇn l­ît lµm s¸ng tá tõng luËn ®iÓm. 1. Nh÷ng cay ®¾ng, tñi cùc cña bÐ Hång - Bè mÊt, mÑ v× “cïng tóng qu¸, ph¶i bá con c¸i ®i tha h­¬ng cÇu thùc”, bÐ Hång sèng b¬ v¬ gi÷a sù ghÎ l¹nh, cay nghiÖt cña hä hµng. - BÞ bµ c« ®éc ¸c gieo r¾c vµo ®Çu ãc nh÷ng hoµi nghi, nh÷ng ý nghÜ xÊu xa, vÒ ng­êi mÑ; - BÞ ng­êi c« nhôc m¹, hµnh h¹, bÐ Hång ®au ®ín, cæ häng nghÑn ø khãc kh«ng ra tiÕng, c­êi dµi trong tiÕng khãc 2. T×nh yªu th­¬ng m·nh liÖt cña bÐ Hång víi ng­êi mÑ bÊt h¹nh - Nh÷ng ý nghÜ, c¶m xóc cña chó bÐ khi tr¶ lêi ng­êi c« C©u + NhËn ra ý nghÜa cay ®éc trong giäng nãi vµ trªn nÐt mÆt cña ng­êi 3 c«; kh«ng muèn t×nh th­¬ng yªu vµ lßng kÝnh mÕn mÑ bÞ nh÷ng r¾p t©m tanh bÈn x©m ph¹m ®Õn + §au ®ín, uÊt øc ®Õn cùc ®iÓm v× cæ tôc ®· hµnh h¹, ®Çy ®äa mÑ: “Gi¸ nh÷ng cæ tôc ®· ®Çy ®äa mÑ t«i lµ mét vËt nh­ hßn ®¸ hay côc thñy tinh, ®Çu mÈu gç, t«i quyÕt vå ngay lÊy mµ c¾n, mµ nhai, mµ nghiÕn cho k× n¸t vôn míi th«i”. - C¶m gi¸c sung s­íng cùc ®iÓm khi ë trong lßng mÑ + Ch¹y ®uæi theo chiÕc xe. Võa ®­îc ngåi lªn xe cïng mÑ ®· ßa lªn khãc nøc në. + C¶m gi¸c sung s­íng ®Õn cùc ®iÓm cña bÐ Hång khi ë trong lßng mÑ lµ h×nh ¶nh vÒ mét thÕ giíi ®ang bõng në, ®ang håi sinh cña t×nh mÉu tö. V× thÕ, nh÷ng lêi cay ®éc cña ng­êi c« còng bÞ ch×m ngay ®i, bÐ Hång kh«ng m¶y may nghÜ ngîi g× n÷a + §o¹n trÝch Trong lßng mÑ, ®Æc biÖt lµ phÇn cuèi lµ bµi ca ch©n thµnh vµ c¶m ®éng vÒ t×nh mÉu tö thiªng liªng, bÊt diÖt. L­u ý: Häc sinh cã thÓ cã nh÷ng c¸ch chøng minh, lµm s¸ng tá vÊn ®Ò kh¸c nhau nh­ng vÉn ®Çy ®ñ, hîp lÝ th× vÉn cho ®iÓm tèi ®a. c. KÕt bµi: - Kh¼ng ®Þnh vÊn ®Ò ®· chøng minh: §o¹n trÝch Trong lßng mÑ ®· kÓ l¹i mét c¸ch ch©n thùc vµ c¶m ®éng nh÷ng cay ®¾ng, tñi cùc cïng t×nh yªu th­¬ng m·nh liÖt cña nhµ v¨n thêi th¬ Êu ®èi víi ng­êi mÑ bÊt h¹nh. - Nªu th¸i ®é, t×nh c¶m cña ng­êi viÕt: Håi kÝ thÊm ®Ém chÊt tr÷ t×nh. C¸ch nh×n nhËn, ®¸nh gi¸ con ng­êi vµ sù viÖc vµ ®Æc biÖt lµ t×nh c¶m cña nhµ v¨n thêi Êu th¬ dµnh cho ng­êi mÑ thËt ®¸ng tr©n träng. DeThi.edu.vn
  35. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn DeThi.edu.vn
  36. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 10 PHẦN I: Cảm thụ văn học CÂU 1: (2 điểm) Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió ” ( Quê Hương – Tế Hanh) CÂU 2 : (1 điểm) Phân tích giá trị biểu đạt của các từ : già, xưa, cũ trong những câu thơ sau : – Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già – Năm nay đào lại nở, Không thấy ông đồ xưa. Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ ? (Trích Ông đồ - Vũ Đình Liên) PHẦN II: Bài làm văn (7 điểm) Bằng những hiểu biết về các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 8, em hãy chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi tình yêu thương giữa người với người. HẾT DeThi.edu.vn
  37. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Câu 1 : 2 điểm a. Yêu cầu chung: Học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, biết cách trình bày dưới dạng một bài văn cảm thụ ngắn. b.Yêu cầu về nội dung: HS trình bày được các ý cơ bản sau: * Giới thiệu xuất xứ đoạn thơ: Tác giả - tác phẩm, vị trí của đoạn thơ.(0.5 đ) - Hình ảnh con thuyền và cánh buồm được miêu tả với nhiều sáng tạo. * So sánh con thuyền với tuấn mã cùng với các từ : “ Hăng”, “ Phẳng”, “ Vượt” đã diễn tả khí thế dũng mãnh của con thuyền đè sóng ra khơi, (0.5đ) - Con thuyền cũng trẻ trung, cường tráng như những trai làng ra khơi đánh cá phấn khởi tự tin. * Hình ảnh “ Cánh buồm” trắng căng phồng, no gió ra khơi được so sánh với mảnh hồn làng” sáng lên với vẻ đẹp lãng mạn với nhiều liên tưởng thú vị.(0.5đ) * Đó là tình quê, tình yêu làng trong sáng của Tế Hanh.(0.5đ) Câu 2 : 1 điểm _ Các từ già, xưa,cũ trong các câu thơ đã cho cùng một trường từ vựng,cùng chỉ một đối tượng : ông đồ (0,25điểm). _ Già – cao tuổi , vẫn sống – đang tồn tại. Xưa- đã khuất - thời quá khứ trái nghĩa với nay. Cũ - gần nghĩa với xưa, đối lập vối mới- hiện tại. (0,25điểm) _ Ý nghĩa của các cách biểu đạt đó : Qua những từ này khiến cho người đọc cảm nhận được sự vô thường, biến đổi, nỗi ngậm ngùi đầy thương cảm trước một lớp người đang tàn tạ : ông đồ ( 0,5 điểm) 1.Yêu cầu cần đạt : a. Thể loại : Sử dụng thao tác lập luận chứng minh.HS cần thực hiện tốt các kĩ năng làm văn nghị luận đã được học ở lớp 7 và lớp 8 : dựng đoạn, nêu và phân tích dẫn chứng,vận dụng kết hợp đưa các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm vào bài văn nghị luận. b. Nội dung : Văn học của dân tộc ta luôn đề cao tình yêu thương giữa người với người. _ HS cần nắm vững nội dung ý nghĩa và tìm dẫn chứng phù hợp với nội dung vấn đề cần giải quyết. _ Hệ thống các dẫn chứng tìm được sắp xếp theo từng phạm vi nội dung, tránh lan man, trùng lặp. _ Dẫn chứng lấy trong các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn 8,chủ yếu là phần văn học hiện thực. c. Về hình thức : Bài viết có bố cục chặt chẽ, đủ ba phần ; dẫn chứng chính xác ; văn viết trong sáng, có cảm xúc ; không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt ; trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng. DeThi.edu.vn
  38. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn *Dàn ý tham khảo : a) Mở bài : _ Có thể nêu mục đích của văn chương ( văn chương hướng người đọc đến với sự hiểu biết và tình yêu thương) _ Giới thiệu vấn đề cần giải quyết. b)Thân bài : Tình yêu thương giữa người với người thể hiện qua nhiều mối quan hệ xã hội . _ Tình cảm xóm giềng : + Bà lão láng giềng với vợ chồng chị Dậu ( Tức nước vỡ bờ- Ngô Tất Tố). + Ông giáo với lão Hạc( Lão Hạc – Nam Cao). _ Tình cảm gia đình : + Tình cảm vợ chồng : Chị Dậu ân cần chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng (Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố). + Tình cảm cha mẹ và con cái : • Người mẹ âu yếm đưa con đến trường ( Tôi đi học- Thanh Tịnh) ; Lão Hạc thương con (Lão Hạc- Nam Cao). • Con trai lão Hạc thương cha ( Lão Hạc- Nam Cao) ; bé Hồng thông cảm, bênh vực, bảo vệ mẹ (Trong lòng mẹ- Nguyên Hồng). c)Kết bài : Nêu tác dụng của văn chương ( khơi dậy tình cảm nhân ái cho con người để con người sống tốt đẹp hơn). 2. Thang điểm : _ Điểm 6-7 : Đạt được các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên. _ Điểm 4-5 : Đạt được các yêu cầu cơ bản về nội dung và hình thức nêu trên (chứng minh luận điểm rõ ràng - nổi bật trọng tâm, sắp xếp hợp lí, dẫn chứng chính xác) _ Các thang điểm khác : Tùy theo mức độ đạt được của bài viết, người chấm vận dụng linh hoạt nội dung hướng dẫn chấm để ghi điểm phù hợp. * Lưu ý : Điểm toàn bài tính đến số thập phân 0,25. DeThi.edu.vn
  39. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 11 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI Môn: Ngữ Văn lớp 8 Thời gian: 120 phút không kể thời gian giao đề Đề bài 1. Câu 1 (4 điểm): Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích nghệ thuật sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của tác giả Bà Huyện Thanh Quan. “Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời non nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta.” ( Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang) 2. Câu 2 (4 điểm): Cho câu chủ đề sau: Truyện “Cô bé bán diêm”đã thể hiện niềm thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh” Em hãy viết thành một đoạn văn (khoảng 8 dòng) theo lối diễn dịch . 3. Câu 3 (12 điểm): Tình cảnh của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao. DeThi.edu.vn
  40. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM 1. Câu 1 (4điểm): Từ tượng hình: Lom khom, lác đác (Tả dáng người, cảnh vật khi hoàng hôn xuống (1điểm) Từ tượng thanh: quốc quốc, gia gia (gợi tiếng chim kêu thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà của nhân vật trữ tình (1 điểm) Các từ tượng hình ,tượng thanh gợi tả cảnh thưa thớt vắng vẻ của đèo ngang lúc chiều tà, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà da diết của nhà thơ .(2 điểm ) 2. Câu 2 (4 điểm): HS khai triển khai đoạn văn theo c¸ch diÔn dÞch ( câu chủ đề khái quát luận điểm đứng đầu đoạn văn .) 3. Câu 3 (12 điểm): a, Mở bài: (2 điểm). - Giới thiệu chung về tác phẩm và nhân vật lão Hạc. b. Thân bài: (6 điểm). * Tình cảnh tội nghiệp túng quẫn, không lối thoát. - Nhà nghèo, vợ chết, chỉ có đứa con trai (1điểm) - Con trai bỏ đi làm đồn điền cao su, vì không đủ tiền cưới vợ (1điểm) - Lão giành dụm tiền để cho con trai (1điểm) - Lão nuôi con chó Vàng và coi nó như người bạn (1điểm) - Sự túng quẫn của lão Hạc (cái chết đau đớn của Lão) (1điểm) * Lão nông nghèo khổ và đầy lòng tự trọng (2 điểm) c. Kết bài (2điểm). - Tình cảnh của lão Hạc cũng chính là cuộc sống của người dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Suy nghĩ của bản thân §iÓm toµn bµi lµm trßn ®Õn 0,5 DeThi.edu.vn
  41. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 12 SỞ GD & ĐT THANH HÓA GV ra đề: Nguyễn Quốc Khánh (Đề thi đề xuất) ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI Môn: Ngữ văn 8 – THCS Thời gian: 150 phút. ĐỀ BÀI I. ĐỌC HIỂU (6 điểm). Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: (1)“Thế giới cần nâng niu quá đỗi. Ta sống đời lại thô tháp làm sao. Ta làm tổn thương những dòng sông. Ta làm tổn thương những mặt đầm. Ta làm tổn thương những mảnh vườn. Ta làm tổn thương những mùa hoa trái. Ta làm tổn thương những bình minh yên ả. Ta làm tổn thương những canh khuya trong vắng. Ta làm đau những niềm người quá đỗi mong manh (2) Mặt đất ngàn đời quen tha thứ. Đại dương bao la quen độ lượng. Cánh rừng mênh mông quen trầm mặc. Những dòng sông quen chảy xuôi. Những hồ đầm quen nín lặng. Những nẻo đường quen nhẫn nhịn. Những góc vườn quen che giấu. Những thảm rêu vốn không biết dỗi hờn. Những đoá hoa không bao giờ chì chiết. Những giấc mơ chỉ một mực bao dung. Những yêu thương không bao giờ trả đũa Và ta cứ yên chí đi qua thế giới này với bước chân quen xéo lên cỏ hoa. Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình: tổn thương là rỉ máu”. (Chu Văn Sơn, Nên bị gai đâm) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Em hãy cho biết chủ đề của đoạn văn (1). Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong đoạn văn (2). Câu 4. Theo em, tại sao tác giả lại cho rằng: “Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình: tổn thương là rỉ máu.”? II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14 điểm). Câu 1. Từ nội dung ở phần đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ, tương đương 20 – 25 dòng) nêu suy nghĩ của em về lòng vị tha. DeThi.edu.vn
  42. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Câu 2. Giáo sư, nhà giáo, nhà lý luận - phê bình văn học Lê Ngọc Trà có nhận định cho rằng: “Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói tình cảm của con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư.”. Em hiểu nhận định trên như thế nào? Phân tích bài thơ “Khi con tu hú” (Tố Hữu) để làm sáng tỏ nhận định trên. Liên hệ với bài thơ “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh, Ngữ văn 7, tập 2) để làm rõ sự “tự giãi bày và gửi gắm tâm tư” của nhà thơ. Hết DeThi.edu.vn
  43. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn SỞ GD & ĐT THANH HÓA GV ra đề: Nguyễn Quốc Khánh (Đề thi đề xuất) HƯỚNG DẪN CHẤM I. Định hướng chung: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn và kì thi chọn HSG, bài làm của thí sinh cần được đánh giá linh hoạt. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, có kiến giải riêng nhưng phải thuyết phục. II. Hướng dẫn cụ thể: Câu Yêu cầu Điểm I. ĐỌC - HIỂU 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0,5 Chủ đề đoạn văn: Con người ta quá vô tình trước những tội lỗi, 1,0 2. tổn thương do chính mình gây nên đối với thế giới tự nhiên và người khác. - Biện pháp nghệ thuật nổi bật: Điệp từ (quen), điệp cấu trúc 1,0 câu (Những quen ). - Tác dụng: 3. + Nhấn mạnh sự vô tư, bao dung, rộng lượng, tha thứ và sẻ 1,0 chia của tự nhiên đối với con người. + Tạo cho đoạn văn giàu tính nhạc. 0,5 - Vì con người ta quá vô tư trước những tổn thương mà mình 1,0 gây ra cho kẻ khác vì vậy mà bản thân chúng ta cũng nên bị “thương” để hiểu được tổn thương người khác cũng chính là 4. làm đau chính mình và mọi người, tổn thương chính là rỉ máu. - Lúc ấy ta sẽ biết yêu thương, chia sẻ; ta sẽ hòa vào thế giới 1,0 này bằng trái tim độ lượng, bao dung, sẽ biết thấu hiểu, trân trọng, nâng niu thiên nhiên, đồng loại, dẹp bỏ đi thói vị kỉ, vô tâm, thờ ơ vô cảm để quan tâm nhiều hơn đến mọi người. II. LÀM VĂN 1. Nghị luận xã hội DeThi.edu.vn
  44. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận: Mở đoạn 0,25 giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân đoạn làm rõ vấn đề nghị luận, triển khai được luận điểm; Kết đoạn khái quát được nội dung nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 c. HS triển khai vấn đề nghị luận cụ thể, rõ ràng. Có thể trình bày theo định hướng sau: - Giải thích khái niệm: Vị tha là biết quan tâm, chăm lo một 0,5 cách vô tư đến lợi ích của người khác mà hi sinh lợi ích của cá nhân mình. Lòng vị tha ở con người chứng tỏ một tinh thần vô cùng bao dung, nhân ái. - Biểu hiện của lòng vị tha: thể hiện ở thái độ vô tư, không mưu 0,75 toan tính toán khi giúp đỡ người khác làm một việc gì đó. Sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, biết cảm thông giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, sẵn sàng tha thứ cho lỗi lầm của người khác, biết quan tâm đến những người xung quanh, sống hoà mình với mọi người, biết yêu thương đồng bào, đồng loại - Vai trò của lòng vị tha: đối với bản thân, con người sẽ cảm 0,75 thấy thanh thản trước cuộc đời bởi thấy rằng mình có ích, được mọi người mến yêu, quý trọng. Đối với mọi người: lòng vị tha giúp người khác thấy cuộc có ý nghĩa, góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. - Mở rộng: Phê phán thái độ sống ích kỉ, chỉ biết quan tâm đến 0,5 lợi ích bản thân, có khi vì mình mà làm hại cho tập thể, cho dân, 0,5 cho nước. - Bài học: Lòng vị tha là đức tính quý báu cần có của mỗi con người. Sống vị tha mỗi người sẽ cảm thấy thêm yêu cuộc sống, có động lực để sống tốt hơn trong cuộc đời này. d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, 0,25 kiến giải mới mẻ về vấn đề e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những quy tắc về chuẩn 0,25 chính tả, dùng từ, đặt câu. 2. Nghị luận văn học DeThi.edu.vn
  45. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ phần 0,25 Mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài làm rõ được nhận định, triển khai được các luận điểm; kết bài khái quát được nội dung nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự 9.0 nhận thức sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: * Giới thiệu chung về vấn đề nghị luận. 0,5 - Dẫn dắt vấn đề nghị luận, trích dẫn ý kiến của Lê Anh Trà. - Khẳng định vấn đề trong tác phẩm Khi con tu hú của Tố Hữu, liên hệ tác phẩm Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh: cả hai văn bản đều là “sự giải bày và gửi gắm tâm tư”, thể hiện những tình cảm cao đẹp của con người. * Triển khai làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. 1. Giải thích ý kiến: 1.0 - Tiếng nói tình cảm trong văn học được bày tỏ rất đa dạng: “sự giãi bày” là thể hiện tình cảm một cách trực tiếp, chân thành; “gửi gắm tâm tư” là bộc lộ tình cảm âm thầm kín đáo, mong chờ tiếng nói đồng vọng tri âm tri kỉ. - Văn học phải thể hiện được mọi khía cạnh trong đời sống con người: số phận, tư tưởng, trí tuệ, và đặc biệt là tình cảm. Văn học phải chuyên chở mọi cung bậc tình cảm của con người, là cầu nối giữa biết bao tâm hồn, biết bao cảm xúc. - Cảm xúc trong văn học không phải là thứ cảm xúc vu vơ hời hợt, mà bao giờ nó cũng phải là một cảm xúc mãnh liệt. Nó không phải cái mãnh liệt ầm ào bên ngoài, mà nó là sự cô đặc về chất của cảm xúc. - Cảm xúc của văn học phải được soi chiếu dưới lý tưởng của thời đại, phải được dẫn dắt bởi một tư tưởng. Nhận định của giáo sư Lê Ngọc Trà đã đề cập đến đặc trưng quan trọng trong nội dung của tác phẩm văn học: tính cảm xúc. Từ sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư, văn học cất lên tiếng nói chung, tạo ra tiếng vọng kêu gọi những tấm lòng đồng cảm, để biết bao người đọc tìm thấy mình trong từng con chữ của người nghệ sĩ. 2. Chứng minh nhận định qua bài thơ “Khi con tu hú”: 0,25 DeThi.edu.vn
  46. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Khái quát về bài thơ: Tố Hữu sáng tác bài thơ Khi con tu hú tại nhà lao Thừa Phủ (Huế) vào mùa hè năm 1939, sau khi bị thực dân Pháp bắt giam vì “tội” yêu nước và làm cách mạng. Bài thơ thể hiện tâm trạng xốn xang, bức bối của người thanh niên cộng sản đang bị cầm tù, khi nghe thấy tiếng chim tu hú báo hiệu mùa hè đến đã muốn phá tung xiềng xích để trở về với đồng bào, đồng chí yêu thương. * Luận điểm 1. Tiếng chim tu hú là yếu tố gợi mở để mạch cảm xúc trào dâng mãnh liệt, là sự “tự giải bày” của 0,25 người tù cộng sản: - Tiếng chim tu hú gọi bầy gợi cho nhà thơ nghĩ đến khung trời lồng lộng ở bên ngoài và càng cảm thấy ngột ngạt trong xà lim 0,5 chật chội, càng khao khát cháy bỏng cuộc sống tự do (dẫn chứng). - Đó là tín hiệu của mùa hè rực rỡ, của sự sống tưng bừng sinh sôi nảy nở. Tiếng chim vô tình tác động đến tâm hồn người tù trẻ tuổi. Nằm trong xà lim chật hẹp, tối tăm, cách biệt với thế giới bên ngoài, nhà thơ lắng nghe tiếng chim rộn rã, lắng nghe mọi âm thanh cuộc đời bằng tâm hồn và trái tim nhạy cảm của 0,5 người nghệ sĩ. Một tiếng chim thôi cũng gợi trong tâm tưởng nhà thơ cả một trời thương nhớ về những mùa hè nồng nàn của quê hương (dẫn chứng, phân tích). - Sáu câu thơ lục bát uyển chuyển mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống. Nhiều âm thanh, hình ảnh tiêu biểu của mùa hè được đưa vào bài thơ: tiếng ve ngân trong vườn cây, lúa chiêm chín vàng trên cánh đồng, bầu trời cao rộng với cánh diều chao lượn, trái cây chín mọng ngọt lành Tiếng chim tu hú khởi đầu và bắt nhịp cho mùa hè rộn rã âm thanh, 0,5 rực rỡ màu sắc, ngạt ngào hương vị trong cảm nhận của người tù. Đoạn thơ thể hiện khả năng cảm nhận tinh tế và khát vọng tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ trung, yêu đời nhưng đang bị quân thù tước mất tự do. - Sức sống mãnh liệt của mùa hè chính là sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ khát khao lí tưởng cách mạng, khát khao hoạt động, cống hiến cho dân, cho nước. Tiếng chim tu hú là tiếng gọi thôi thúc của cuộc sống đối với người chiến sĩ cách mạng đang bị giam cầm. Bên ngoài là tự do, phóng khoáng, đối lập với sự tù túng, bức bối trong nhà giam (dẫn chứng). 0,5 DeThi.edu.vn
  47. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn * Luận điểm 2. Tiếng chim tu hú không chỉ gợi nhớ yêu thương, mà còn là lời giục giã người chiến sĩ nhanh chóng trở về với cách mạng, cũng là sự “gửi gắm tâm tư” của người tù cộng sản. - Tâm trạng đau khổ, uất ức bật thốt thành lời thơ thống thiết. 0,5 Cách ngắt nhịp bất thường kết hợp với các từ ngữ có khả năng đặc tả và những từ cảm thán như truyền đến độc giả cái cảm giác uất hận cao độ và niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh tù ngục, trở về với cuộc sống tự do bên ngoài của người thanh niên yêu nước đang bị giam cầm trong lao tù đế 0,5 quốc (dẫn chứng). - Những câu thơ chứa đựng nỗi khắc khoải, vật vã, day dứt khôn nguôi cả về thể xác lẫn tâm hồn của nhà thơ trẻ. Trong hoàn cảnh ấy, thời khắc ấy, người cộng sản phải tự đấu tranh với bản thân để làm chủ mình, vượt lên những đắng cay nghiệt ngã của lao tù đế quốc, nuôi dưỡng ý chí, giữ vững khí tiết và tinh thần đấu tranh cách mạng. 0,5 - Tiếng chim tu hú cứ kêu hoài như nhắc nhở tới nghịch cảnh của nhà thơ, giục giã nhà thơ phá tung tù ngục để giành lại tự do. Bốn câu thơ sau căng thẳng như chứa đựng một sức mạnh bị dồn nén chỉ chực bật tung ra. Đó là tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi hoạt động chưa được bao lâu đã lâm vào cảnh tù ngục, lúc nào cũng khao khát tự do, muốn thoát khỏi 0,25 bốn bức tường xà lim lạnh lẽo để trở về với đồng bào, đồng chí thân yêu. - Tiếng chim tu hú chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi đã làm dậy lên tất cả cảnh và tình mùa hè trong tâm tưởng nhà thơ. Người tù thấu hiểu được cảnh ngộ trớ trêu của mình trong chốn lao tù ngột ngạt, giữa lúc cuộc sống bên ngoài đang nảy nở, sinh sôi. Phải bứt tung xiềng xích, phá tan những nhà ngục hữu hình và vô hình đang giam hãm cả dân tộc trong vòng nô lệ. 0,25 - Bài thơ hay ở những hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mà giàu sức gợi cảm, ở nghệ thuật sử dụng thể thơ lục bát uyển chuyển, tự nhiên và cả ở những cảm xúc thiết tha, sàu lắng, thể hiện được nguồn sống sục sôi của người cộng sản. Luận điểm 3. Bài thơ “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh) là sự bộc lộ tình cảm yêu quê hương, đất nước chân thành, sâu lắng của nhà thơ qua hình tượng tiếng gà trưa, cũng là sự “tự giãi bày và gửi gắm tâm tư”của nhà thơ. DeThi.edu.vn
  48. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Khái quát về bài thơ: Bài thơ Tiếng gà trưa được viết trong 0,5 những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ trên phạm vi cả nước. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế “xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ, Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Nhân vật trữ tình 0,5 trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đổng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đấu. Tiếng gà trưa đã gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu đất nước. 0,5 - Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ cồn cào, da diết. Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi dừng chân bên xóm nhỏ là đã gợi dậy cả một trời thương nhớ, thể hiện sự rung cảm cao độ trong tâm hồn chiến sĩ (dẫn chứng) - Quê nhà hiện lên rõ nét trong tâm tưởng và những kỉ niệm 0,5 tuổi thơ lần lượt sống dậy qua những hình ảnh thân thương. Tiếng gà trưa khiến người cháu xa nhà nhớ đến người bà kính yêu một đời tần tảo (dẫn chứng). - Nổi bật qua gần suốt bài thơ là hình ảnh người bà chắt chiu, giành giụm yêu thương cháu. Bà đã luôn ân cần, hi sinh và mệt nhọc. Hình ảnh người bà được miêu tả gắn bó thân thuộc với quê hương làng xóm, hơn thế nó còn là những kỉ niệm không bao giờ phai nhạt (dẫn chứng). - Tâm trạng người chiến sĩ trẻ từ những kỉ niệm về tuổi thơ của mình mà khi quay về thực tại với con dường hành quân trở nên 0,5 giàu lòng hăng hái với giọng thơ tràn trề sinh khí. Xuân Quỳnh đã khẳng định mục đích chiến đấu hôm nay đó là vì tổ quốc, vì bà, vì kỉ niệm tuổi thơ êm đềm của mình. Và nhà thơ khẳng định mình chiến đấu hôm nay chính là vì muốn bảo vệ quê hương, bảo vệ sự yên bình của mọi mái nhà trên tổ quốc (dẫn chứng). Tiếng gà trưa gợi những nỗi nhớ về người bà, về những kỉ niệm tuổi thơ, về quê hương làng xóm và mục đích chiến đấu 0,25 của người chiến sĩ chính là “sự giải bày” tình cảm của người chiến sĩ trẻ. - Tiếng gà cũng là tiếng gọi thân yêu của bà, của mẹ, của quê 0,75 hương. Tiếng gọi thân yêu ấy như là niềm tin cho người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương yêu dấu, là tình cảm tiền tuyến - hậu phương của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến, gian khổ có thể làm mệt mỏi, bom đạn có thể hủy diệt DeThi.edu.vn
  49. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn mọi thứ nhưng những tình cảm về bà, về những kỉ niệm ấu thơ cùng tiếng gà trưa không bao giờ chết mà vẫn còn nguyên lửa, vẫn cứ trào dâng trong lòng. Đó là tình cảm, cảm xúc được gửi gắm kín đáo trong bài thơ. - Bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh là một bài thơ hay, những câu từ trong bài thơ bắt nguồn từ những thứ giản dị, gần gũi và mộc mạc nhưng lại có giá trị lớn lao và cao đẹp. * Đánh giá chung. - Hai bài thơ “Khi con tu hú” (Tố Hữu) và “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh) tuy sáng tác ở hai thời kỳ khác nhau, có những nét khác biệt về nội dung và nghệ thuật song đều là những bài thơ hay của dòng văn học cách mạng Việt Nam. - Cả hai bài thơ đều hướng tới ngợi ca những tình cảm cao đẹp của người Việt Nam: tình yêu thiên nhiên, tình cảm gia đình, tình yêu đất nước Những tình cảm đó chính là “sự giải bày và gửi gắm tâm tư” của nhà thơ đến với bạn đọc thông qua sáng tác của mình. - Khẳng định nhận định của giáo sư, nhà giáo, nhà phê bình văn học Lê Ngọc Trà là hoàn toàn chính xác bởi đặc trưng quan trọng trong nội dung của tác phẩm văn học chính là tính cảm xúc. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn 0,25 đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0,25 pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. DeThi.edu.vn
  50. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 13 Trường THCS Hoàng Hoa Thám Tổ Ngữ Văn – Mĩ Thuật ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG – NGỮ VĂN 8 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4 điểm) Cho đoạn thơ sau : “ Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm ; Mực đọng trong nghiên sầu .” (Ông đồ – Vũ Đình Liên) a, Phương thức biểu đạt của đoạn thơ ? b, Xác định các trường từ vựng có trong đoạn thơ ? c, Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ. Phân tích giá trị biểu đạt của chúng. Câu 2: (6 điểm) Viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về câu nói sau: Con người sinh ra không phải để tan biến như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong tim người khác. Câu 3: ( 10 điểm) Có ý kiến cho rằng : Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Qua đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ ”( Ngô Tất Tố ), “ Lão Hạc ”( Nam Cao ), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Hết DeThi.edu.vn
  51. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Trường THCS Hoàng Hoa Thám Tổ Ngữ Văn – Mĩ Thuật ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG – NGỮ VĂN 8 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. ( 4 điểm ) a, Phương thức biểu đạt : Biểu cảm (0,25 điểm) b, Các trường từ vựng : - Vật dụng : giấy, mực , nghiên (0,25 điểm). - Tình cảm : buồn, sầu (0,25 điểm). - Màu sắc : đỏ, thắm (0,25 điểm). c, Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ: Điệp ngữ (mỗi); câu hỏi tu từ (Người thuê viết nay đâu?); nhân hoá(giấy-buồn, mực-sầu). (1,0 điểm). Phân tích có các ý : (2,0 điểm). - Sự sửng sốt trước sự thay đổi quá bất ngờ mỗi năm mỗi vắng. - Hình ảnh ông đồ già tiều tuỵ, lặng lẽ bên góc phố , người trên phố vẫn đông nhưng chỗ ông ngồi thì vắng vẻ, thưa thớt người thuê viết. - Một câu hỏi nghi vấn có từ nghi vấn nhưng không một lời giải đáp, hồi âm tan loãng vào không gian hun hút- tâm trạng xót xa ngao ngán. - Cái buồn, cái sầu như ngấm vào cảnh vật(giấy, nghiên), những vật vô tri vô giác ấy cũng buồn cùng ông, như có linh hồn cảm thấy cô đơn lạc lõng Quá trình phân tích HS có thể chỉ ra biện pháp nghệ thuật kết hợp với phân tích. Câu 2: (6 điểm) - Giải thích ý nghĩa câu nói: .(1 điểm) Bằng cách nói hình ảnh so sánh, ẩn dụ, câu nói khẳng định con người sinh ra không chỉ để sống một cuộc đời tầm thường, vô vị. Đã sinh ra trong cuộc đời, con người phải khẳng định vai trò tích cực của mình với xã hội, những người xung quanh, phải sống có ích, tốt đẹp - Vận dụng lí lẽ để khẳng định vấn đề: (2 điểm) + Con người sinh ra nếu không có lí tưởng sống, cuộc sống sẽ trở nên nhàm chán, vô vị, sống buông xuôi, thậm chí buông thả, bất cần đời + Sống phải có công danh, sự nghiệp, giúp ích cho đời. Vì khi sinh ra trong trời đất là ta đã mang món nợ với cuộc đời. Mỗi người cần trả sòng phẳng món nợ sâu nặng đó. + Khi có quan niệm sống có ích, sống tốt đẹp ta sẽ thấy cuộc đời đẹp, đáng sống. DeThi.edu.vn
  52. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn + Có cống hiến cho đời bằng những việc làm cụ thể, con người mới có thể in dấu của mình trong xã hội. Và biết sống cho người khác, vì người khác là yêu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định để con người in dấu trong tim người khác. - Nêu dẫn chứng minh họa: (2 điểm) + Cha mẹ in dấu trong tim con cái bằng sự chăm sóc, nuôi dưỡng, tình yêu thương, dạy dỗ chu đáo. + Có những anh hùng dân tộc in dấu trên mặt đất và trong tim chúng ta bằng những hành động chiến đấu phi thường và sự hy sinh anh dũng + Các bậc vĩ nhân in dấu trên mặt đất và trong tim chúng ta bằng sự nghiệp lừng lẫy, sự đóng góp lớn lao cho cuộc đời bằng tấm gương đạo đức sáng ngời: Bác Hồ, Lê-nin, + Những kẻ sống chủ nghĩa cá nhân, những tên bạo chúa, những tên sống với tham vọng điện cuồng Những người sống mà như chết hay sống lay lắt trong cuộc đời, ăn bám gia đình và xã hội không bao giờ in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong tim người khác. - Nhận thức hành động đúng cần có: .(1 điểm) Mỗi người sinh ra cần có quan niệm sống tốt đẹp, tích cực, để lại danh thơm, tiếng tốt; biết sống vì người khác, biết đóng góp công sức cho cuộc đời chung (học tập, lao động tốt, giúp đỡ người khác, lên tiếng với hành động xấu chắc chắn sẽ được in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong tim người khác. Câu 2. (10 điểm) 1, Mở bài : Học sinh dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận : Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám (1,5 đ) Thân bài: a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng . * Chị Dậu : Là một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng : Có phẩm chất của người phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại. Cụ thể : - Là một người vợ giàu tình thương : Ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế ( 1đ - Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm để bảo vệ chồng . ( 1 điểm ) * Lão Hạc :Tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân thể hiện ở : - Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu ( dẫn chứng). ( 1 điểm ) - Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng(dẫn chứng ( 1 điểm ) b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng : DeThi.edu.vn
  53. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn * Chị Dậu: Số phận điêu đứng : Nghèo khổ, bị bóc lột sưu thuế, chồng ốm và có thể bị đánh, bị bắt lại. ( 1điểm ) * Lão Hạc : Số phận đau khổ, bi thảm : Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ làng đi làm phu cao su, thui thủi sống cô đơn một mình; tai hoạ dồn dập, đau khổ vì bán cậu vàng; tạo được món nào ăn món nấy, cuối cùng ăn bả chó để tự tử. ( 1điểm ) c. Bức chân dung Chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của hai tác phẩm. Nó bộc lộ cách nhìn về người nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với số phận bi kịch của người nông dân ; đau đớn, phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch; đều có chung một niềm tin mới về khả năng chuyển biến tốt đẹp của nhân cách con người. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng : Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp, còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người Nam Cao đi sâu vào thế giới tâm lý của nhân vật, còn Ngô Tất Tố chủ yếu miêu tả nhân vật qua hành động để bộc lộ phẩm chất ( 1điểm ) 3, Kết bài : Khẳng định lại vấn đề. ( 1,5 điểm ) DeThi.edu.vn
  54. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 14 Câu 1 : (3 điểm) Đọc câu chuyện sau và nêu suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng 10 câu: Có người cha mắc bệnh rất nặng. Ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân cần nhắc nhở: “Sau khi cha qua đời,hai con cần phân chia tài sản một cách thỏa đáng, đừng vì chuyện đó mà cãi nhau nhé!” Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha . Khi cha qua đời họ phân chia tài sản làm đôi. Nhưng sau đó người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra. Một ông già thông thái đã dạy cho họ cách chia công bằng nhất: Đem tất cả đồ đạc ra cưa đôi thành hai phần bằng nhau tuyệt đối. Hai anh em đã đồng ý. Kết cục tài sản đã được chia công bằng tuyệt đối nhưng đó chỉ là đống đồ bỏ đi. . Câu 2 : (2 điểm) Có ý kiến cho rằng : "Bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ ( Ngữ văn 8, tập 2 )tràn đầy cảm xúc lãng mạn".Em hãy cho biết cảm xúc lãng mạn được thể hiện trong bài thơ như thế nào ? Câu 3: (5 điểm) Trong tác phẩm “Lão Hạc”, Nam Cao viết: “ Chao ôi ! Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng , buồn đau, ích kỉ che lấp mất ” Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? Từ các nhân vật: Lão Hạc,ông giáo, vợ ông giáo ,Binh Tư trong tác phẩm “Lão Hạc” ,em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. DeThi.edu.vn
  55. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM Câu 1 : (3điểm) - Trên đời này không tồn tại sự công bằng tuyệt đối. Nếu lúc nào cũng tìm kiếm sự công bằng thì kết cục chẳng ai được lợi gì. - Sự công bằng chỉ tồn tại trong trái tim chúng ta . Trong bất cứ chuyện gì đừng nên tính toán quá chi li. - Nhường nhịn chính là tạo nên sự công bằng tuyệt đối Câu 2 :(2 điểm) Nêu được nội dung cơ bản sau: - Bài thơ “Nhớ rừng” là bài thơ hay của Thế Lữ, nhưng cũng là bài thơ hay của phong trào Thơ Mới. Điểm nổi bật của tâm hồn lãng mạn là giàu mộng tưởng, khát vọng và cảm xúc. Người nghệ sỹ lãng mạn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám-1945 cảm thấy cô đơn, tù túng trong xã hội bấy giờ nhưng bất lực, họ chỉ còn biết tìm cách thoát li thực tại ấy bằng chìm đắm vào trong đời sống nội tâm tràn đầy cảm xúc. Tâm hồn lãng mạn ưa thích sự độc đáo, phi thường, ghét khuôn khổ, gò bó và sự tầm thường. Nó có hứng thú giãi bầy những cảm xúc thiết tha mãnh liệt, nhất là nỗi buồn đau. - Cảm xúc lãng mạn trong bài thơ nhớ rừng được thể hiện khá rõ ở những khía cạnh sau: (1điểm). + Hướng về thế giới mộng tưởng lớn lao, phi thường tráng lệ bằng một cảm giác trào dâng mãnh liệt. Thế giới ấy hoàn toàn đối lập với thực tại tầm thường, giả dối. Trong baì thơ, thế giới mộng tưởng chính là cảnh đại ngàn hùng vĩ và kèm theo đó là cảnh oai hùng của chúa sơn lâm. + Diễn tả thấm thía nỗi đau trong tinh thần bi tráng, tức là nỗi uất ức xót xa của hòm thiêng khi sa cơ lỡ vận. Câu 3:(5điểm) A.Yêu cầu chung: Thể loại: Giải thích kết hợp chứng minh. Nội dung:Cách nhìn, đánh giá con người cần có sự cảm thông, trân trọng con người. Yêu cầu cụ thể 1.Mở bài: -Dẫn dắt vấn đề:Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội nên việc đánh giá con người phải có sự tìm hiểu cụ thể. -Đặt vấn đề:Cách nhìn, đánh giá con người qua câu nói trên. 2.Thân bài(4 điểm) a. Giải thích nội dung của đoạn văn: + Lời độc thoại của nhân vật “Ông giáo”- thông qua nhân vật này- tác giả Nam Cao thể hiện cách nhìn, đánh giá đầy sự cảm thông, trân trọng con người: - Phải đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của họ để cố mà tìm hiểu, xem xét con người ở mọi bình diện thì mới có được cái nhìn đầy đủ, chắt gạn được những nét phẩm chất đáng quý của họ, nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc những kết luận sai lầm về bản chất của con người. b. Chứng minh ý kiến trên qua các nhân vật: + Lão Hạc: Thông qua cái nhìn của các nhân vật (trước hết là ông giáo), lão Hạc hiện lên với những việc làm, hành động bề ngoài có vẻ gàn dở, lẩm cẩm - Bán một con chó mà cứ đắn đo, suy nghĩ mãi. Lão Hạc sang nhà ông giáo nói chuyện nhiều lần về điều này làm cho ông giáo có lúc cảm thấy “nhàm rồi”. - Bán chó rồi thì đau đớn, xãt xa, dằn vặt như mình vừa phạm tội ác gì lớn lắm. - Gửi tiền, giao vườn cho ông giáo giữ hộ, chấp nhận sống cùng cực, đói khổ: ăn sung, rau má, khoai, củ chuối DeThi.edu.vn
  56. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Từ chối gần như hách dịch mọi sự gióp đỡ. - Xin bả chó. + Vợ ông giáo: nhìn thấy ở lão Hạc một tính cách gàn dở “Cho lão chết ! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ ! Lão làm lão khổ chứ ai ”, vô cùng bực tức khi nhìn thấy sự rỗi hơi của ông giáo khi ông đề nghị giúp đỡ lão Hạc “Thị gạt phắt đi”. + Binh Tư: Từ bản tính của mình, khi nghe lão Hạc xin bả chó, hắn vội kết luận ngay “Lão cũng ra phết chứ chả vừa đâu”. + Ông giáo có những lúc không hiểu lão Hạc: “Làm quái gì một con chó mà lão có vẻ băn khoăn quá thế ?”, thậm chí ông cũng chua chát thốt lên khi nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó về để “cho nó xơi một bữa lão với tôi uống rượu”: “Cuộc đời cứ mỗi ngày càng thêm đáng buồn ” Nhưng ông giáo là người cã tri thức, có kinh nghiệm sống, có cái nhìn đầy cảm thông với con người, lại chịu quan sát, tìm hiểu, suy ngẫm nên phát hiện ra được chiều sâu của con người qua những biểu hiện bề ngoài: - Ông cảm thông và hiểu vì sao lão Hạc lại không muốn bán chó: Nó là một người bạn của lão, một kỉ vật của con trai lão; ông hiểu và an ủi, sẻ chia với nỗi đau đớn, dằn vặt của lão Hạc khi lão khóc thương con chó và tự xỉ vả mình. Quan trọng hơn, ông phát hiện ra nguyên nhân sâu xa của việc gửi tiền, gửi vườn, xin bả chã, cái chết tức tưởi của lão Hạc: Tất cả là vì con, vì lòng tự trọng cao quý. ông giáo nhìn thấy vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc ẩn giấu đằng sau những biểu hiện bề ngoài có vẻ gàn dở, lập dị. - Ông hiểu và cảm thông được với thái độ, hành động của vợ mình: Vì quá khổ mà trở nên lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau đồng loại “ Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một ngưêi đau chân cã lóc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu ? cái bản tính tốt của ngưêi ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất ” . ông biết vậy nên “Chỉ buồn chứ không nì giận”. Ông giáo là nhân vật trung tâm dẫn dắt câu chuyện, từ việc miêu tả các nhân vật mà quan sát, suy ngẫm để rồi rót ra những kết luận cã tính chiêm nghiệm hết sức đóng đắn và nhân bản về con người. Có thể nói tác giả đã hóa thân vào nhân vật này để đưa ra những nhận xét, đánh giá chứa chan tinh thần nhân đạo về cuộc đời , con người. Đây là một quan niệm hết sức tiến bộđịnh hướng cho những sáng tác của nhà văn sau này. 3.Kết bài: -Khẳng định tính triết lí của câu nói trên. Đó cùng là quan niệm sống,tình cảm của tác giả. -Suy nghĩ của bản thân em DeThi.edu.vn
  57. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 15 A. VĂN – TIẾNG VIỆT (6 điểm): Câu 1: (2,0 điểm) Qua ba văn bản truyện ký Việt Nam: “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ” và “Lão Hạc”, em thấy có những đặc điểm gì giống và khác nhau ? Hãy phân tích để làm sáng tỏ. Câu 2: (2,0 điểm) Cho đoạn văn: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ”. (Trích Lão Hạc, Nam Cao) a. Tìm câu ghép trong đoạn văn trên. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu đó. b. Chỉ rõ từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích giá trị biểu hiện (tác dụng) của các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn đó. Câu 3: (2,0 điểm) Tóm tắt phần trích Lão Hạc bằng một đoạn văn khoảng từ 8 đến 10 dòng. DeThi.edu.vn
  58. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 A. VĂN – TIẾNG VIỆT (6 điểm): Câu 1: (2,0 điểm) a. Giống nhau: (1,0 điểm) - Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 – 1945. - Phương thức biểu đạt: tự sự. - Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo. - Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động. b. Khác nhau: (1,0 điểm) - Thể loại: Mỗi văn bản viết theo một thể loại: Trong lòng mẹ (Hồi kí), Lão Hạc (Truyện ngắn), Tức nước vỡ bờ (Tiểu thuyết) - Đều biểu đạt phương thức tự sự nhưng mỗi văn bản yếu tố miêu tả, biểu cảm có sự đậm nhạt khác nhau. - Mỗi văn bản viết về những con người với số phận và những nỗi khổ riêng. Câu 2: (2,0 điểm) a/ - Câu ghép: Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. (0,5 điểm) - Quan hệ ý nghĩa giữa 2 vế câu: quan hệ bổ sung hoặc đồng thời. (0,5 điểm) b/ - Từ tượng hình: móm mém (0,25 điểm) - Từ tượng thanh: hu hu (0,25 điểm) - Giá trị biểu hiện (tác dụng): Gợi tả hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động có giá trị biểu cảm cao. (0,5 điểm) Câu 3: (2,0 điểm) Đoạn văn tham khảo: Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Con trai lão phải đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại con chó vàng làm bạn tâm tình. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đã gạt nước mắt bán cậu vàng. Tất cả số tiền dành dụm được lão gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn. Cuộc sống ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và khéo léo từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bã chó, nói là sẽ đánh bả một con chó và ngỏ ý rủ Binh Tư uống rượu. Ông giáo rất ngạc nhiên và rất buồn khi nghe Binh Tư kể lại. Nhưng khi tận mắt chứng kiến cái chết đau đớn, quằn quại của lão Hạc thì ông giáo mới hiểu. Cả làng đều bất ngờ trước cái chết đó. Chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu vì sao lão Hạc chết tức tưởi như vậy! DeThi.edu.vn
  59. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 16 Câu 1: (2 điểm) Nhà thơ Vũ Đình Liên đã viết: “ Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu ” (Ông đồ) a. Phương thức biểu đạt của đoạn thơ ? b. Xác định các trường từ vựng có trong đoạn thơ ? c. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ. Phân tích giá trị biểu đạt của chúng ? Câu 2: (2 điểm) Cảm nhận của em về sức mạnh của nghệ thuật hội họa trong “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn Ô hen ri. Câu 3: (6 điểm) Bằng những hiểu biết về các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 8, em hãy chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ngợi ca tình yêu thương giữa con người với con người. DeThi.edu.vn
  60. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Câu 1: (4 điểm) a. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm (0,25 điểm) b. Các trường từ vựng: - Vật dụng: giấy, mực, nghiên (0,25 điểm) - Tình cảm: buồn, sầu (0,25 điểm) - Màu sắc: đỏ, thắm (0,25 điểm) c. Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ: Điệp ngữ (mỗi); câu hỏi tu từ (Người thuê viết nay đâu?); nhân hoá (giấy-buồn, mực-sầu). (1 điểm) Phân tích có các ý: (2,0 điểm) - Sự sửng sốt trước sự thay đổi quá bất ngờ mỗi năm mỗi vắng. - Hình ảnh ông đồ già tiều tụy, lặng lẽ bên góc phố, người trên phố vẫn đông nhưng chỗ ông ngồi thì vắng vẻ, thưa thớt người thuê viết. - Một câu hỏi nghi vấn có từ nghi vấn nhưng không một lời giải đáp, hồi âm tan loãng vào không gian hun hút - tâm trạng xót xa ngao ngán. - Cái buồn, cái sầu như ngấm vào cảnh vật (giấy, nghiên), những vật vô tri vô giác ấy cũng buồn cùng ông, như có linh hồn cảm thấy cô đơn lạc lõng Câu 2: (4 điểm) - Giới thiệu khái quát đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng”. (1 điểm) - Lòng yêu nghề đã gắn kết cuộc sống của ba họa sĩ nghèo: Cụ Bơ-men, Xiu và Giôn- xi. Tuy không cùng tuổi tác nhưng họ có trách nhiệm với nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống hằng ngày (cụ Bơ- men tuy già yếu nhưng vẫn ngồi làm mẫu vẽ cho hai hoạ sĩ trẻ; Xiu lo lắng chăm sóc Giôn-xi khi cô đau ốm). (1,5 điểm) - Cụ Bơ men: Nhà hội hoạ không thành đạt trong nghề nghiệp, tuổi già vẫn kiên trì làm người mẫu. Vì tình cảm cũng như trách nhiệm cứu đồng nghiệp cụ đã vẽ “Chiếc lá cuối cùng” giữa mưa gió, rét buốt. (1 điểm) - “Chiếc lá cuối cùng” trở thành kiệt tác vì nó như liều thần dược đã cứu được Giôn xi. (0,5 điểm) Câu 3: (12 điểm) * Yêu cầu chung: a. Thể loại: Sử dụng thao tác lập luận chứng minh. HS cần thực hiện tốt các kĩ năng làm văn nghị luận đã được học ở lớp 7 và lớp 8: dựng đoạn, nêu và phân tích dẫn chứng, vận dụng kết hợp đưa các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm vào bài văn nghị luận. b. Nội dung: Văn học của dân tộc ta luôn đề cao tình yêu thương giữa người với người. - HS cần nắm vững nội dung ý nghĩa và tìm dẫn chứng phù hợp với nội dung vấn đề cần giải quyết. - Hệ thống các dẫn chứng tìm được sắp xếp theo từng phạm vi nội dung, tránh lan man, trùng lặp. - Dẫn chứng lấy trong các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn 8, chủ yếu là phần văn học hiện thực. c. Về hình thức: Bài viết có bố cục chặt chẽ, đủ ba phần; dẫn chứng chính xác; văn viết trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt; trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng. * Yêu cầu cụ thể: DeThi.edu.vn
  61. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn a) Mở bài: (1,5 điểm) - Có thể nêu mục đích của văn chương (văn chương hướng người đọc đến với sự hiểu biết và tình yêu thương). - Giới thiệu vấn đề cần giải quyết. b) Thân bài: (8 điểm) Tình yêu thương giữa người với người thể hiện qua nhiều mối quan hệ xã hội. - Tình cảm xóm giềng: + Bà lão láng giềng với vợ chồng chị Dậu (Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố). + Ông giáo với lão Hạc (Lão Hạc - Nam Cao). - Tình cảm gia đình: + Tình cảm vợ chồng: Chị Dậu ân cần chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng (Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố). + Tình cảm cha mẹ và con cái: • Người mẹ âu yếm đưa con đến trường (Tôi đi học - Thanh Tịnh); Lão Hạc thương con (Lão Hạc - Nam Cao). • Con trai lão Hạc thương cha (Lão Hạc - Nam Cao); bé Hồng thông cảm, bênh vực, bảo vệ mẹ (Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng). c) Kết bài: (1,5 điểm) Nêu tác dụng của văn chương (khơi dậy tình cảm nhân ái cho con người để con người sống tốt đẹp hơn). * Hình thức: (1 điểm) Có đủ bố cục 3 phần, kết cấu chặt chẽ, liên hệ hợp lí, dẫn chứng chính xác; văn viết trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, chữ viết đẹp. DeThi.edu.vn
  62. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 17 Câu 1:( 2đ) Vận dụng các kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ sau: Áo đỏ em đi giữa phố đông Cây xanh như cũng ánh theo hồng Em đi lửa cháy trong bao mắt Anh đứng thành tro,em biết không? (Vũ Quần Phương – Áo đỏ) Câu 2:( 2đ) Vì sao bức tranh “ Chiếc lá cuối cùng ” của cụ Bơ- men trong truyện ngắn cùng tên của O Hen- ri là kiệt tác nghệ thuật? Câu 3( 6đ) Khi trở về, người con trai lão Hạc đã được nghe ông giáo kể về cuộc sống của cha và những tâm nguyện của ông trước khi chết. Em hãy tưởng tượng mình là con trai lão Hạc để kể lại tâm trạng khi trở về quê và bày tỏ tình cảm của mình với người cha. DeThi.edu.vn
  63. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 8 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI Câu 1: (2đ) Tác giả sử dụng 2 trường từ vựng: +Trường từ vựng về màu sắc : đỏ - hồng – ánh } +Trường từ vựng chỉ về lửa : lửa cháy to. }(0,5đ) Các từ trong hai trường từ vựng có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên vẻ đẹp của đoạn thơ. Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai ( nhiều người khác) ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan tỏa tronh người anh, làm anh say đắm, ngất ngây, và lan tỏa cả không gian, làm không gian cũng biến sắc (cây xanh cũng ánh hồng). (1đ) Xây dựng hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc .Nó miêu tả một tình yêu mãnh liệt, cháy bỏng,đắm say ( ngoài ra bài thơ còn sử dụng một số phép đối. (0,5đ) Câu 2: (2đ) - Kiệt tác nghệ thuật là một sản phẩm nghệ thuật (ở đây là lĩnh vực hội họa) có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, đem lại niềm vui, khoái cảm thẩm mỹ cho người xem, người đọc, người nghe.“Chiếc lá cuối cùng” hội tụ đủ các tiêu chí khái quát đó nên bức tranh này của cụ Bơ- men xứng đáng là một kiệt tác. (0,5đ) - Vì: + bức tranh rất đẹp, rất giống với con mắt chuyên môn của hai họa sĩ trẻ (Giôn- xi và Xiu) cũng không nhận ra. Nó có giá trị nhân sinh cao. Tác phẩm chứa đựng sự sống, toát ra sự lay động tâm hồn, tình cảm của người xem và thức tỉnh họ Góp phần cứu sống một người ( Giôn- xi) hoàn thành trong điều kiện sáng tác khó khăn (mưa tuyết, ánh sáng yếu,đứng trên thang cao ) (0,5đ) + Cứu được một người nhưng cướp đi một người –người đã sinh ra nó. Cụ Bơ - men đã hiến dâng sự sống của mình để giành được sự sống,tuổi trẻ cho Giôn –xi. Nó không chỉ vẽ bằng bút lông,màu sắc mà còn bằng cả tình yêu thương, đức hi sinh thầm lặng cao quí của cụ Bơ- men. Nó cho thấy một qui luật nghiệt ngã của nghệ thuật. Kiệt tác là hiếm hoi, ngoài ý muốn, có giá trị nhân sinh và nhệ thuật cao. Nên kiệt tác hướng tới phục vụ cuộc sống con người ( 1 đ) Câu 3 ( 6 đ) • Yêu cầu: - Đúng thể loại tự sự tưởng ,có yếu tố miêu tả, biểu cảm. - Có bố cục 3 phần chặt chẽ. - Xác lập các tình tiết câu chuyện,các doạn thoại hợp lí ( giữa con trai lão Hạc và ông giáo). - Chuyện kể hấp dẫn có những tình tiết bất ngờ nhưng có lý làm cho người đọc tin • Nội dung cần đạt : ( một số gợi ý) • Mở truyện: - Ngày trở về sau thời gian bao lâu ở dồn điền? -Cảm xúc trên đường về ( không biết bố thế nào,mong muốn mau về làng ) -Mãi suy nghĩ ,ngỡ ngàng khi bước về làng cũ, cảm xúc ban đầu như thế nào? ( 1đ) * Phát triển truyện: - Hồi ức những kỷ niệm về những ngày tháng ở nhà: cảnh sống kham khổ với rau chuối vẫn ấm áp hương vị quê hương ( 0,5đ) -Ngôi nhà hiện ra với những gì quen thuộc, bờ rào, mái nhà tranh ,cây rơm - Tình huống bất ngờ: cỏ vườn quá tốt; căn nhà heo vắng; không thấy bóng dáng của thầy? Cậu vàng đâu không chạy ra đón? Ngạc nhiên như thế nào trước cảnh tượng đó? Tâm trạng bồn chồn lo lắng ra sao? - Đẩy cửa bước vào nhà cột chặt cửa gọi mãi không ai mở cửa (1,5 đ) - Chạy sang nhà ông giáo( bạn thân của thầy ngày trước) bao lo lắng suy nghĩ;bao câu hỏi đặt ra trong đầu (0,5 đ) DeThi.edu.vn