Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn 8 - Năm học 2021-2022

docx 10 trang Hoài Anh 17/05/2022 5140
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_8_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn 8 - Năm học 2021-2022

  1. KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Môn: Ngữ văn 8 NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian: 90 phút 1. Họ và tên giáo viên: Trần Ngọc Trung 2. Đơn vị công tác: Trường THCS Hưng Công V. MA TRẬN ĐỀ : Mức độ Vận Thông Vận dụng Nhận biết dụng Cộng hiểu cao NLĐG thấp I. Đọc- hiểu - Nêu - Hiểu được - Trình Ngữ liệu: Văn bản phương nội dung, ý bày suy ngoài chương trình. thức biểu nghĩa của nghĩ của Tiêu chí lựa chọn ngữ đạt chính/ từ ngữ/ văn bản thân liệu: phong cách bản về một Một văn bản dài dưới ngôn ngữ/ chi tiết 150 chữ tương đương văn bản trong văn với một đoạn văn bản trích/ thể bản. được học chính thức loại. trong chương trình. Số câu 1 2 1 4 Số điểm 0,5 1,5 1,0 3 Tỉ lệ % 5% 15% 10% 30% II. Tạo lập văn bản Viết 1 Viết một Viết đoạn văn/ bài văn đoạn văn bài tập theo yêu cầu theo yêu làm văn cầu. theo yêu cầu. Số câu 1 1 2
  2. Số điểm 2,0 5 7 Tỉ lệ % 20% 50% 70% Tổng số câu 1 2 2 1 6 Số điểm toàn bài 0,5 1,5 3,0 5 10 Tỉ lệ % điểm toàn bài 5% 15% 30% 50% 100% ĐỀ BÀI I. Đọc hiểu văn bản: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Hết năm ấy sang năm khác, vợ chồng đầu tắt mặt tối, không dám chơi không ngày nào. Thế mà vần cứ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Bao nhiêu công trình khó nhọc, bao nhiêu thuốc cam thuốc sài, nuôi từ hòn máu nuôi đi, mới được đứa con bảy tuổi. Bây giờ chỉ vì một suất tiền sưu, đã phải rứt ruột đem nó đi bán, lại đèo thêm hai gánh khoai và năm con chó nữa, cũng vẫn chưa đủ. Chồng vẫn bị đánh bị trói suốt ngày suốt đêm. Không biết trong lúc đau ốm, lại bị hành hạ như thế, anh ấy có thể sống được đến mai hay không? Và ngày mai chạy đâu cho ra hai đồng bảy bạc để chuộc chồng về? Nếu không lo đủ được số tiền ấy, số phận anh ấy sẽ ra sao? Vả lo được đủ tiền chuộc được chồng về đi nữa, cũng đã thiệt mất một đứa con rồi, sau này còn có ngày nào đem được nó về nhà nữa không? Từ chiều đến giờ nó ăn với ai, nó ngủ với ai? Thế rồi chị trở vào thềm, rũ rượi ngồi tựa cột hiên, nước mắt rơi xuống lã chã. Bóng trăng chênh chếch nhòm vào trong thềm. Bụi tre trước nhà, con cú sắp đi kiếm mồi, báo hiệu bằng những tiếng ghê sợ buồn rầu, có thể tưởng như ma quỷ, yêu quái. Mấy con cò ngủ giật mình thức giấc, phành phạch vỗ cánh, tự trong bóng tối bay ra. Các nhà láng giềng, gà gáy te te. Trống canh ngoài đình gắt gỏng điểm dịp ba tiếng.” (Ngô Tất Tố, Tắt đèn, Chương XV, theo Sachhayonline.com). Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2: Tìm yếu tố miêu tả trong đoạn văn. Câu 3: Tìm từ ngữ liên kết các đoạn văn và cho biết ý nghĩa của từ ngữ đó. Câu 4: Cho biết ý nghĩa (tác dụng) của việc sử dụng 5 câu hỏi ở phần cuối đoạn văn thứ nhất. II. Tạo lập văn bản:
  3. Câu 1: Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về số phận người nông dân trong xã hội cũ. Câu 2: Chứng kiến cảnh Lão Hạc sang kể cho ông giáo nghe chuyện bán chó (trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao). Em hãy ghi lại câu chuyện lúc đó. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm Đọc - 1 Phương thức: tự sự 0,5 hiểu Yếu tố miêu tả: chị trở vào thềm, rũ rượi ngồi tựa cột 0,5 hiên, nước mắt rơi xuống lã chã; Bóng trăng chênh chếch nhòm vào trong thềm; con cò ngủ giật mình thức giấc, phành phạch vỗ cánh, nhà láng giềng, gà gáy te te. 2 Trống canh ngoài đình gắt gỏng điểm dịp ba tiếng. (HS nêu được từ 2/3 cho 0,5đ; từ ½ cho 0,25đ; không cho điểm nếu HS tìm dưới ½ hoặc không nêu được, nêu sai.). - Từ ngữ liên kết: Thế rồi 0,5 3 - Ý nghĩa (quan hệ): liệt kê. 0,5 Tác dụng: Diễn tả nỗi đau đớn, dằn vặt, lo lắng cho 1,0 4 chồng, cho con của chị Dậu. (GV căn cứ mức độ hợp lí của câu trả lời để cho điểm) a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể trình bày theo hướng sau: - Người nông dân trong xã hội cũ phải sống cuộc đời vô 0,5 1. cùng cơ cực, quanh năm lam lũ vất vả vẫn nghèo đói, túng thiếu. - Phải chịu sự áp bức bất công, hà khắc của bộ máy cầm 0,25 quyền, chịu sưu cao thuế nặng; - Người nông dân thấp cổ bé họng không những không 0,25 Phần được pháp luật, nhà nước bảo hộ mà còn bị đối xử bất
  4. Tạo công, tàn nhẫn, vô nhân đạo. lập (Có thể dẫn chứng từ các tác phẩm đã học) văn d. Sáng tạo: HS có thể có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị 0,25 bản luận. 0,25 e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. (Trong khoảng 20 dòng nên GV chú ý cách triển khai nội dung đoạn văn của HS. Không “đếm ý” cho điểm). a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ 0,25 Mở bài, Thân bài, kết bài. b. Xác định đúng vấn đề tự sự (kỷ niệm khiến em nhớ 0,25 mãi/ lão Hạc kể cho ông giáo nghe chuyện bán chó). c. Triển khai vấn đề: Viết bài văn tự sự có yếu tố miêu tả 4.0 2 và biểu cảm. Ngôi kể thứ nhất (tôi) có mặt trong câu chuyện như người thứ 3 ngoài lão Hạc với ông giáo (phân biệt với người kể ở trong truyện của Nam Cao chính là ông giáo). - Giới thiệu hoàn cảnh lão Hạc sang nhà ông giáo để kể chuyện bán chó. Ở đó có ông giáo và người kể. - Kể: Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo: • Lão Hạc báo tin bán chó 1,5 • Lão Hạc kể lại chuyện bán chó • Miêu tả: Nét mặt đau khổ của lão Hạc • Biểu cảm: Nỗi ân hận của lão Hạc về việc bán chó và thái độ của ông giáo. • Lão Hạc: Chua chát kết thúc việc bán chó. - Miêu tả: Nét mặt của ông giáo khi nhận được tin => 1,0 suy tư nghĩ ngợi và đau khổ với lão Hạc - Biểu cảm: 1,5 • Nêu những suy nghĩ của bản thân với câu chuyện. • Nêu những suy nghĩ về các nhân vật ở trong đó (về
  5. ông giáo và lão Hạc) - Nhắc lại sự việc bán chó. Đặc biệt là khi sự việc kết thúc. Nhận định, đánh giá chung về sự việc đó. Trở lại hoàn cảnh thực tại của mình. d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt. 0,25 e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, 0,25 ngữ nghĩa TV. ===. KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn 8 NĂM HỌC 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) 3. Họ và tên giáo viên: Trình Thị Kim Chi 4. Đơn vị công tác: Trường THCS Hưng Công 5. Nội dung đề thi: Ma trận: Mức độ Vận dụng Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Chủ đề cao cộng - Nhớ tên tác 5đ phẩm, tác giả. Viết ĐV cảm 1. Đọc-hiểu - Chỉ ra các nhận nv - Hiểu nội dung phương thức của đoạn thơ. biểu đạt -XĐ được trường từ vựng
  6. -Nhớ tên các VB cùng giai đoạn Biết viết 2. Tập làm BVTS có văn sử dụng 5đ Văn tự sự MT, BC 4 1 1 1 8 Số câu: Số điểm: 2,5 0,5 2,0 5,0 10,0 Tỉ lệ: 25% 5% 20% 50% 100% 2. Đề kiểm tra I. Đọc hiểu văn bản: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào ”.”.
  7. ( Ngữ văn 8, tập 1) Câu 1: Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả?. (0,5đ) Câu 2: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. (0,75đ) Câu 3: Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích. (0,5đ) Câu 4: Tìm trường từ vựng trong đoạn trích và đặt tên cho trường từ vựng đó? (1,0đ) Câu 5: Kể tên các đoạn trích/ tác phẩm văn học Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 8 cùng giai đoạn sáng tác với truyện ngắn Lão Hạc (giai đoạn 1930 – 1945). (0,75đ) Câu 6: Viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) suy nghĩ về cái chết của Lão Hạc? (1,5đ) II. Làm văn Em hãy nhập vai Xiu trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn OHen-ri kể lại quá trình hồi sinh của nhân vật Giôn-xi. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1: Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả?. -TP: Lão Hạc (0,25đ) -TG: Nam Cao (0,25đ) Câu 2: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận. (0,75đ) Câu 3: Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích. Miêu tả cái chết của lão Hạc và tâm tư của ông giáo (0,5đ) Câu 4: Tìm trường từ vựng trong đoạn trích và đặt tên cho trường từ vựng đó? TRường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người: mắt, đầu, tóc, mép (0,5đ) Câu 5: Kể tên các đoạn trích/ tác phẩm văn học Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 8 cùng giai đoạn sáng tác với tác phẩm (giai đoạn 1930 – 1945). (0,75đ) - Tôi đi học (Thanh Tịnh) - Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng) - Tức nước vỡ bờ (Tắt đèn – Ngô Tất Tố
  8. Câu 6: Viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) suy nghĩ về cái chết của Lão Hạc. *Yêu cầu kĩ năng: - Đúng hình thức đoạn văn: Lùi vào đầu dòng, chữ đầu viết hoa, kết thúc xuống dòng. - Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, đủ hai thành phần chính, đứng ở đầu đoạn văn. - Diễn đạt lưu loát, đảm bảo số câu văn quy định. *Yêu cầu nội dung: - Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát, trừng phạt bản thân mình của lão Hạc. - Cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính. - Cái chết của lão Hạc giúp chúng ta nhận ra cái chế độ thực dân nửa phong kiến thối nát, cái chế độ thiếu tình người, đẩy người dân đặc biệt là nông dân đến bước đường cùng. - Qua đây, chúng ta thấy số phận cơ cực, đáng thương của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng 8. II. Làm văn Em hãy nhập vai Xiu trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn O Hen-ri kể lại quá trình hồi sinh của nhân vật Giôn-xi. a. Về hình thức: (1,0đ) + HS biết làm một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. + Nhập vai Xiu để kể lại (Xưng tôi ngôi thứ 1) + Bài viết có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, có kỹ năng dựng đoạn, liên kết đoạn, hành văn lưu loát, có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố kể, miêu tả và biểu cảm.
  9. b. Về nội dung: (4,0đ) 1. Mở bài: Giới thiêu được nhân vật tôi-người kể chuyện (chú ý h.s nhập vai nhân vật Xiu). Nêu được ND cần kể lại. 2. Thân bài: * Nhân vật Xiu kể lại quá trình hồi sinh của Giôn- xi. + Xiu giới thiệu về h.c sống và tâm trạng của Giôn-xi khi chờ đợi cái chết. - Xiu giới thiệu được h.c sống của Giôn-xi. (nghề nghiệp, tuổi tác, đặc biệt đang trong tình trạng bệnh tật và nghèo khó, có cụ Bơ-men là hàng xóm và cùng làm nghề họa sĩ) - Tâm trạng của Giôn- xi khi chờ đợi cái chết như thế nào (chán nản, thẫn thờ chờ chiếc là thường xuân cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi lìa đời) + Xiu kể về tâm trạng của Giôn-xi khi hồi sinh nhờ chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ- men vẽ (Phần này yêu cầu kể chi tiết). - Khi chiếc lá thường xuân vẫn còn đó trong một đêm mưa tuyết Giôn-xi đã bừng tỉnh và ngắm nhìn nó thật lâu, sau đó cô đã nói với Xiu những gì, cô muốn ăn, làm đẹp và đặc biệt là muốn vẽ: Giôn-xi đã thực sự hồi sinh. Cô đã vượt qua được cái chết, sự sống đã trở lại với Giôn-xi nhờ vào chiếc lá mỏng manh dẻo dai mà chính Giôn-xi đã nhận ra. - Khi bác sĩ đến và khẳng định bệnh tình của Giôn-xi hoàn toàn vượt qua giai đoạn khó khăn - Nhân vật tôi (Xiu) kể lại cho Giôn- xi nghe về sự hy sinh thầm lặng của cụ Bơ- men và khẳng định chiếc lá cuối cùng của cụ là một kiệt tác (chú ý các chi tiết MT và B.C trong phần này) 3. Kết bài: Nêu được cảm nghĩ về tình bạn trong sáng, về tình yêu thương, sự hy sinh giữa những con người nghèo khổ. Thang điểm:
  10. + Điểm 0: HS không làm được bài, hoặc sai lạc hoàn toàn + Điểm 0,5 ->2,0: HS đáp ứng được một số yêu cầu về kiến thức, song bài viết còn sơ sài, diễn đạt lúng túng. + Điểm 2,0 -> 3,0: HS đáp ứng tương đối đầy đủ yêu cầu, song bài viết chung chung, triển khai chưa thật cụ thể, rành mạch. + Điểm 3 ->4: HS đáp ứng khá tốt các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, song còn mắc một số lỗi diễn đạt. + Điểm 4,0 ->5,0: HS đáp ứng tốt về kĩ năng và kiến thức, rành mạch, diễn đạt tốt, sáng tạo.