Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Nguyễn Anh Văn

doc 42 trang thaodu 3941
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Nguyễn Anh Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_8_nguyen_anh_van.doc

Nội dung text: Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Nguyễn Anh Văn

  1. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 UBND HUYỆN ĐỀ THI HSG LỚP 8 CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: NGỮ VĂN ( Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) Tổng bộ có hơn 60 đề theo cấu trúc như thế này, dung lượng gần 700 trang Lấy trọn bộ đề HSG 8 gồm: 1. 65 đề hsg, đáp án chi tiết 2. Bộ đề hsg file ảnh sưu tầm từ các tỉnh, huyện khác 3. Phần lí thuyết bồi dưỡng (đầu bộ đề) 4. Kèm theo sách tham khảo bản pdf- nếu cần 5. Tặng giáo án dạy thêm nếu cần 6. Có 2 bộ tài liệu dạy thêm rất chi tiết (bộ riêng mất phí) Mỗi người có một phương pháp bồi dưỡng hsg, tùy vào tình hình thực tiễn để lựa chọn phương pháp khác nhau nhưng trục bồi dưỡng vẫn NÊN là dùng Bộ đề để củng cố, nâng cao, khắc sâu và mở rộng kiến thức. Còn giáo án chỉ là để kiểm tra cho có. Quan điểm của mình là như vậy và mình cũng làm như vậy trong suốt thời gian qua II. Kinh nghiệm khi bồi dưỡng HSG 1. Khi bồi dưỡng, GV đừng quá nặng nề lí thuyết vì thực tế lí thuyết các em đã được học trên lớp mà thay vào đó là dùng các đề thi để củng cố, nâng cao, mở rộng kiến thức. 2. Sau mỗi buổi bồi dưỡng, giáo viên cho các em vài đề để các em về nhà lập dàn ý, đến buổi thứ 2 giáo viên kiểm tra, chữa đề và nhận xét. Buổi tiếp theo cũng tương tự, chúng ta dạy cuốn chiếu, đề nào dễ có thể chỉ cho HS làm trước chứ ko cần dạy kĩ. 1
  2. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 3. Yêu cầu các em nhớ dàn ý siêu ngắn gọn, tức là mỗi đề (đề tự luận 10 điểm) giáo viên yêu cầu các em chỉ được làm trong 20 đến 30 chữ là tối đa. Từ 20 chữ này Gv tiếp tục yêu cầu các em triển khai thành dàn ý chi tiết. Ví dụ: đề bài là: “thiên hướng của người nghệ sĩc là đưa áng sáng đến trái tim con người” (G. welles). Em hãy chứng mình bằng một tác phẩm đã học thì HS chỉ làm dàn ý siêu ngắn gọn như sau: + Giải thích + Chứng minh bằng tác phẩm lão Hạc + Ánh sáng của lòng cảm thồn, chia sẻ + Ánh sáng của tình thương yêu + Ánh sáng của lòng tự trọng + Đặc sắc về nghiệ thuật Đây là dàn ý siêu ngắn gọn 4. Cho học sinh thi thử, làm bài nhiều lần. Nếu chỉ dạy và làm đề chưa chắc các em đã nhớ, GV phải cho HS thi thử nhiều lần, thi trên giấy như thi thật, chấm kĩ, sửa chữa ki để rút kinh nghiệm, đặc biệt là căn thời gian sao cho hợp lí. Thực tế HS chúng ta rất tham lam kiến thức hoặc là viết lan man, tràn làn dẫn đến không đủ thời gian. Thời gian là cái bẩy của người ra đề, không cân đối thời gian cho cả bài thi hay cho từng câu coi như thất bại. Ví dụ câu đọc hiểu chỉ chiếm 4 điểm nên thời gian dành cho câu này chỉ tối đã là 15 đến 20 phút. Câu nghị luận XH 6 điểm thời gian tối đa là 45 đến 50 phút còn câu nghị luận Vh là 60 đến 65 phút. 5. Các bài kiểm tra định kì trên lớp GV cho HS giỏi làm đề riêng, tùy thời gian cụ thể. Ví dụ bài viết 90 phút thì cho HS làm câu nghị luận văn 2
  3. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 học, bài 45 phút thì cho làm câu nghị luận xh để tiết kiệm và tận dụng tối đa thời gian 6. Ưu tiên điểm: Đừng khắt khe điểm với HS nói chung và đội tuyển nói riêng. Động viên các em về điểm, 9,10 điểm. Chúng ta đi dạy lấy lương thì HS đi học lấy điểm thôi. 7. Hỏi bài cũ: Bài cũ đối với HS giỏi cũng phải khác với HS binh thường. Ví dụ: GV có thể hỏi câu “lên lập dàn ý ngắn gọn cho 1 đề nào đó” hay lên viết cấu trúc của đề nghị luận XH 8. Tóm lại: Bồi dưỡng HSG là một vấn đề nan giải, kinh nghiệm mỗi người mỗi khác, tùy vào thực tế. Kinh nghiệm thì không biết biết mấy là đủ, chỉ nói vài ba dòng thật khó mà hết. Nếu ái có kinh nghiệm nào hay thì chia sẻ để mọi người học hỏi. 9. Chúc các bạn thành công. 10. Tài liệu của mình chỉ được dùng để nâng cao chất lượng, bạn không được chia sẻ đưới mọi hình thức và mục đích. Chúng ta không nên và không muốn là người nổi tiếng trên mạng xã hội vì những điều không cần thiết. BỘ ĐỀ HSG 6,7,8,9 CÓ ĐỦ TRỌN BỘ 3
  4. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 GỢI Ý CHẤM UBND HUYỆN HDC ĐỀ THI GIAO LƯU HSG LỚP 8 CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: NGỮ VĂN ( Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) I. Đọc hiểu: ( 4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới: Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự. - Chiếc xe này của bạn đấy à? . Cậu bé hỏi. - Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện. - Ồ, ước gì tôi Cậu bé ngập ngừng. Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi. - Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! . Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói: - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé. (“Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? (1,0 điểm) Câu 2. Cậu bé ước trở thành người anh thế nào? (1,0 điểm) Câu 3. Theo em câu “Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm”có ý nghĩa gì ? (1,0 điểm) Câu 4. Văn bản trên gửi đến chúng ta thông điệp gì? (1,0 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (16,0 ĐIỂM) Câu 1. (6,0 điểm) 4
  5. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề được gợi từ câu chuyện trên. Câu 2 (10,0 điểm): “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” (T.Sêkhốp) Qua truyện ngắn “Lão Hạc”- của Nam Cao, em hãy chứng minh. Hết ( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: Số báon danh: 5
  6. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 UBND HUYỆN HDC ĐỀ THI GIAO LƯU HSG LỚP 8 CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: NGỮ VĂN ( Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (4 điểm) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?(1,0 điểm) Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm Câu 2. Cậu bé ước trở thành người anh thế nào? ( 1,0 điểm) Cậu bé ước trở thành người anh thế nào? HS có thể trả lời 1 trong các cách sau: Cậu bé ước trở thành người anh mang lại niềm vui, niềm tự hào cho người em. Cậu bé ước trở thành người anh có tình thương em, mang lại niềm hạnh phúc cho em. Cậu bé ước trở thành người anh nhân hậu, được bù đắp, chia sẻ, yêu thương. Các câu trả lời tương tự Câu 3. Theo anh (chị) câu “Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm”có ý nghĩa gì ? ( 1,0 điểm) HS có thể trả lời 1 trong các cách sau: Câu văn cho ta biết rõ hơn về sự trăn trở và lòng quyết tâm thực hiện ước mơ của cậu bé: trở thành người anh đáng tự hào. Câu văn cho thấy lòng quyết tâm cao độ của cậu bé muốn biến ước mơ của mình thành hiện thực. Cậu bé đang nung nấu quyết tâm thực hiện ước mơ của mình là tặng xe lăn cho người em tật nguyền. Các câu trả lời tương tự Câu 4. Văn bản trên gửi đến chúng ta thông điệp gì? ( 1,0 điểm) Đây là câu hỏi mở. Học sinh có thể rút ra một bài học nào đó miễn là hợp lí, có sức thuyết phục. Chẳng hạn như:Sống phải biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ , giúp đỡ lẫn nhau, nhất là với những người bất hạnh, tật nguyền để họ có được sự bình đẳng như mọi người 6
  7. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 II. Phần làm văn (7,0 điểm) Câu 1: Nghị luận xã hội (6,0 điểm) Viết bài nghị luận xã hội Đảm bảo một văn bản nghị luận xã hội có bố cục rõ ràng, hợp lí, tổ chức sắp xếp ý một cách lôgic, chặt chẽ, hành văn trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, không có quá 3 lỗi dùng từ, diễn đạt 2. Yêu cầu về kiến thức: HS có thể khai thác vấn đề theo nhiều hướng, nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau: b. Yêu cầu về kiến thức : * Giải thích ý nghĩa câu chuyện : ước mơ của cậu bé không phải cũng có được một chiếc xe như vậy cho mình mà cậu ước mơ có được chiếc xe lăn để tặng cho đứa em bé bỏng tật nguyền. Cậu trăn trở và quyết tâm “Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé”. Lời hứa là sự chia sẻ, tình yêu thương sâu sắc, sự hy sinh của người anh muốn bù đắp cho đứa em tật nguyền. * Bàn luận - Câu chuyện ngợi ca tình yêu thương, sự sẻ chia đối với người ta yêu thương. Tình yêu thương của người anh thể hiện bằng việc làm cụ thể, để tạo động lực cho người em vươn lên số phận hoàn cảnh. - Câu chuyện cho người đọc bài học về tình cảm gia đình. Khi chúng ta rơi vào hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh thì không ai khác chính là những người thân yêu, ruột thịt cưu mang, đùm bọc. - Khi ta được yêu thương và yêu thương người khác thì ta sẽ thấy hạnh phúc. - Bên cạnh đó trong cuộc sống nhiều gia đình anh em tranh giành quyền lợi, sống thờ ơ, thiếu quan tâm * Bài học nhận thức và hành động: 7
  8. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 - Bài học đáng quý cho tuổi học trò, đừng đòi hỏi người khác quan tâm, chăm sóc mình mà mỗi người cần quan tâm đến mọi người trong gia đình. - Biết yêu thương là người giàu lòng nhân ái, lối sống cao đẹp. Câu 2: (10,0 điểm). a. Yêu cầu về kĩ năng: - Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết cách chọn lọc dẫn chứng để phân tích làm sáng tỏ vấn đề. Lập luận chặt chẽ, diễn đạt tốt (có suy nghĩ, đánh giá, cảm xúc ) - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; bố cục rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau: Nội dung cần đạt Dẫn dắt, nêu ý kiến 1.Giải thích ý kiến: - Người nghệ sĩ chân chính: là người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo, tác phẩm của họ sinh ra là vì con người, hướng đến cuộc sống tốt đẹp của con người. - Là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy: có nghĩa là người nghệ sĩ phải có lòng nhân ái, yêu thương con người. Tinh thần nhân đạo là phẩm chất bắt buộc phải có trong mỗi người cầm bút. Đó là tình cảm có chiều sâu từ trong cốt tủy chứ không chỉ là tình cảm nông cạn, hời hợt, mơ hồ. -> Ý nghĩa của câu nói khẳng định nhà văn chân chính là nhà văn phải có cái nhìn, tấm lòng nhân ái, yêu thương đối với con người. - Trong truyện ngắn “Lão Hạc” , tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả Nam Cao chính là sự đồng cảm, yêu thương, trân trọng, ngợi ca những con người lao động nghèo khổ trong xã hội phong kiến, thực dân đầu thế kỉ XX. 8
  9. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 Bài mẫu Nhắc đến Nam Cao là nhắc đến cây bút truyện ngắn hiện thực xuất sắc đẩu thế kỉ XX của văn học Việt Nam. Qua các tác phẩm viết về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945, Nam Cao đã bộc lộ một cái nhìn nhân đạo, đầy yêu thương, trân trọng về những người đồng bào lao khổ của mình. Tư tưởng ấy cũng được thể hiện sâu sắc qua truyện ngắn Lão Hạc . Luận điểm 1: Giá trị nhân đạo của tác phẩm trước hết được khẳng định qua tấm lòng đồng cảm của nhà văn đối với những số phận bất hạnh của các nhân vật trong tác phẩm. Những con người trong tác phẩm này đều là nạn nhân của xã hội phong kiến nửa thực dân. Họ phải gồng mình chống lại nạn đói, những hủ tục phong kiến, Và mỗi người lại có những nỗi khổ riêng. Nhân vật chính, lão Hạc, là một người có hoàn cảnh vô cùng bi đát. Vợ mất sớm, đứa con trai duy nhất bỏ đi cao su. Một mình lão phải đối mặt với tuổi già, bệnh tật, cái đói và sự cô đơn. Nhà văn hay chính là nhân vật ông giáo trong tác phẩm đã không nén được những lời thương cảm: "luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai". Con trai lão Hạc cũng là một người đáng thương. Vì nhà nghèo, anh không lấy được người con gái mình yêu. Phẫn chí, anh bỏ làng đi cao su, cái đất cao su "đi dễ khó về", "khi đi trai tráng khi về bủng beo". Anh rời cha già luôn mấy năm, thiên truyện khép lại nhưng hình bóng anh người đọc cũng chưa được mục kích, câu hỏi về số phận của anh đành rơi vào câm lặng Ông giáo, một nhân vật có uy tín ở làng, trong thời buổi ấy cũng túng thiếu dặt dẹo, đang sống cái đời "sống mòn", "rỉ ra, mốc lên”. Có thể nói, "Lão Hạc" đã thể hiện lòng thương, sự đồng cảm với tất thảy những lớp người bần cùng trong xã hội Việt Nam khi ấy. Nhưng sống trong nghèo đói mà không bị cái bần hàn bài mòn nhân phẩm, đó là một đặc điểm đáng quý của người nông dân Việt Nam. Và một biểu hiện quan 9
  10. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 trọng khác của giá trị nhân đạo trong tác phẩm là nhà văn đã biết khám phá để nâng niu trân trọng và ngợi ca phẩm chất ngời sáng trong tâm hồn những người đồng bào lao khổ của mình. Luận điểm 2: Các nhân vật trong "Lão Hạc" hầu hết đều là những người giàu tình thương. Tình phụ tử ở nhân vật lão Hạc đặc biệt cảm động. Dù rất đau lòng nhưng lão chấp nhận nỗi cô đơn hờn tủi, đồng ý để con trai ra đi theo chí hướng của mình. Con đi rồi, lão chỉ còn con chó Vàng làm bạn. Lão Hạc yêu con chó Vàng đến độ gọi nó là "cậu" Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, cho nó ăn ra bát như người Có điều đó không đơn giản bởi lão là người yêu động vật. Hãy nghe lời tâm sự của lão với ông giáo: con chó ấy là của cháu nó để lại. Vậy là lão Hạc yêu con Vàng phần lớn bởi đó là kỉ vật duy nhất do con để lại. Lão đã dồn toàn bộ tình cha cho con chó ấy. Khi bán con Vàng, "lão khóc như con nít", "mắt ầng ậng nước" Không chỉ vậy, lão thậm chí còn chấp nhận cái chết để giữ đất cho con. Cái đói rượt lão gần đến đường cùng. Vẫn còn một lối nhỏ khác là bán mảnh vườn để lấy tiền ăn nhưng lão nghĩ rằng: đó là mảnh vườn của mẹ cháu để lại cho cháu Và lão chọn cái chết chứ nhất quyết không bán đất của con. Con trai lão Hạc vì phẫn chí mà đi cao su nhưng trước khi đi vẫn để lại cho cha ba đồng bạc. Cả ông giáo, dẫu gia đình vẫn bữa đói bữa no nhưng luôn cố gắng giúp đỡ, cưu mang người hàng xóm bất hạnh Luận điểm 3: Sống trong cái đói, cái nghèo nhưng không bị sự bần hàn làm cho quay quắt, hèn mọn, điều đáng quý nhất ở người nông dân Việt Nam trước Cách mạng là lòng tự trọng sáng ngời trong nhân phẩm. Lão Hạc thà nhịn đói chứ không chịu ăn không dù chỉ là củ khoai củ sắn của hàng xóm. Lão đã có thể bán vườn lấy tiền chống chọi với cái đói nhưng lão không làm vậy vì nhất quyết không ăn vào của con. Lão cũng có thể chọn con đường như Binh Tư đi đánh bả chó lấy cái ăn. Và lão không hề làm vậy. Con người ấy, đến lúc chết 10
  11. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 vẫn còn lo mình làm phiền hàng xóm nên dành dụm gửi gắm ông giáo tiền làm ma. Cảm động hơn cả là nỗi lòng quặn thắt của lão sau cái chết của con Vàng. Lão dằn vặt bởi nghĩ mình "đã đi lừa một con chó". Lão Hạc ơi! Ẩn bên trong cái hình hài gầy gò, già nua của lão là một tâm hồn cao thượng và đáng trân trọng biết bao nhiêu! Đồng cảm với số phận của người lao động, đặc biệt là người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, đồng thời ngợi ca những phẩm chất cao quý của họ là những biểu hiện quan trọng của giá trị nhân đạo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao. Viết về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, giọng văn Nam Cao lạnh lùng, bàng quan nhưng ẩn sâu trong đó là một tình thương sâu sắc và mãnh liệt. Bài mẫu số 3: Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Lão Hạc Lịch sử 4000 năm chống lại thiên tai và chống giặc ngoại xâm đã tạo cho con người Việt Nam những đức tính quí báu như sự bền bỉ, kiên trì, lòng dũng cảm nhưng điều làm nên cốt cách, nét bao quát hơn cả đó chính là tinh thần nhân đạo. Nhân đạo là truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nhân đạo hiểu theo nghĩa hẹp là lòng yêu thương giữa con người với con người. Nhân đạo hiểu theo nghĩa rộng được biểu hiện cụ thể trong các tác phẩm văn học ở các nội dung như: Lên án tội ác của các thế lực chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của con người; Bày tỏ thái độ cảm thông, tình cảm xót thương với nỗi bất hạnh của con người; Ca ngợi những phẩm chất cao đẹp, trong sáng của tâm hồn con người; Thể hiện ước mơ, khát vọng về một XH công bằng, bác ái, tôn trọng phẩm giá và hạnh phúc của con người. 11
  12. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 Đối với truyện ngắn sáng tác theo khuynh hướng hiện thực phê phán 1930 - 1945 thì chủ đề nhân đạo càng thể hiện rõ hơn bao giờ hết. Có thể nói: hiện thực đất nước thực dân nửa phong kiến khi ấy là mảnh đất màu mỡ để các nhà văn sáng tác theo khuynh hướng hiện thực phê phán như Nam Cao khai thác triệt để và đạt đến độ bậc thầy khi phản ánh cuộc đời, số phận bi thảm của người nông dân; về tình người, tình cha con; để từ đó lên tiếng cảm thông và bênh vực quyền sống của con người. Truyện ngắn "Lão Hạc" - Một truyện ngắn chứa chan tình người, lay động bao nỗi xót thương khi tác giả kể về cuộc đời cô đơn bất hạnh và cái chết đau đớn của một lão nông nghèo khổ. Nhân vật Lão Hạc đã để lại trong lòng ta bao ám ảnh khi nghĩ về số phận con người, số phận người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ. Nhà văn Biêlinxki nói: Nhân đạo là tình yêu thương mênh mông của con người. Bản thân nhà văn Nam Cao cũng đã từng khẳng định một tác phẩm có giá trị là một tác phẩm " phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình Nó làm cho người gần người hơn". Như vậy, trong quan niệm của Nam Cao, chủ nghĩa nhân đạo được đặt ra như một yêu cầu tất yếu đối với những tác phẩm. Bới thế, trong truyện ngắn Lão Hạc, Nam Cao đã tái hiện lại một cách chân thực cảnh sống cơ cực, bế tắc, đầy bi kịch của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 với một tấm lòng thương cảm sâu sắc. Ngòi bút hiện thực dường như lạnh lùng của nhà văn đã nhìn sâu vào ngõ ngách cuộc đời lão Hạc. "Lão Hạc" trước hết là một câu chuyện cảm động, day dứt về một lão nông dân nghèo khốn khổ. Vợ chết, nhà nghèo không đủ tiền lo cưới vợ cho con nên anh con trai đã phẫn chí mà bỏ đi phu đồn điền cao su. Lão sống cuộc sống cô đơn thui thủi một mình. Gia tài chỉ có ba sào vườn, một túp lều và con chó Vàng làm bạn. Lão sống bế tắc, mòn mỏi trong hy vọng mỏng manh, bị cái đói dồn đuổi, không lối thoát, tủi nhục như một kiếp chó. "Lão làm thuê kiếm ăn. Hoa lợi của khu vườn được bao nhiêu, lão để riêng ra. Lão chắc mẩm thế nào đến lúc con lão về, lão cũng có được một trăm đồng 12
  13. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 bạc". Nhưng rồi lão ốm. "Một trận đúng hai tháng mười tám ngày đã không làm ra được một xu, lại còn thuốc, lại còn ăn ". Rồi còn chuyện "làng mất vé sợi, lão mất việc làm thuê". Rồi bão, "hoa màu bị phá sạch. Gạo thì cứ kém mãi đi ".Lão rơi vào cảnh "đói deo đói dắt ". Và rồi lão đành phải quyết định bán chó. Con chó Vàng đối với lão không chỉ là con vật nuôi ( định bụng lúc cưới thằng con sẽ thịt), nó chẳng những là tài sản (lão lẩm bẩm quy ra tiền) mà còn là kỷ vật của đứa con trai, một mối dây liên lạc lạ lùng giữa lão với đứa con vắng mặt. Song điều đặc biệt hơn nó được xem như là một thành viên trong gia đình lão. Nó cho ta thấy một nhu cầu rất tự nhiên của lão là được làm cha, được làm ông nội. Vì thế bao tình cảm chất chứa trong lòng, lão dồn tất cả cho con vật. Song cuộc đời thật trớ trêu, thậm chí thật tàn ác, tình thế buộc lão phải bán nó đi. Và bán chó, lão rơi vào bi kịch. Lão đau đớn, giằng xé tâm can. "Lão cố làm ra vui vẻ trong lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu máo như con nít. Lão hu hu khóc ". Lão coi đó là sự lừa gạt, một sự phản phúc ghê gớm. Có thể nói: Bán chó vì lão tuyệt vọng, vì không thể chờ con trai; bán chó là việc không thể không làm, nhưng bán chó là lão tự thiêu cháy một phần cuộc đời mình. Nhà văn Nam Cao đã đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm của người nhà quê để khám phá những phẩm chất tốt đẹp ẩn giấu bên trong cái vẻ ngoài lam lũ tầm thường. Một lão Hạc "mình hạc xương mai" ít học, quẩn quanh trong cái làng quê bé nhỏ ấy lại là một nhân cách cao đẹp tuyệt vời. Đặt lão Hạc cạnh Binh Tư, cạnh Chí Phèo mới càng thấy hết được tâm hồn trong sáng, đẹp đẽ đến thanh khiết của lão. Đối với lão, sống dường như chỉ có một nghĩa: sống vì con, hy sinh cả cuộc đời cho con. Có thể nói lão Hạc đã tự thiêu cháy mình để nhường phần sống lại cho con. Hoàn cảnh nghiệt ngã đẩy lão đến một lựa chọn: Muốn sống phải lỗi đạo làm cha, còn muốn trọn đạo làm cha thì phải chết. Và tất nhiên, một người cha yêu thương con, giàu đức hy sinh, nhân hậu giàu lòng tự trọng thì lão đã chọn sự quyên sinh. Vừa để bảo toàn phần người tốt đẹp, để 13
  14. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 trọn đạo làm cha, để chuộc tội với cậu Vàng lão đã tự chọn cho mình cái chết thê thảm của một con chó - lão tự đánh bả chình mình! Chẳng những thế trong cuộc sống bế tắc, cũng quẫn ấy, lão Hạc vẫn luôn tự ý thức. Khi nói về gia tài, lão luôn tự xóa mình đi: vườn là của vợ tậu, con chó Vàng là của con trai mua. Khi bán hoa màu ở vườn: lão cũng không tiêu một xu. Khi bán chó: lão đã khóc vì trót lừa một con chó. Bán chó rồi: lão gửi tiền làm ma, bởi không muốn lụy hàng xóm. Lão sống ép xác khổ hạnh. Làm văn tự gửi ông giáo mảnh vườn cho con Nhà văn Nam Cao phải yêu quý "lão Hạc" lắm mới thể hiện thành công về nhân vật như vậy! Đó cũng là thông điệp, là quan niệm văn chương "Nghệ thuật vị nhân sinh" của nhà văn: Hãy tin tưởng vào nhân phẩm của con người, tin vào thiên lương đẹp đẽ của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 nói riêng và người nông dân Việt Nam nói chung. Dù bề ngoài có vè như gàn dở nhưng bên trong họ là triết lý sống vô cùng cao đẹp: Thà chếtchứ không chịu ăn cắp, không làm điều sằng bậy, không để phiền luỵ đến những người xung quanh. "Thà chết trong, còn hơn sống đục". Xin cảm ơn nhà văn Nam Cao, nhà văn đã giúp ta nhìn thấy vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người nông dân Việt Nam và quan trọng hơn là nhà văn đã đem đến cho ta một niềm tin sâu sắc vào con người, một "đôi mắt" để nhìn đời, nhìn người nhân ái hơn, người hơn! Biểu điểm GV tự làm 14
  15. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2019-2020 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề I. Phần đọc hiểu (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới: Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa Chiều nay con chạy về thăm Bác Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa! Con lại lần theo lối sỏi quen Đến bên thang gác, đứng nhìn lên Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa? Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn! Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười! Câu 1: Đoạn thơ được làm theo thể thơ nào? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ. Câu 3: Nhận xét về giọng điệu bài thơ Câu 4: Bài thơ gợi cho em tình cảm gì? II. Làm văn: (16,0 điểm) 15
  16. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 Câu 1: (6,0 điểm) Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu không sao hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu. Người mẹ nắm tay con, đưa trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con” (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2004) Có thể dùng ngữ liệu câu 1 này làm đề cho đọc hiểu Từ câu chuyện trên, anh (chị) hãy viết một bài luận có độ dài không quá 500 từ nói lên suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc sống? Câu 2: (10,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn là “Bài văn sôi sục nhiệt huyết, tràn đầy khí thế quyết chiến, quyết thắng. Đó là một tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước cao đẹp nhất của thời đại chống Nguyên - Mông. Phân tích bài "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc để làm sáng tỏ ý kiến trên Họ và tên thí sinh: .Số báo danh 16
  17. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM GỬI CÁC ĐỒNG NGHIỆP 1. Trước hết xin cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bộ đề HSG của mình. Bộ đề của mình cơ bản là được biên soạn công phu, cẩn thận từ nhiều nguồn khác nhau. ở dạng đề nào mình cũng có một số bài làm mẫu để giúp các thầy cô dễ dàng hướng dẫn các em làm bài. Nếu nói đáp ứng trọn vẹn hàon hảo cho tất cả các thầy cô thì e rằng không dễ vì mỗi người một quan điểm, cách dạy khác nhau. Tuy nhiên cho đến giờ cũng chưa thấy bạn nào phàn nàn cả. Có lẽ họ hiểu để hoàn thành một bộ đề HSG là không dễ chút nào. 2. Trong một số đề (và nhiều đề khác nữa) mình hướng dẫn các bạn cách triển khai luận điểm 1 cách chi tiết rõ ràng đề giúp các em HS biết “cách” làm văn nghị luận văn học cuzxng như nghị luận xã hội. 3. Đề là mình gửi tham khảo, các bạn thấy phù hợp thì gọi hoặc nhắn qua zalo theo số ở trên còn không thì cũng không sao vì mục đích của mình là phục vụ mình chứ không phải bán hàng. Có điều trong quá trình bồi dưỡng, mình thấy việc biên soạn đề là vô cũng gian khổ và mất nhiều thời gian vì thế mình chia sẻ cho những bạn bận rộn, muốn học hỏi 1 chút nơi đồng nghiệp. 4. Cần nói thêm, bộ đề mình tuyệt đối không bao giờ cho người trong tỉnh, đặc biệt là trong huyện vì việc dạy học hiện nay cạnh tranh rất khốc liệt về chất lượng giữa Gv với Gv giữa nhà trường với nhà trường nên chia sẻ với đồng nghiệp mình sẽ thua thiệt biết rằng như vậy là ích kỉ lắm. Tyhws nữa là công phu, thời gian, tâm huyết dồn cả vào biên soạn, cho đi cũng tiếc đứa con tinh thần của mình. 5. Bộ đề khi đã đến tay các bạn có nghĩa và chắc chắn nó sẽ được nâng cấp, phát huy lên 1 tầm cao mới chứ không đơn thuần là giữ nguyên như này nữa. 17
  18. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 6. Nếu bạn nào còn trẻ, kinh nghiệm ít, mình sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, dù mình cũng kém lắm 7. Cảm ơn và chúc các bạn thành công. Tác giả Nguyễn Anh Văn ĐT: 0833703100 GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1: Thể thơ bảy chữ. Câu 2: Nội dung: Bài thơ là cảm xúc xót xa, đầy tiếc nuối của con người, của cảnh vật trước sự ra đi của Bác Hồ. Câu 3: Bài thơ có giọng điệu xót xa, tiếc thương, lưu luyến trước sự ra đi của Bác (HOẶC Bài thơ có giọng điệu nhẹ nhàng, trữ tình và đầy bi tráng thể hiện niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của người con ưu tú dân tộc). Câu 4: - Cảm xúc tiếc thương, đau buồn vì Bác đã ra đi. - Bài thơ còn gợi cảm xúc kính yêu, tự hào về Bác. Câu 2: (6,0 đ) A. Yêu cầu chung: - Học sinh có kĩ năng xử lí dạng bài nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí thông qua văn bản đã cho. - Bài viết thể hiện vốn sống thực tế, các dẫn chứng làm rõ luận điểm cần tiêu biểu, cụ thể, có sức thuyết phục, tránh những dẫn chứng chung chung. - Diễn đạt tốt, khuyến khích những bài viết sáng tạo. B. Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 1. Nêu vấn đề nghị luận . - Học sinh dẫn dắt được vấn đề nghị luận (0,25đ) 18
  19. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 - Từ câu chuyện học sinh rút ra ý nghĩa về mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc sống (0,25đ). 2. giải quyết vấn đề a. Tóm tắt và rút ra ý nghĩa của câu chuyện - Học sinh tóm tắt được câu chuyện (0,5đ) - Giải thích đúng : “cho” và “nhận” (0,5đ) -Rút ra ý nghĩa: (0,5đ) => Câu chuyện đề cập đến mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc đời mỗi con người. Khi con người trao tặng cho người khác tình cảm gì thì sẽ nhận lại được tình cảm đó. Đấy là mối quan hệ nhân quả và cũng là quy luật tất yếu của cuộc sống. b. Phân tích, chứng minh - Biểu hiện mối quan hệ “cho” và “nhận” trong cuộc sống + Quan hệ “cho” và “nhận” trong cuộc sống vô cùng phong phú bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần – dẫn chứng. (0,25đ) + Mối quan hệ “cho” và “nhận” không phải bao giờ cũng ngang bằng trong cuộc sống: có khi ta cho nhiều nhưng nhận lại ít hơn và ngược lại – dẫn chứng. (0,25đ) + Mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” không phải bao giờ cũng là mình cho người đó và nhận của người đó, mà nhiều khi mình nhận ở người mà mình chưa hề cho. Và cái mình nhận có khi là sự bằng lòng với chính mình, là sự hoàn thiện hơn nhân cách làm người của mình trong cuộc sống – dẫn chứng. (0,5đ) - Làm thế nào để thực hiện tốt mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc sống? + Con người phải biết cho cuộc đời này những gì tốt đẹp nhất: Đó là sự yêu thương, trân trọng, cảm thông giúp đỡ lẫn nhau cả về vật chất lẫn tinh thần – dẫn chứng. (0,25đ) + Con người cần phải biết “cho” nhiều hơn là “nhận”. (0,25đ) + Phải biết “cho” mà không hi vọng mình sẽ được đáp đền (0,25đ) + Để “cho” nhiều, con người cần phải cố gắng phấn đấu rèn luyện và hoàn thiện mình, làm cho mình giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần để có thể yêu thương nhiều hơn cuộc đời này. (0,25đ) c. Bàn bạc 19
  20. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 Bên canh việc “cho” và “nhận” đúng mục đích, đúng hoàn cảnh thì sẽ được mọi người quý trọng tin yêu. Còn: - “Cho” vì mục đích vụ lợi, vì tham vọng, dục vọng của bản thân. (0,5đ) - “Nhận” không có thái độ, tình cảm biết đền đáp, biết ơn. (0,5đ) Thì chúng ta cần phê phán 3. Kết thúc vấn đề - Khẳng định vấn đề đã nghị luận. (0,25đ) - Rút ra bài học cho bản thân về nhận thức và hành động. (0,75đ) Câu 2: Năm 1285, Thoát Hoan mang 50 vạn quân sang xâm lược nước ta. Trước đó, tại Hội nghị quân sự Bình Than, Trần Quốc Tuấn được vua nhà Trần trao trọng trách "Tiết chế thống lĩnh ".Ông đã viết “Hịch tướng sĩ” kêu gọi ba quân nâng cao cảnh giác, học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ, sẵn sàng chiến đấu đánh thắng quân xâm lược phương Bắc. Cs thể xem "Hịch tướng sĩ" là một văn kiện lịch sử trọng đại hàm chứa tình cảm yêu nước và khí phách anh hùng, đồng thời mang tính nghệ thuật độc đáo, xứng đáng là một kiệt tác trong nền văn học cổ Việt Nam. Vì thế khi nhận xét về tác phẩm này có ý kiến cho rằng "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn là văn sôi sục nhiệt huyết, tràn đầy khí thế quyết chiến quyết thắng. Đó là một tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước cao đẹp nhất của thời đại chống Nguyên - Mông . Luận điểm 1: “Hịch tướng sĩ" là tiếng nói của vị Thống soái sục sôi nhiệt huyết. Cái lo buồn, nỗi căm giận, niềm khao khát của Trần Quốc Tuấn thể hiện trong bài hịch sục sôi một bầu máu nóng. Mối quan hệ của vị Quốc công với tướng sĩ là mối quan hệ "chủ - tớ" nhưng chứa chan tình nghĩa, đồng cam cộng khổ, vào sinh ra tử có nhau: " lúc mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười". 20
  21. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 Trước sự hoành hành của sứ giặc, trước họa xâm lăng của đế quốc Nguyên - Mông, ông mang một tâm trạng cay đắng, thao thức suốt những đêm dài. Tâm trạng ấy của ông là cả một bầu nhiệt huyết sôi sục: "Huống chi, ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau". Bằng một nhãn quan chính trị sâu sắc, cảnh giác, vị Tiết chế đã vạch trần dã tâm của bọn bành trướng phương Bắc muốn biến nước ta thành quận huyện của chúng, lên án hành động vơ vét của kho, "đòi ngọc lụa " "thu bạc vàng ” để thỏa lòng tham không cùng của lũ sứ giặc Mông Cổ. Ông nhắc tướng sĩ không được khoanh tay, ngồi nhìn giặc lấn tới, vì như thế "Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao khỏi để tai vạ về sau" Phần cuối bài hịch, là lời khuyên răn, trách cứ tướng sĩ về việc học tập binh thư cũng sục sôi nhiệt huyết sáng ngời đạo "thần - chủ " và lập trường "nghịch thù". Giọng văn hùng hồn, trang nghiêm, cảm hóa lòng người sâu sắc: "Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này theo lời dạy bảo của ta thì mới phải đạo thần chủ, nhược bằng khinh bỏ sách này, trái dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù" Luận điểm 2: "Hịch tướng sĩ” còn là một tác phẩm tràn đầy khí thế quyết chiến quyết thắng được thể hiện ở thái độ căm thù giặc, quan niệm sống và chết, nô lệ và tự do, v v Ở khía cạnh nào, biểu hiện nào, tác giả cũng biểu lộ một chí khí anh hùng, lẫm liệt và quyết chiến quyết thắng! Với lũ giặc Nguyên - Mông thì quyết không thể dung tha! Hiện tại chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù thì đau đớn vô cùng: "tới bữa quên ăn, nửa đêm vổ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa". Với lũ giặc Nguyên - 21
  22. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 Mông, tướng sĩ chỉ có một quyết tâm, một hành động, một ý chí: "Dẫu cho thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng." Vì Tổ quốc Đại Việt muôn quý nghìn yêu mà tướng sĩ chỉ có một con đường, một hành động "huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên khiến cho người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ, có thể bêu được đầu Hốt Tất Liệt ở của khuyết làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai ". Vì Tổ quốc Đại Việt nên không thể mất cảnh giác và chiến bại, để đến nỗi "ta cùng các ngươi sẽ bị giặc bắt, đau xót biết chừng nào" không những thế "ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận " Vì sự sống còn và niềm vinh quang của dân tộc mà quyết tâm đánh thắng giặc Nguyên - Mông để "tông miếu được muôn đời tế lễ ", "tổ tông được thờ cúng quanh năm ", để tên họ tướng sĩ "sử sách lưu thơm". "Hịch tướng sĩ" truyền đến ba quân khí thế, tinh thần quyết chiến quyết thắng, biến thành sức mạnh sát Thát đưa đến những thắng lợi, những chiến công giòn giã: "Chương Dương cướp giáo giặc - Hàm Tử bắt quân thù (Trần Quang Khải) bảo toàn sơn hà xã tắc. Luận điểm 3: Có thể nói "Hịch tướng sĩ" là một tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước cao đẹp nhất của thời đại chống Nguyên - Mông. Thế kỉ XII, XIII trên một vùng địa lý mênh mông, hàng chục quốc gia, hàng trăm thành trì từ Hoa Bắc xuống Hoa Nam, từ Trung Á tới sông Vônga, đã bị vó ngựa quân xâm lược Mông cổ giày xéo, nghiền nát. Một nhà thơ Ác-mê-ni trong thế kỉ XIII đã viết: "Không còn một dòng suối, một con sông nào không tràn dấy nước mắt chúng ta; Không còn một ngọn núi, một cánh đồng nào không bị quân Tác-ta giày xéo". 22
  23. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 Quân Tác-ta là đoàn kị binh của đế quốc Mông Cổ. Thế mà, cả ba lần, giặc Nguyên - Mông sang xâm lược nước ta đều bị đại bại thảm hại. Quân dân Đại Việt đã đoàn kết một lòng, từ vua tới tướng sĩ đều nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng. Vai trò của Trần Quốc Tuấn là cực kì to lớn: "Tiếng thơm dồn mãi - Bia miệng không mòn" ( Đằng giang phú). Các tướng sĩ đời Trần có một số là anh hùng - thi sĩ như Trần Quang Khải, Phi Ngũ Lão, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông cũng là những vua anh hùng - thi sĩ. Thơ văn của họ chứa chan tinh thần yêu nước: - "Xã tấc hai phen chồn ngựa đá Non sông nghìn thuở vững âu vàng (Trần Nhân Tông) - "Múa giáo non sông trải mấy thâu - Ba quân hùng khí át sao Ngưu. Công danh nam tử cồn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu". (Phạm Ngũ Lão) - "Chương Dương cướp giáo giặc - Hàm Tử bắt quân thù Thái bình nên gắng sức Non nước ấy nghìn thu" (Trần Quang Khải) Các bài thơ này đều tiêu biểu cho "Hào khí Đông A". Nhưng như đã phân tích ở trên, nội dung và tác dụng to lớn và sâu sắc của "Hịch tướng sĩ" nó xứng đáng là tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước cao đẹp nhất thời đại chống Nguyên Mông. "Hịch tướng sĩ" cùng với các chiến công như Chương Dương, Hàm Tử, Bạch Đằng- đã gắn liền với tên tuổi vị anh hùng Trần Quốc Tuấn, làm sáng ngời 23
  24. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 sử sách. Nó khúc tráng ca chống xâm lăng. Nó tiêu biểu cho khí phách anh hùng, tư thế hiên ngang, lẫm liệt của đất nước và con người Đại Việt. Sống trong tư thế hiên ngang! Biết nhìn xa trông rộng, cảnh giác trước âm mưu thâm độc của mọi kẻ thù! Chết vinh còn hơn sống nhục trong kiếp ngựa trâu! v v Đó là những tư tưởng lớn nhất, bài học sâu sắc nhất mà Trần Quốc Tuấn muốn bày tỏ với tướng sĩ, với nhân dân ta, với mỗi con người Việt Nam trong mọi thời đại qua "Hịch tướng sĩ". Trong bài "Bạch Đằng giang phú", Trương Hán Siêu đã viết: trận Bạch Đằng mà dại thắng - Bởi Đại Vương coi thế giặc nhàn". "Thế giặc nhàn" là thế giặc dễ đánh thắng! Đó là một câu nói bất hủ của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - người anh hùng vĩ đại của dân tộc ta. Đã trải qua hơn 800 năm nhưng “Hịch tướng sĩ”mãi là bài ca yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Đó là áng văn chính luận, hùng hồn đanh thép, sục sôi nhiệt huyết, tràn đầy khí thế quyết chiến quyết thi mang sức mạnh của muôn vạn hùng binh. Mỗi lần đọc lại tác phẩm, lòng em lại có cảm xúc tự hào về truyền thống cha ông, truyền thống yêu nước quật cường, khí phách hiên ngang lừng lẫy. Dạng đề nghị luận xã hội Câu 1 Đề bài: Bàn về học vấn, ngạn ngữ Hy Lạp có câu "Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào". Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy nói rõ quan niệm của mình về vấn đề này. Bài làm Trong lịch sử phát triển của thế giới suốt mấy ngàn năm qua, ở bất cứ quốc gia nào, dân tộc nào cũng có những tài năng xuất chúng, những học giả uyên bác đã cống hiến cho đời nhiều điều đem lại lợi ích lớn lao, làm thay đổi cơ bản cuộc sống vật chất và tinh thần của xã hội loài người. Đó là kết quả của quá trình rèn luyện và không 24
  25. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 ngừng học tập vì thế ngạn ngữ Hy Lạp có câu "Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào". Giải thích học vấn là gì? Học vấn thường được hiểu là trình độ hiểu biết của người có học. Trình độ hiểu biết này được nâng cao dần dần qua từng cấp và quá trình tự học kéo dài suốt cả cuộc đời. Học vấn của một con người không chỉ hạn chế trong một lĩnh vực nào đó mà có thể mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau. Học vấn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người. Ông cha ta xưa cũng đã từng giáo huấn con cháu: Bộ lông làm đẹp con công, Học vấn làm đẹp con người , nhân bất học bất tri lí Học vấn có vai trò quan trọng ra sao trong đời sống con người? Học học vấn, con người mới có điều kiện làm chủ thiên nhiên , xã hội, nhất là làm chủ vận mệnh của mình. Trên cơ sở ấy, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao. Học vấn cần thiết đối với mỗi con người như vậy, nhưng con người đến với học vấn quả là gian nan, vất vả. Việc tích lũy và nâng cao tri thức không phải là chuyện ngày một ngày hai mà là chuyện cả đời người. Con đường học tập là con đường gian nan, khổ ải nhưng cuối con đường là ánh sáng, là tương lai.: Bể học không bờ (Khổng tử); Học, học nữa, học mãi (Lê-nin). Muốn có học vấn, chúng ta phải có ý chí và nghị lực phấn đấu rất cao. Hãy nhìn con kiến tha mồi, con ong làm mật. Việc tích lũy kiến thức của con người giống như Kiến tha lâu cũng đầy tổ (tục ngữ). Nếu cố gắng học hành thì đến một ngày nào đó, chúng ta có được một trình độ học vấn vững vàng, phong phú. (Lí lẽ, lập luận bằng cách so sánh) Thực tế lịch sử cho thấy những người nổi tiếng, uyên bác đều trải qua quá trình học tập, nghiên cứu lâu dài, lao tâm khổ trí; phải nếm trải không ít vị đắng cay của thất bại; thậm trí cả sự nguy hiểm đối với mạng sống của mình. Nhưng với lòng đam mê hiểu biết và khát vọng chinh phục, họ đã vượt qua tất cả để đi đến thành công. Trong quá trình tích lũy, nâng cao học vấn, chúng ta thấy rất ít người có đầy đủ điều kiện học tập mà phần lớn là gặp khó khăn. Khó khăn khách quan như thiếu tài liệu , như bài giảng khó hiểu, bài tập khó hay những vấn đề phức tạp trong quá trình học tập và nghiên cứu Bên cạnh đó là những khó khăn chủ quan như gia đình nghèo túng, bản thân phải vừa học vừa làm thêm để kiếm sống Tất cả những cái đó ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình học tập của mỗi người, đòi hỏi chúng ta phải biết vượt lên để đi tới đích. 25
  26. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 Dẫn chứng: Xưa nay, ở nước ta có biết bao gương hiếu học đáng khâm phục. Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo đến mức phải hằng ngày kiếm củi đổi gạo nuôi thân . Đêm xuống, không tiền mua dầu thắp sáng, phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Lương Thế Vinh từ một trẻ chăn trâu mà tu chí học hành để rồi trở thành nhà toán học. Lê Quý Đôn với sức học, sức nhớ xuất chúng đã trở thành huyền thoại Gần hơn có Bác Hồ kính yêu - một tấm gương vượt khó trong học tập. Thời trai trẻ, anh thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã xác định cho mình một quan niệm sống đúng đắn: phải đi nhiều nơi, phải học nhiều điều hay, điều mới để giúp ích cho đất nước và dân tộc. Từ một anh Ba phụ bếp trên chiếc tàu buôn, đến người thợ quét tuyết trong công viên ở Luân Đôn Bác Hồ đã trải qua bao gian nan, thử thách để rèn luyện ý chí, không ngừng nâng cao hiểu biết về văn hóa và lịch sử nhân loại. Từ đó rút ra những kinh nghiệm bổ ích, thiết thực phục vụ cho phong trào cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc. Con đường học tập của Bác gian nan như thế nhưng thành của của nó thì vĩ đại vô cùng. Trên thế giới có hàng ngàn, hàng triệu tấm gương sáng tiêu biểu cho giá trị của học vấn. - Mở rộng, phản đề. Liên hệ bản thân: Việc học hành vô cùng quan trọng. Nó chi phối và có tác dụng quyết định đến cả đời người. Những đắng cay trên bước đường nâng cao học vấn giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách và biết quý trọng hơn những hoa quả ngọt ngào mà học vấn mang lại cho cuộc sống. Tiếc rằng trong cuộc sống chúng ta vẫn còn nhiều bạn trẻ chưa nhận thức đúng đắn vai trò của học vấn, thái độ thơ ơ trước việc học, thậm chí ỉ vào cha mẹ thái độ đó chúng ta không những không học tập mà còn phải phê phán. Bản thân khi đang ngồi trên ghế nhà trường, mỗi người chúng ta cần nhận thức đúng vai trò của việc học đồng thời không ngừng tu dưỡng, rèn luyện để trau dồi kiến thức, chuyên môn góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước như Bác đã từng mong ước. Phải biết vượt qua khó khăn thử thách bởi vì trên con đường chinh phục đỉnh cao trí tuệ nhân loại, mỗi người phải đối mắt với muôn vàn khó khăn, nếu không lường trướdc được chúng ta dễ bị gục ngã. Ý nghĩa của câu ngạn ngữ Hy Lạp: Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào đã trở thành chân lí trong mọi thời đại, nhất là trong thời đại hiện nay - nền kinh tế tri thức đang là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Vì thế mỗi người cần nhận thức rằng: vẻ đẹp của nhan sắc dù lộng lẫy đến mấy cũng tàn phai theo thời gian nhưng vẻ đẹp trí tuệ, tâm hồn thì luôn thách thức với thời gian. Và ngân ngữ phương Đông có câu: “người không học như ngọc không mài”. 26
  27. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 GỬI ĐỒNG NGHIỆP 1. Trước hết xin cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bộ đề HSG của mình. Bộ đề của mình cơ bản là được biên soạn công phu, cẩn thận từ nhiều nguồn khác nhau. ở dạng đề nào mình cũng có một số bài làm mẫu để giúp các thầy cô dễ dàng hướng dẫn các em làm bài. Nếu nói đáp ứng trọn vẹn hàon hảo cho tất cả các thầy cô thì e rằng không dễ vì mỗi người một quan điểm, cách dạy khác nhau. Tuy nhiên cho đến giờ cũng chưa thấy bạn nào phàn nàn cả. Có lẽ họ hiểu để hoàn thành một bộ đề HSG là không dễ chút nào. 2. Trong đề này (và nhiều đề khác nữa) mình có một số bài hướng dẫn các bạn cách triển khai luận điểm 1 cách chi tiết rõ ràng đề giúp các em HS biết “cách” làm văn nghị luận văn học và cả nghị luận xã hội 3. Đề là mình gửi tham khảo, các bạn thấy phù hợp thì gọi hoặc nhắn qua zalo theo số ở trên còn không thì cũng không sao vì mục đích của mình là phục vụ mình chứ không phải bán hàng. Có điều trong quá trình bồi dưỡng, mình thấy việc biên soạn đề là vô cũng gian khổ và mất nhiều thời gian vì thế mình chia sẻ cho những bạn bận rộn, muốn học hỏi 1 chút nơi đồng nghiệp. 4. Cần nói thêm, bộ đề mình tuyệt đối không bao giờ cho người trong tỉnh, đặc biệt là trong huyện vì việc dạy học hiện nay cạnh tranh rất khốc liệt về chất lượng giữa Gv với Gv giữa nhà trường với nhà trường nên chia sẻ với đồng nghiệp mình sẽ thua thiệt biết rằng như vậy là ích kỉ lắm. Tyhws nữa là công phu, thời gian, tâm huyết dồn cả vào biên soạn, cho đi cũng tiếc đứa con tinh thần của mình. 5. Bộ đề khi đã đến tay các bạn có nghĩa và chắc chắn nó sẽ được nâng cấp, phát huy lên 1 tầm cao mới chứ không đơn thuần là giữ nguyên như này nữa. 6. Nếu bạn nào còn trẻ, kinh nghiệm ít, mình sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, dù mình cũng kém lắm 7. Cảm ơn và chúc các bạn thành công. Tác giả Nguyễn Anh Văn ĐT: 0833703100 27
  28. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 Đây là những phản hồi của những bạn đã lấy trọn bộ 28
  29. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 29
  30. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 30
  31. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 31
  32. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 32
  33. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 33
  34. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 34
  35. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 35
  36. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 36
  37. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 37
  38. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 38
  39. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 39
  40. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 40
  41. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 41
  42. Bộ đề HSG 6,7,8,9 và Luyện thi lên lớp 10, nguyễn Anh Văn. ĐT, Zalo 0833703100 42