Câu hỏi gợi ý ôn tập Ngữ văn 8 học kì II - Trường THCS Hựu Thành A

docx 11 trang thaodu 3361
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi gợi ý ôn tập Ngữ văn 8 học kì II - Trường THCS Hựu Thành A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_goi_y_on_tap_ngu_van_8_hoc_ki_ii_truong_thcs_huu_tha.docx

Nội dung text: Câu hỏi gợi ý ôn tập Ngữ văn 8 học kì II - Trường THCS Hựu Thành A

  1. Trường THCS Hựu Thành A CÂU HỎI GỢI Ý ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II PHẦN A: TIẾNG VIỆT I – LÝ THUYẾT Câu 1: Trình bày đặc điểm hình thức và các chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật, câu phủ định. Cho ví dụ minh họa. Câu 2: Thế nào là hành động nói ? Nêu một số kiểu hành động nói thường gặp và nêu cách thực hiện hành động nói. Cho ví dụ minh họa. Câu 3: Thế nào là vai xã hội trong hội thoại ? Nêu lượt lời trong hội thoại. Cho ví dụ minh họa. Câu 4: Nêu nhận xét về lựa chọn trật tự từ trong câu. Nêu một số tác dụng của sắp xếp trật tự từ. Cho ví dụ minh họa. II – BÀI TẬP THAM KHẢO Bài tập 1: Đọc những câu sau và cho biết mỗi câu thuộc kiểu câu nào trong số các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định. Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi (1). [ ]. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất (2). Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận (3). Bài tập 2: Hãy đặt câu cảm thán chứa một trong những từ như vui, buồn, hay, đẹp, Bài tập 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi. Tôi bật cười bảo lão (1): - Sao cụ lo xa thế (2) ? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ (3) ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay (4) ! Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại (5) ? - Không, ông giáo ạ (6) ! ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu (7) ? a) Trong những câu trên, câu nào là câu trần thuật, câu nào là câu cầu khiến, câu nào là câu nghi vấn ? b) Câu nào trong số những câu nghi vấn trên được dùng để hỏi ? c) Câu nào trong số những câu nghi vấn trên không được dùng để hỏi ? Nó được dùng để làm gì ? Bài tập 4: Hãy xác định hành động nói của các câu đã cho theo bảng sau đây. STT Câu đã cho Hành động nói 1 Tôi bật cười bảo lão: 2 - Sao cụ lo xa quá thế ? Trang 1
  2. Trường THCS Hựu Thành A 3 Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ! 4 Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! 5 Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ? 6 - Không, ông giáo ạ! 7 Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu ? Bài tập 5: Hãy viết một hoặc vài ba câu theo một trong những yêu cầu nêu dưới đây. Xác định mục đích của hành động nói. a) Cam kết không tham gia các hoạt động tiêu cực như đua xe trái phép, cờ bạc, nghiện hút, b) Hứa tích cực học tập, rèn luyện và đạt kết quả tốt trong năm học tới. Bài tập 6: Giải thích lí do sắp xếp trật tự của các bộ phận câu in đậm nối tiếp nhau trong đoạn văn sau: Sứ giả vào, đứa bé bảo: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Bài tập 7: Trong những câu sau, việc sắp xếp các từ ngữ in đậm ở đầu câu có tác dụng gì ? a) Các lang ai cũng muốn ngôi báu về mình, nên cố làm vừa ý vua cha. Nhưng ý vua cha như thế nào, không ai đoán được. b) Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bài tập 8: Hãy xác định kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật trong số các câu sau (không xét câu đặt trong ngoặc vuông): a) - U nó không được thế! (Ngô Tất Tố) b) Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội. (Ngô Tất Tố) c) - Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả ? (Tô Hoài) d) - Này, các em không để chúng nó yên được à ? (Tạ Duy Anh) e) - Các em đừng khóc. (Thanh Tịnh) g) - Ha ha! [Một lưỡi gươm!] (Sự tích Hồ Gươm) h) Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông. (Tế Hanh) Bài tập 9: Năm câu cho sau đây thể hiện các hành động nói: phủ định, khẳng định, khuyên, đe dọa, bộc lộ cảm xúc. Hãy xác định kiểu hành động nói thể hiện ở từng câu (không xét câu đặt trong ngoặc vuông). a) Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi! Trang 2
  3. Trường THCS Hựu Thành A b) - [Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế.] Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu ? c) Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. d) - Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à ? e) Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Bài tập 10: Hãy viết lại câu sau đây bằng cách chuyển từ in đậm vào những vị trí có thể được (có thể thêm từ một cách vào chỗ thật cần thiết). Chị Dậu rón rén bưng một bát [cháo] lớn đến chỗ chồng nằm. Bài tập 11: Hãy viết lại câu sau đây bằng cách đặt cụm từ in đậm vào vị trí khác trong câu này. Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. III – VIẾT ĐOẠN VĂN Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) về chủ đề tự chọn có sử dụng các kiểu câu đã học, hành động nói, hội thoại và lựa chọn trật tự từ trong câu. PHẦN B: TẬP LÀM VĂN I – LÝ THUYẾT Câu 1: Vì sao một văn bản cần có tính thống nhất ? Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở những mặt nào ? Câu 2: Viết thành đoạn văn từ mỗi câu chủ đề sau: - Em rất thích đọc sách - Mùa hè thật hấp dẫn. Câu 3: Vì sao cần phải tóm tắt văn bản tự sự ? Muốn tóm tắt một văn bản tự sự thì phải làm như thế nào, dựa vào những yêu cầu nào ? Câu 4: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có tác dụng như thế nào ? Câu 5: Viết (nói) đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm cần chú ý những gì ? Câu 6: Văn bản thuyết minh có những tính chất như thế nào và có những lợi ích gì ? Hãy nêu những văn bản thuyết minh thường gặp trong đời sống hàng ngày. Câu 7: Muốn làm văn bản thuyết minh, trước tiên cần phải làm gì ? Vì sao phải làm như vậy ? Hãy cho biết những phương pháp cần dùng để thuyết minh sự vật. Nêu ví dụ về các phương pháp ấy. Câu 8: Hãy cho biết bố cục thường gặp khi làm bài thuyết minh về: - Một đồ dùng. - Cách làm một sản phẩm nào đó - Một di tích, danh lam thắng cảnh. - Một loài động vật, thực vật. - Một hiện tượng tự nhiên, Trang 3
  4. Trường THCS Hựu Thành A Câu 9: Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận ? Hãy nêu ví dụ về một luận điểm và nói các tính chất của nó. Câu 10: Văn bản nghị luận có thể vận dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm như thế nào ? Hãy nêu một ví dụ về sự kết hợp đó. Câu 11: Thế nào là văn bản tường trình, văn bản thông báo ? Hãy phân biệt mục đích và cách viết hai loại văn bản đó. II – ĐỀ VĂN THAM KHẢO Đề 1: Giới thiệu về một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt. Đề 2: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em. Đề 3: Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản (như văn bản đề nghị, báo cáo, thể thơ lục bát, ). Đề 4: Giới thiệu một loài hoa (như hao đào, hoa mai, ) hoặc một loài cây (như cây chuối, cây na, ). Đề 5: Thuyết minh về một giống vật nuôi. Đề 6: Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam (như chiếc nón lá, chiếc áo dài, trò chơi thả diều, ). Đề 7: Giới thiệu cách làm hay phương pháp. Đề 8: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước. Đề 9: Từ bài Bàn luận về phép học của La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, hãy suy nghĩ về mối quan hệ giữa học với hành. Đề 10: Câu nói của Maxim Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Đề 11: Tuổi trẻ và tương lai đất nước. Đề 12: Văn học và tình thương. Đề 13: Hãy nói "không" với các tệ nạn xã hội. Đề 14: Trang phục và văn hóa. Đề 15: Sự bổ ích của những chuyến đi du lịch đối với học sinh. Đề 16: Hãy nêu suy nghĩ về một hiện tượng, vấn đề của xã hội. PHẦN C: VĂN BẢN I – LÝ THUYẾT Câu 1: Nêu tác giả, tác phẩm, ông đồ thời đắc ý, ông đồ thời hiện tại, thái độ của tác giả đối với ông đồ, nghệ thuật, ý nghĩa của ‘Ông đồ’. Câu 2: Nêu tác giả, tác phẩm, hình ảnh con hổ trong vườn bách thú, hình ảnh con hồ chốn núi rừng, nghệ thuật, ý nghĩa của ‘Nhớ rừng’. Câu 3: Nêu tác giả, tác phẩm, cảnh quê hương làng chài, nỗi nhớ của tác giả về quê hương, nghệ thuật, ý nghĩa của ‘Quê hương’. Trang 4
  5. Trường THCS Hựu Thành A Câu 4: Nêu tác giả, tác phẩm, cảnh mùa hè trong tâm tướng người tù cách mạng, tâm trạng của người tù cách mạng, nghệ thuật, ý nghĩa của ‘Khi con tu hú’. Câu 5: Nêu tác giả, tác phẩm, hiện thực cuộc sống của Bác ở Pác Bó, niềm vui của Bác, nghệ thuật, ý nghĩa của ‘Tức cảnh Pác Bó’. Câu 6: Nêu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ngắm trăng, cảnh đêm trăng, nghệ thuật, ý nghĩa của ‘Ngắm trăng’. Câu 7: Nêu tác giả, tác phẩm, hiện thực việc đi đường chuyển lao, ý nghĩa chiết lí, nghệ thuật, ý nghĩa của ‘Đi đường’. Câu 8: Nêu tác giả, tác phẩm, lý do dời đô, nguyên nhân chọn thành Đại La làm kinh đô, nghệ thuật, ý nghĩa của ‘Chiếu dời đô’. Câu 9: Nêu tác giả, tác phẩm, tình hình đất nước, thái độ của Trần Quốc Tuấn đối với giặc và khích lệ lòng yêu nước của tướng sĩ, lời kêu gọi của Trần Quốc Tuấn, nghệ thuật, ý nghĩa của ‘Hịch tướng sĩ’. Câu 10: Nêu tác giả, tác phẩm, nguyên lí nhân nghĩa, quan niệm về Tổ Quốc độc lập và chủ quyền, sức mạnh nhân nghĩa, nghệ thuật, ý nghĩa của ‘Nước Đại Việt ta’. Câu 11: Nêu tác giả, tác phẩm, quan niệm của Nguyễn Thiếp về việc học, phương pháp học, nghệ thuật, ý nghĩa của ‘Bàn luận về phép học’. Câu 12: Nêu tác giả, tác phẩm, chiến tranh và người bản xứ, chế độ lính tình nguyện, kết quả của sự hi sinh, nghệ thuật, ý nghĩa của ‘Thuế máu’. Câu 13: Nêu tác giả, tác phẩm, đi bộ ngao du hoàn toàn tự do không bị phụ thuộc, đi bộ ngao du để trao dồi tri thức, đi bộ ngao du để rèn luyện sức khỏe, nghệ thuật, ý nghĩa của ‘Đi bộ ngao du’. Câu 14: Nêu tác giả, tác phẩm, Ông Giuốc-đanh trong cảnh 1, Ông Giuốc-đanh trong cảnh 2, nghệ thuật, ý nghĩa của ‘Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục’. II – CÂU HỎI MỖI BÀI a) Nhớ rừng Câu 1: Bài thơ được tác giả ngắt thành 5 đoạn, hãy cho biết nội dung mỗi đoạn. Câu 2: Trong bài thơ có hai cảnh được miêu tả đầy ấn tượng: cảnh vườn bách thú, nơi con hổ bị nhốt (đoạn 1 và đoạn 4); cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những ngày xưa (đoạn 2 và đoạn 3) a. Hãy phân tích từng cảnh tượng. b. Nhận xét việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu các câu thơ trong đoạn 2 và đoạn 3. Phân tích để làm rõ cái hay của hai đoạn thơ này. c. Qua sự đối lập sâu sắc giữa hai cảnh tượng thiên nhiên nêu trên, tâm sự con hổ ở vườn bách thú được thể hiện như thế nào ? Tâm sự ấy có gì gần gũi với tâm sự người dân Việt Nam đương thời ? Câu 3: Căn cứ vào nội dung bài thơ hãy giải thích vì sao tác giả mượn "lời con hổ ở vườn bách thú". Việc mượn lời đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc bài thơ ? Trang 5
  6. Trường THCS Hựu Thành A Câu 4: Nhà phê bình Hoài Thanh có nhận xét về thơ Thế Lữ: "Đọc đôi bài, nhất là bài Nhớ rừng, ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được" (Thi nhân Việt Nam, Sđd). Em hiểu như thế nào về ý kiến đó ? Qua bài thơ, hãy chứng minh. b) Ông đồ Câu 1: Phân tích hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu và hình ảnh của chính ông ở khổ 3, 4. Hãy so sánh để làm rõ sự khác nhau giữa hai hình ảnh đó. Sự khác nhau này gợi cho người đọc cảm xúc gì về tình cảnh ông đồ ? Câu 2: Tâm rư của nhà thơ thể hiện qua bài thơ như thế nào ? Câu 3: Bài thơ hay ở những điểm nào ? (Gợi ý: cách dựng hai cảnh cùng miêu tả ông đồ ngồi viết thuê ngày Tết bên phố nhưng rất khác nhau gợi sự so sánh, những chi tiết miêu tả đầy gợi cảm; sử dụng thể thơ năm chữ và ngôn ngữ giản dị mà cô đọng, nhiều dư vị ) Câu 4: Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau: -Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu -Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài giời mưa bụi bay. c) Quê hương Câu 1: Phân tích cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi (từ câu 3 đến câu 8) và cảnh đón thuyền cá về bến (8 câu tiếp theo). Hình ảnh người dân chài và cuộc sống làng chài được thể hiện trong hai cảnh này có nét gì nổi bật đáng chú ý ? Câu 2: Phân tích các câu thơ sau: - Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió - Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm. Lối nói ẩn dụ và biện pháp so sánh ở những câu này có hiệu quả nghệ thuật như thế nào ? Câu 3: Hãy nhận xét về tính cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và con người quê hương ông. Câu 4: Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật gì nổi bật ? Theo em, bài thơ được viết theo phương thức miêu tả hay biểu cảm, tự sự hay trữ tình ? d) Khi con tu hú Câu 1: Nên hiểu nhan đề bài thơ như thế nào ? Hãy viết một câu văn có bốn chữ đầu là “Khi con tu hú” để tóm tắt nội dung bài thơ. Vì sao tiếng tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như vậy ? Trang 6
  7. Trường THCS Hựu Thành A Câu 2: Nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu. Những chi tiết nào khiến em có nhận xét đó ? Câu 3: Phân tích tâm trạng người tù – chiến sĩ được thể hiện ở 4 câu thơ cuối. Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú thể hiện ở đoạn thơ đầu và đoạn cuối rất khác nhau, vì sao ? Câu 4: Theo em, cái hay của bài thơ được thể hiện nổi bật ở những điểm nào ? e) Tức cảnh Pác Bó Câu 1: Bài thơ thuộc thể thơ gì ? Hãy kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này mà em đã học. Câu 2: Nhận xét về giọng điệu chung của bài thơ. Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được biểu hiện như thế nào qua bài thơ ? Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ thật là sang ? Câu 3: Qua bài thơ, có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài Côn Sơn ca. Hãy cho biết “thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau. f) Ngắm trăng Câu 1: Đọc kĩ phần phiên âm, phần dịch nghĩa và phần giải nghĩa chữ Hán để hiểu chính xác từng câu trong bài thơ. Học thuộc bản dịch thơ và nhận xét về các câu thơ dịch. Câu 2: Ở bài thơ này, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào ? Vì sao bác lại nói đến cảnh "Trong tù không rượu cũng không hoa" ? Qua hai câu đầu, em thấy Bác có tâm trạng ra sao trước cảnh trăng đẹp ngoài trời ? Câu 3: Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp vị trí các từ nhân (và thi gia), song, nguyệt (và minh nguyệt) có gì đáng chú ý ? Sự sắp xếp như vậy và việc đặt hai câu dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật như thế nào ? Câu 4: Qua bài thơ, em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra như thế nào ? Câu 5: Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: "Thơ Bác đầy trăng". Hãy chép lại những bài thơ Bác Hồ viết về trăng mà em biết (chú ý ghi rõ thời điểm sáng tác mỗi bài). Cuộc ngắm trăng trong bài Vọng nguyệt và hình ảnh trăng thể hiện trong các bài thơ khác của Bác có gì đáng chú ý ? g) Đi đường Câu 1: Đọc kĩ các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, các chú thích để hiểu rõ nghĩa của các câu thơ. Câu 2: Tìm hiểu kết cấu bài thơ (Gợi ý: dựa vào mô hình kết cấu bài tứ tuyệt Đường luật - khai, thừa, chuyển, hợp - đã được biết ở lớp dưới; chú ý mối liên hệ lô-gisc giữa các câu thơ và vị trí của câu thơ thứ ba.) Câu 3: Việc sử dụng các điệp ngữ trong bài thơ (cả ở bản chữ Hán và bản dịch thơ) có hiệu quả nghệ thuật như thế nào ? Trang 7
  8. Trường THCS Hựu Thành A Câu 4: Phân tích câu 2 và câu 4 để làm rõ nỗi gian lao của người đi đường núi và niềm vui sướng của người đứng trên cao ngắm cảnh. Hai câu thơ này, ngoài ý nghĩa miêu tả, còn ngụ ý gì nữa không ? Câu 5: Theo em, đây có phải là bài thơ tả cảnh, kể chuyện không ? Vì sao ? Hãy nêu vắn tắt nội dung ý nghĩa bài thơ. h) Chiếu dời đô Câu 1: Mở đầu Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vua đời xưa bên Trung Quốc cũng từng có những cuộc dời đô. Sự viện dẫn đó nhằm mục đích gì ? Câu 2: Theo Lí Công Uẩn, kinh đô cũ ở cùng Hoa Lư (Ninh Bình) của hai triều Đinh, Lê là không còn thích hợp, vì sao ? Câu 3: Theo tác giả, địa thế thành Đại La có những thuận lợi gì để có thể chọn làm nơi đóng đô ? Câu 4: Chứng minh Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp giữa lí và tình. Câu 5: Vì sao nói việc Chiếu dời đô ra đời phản ảnh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt ? Câu 6: Chứng minh Chiếu dời đô có kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục. i) Hịch tướng sĩ Câu 1: Bài hịch có thể chia làm mấy đoạn ? Nêu ý chính của từng đoạn. Câu 2: Sự ngang ngược và tội ác của giặc được lột tả như thế nào ? Đoạn văn tố cáo tội ác giặc đã khơi gợi được điều gì ở tướng sĩ ? Câu 3: Phân tích lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn qua đoạn văn tác giả tự nói lên nỗi lòng mình. Câu 4: Sau khi nêu mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động đúng nên làm là có dụng ý gì ? Khi phê phán hay khẳng định, tác giả tập trung vào vấn đề gì ? Tại sao phải như vậy ? Câu 5: Giọng văn là lời vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền hay là lời người cùng cảnh ngộ ? Là lời khuyên răn bày tỏ thiệt hơn hay là lời nghiêm khắc cảnh cáo ? Cách viết của tác giả có tác động tới tướng sĩ như thế nào ? Câu 6: Hãy nêu một số đặc sắc nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục người đọc bằng cả nhận thức và tình cảm ở bài Hịch tướng sĩ. Câu 7: Khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng, đó là cách triển khai lập luận của bài Hịch tướng sĩ. Hãy làm sáng tỏ điều này bằng một lược đồ về kết cấu của bài hịch. Câu 8: Phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài hịch. Câu 9: Chứng minh bài Hịch tướng sĩ vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu hình Trang 8
  9. Trường THCS Hựu Thành A tượng, cảm xúc, do đó có sức thuyết phục cao. j) Nước Đại Việt ta Câu 1: Đoạn trích là phần mở đầu Bình Ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào ? Câu 2: Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì ? Người dân mà tác giả nói tới là ai ? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào ? Câu 3: Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào ? Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam vì sao ? Để trả lời câu hỏi này, hãy tìm hiểu xem những yếu tố nào đã được nói tới trong Sông núi nước Nam và những yếu tố nào mới được bổ sung trong Nước Đại Việt ta. Câu 4: Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng. Câu 5: Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Qua đoạn trích trên, hãy chứng minh. Câu 6: Thử khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng một sơ đồ. Trên cơ sở so sánh với bài thơ Sông núi nước Nam, hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta. k) Bàn luận về phép học Câu 1: Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì ? Câu 2: Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào ? Tác hại của lối học ấy là gì ? Câu 3: Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì ? Câu 4: Bài tấu có đoạn bàn về "phép học", đó là những "phép học" nào ? Tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy ? Từ thực tế việc học của bản thân, em thấy phương pháp học tập nào là tốt nhất ? Vì sao ? Câu 5: Xác định trình tự lập luận của đoạn văn bằng một sơ đồ. Câu 6: Phân tích sự cần thiết và tác dụng của phương pháp "học đi đôi với hành". l) Thuế máu Câu 1: Nhận xét về cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản. Câu 2: So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm: trước khi có chiến tranh và khi chiến tranh đã xảy ra. Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế Trang 9
  10. Trường THCS Hựu Thành A nào ? Câu 3: Nêu rõ các thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân. Người dân thuộc địa có thực "tình nguyện" hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền không ? Câu 4: Kết quả của sự hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh như thế nào ? Nhận xét về cách đối xử của chính quyền thực dân đối với họ sau khi đã bóc lột hết “thuế máu”của họ ? Câu 5: Nhận xét về trình tự bố cục các phần trong chương. Phân tích nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả thể hiện qua cách xây dựng hình ảnh, qua giọng điệu. Câu 6: Nhận xét về yếu tố tự sự và yếu tố biếu cảm trong đoạn trích được học. m) Đi bộ ngao du Câu 1: Tóm tắt ngắn gọn ba luận điểm chính mà Ru - xô đã trình bày thành ba đoạn trong văn bản để thuyết phục mọi người nếu muốn ngao du thì nên đi bộ. Câu 2: Trình tự sắp xếp ba luận điểm chính có hợp lí không ? Vì sao ? Câu 3: Theo dõi các đại từ nhân xưng khi thì “ta” khi thì “tôi” trong bài để chứng minh rằng thực tiễn cuộc sống từng trải của bản thân Ru-xô luôn bổ sung sinh động cho các lí lẽ của ông khi ông lập luận. Câu 4: Qua bài này, em hiểu gì về con người và tư tưởng, tình cảm của Ru - xô ? n) Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục Câu 1: Căn cứ vào các chỉ dẫn (những chữ được in nghiêng trong văn bản), cho biết lớp kịch gồm mấy cảnh. Xem xét số lượng nhân vật tham gia ở mỗi cảnh và các loại động tác, âm thanh trên sân khấu để chứng minh rằng càng về sau kịch càng sôi động. Câu 2: Ở cảnh đầu, tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh thể hiện như thế nào và bị lợi dụng ra sao ? Câu 3: Tính cách đó của ông thể hiện như thế nào và bị lợi dụng ra sao ở cảnh sau ? Câu 4: Lớp kịch này gây cười cho khán giả ở những khía cạnh nào ? III – TỔNG KẾT PHẦN VĂN Câu 1: Lập bảng thống kê các văn bản văn học Việt Nam đã học theo 4 cột sau: văn bản, tác giả, thể loại, giá trị nội dung chủ yếu. Câu 2: Nêu lên sự khác biệt về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản thơ trong 15, 16 và 18, 19. Vì sao thơ trong 18, 19 gọi là thơ mới ? Câu 3: Thế nào là văn nghị luận ? So sánh văn nghị luận trungđại và hiện đại. Câu 4: Chứng minh các văn bản nghị luận đều có lí, tình, chứng cứ, sức thuyết phục. Câu 5: So sánh nội dung tư tưởng và hình thức thể loại. Câu 6: Tìm điểm mới ý thức về nền độc lập thể hiện trong Sông núi nước Nam và Nước Đại Việt ta. Câu 7: Lập bảng thống kê các văn bản văn học nước ngoài theo 7 cột sau: văn bản, tác giả, nước, thế kỉ, thể loại, nội dung chủ yếu, nét đặc sắc nghệ thuật nổi bật. Trang 10
  11. Trường THCS Hựu Thành A Câu 8: Nêu chủ đề của các văn bản nhật dụng và phương thức biểu đạt chủ yếu của bài. IV – VIẾT ĐOẠN VĂN NGẮN Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) dựa vào các văn bản đã học, hãy làm rõ nội dung chính của mỗi bài. Hết Trang 11