Đề Olympic dành cho học sinh trung học lần thứ nhất môn Ngữ văn Lớp 8 năm 2017 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định

pdf 2 trang thaodu 7670
Bạn đang xem tài liệu "Đề Olympic dành cho học sinh trung học lần thứ nhất môn Ngữ văn Lớp 8 năm 2017 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_olympic_danh_cho_hoc_sinh_trung_hoc_lan_thu_nhat_mon_ngu.pdf

Nội dung text: Đề Olympic dành cho học sinh trung học lần thứ nhất môn Ngữ văn Lớp 8 năm 2017 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO OLYMPIC DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC NAM ĐỊNH LẦN THỨ NHẤT - 2017 Môn: NGỮ VĂN LỚP 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 100 phút (Đề bài gồm 02 trang) Phần I. Tiếng Việt (6,0 điểm) Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3: “Mưa này những ngày xưa thương nhớ ở quê, bố mình gọi là mưa lộc, mưa nõn. Nghe âm thanh gọi mưa đã đủ hình dung ra những hạt mưa gieo sự sống cho muôn loài. Nhưng mình, mình thích gọi mưa phùn bằng cái tên riêng do mình đặt: Mưa tơ. Bởi mưa như sợi tơ mỏng mảnh thức thao nhỏ nhẻ. Mềm như tơ, ám như tơ mà cũng giăng mắc như tơ. Mưa đấy mà tưởng như không mưa. Chỉ khi nào ngửa mặt lên trời mới biết. Chẳng có hạt mưa nào lộp độp trên áo, cũng không nặng trĩu bết tóc mai, chỉ có màn mưa che mờ mi mắt, chỉ có những hạt li ti chấp chới không gian. Mưa như điệu đàn vang lên những rung động không lời nhưng lại đầy gọi mời, thúc giục. Nên, mình cứ thong dong bước vào khung trời ảo hóa, bỏ lại sau lưng gian nhà chật hẹp ẩm thấp mà rong chơi lang thang trên nẻo đường quê, trong khí trời êm mát, chân giẫm lên cỏ xanh ngút ngát đến tận chân trời. Mưa tung bay dường như không chạm đất hoặc vừa chạm đất đã mơ hồ bay trở lại giữa trời. Và trong mưa, các loài hoa đồng nội cũng giao hòa mở tâm rộng lượng đưa hương dịu dàng tan vào bụi mưa bay. Mùa xuân thênh thang mở niềm ân sủng cho muôn loài. Hương cau gần gụi với hương mộc. Trà mi quấn quýt bên hoa sim, hoa nhãn hòa cùng hoa sứ. Bông cải vàng gửi bướm sang nụ tầm xuân. Hoa cà mê lòng hoa thiên lý, hoa nhài. Tất cả cứ rộn ràng, cứ nồng đượm, cứ thanh tân. Cứ gọi hồn xuân dạt dào mê đắm”. (Đỗ Xuân Thảo, Ánh sao trong lòng bố, NXB Lao động, 2016, tr.124,125) Câu 1. Chỉ ra 3 từ tượng hình miêu tả “mưa phùn”. Câu 2. Tìm các từ thuộc mỗi trường từ vựng sau: “mưa xuân” và “các loài hoa”. Nêu tác dụng của việc sử dụng các trường từ vựng đó trong đoạn văn. Câu 3. Nhận xét cách viết câu trong đoạn: “Nên, mình cứ thong dong bước vào khung trời ảo hóa, Cứ gọi hồn xuân dạt dào mê đắm”. Phần II. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc các văn bản sau và điền vào bảng dưới đây những thông tin em cho là phù hợp nhất: Văn bản Đề tài Phương thức Biện pháp nghệ thuật Nội dung chính của biểu đạt đặc sắc văn bản 1 2 Văn bản 1: “Sen vốn là loại thực vật thủy sinh sống lâu năm, mọc lên từ rễ củ nằm dưới lớp bùn đất ở những vùng nước ao đọng, bẩn đục hay sông, hồ. Các lá to với đường kính tới 20 cm - 60 cm, thường nổi trên mặt nước như những chiếc phao và có đặc điểm là không thấm nước. Các thân già có nhiều gai nhỏ. Hoa thường mọc trên các thân to và nhô cao lên phía trên mặt nước. Lá to với đường kính tới 60 cm, trong khi các bông hoa to nhất có thể có đường kính tới 20 cm. Sen có thể trồng bằng hột hay thân rễ như rau muống. Theo Theophrastus trong hệ thực 1
  2. vật của sông Nile, thì Sen có nguồn gốc từ các nước: Ai cập, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đông Nam Á, Tây Á, Iran, Azerbaijan Việt Nam và miền bắc của nước Úc”. (Dẫn theo Internet, Hoa sen – biểu tượng văn hóa Việt) Văn bản 2: “Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng, Nhị vàng bông trắng lá xanh, Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. (Ca dao) PHẦN III. Làm văn (8,0 điểm) a) Quan sát bức tranh bên, em liên tưởng đến điều gì? Đặt tên cho bức tranh. b) Viết một bài văn có tiêu đề em đã đặt cho bức tranh. Hết 2