Đề giao lưu học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo Cẩm Giàng (Có đáp án)

doc 7 trang thaodu 7382
Bạn đang xem tài liệu "Đề giao lưu học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo Cẩm Giàng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_giao_luu_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2019_202.doc

Nội dung text: Đề giao lưu học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo Cẩm Giàng (Có đáp án)

  1. Sưu tầm: Trần Văn Toản. Trang riêng: tranvantoancv.violet.vn Kênh youtube: Vui học cùng thầy Toản PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẨM GIÀNG NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian làm bài: 150 phút (Đề gồm có: 01 trang) Câu 1 (4,0 điểm) Cách nhìn Có hai xưởng sản xuất giày cùng phái người đến khảo sát thị trường ở châu Phi. Nhân viên của công ti thứ nhất sau khi đến nơi nhanh chóng báo về: “Người dân ở đây không có thói quen mang giày. Ngày mai, tôi sẽ đáp máy bay về nước.” Trong khi đó, nhân viên của công ti thứ hai lại báo về một nội dung hoàn toàn khác: “Nơi đây đầy triển vọng vì chưa có ai mang giày cả. Chúng ta sẽ khai thác thị trường này.” Trích “Đạo lí sống đẹp” - NXB Thời đại Bài học gợi ra từ câu chuyện trên. Câu 2 (6,0 điểm) Nhà thơ Pháp Andre Chanien từng nói: “Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ.” Qua học bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết
  2. Sưu tầm: Trần Văn Toản. Trang riêng: tranvantoancv.violet.vn Kênh youtube: Vui học cùng thầy Toản PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM CẨM GIÀNG ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8 (HDC gồm có: 07 trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG 1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm máy móc, cần linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm. 2. Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ, có tố chất văn chương 3. Điểm toàn bài tính lẻ đến 0,25 điểm. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Câu Nội dung Điểm 1. 1. Yêu cầu chung 4,0 Đảm bảo thể thức bài văn; hướng về chủ đề, suy nghĩ mới mẻ, diễn đạt trôi chảy bằng ngôn ngữ của mình, giàu chất văn chương, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu cụ thể a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: 0,25 Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và giới thiệu được vấn đề nghị luận; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm nổi bật vấn đề; phần kết bài khái quát về vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. Biết bình giá, liên hệ mở rộng, lời văn giàu hình ảnh và cảm xúc. - Mức tối đa (0,25 điểm): Đáp ứng yêu cầu trên. - Mức không đạt (0 điểm): Không đảm bảo thể thức bài văn. b. Xác định đúng đúng vấn đề nghị luận: Cách nhìn nhận, đánh giá 0,25 vấn đề của con người trong cuộc sống. - Mức tối đa (0,25 điểm): Đáp ứng yêu cầu trên. - Mức không đạt (0 điểm): Xác định sai vấn đề, bàn luận sang vấn đề khác. c. Triển khai vấn đề nghị luận theo trình tự 3,0 Chia đối tượng nghị luận thành các khía cạnh, góc độ phù hợp; các đoạn văn được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận (trong đó phải có các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp, so sánh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. Bài làm có thể triển khai theo hướng sau: 1. Mở bài (0,5 điểm) - Giới thiệu câu chuyện và vấn đề nghị luận: Cách nhìn sự việc của con người khác nhau, người thứ nhất với cái nhìn hạn hẹp bi quan;
  3. Sưu tầm: Trần Văn Toản. Trang riêng: tranvantoancv.violet.vn Kênh youtube: Vui học cùng thầy Toản người thứ hai có cái nhìn bao quát hơn, tích cực hơn biết nhìn vào mặt lợi thế của sự việc. 2. Thân bài (2,0 điểm) 2.1. Khái quát ý nghĩa câu chuyện, rút ra ý nghĩa vấn đề nghị luận - Giải thích nhan đề “Cách nhìn”: cách nhìn là sự quan sát, đánh giá, quan niệm của mỗi người về hiện tượng, sự vật, con người, cuộc sống - Khái quát ý nghĩa của câu chuyện: câu chuyện đề cập đến hai cách nhìn. + Nhân viên công ti thứ nhất: là cách nhìn xuất phát từ sự quan sát vội vã, lướt qua hiện tượng và vội vàng đưa ra kết luận theo cách an phận, bằng lòng chấp nhận thực tế. Cách nhìn này tiêu biểu cho sự đánh giá nông cạn, hời hợt. + Cách nhìn của nhân viên công ti thứ hai: là cách nhìn từ sự quan sát kĩ lưỡng, cẩn thận và đưa ra kết luận một cách tích cực, tao ra một cơ hội đầu tư, một hướng phát triển. Cách nhìn này biểu tượng cho sự đánh giá sâu sắc, thấu đáo. - Bài học từ câu chuyện trên: trong cuộc sống có khi cùng một vấn đề nhưng đem đến nhiều cách đánh giá khác nhau. Có những cách đánh giá chỉ dừng lại ở sự quan sát bên ngoài hiện tượng nhưng cũng có những cách đánh giá độc đáo, bất ngờ đem đến niềm tin, thúc đẩy hành động hướng tới thành công. 2.2. Phân tích, chứng minh về ý nghĩa gợi ra từ câu chuyện + Cuộc sống muôn hình vạn trạng, cùng một sự việc xảy ra, cùng một vấn đề nhưng mỗi người lại có cách đánh giá khác nhau, cách giải quyết vấn đề khác nhau. + Trong cuộc sống có những cách đánh giá, nhìn nhận vấn đề đánh mất cơ hội, sự tự tin, lạc quan của con người. Cách nhìn này kìm hãm sự nỗ lực hành động vươn lên của con người. Nhưng trong cuộc sống cũng có những cách đánh giá, nhìn nhận vấn đề tạo cơ hội, niềm tin, lạc quan của con người. Đó là cách nhìn tạo động lực giúp con người nỗ lực hành động để tạo ra những thành quả có ý nghĩa cho bản thân và xã hội. + Để có được cách nhìn đúng đắn, tích cực con người cần có sự tinh nhạy, sắc bén, sâu sắc khi quan sát và suy xét thấu đáo vấn đề trước khi đưa ra kết luận. Quan trọng hơn là phải có niềm tin đối với đối tượng được nhìn nhận, đánh giá. 2.3. Liên hệ, mở rộng, rút ra bài học + Phê phán những người có cái nhìn hời hợt, có cách đánh giá chủ quan theo cảm tính. Phê phán cái nhìn bi quan, thiếu tự tin, + Khi nhìn nhận vấn đề không được vội vàng, hấp tấp chỉ nhìn hời hợt bên ngoài hiện tượng mà phải suy nghĩ kĩ lưỡng trước khi đưa ra kết luận; phải có trách nhiệm trước sự đánh giá của bản thân. + Cần có cách nhìn lạc quan để phát hiện mặt tốt, mặt tích cực của
  4. Sưu tầm: Trần Văn Toản. Trang riêng: tranvantoancv.violet.vn Kênh youtube: Vui học cùng thầy Toản sự vật, hiện tượng, con người . Từ đó luôn biết vượt qua những khó khăn, thử thách để tạo cơ hội hướng tới mục đích cao cả. 3. Kết bài (0,5 điểm) - Khẳng định ý nghĩa của câu chuyện. * Mức tối đa (3,0 điểm): Đáp ứng các yêu cầu trên. * Mức chưa tối đa + Điểm 2,25 đến 2,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên nhưng một trong các ý còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thật sự chặt chẽ. + Điểm 1,25 đến 2,0: Đáp ứng được 2/4 đến 3/4 các yêu cầu trên. + Điểm 0,25 đến 1,0: Đáp ứng được khoảng 1/4 các yêu cầu trên. * Mức không đạt (0 điểm): Không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào trong các yêu cầu trên hoặc không làm bài. d. Sáng tạo: 0,25 - Mức tối đa (0,25 điểm): Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biết bình giá, liên hệ hợp lí.) - Mức không đạt (0 điểm): Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không sử dụng các biện pháp nghệ thuật. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt, chữ viết rõ ràng. - Mức tối đa (0,25 điểm): Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Mức không đạt (0 điểm): Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 2 1. Yêu cầu chung 6,0 Đảm bảo thể thức bài văn; hướng về chủ đề, suy nghĩ mới mẻ, diễn đạt trôi chảy bằng ngôn ngữ của mình, giàu chất văn chương, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài 0,25 biết dẫn dắt hợp lý và giới thiệu được vấn đề nghị luận; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm nổi bật vấn đề; phần kết bài khái quát về vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. Biết bình giá, liên hệ mở rộng, lời văn giàu hình ảnh và cảm xúc. - Mức tối đa (0,25 điểm): Đáp ứng yêu cầu trên. - Mức không đạt (0 điểm): Không đảm bảo thể thức bài văn. b. Xác định đúng đúng vấn đề nghị luận: Cái tâm, cái tài của nhà thơ 0,25 Tế Hanh qua bài thơ “Quê hương”. - Mức tối đa (0,25 điểm): Đáp ứng yêu cầu trên. - Mức không đạt (0 điểm): Xác định sai vấn đề, bàn luận sang vấn đề khác.
  5. Sưu tầm: Trần Văn Toản. Trang riêng: tranvantoancv.violet.vn Kênh youtube: Vui học cùng thầy Toản c. Triển khai vấn đề nghị luận theo trình tự 5,0 Chia đối tượng nghị luận thành các khía cạnh, góc độ phù hợp; các đoạn văn được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận (trong đó phải có các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp, so sánh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. Bài làm có thể triển khai theo hướng sau: 1. Mở bài (0,5 điểm) - Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề. - Trích dẫn ý kiến. - Nêu giới hạn tác giả, tác phẩm. 2. Thân bài (4,0 điểm) 2.1. Giải thích - Nghệ thuật: là những đặc sắc về hình thức (ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu ) - trái tim: là thế giới của đời sống tâm hồn nhà thơ chứa đựng những tư tưởng, tình cảm, những rung động trước cuộc đời Chính thế giới tâm hồn ấy đã làm nên cái hồn thơ, là yếu tố không thể thiếu của một nghệ sĩ chân chính. => Để có những bài thơ hay đòi hỏi người nghệ sĩ vừa phải có tài, vừa phải có tâm. Ý kiến đã khẳng định, đề cao thiên chức của nhà thơ và quá trình sáng tạo nghệ thuật. 2.2. Chứng minh qua bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh * Luận điểm 1: Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh là bài thơ đặc sắc về nghệ thuật. - Lời đề từ của bài thơ “Chim bay dọc biển mang tin cá” là câu thơ của phụ thân tác giả bày tỏ thái độ kính trọng, hàm ơn của nhà thơ với người cha yêu dấu. - Bài thơ được viết bằng thể thơ tám chữ tự do, ngắt nhịp linh hoạt trong từng câu, nhạc điệu trong sáng, tha thiết; sử dụng cách gieo vần liền giữa các câu, các khổ thơ tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc. - Bài thơ có sự kết hợp những hình ảnh tự nhiên giản dị với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát, sử dụng bút pháp tả thực và lãng mạn bay bổng tạo nên sự độc đáo, sáng tạo (chiếc thuyền như con tuấn mã, cánh buồm giương to như mảnh hồn làng, chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm/ nghe chất muối , dân chài lưới nồng thở vị xa xăm). - Ngôn ngữ thơ hàm súc, gợi hình, gợi cảm. Có những câu thơ cứ như câu nói tự nhiên, không trau chuốt từ ngữ nhưng vẫn mang âm hưởng thi ca “Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”, “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” Cách sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, điệp từ, điệp ngữ, liệt kê độc đáo, giàu ý nghĩa. - Giọng điệu bài thơ thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả: đứa con xa quê lâu ngày nhớ quê hương da diết. Giọng điệu có sự biến đổi
  6. Sưu tầm: Trần Văn Toản. Trang riêng: tranvantoancv.violet.vn Kênh youtube: Vui học cùng thầy Toản phù hợp với nội dung từng đoạn thơ: phấn chấn, vui vẻ; trầm lắng, suy ngẫm và thiết tha, sâu lắng. - Mạch cảm xúc của bài dạt dào tạo thành tứ thơ tự nhiên mà chặt chẽ, lô gíc, dựa trên nỗi nhớ quê hương của người con xa quê. Cảm xúc được bộc lộ qua niềm tự hào về vẻ đẹp bức tranh làng quê tươi sáng với cảnh ra khơi đầy hào hứng, cảnh vui mừng đón thuyền cá trở về và kết thúc bằng nỗi nhớ quê da diết. => Những đặc sắc về nghệ thuật và cảm xúc đã làm nên sức hấp dẫn của bài thơ. * Luận điểm 2: Bài thơ để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả chính bởi “trái tim” của thi sĩ. - “Trái tim” tha thiết yêu mến và gắn bó với quê hương. + Lời giới thiệu đầy tự hào về khung cảnh làng quê vạn chài yêu dấu (nghề nghiệp, vị trí của làng chài ven biển thanh bình; khung cảnh tươi sáng với công việc lao động bình dị, quen thuộc của ngư dân; hình ảnh con thuyền ra khơi căng tràn sự sống: hình ảnh so sánh tinh tế, độc đáo của nhà thơ khi miêu tả con thuyền và cánh buồm ) + Tình yêu với con người và cảnh lao động của quê hương: viết về người dân chài với tất cả niềm tự hào hứng khởi: dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá đầy khí thế; yêu hình ảnh những ngư dân với làn da ngăm rám nắng; yêu cảnh dân làng tấp nập đón ghe về; yêu con thuyền mệt mỏi say sưa sau một hành trình vất vả - Nỗi nhớ quê hương cháy bỏng. + Nỗi nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: Nay xa cánh lòng tôi luôn tưởng nhớ; Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá. + Nhớ hình ảnh, màu sắc bình dị, thân thuộc và đặc trưng của quê hương: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con thuyền rẽ sóng ra khơi 2.3. Đánh giá chung - Quê hương là một bài thơ vừa đặc sắc về nghệ thuật, vừa tiêu biểu cho “trái tim” của nhà thơ. Thể thơ tám chữ, giọng điệu trong sáng, tha thiết, hình ảnh thơ đẹp, giản dị, sáng tạo mang nét đặc trưng của thơ mới. - Ý kiến của Andre Chenien giúp ta cảm nhận sâu sắc và trân trọng tài năng, trái tim của người nghệ sĩ. 3. Kết bài (0,5 điểm) - Khẳng định lại vấn đề chứng minh: Những vần thơ của Tế Hanh có sức lay động mạnh mẽ tới độc giả bởi được xuất phát từ trái tim người nghệ sĩ, đánh thức trong trái tim ta tình yêu, nỗi nhớ quê hương - Liên hệ, mở rộng. * Lưu ý: HS có thể có cách trình bày lập luận khác đảm bảo làm sáng tỏ lời nhận định của Andre Chanien về quá trình sáng tạo
  7. Sưu tầm: Trần Văn Toản. Trang riêng: tranvantoancv.violet.vn Kênh youtube: Vui học cùng thầy Toản nghệ thuật thì GV vẫn cho điểm. Tùy mức độ GV đánh giá phù hợp. * Mức tối đa (5,0 điểm): Đáp ứng các yêu cầu trên. * Mức chưa tối đa + Điểm 4,25 đến 4,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên nhưng một trong các ý còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thật sự chặt chẽ. + Điểm 3,25 đến 4,0: Đáp ứng được 3/4 các yêu cầu trên. + Điểm 2,25 đến 3,0: Đáp ứng được khoảng 2/3 các yêu cầu trên. + Điểm 1,25 đến 2,0: Đáp ứng được khoảng 1/3 – 1/2 các yêu cầu trên. + Điểm 0,25 đến 1,0: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. * Mức không đạt (0 điểm): Không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào trong các yêu cầu trên hoặc không làm bài. d. Sáng tạo: - Mức tối đa (0,25 điểm): Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biết bình giá, liên hệ hợp lí.) - Mức không đạt (0 điểm): Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không sử dụng các biện pháp nghệ thuật. 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt, chữ viết rõ ràng. 0,25 - Mức tối đa (0,25 điểm): Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Mức không đạt (0 điểm): Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Hết