Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021

doc 8 trang Hoài Anh 27/05/2022 3871
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2020_2021.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021

  1. PHÒNG G D & Đ T CẨM GIÀNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN: Ngữ Văn - LỚP 8 ( Thời gian: 90 phút, không kế giao đề) . MA TRẬN ĐỀ Mức độ cần đạt Tổng NỘI DUNG Vận dụng Vận Nhận biết Thông hiểu dụng cao I. ĐỌC - Ngữ liệu: VB - Nhận biết - Hiểu được ý - Rút ra HIỂU nhật dụng / VB phương thức nghĩa của vấn bài học về nghệ thuật. biểu đạt/ từ đề trong đoạn tư tưởng/ - Tiêu chí lựa loại/ kiểu trích. nhận thức chọn ngữ liệu: câu được - Hiểu được thông qua + 01 đoạn trích. sử dụng quan điểm/ tư một vấn trong đoạn tưởng, tác giả đề đặt ra + Độ dài khoảng trích. muốn nhắn gửi trong 150 đến 200 chữ. quan đoạn đoạn trích. trích. Số câu: 2 1 1 4 Tổng Số điểm: 1.0 1.0 1.0 3.0 Tỉ lệ: 10% 10% 10% 30% II. LÀM Câu 1. Nghị luận Viết đoạn VĂN xã hội văn - Khoảng 7 đến 10 câu - Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong phần Đọc hiểu. Câu 2. Văn nghị Viết luận bài văn Số câu: 1 1 2 Tổng Số điểm: 2.0 5.0 7.0 Tỉ lệ: 20% 50% 70% Tổng Số câu: 2 1 2 1 6 cộng Số điểm: 1.0 1.0 3.0 5.0 10.0 Tỉ lệ: 10% 10% 30% 50% 100% 1
  2. PHÒNG G D & Đ T CẨM GIÀNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2020 – 2021 ĐỀ SỐ 1 MÔN: Ngữ Văn - LỚP 8 ( Thời gian: 90 phút, không kế giao đề) ( Đề gồm 2 trang) . PHẦN I. ĐỌC- HIỂU(3 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng." 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn. 3. Theo em, học sinh ngày nay cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước? 4. Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong câu in đậm dưới đây: "Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi! Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca ” PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Viết đoạn văn khoảng (180 chữ) trình bày luận điểm: “Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài”. Câu 3. (5,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu thể hiện lòng yêu cuộc sống thiết tha và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Cẩm văn ngày 25/04/2021 GVBM Nguyễn Thị Thúy 2
  3. PHÒNG G D & Đ T CẨM GIÀNG HD CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 – 2021 ĐỀ SỐ 1 MÔN: Ngữ Văn - LỚP 8 HD chấm gồm 06 trang. I Phần Câu Nội dung Điểm 1 - Đoạn văn trên trích trong văn bản “Hịch tướng sĩ” 0,5 -Tác giả : Trần Quốc Tuấn * Hướng dẫn chấm - Mức tối đa (0,5 điểm): Trả lời đúng các yêu cầu trên - Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Trả lời đúng một yêu cầu - Mức không đạt (0 điểm): Trả lời sai hoặc không trả lời 2 Khái quát nội dung đoạn văn: Đoạn văn trên là lời tâm 0,5 sự, trực tiếp bày tỏ nỗi lòng rất chân thành của vị chủ tướng. * Hướng dẫn chấm - Mức tối đa (0,5 điểm): Trả lời đúng các yêu cầu trên - Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Trả lời đúng một yêu cầu - Mức không đạt (0 điểm): Trả lời sai hoặc không trả lời 3 Học sinh tự bộc lộ quan điểm cá nhân phù hợp. 1 Ví dụ : 0,25 Đọc + Có nhận thức đúng đắn về việc học. hiểu + Chăm chỉ học tập, rèn đức luyện tài, trau dồi kĩ năng để xây 0,25 dựng đất nước. 0,25 + Cảnh giác trước những âm mưu phản động. + Không nói sai sự thật về tình hình an ninh chính trị đất nước 0,25 * Hướng dẫn chấm - Mức tối đa ( 1 điểm): Trả lời đúng các yêu cầu trên - Mức chưa tối đa (0,75- 0,5 - 0,25 điểm): Trả lời đúng một yêu cầu( HS chỉ cần nêu đúng tên của một biện pháp tu từ, trích dẫn được câu thơ có biện pháp ấy đạt 0,5 điểm. Chỉ ra hiệu quả đạt 0,5 đ) - Mức không đạt (0 điểm): Trả lời sai hoặc không trả lời 4 - Đặt cụm từ “Đẹp vô cùng” trước cụm từ “Tổ quốc ta ơi” để 1 nhấn mạnh vẻ đẹp của non sông vừa mới được giải phóng. * Hướng dẫn chấm* Hướng dẫn chấm - Mức tối đa (1,0 điểm): Đáp ứng yêu cầu trên. - Mức chưa tối đa: (0,25-> 0,75 điểm): HS đã đưa ra ý kiến bản thân song còn chưa thật rõ ràng hay chưa thực tế 3
  4. - Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không đúng hoặc không trả lời hoặc câu hỏi. Làm 2 a. Đảm bảo thể thức đoạn văn (0,25 điểm) 0,25 Văn b.Xác định đúng vấn đề nghị luận: Học lí thuyết và làm bài tập – thực hành. (0,25 điểm) 0,25 c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn, vận dụng tốt các thao tác nghị luận (1,0 điểm) - Nêu vấn đề, giải thích, nêu cảm nhận -Học và làm bài tập có quan hệ mật thiết với nhau 1,0 +Học là lĩnh hội lý thuyết, soi đường cho việc áp dụng làm bài tập đạt hiệu quả cao.(0,25đ) +Làm bài tập (là thực hành) là mục đích học(0,25đ) +Kết hợp học và làm bài tập, không đề cao mặt này xem nhẹ mặt kia(0,25đ) +Không ngừng bổ sung, nâng cao hiểu biết, tích lũy kiến thức. Kết hợp học đến đâu thực hành đến đó thì mới hiểu bài.(0,25đ) d.Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ mới mẻ về 0,25 vấn đề.(0,25 điểm) e.Chính tả, dùng từ, đặt câu. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0,25 pháp, ngữ nghĩa tiếng việt (0,25 điểm) 2 Yêu cầu chung - Thể loại: Văn nghị luận - Nội dung: Làm sáng tỏ một ý kiến - Hình thức: +Viết thành bài văn có đủ 3 phần cân đối, hài hoà. + Các câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau. + Đảm bảo chính xác về chính tả và ngữ pháp. + Trình bày rõ ràng, sạch đẹp. a I. Tiêu chí về nội dung các phần bài viết (4,0 điểm) 4 1. Mở bài (0,5 điểm): 0,5 - Dẫn dắt vấn đề. - Trích dẫn luận đề: Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu thể hiện lòng yêu cuộc sống thiết tha và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. * Mức tối đa (0,5 điểm): Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề hay, ấn tượng, sáng tạo. * Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Học sinh biết dẫn dắt, 4
  5. giới thiệu vấn đề phù hợp nhưng chưa hay, còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. * Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản, hoặc không có mở bài. 3. Kết bài (0,5 điểm) - Khẳng định lại vấn đề. - Rút ra bài học, nêu cảm nghĩ hoặc liên hệ bản thân. * Mức tối đa (0,5 điểm): Đáp ứng các yêu cầu nêu trên, kết bài hay, ấn tượng. * Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Kết bài sơ sài, kết bài chưa hay, chưa ấn tượng. * Mức không đạt (0 điểm): Không có kết bài. 2. Thân bài (3,0 điểm): 3,0 * Giới thiệu về bài thơ: - Hoàn cảnh: Sáng tác tháng 7-1939 tại nhà lao Thừa Phủ. - Xuất xứ: Trích trong tập thơ Từ ấy * Chứng minh: Luận điểm 1: Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu thể hiện lòng yêu cuộc sống thiết tha. - Tiếng chim tu hú gọi bầy là âm thanh quen thuộc chốn đồng quê báo hiệu mùa hè đang đến. Âm thanh ấy đã thức gọi trong tâm hồn người tù một khung cảnh mùa hè. + Một mùa hè rộn ràng âm thanh, rực rỡ màu sắc, ngọt ngào hương vị, khoáng đạt đang vận động (những từ ngữ chỉ thời hiện tại, chỉ vận động đang diễn ra: đang, chín, ngọt, dần, dậy, ngân, càng ) khiến người đọc hình dung bức tranh mùa hè sống động như đang hiện ra trước mắt. + Những chi tiết đặc trưng của mùa hè, những động từ mạnh, tính từ gợi cảm. Cảnh mùa hè tươi đẹp, khoáng đạt, một thế giới rộn ràng, nhựa sống tràn trề, sắc màu rực rỡ, âm thanh náo nức, hương thơm ngọt ngào. Sự sống bừng dậy. ->Lòng yêu cuộc sống , tình cảm gắn bó máu thịt với quê hương đã giúp tác giả vẽ được bức tranh mùa hè đẹp và tràn đầy sức sống. Luận điểm 2: Bài thơ “Khi con tu hú” còn thể hiện niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. - Nếu sáu câu thơ đầu, Tố Hữu đã tái hiện sinh động một 5
  6. bức tranh vào hè đầy sức sống thì bốn câu thơ tiếp theo lại là những cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong cảnh thực sự ngột ngạt trong phòng giam của người chiến sĩ trẻ. + Hai câu cảm thán trực tiếp bật ra từ tâm trạng ngột ngạt, uất ức đến không chịu nổi. + Cách ngắt nhịp bất thường (6/2, 3/3) kết hợp với những từ ngữ mạnh (đạp tan phòng, chết uất), những từ ngữ cảm thán (ôi, làm sao, thôi) làm nổi bật cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát tự do cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh tù ngục để trở về với cuộc sống tự do bên ngoài kia. * Đánh giá: - Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu là tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang hăng hái dấn bước trên con đường tranh đấu lại bị giam cầm trong ngục tối. Bài thơ thể hiện lòng yêu sự sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ bằng những hình ảnh gợi cảm và giọng điệu tha thiết. * Mức tối đa (3,0 điểm) Đáp ứng được các yêu cầu trên * Mức chưa tối đa - Điểm từ 2.0 - 3,0: cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên. - Điểm từ 1.0 – dưới 2,0 đáp ứng được 2/4, hoặc 3/4 các yêu cầu trên. - Điểm từ 0,25-> dưới 1,0 đấp ứng rất ít các yêu cầu trên * Mức không đạt (0 điểm): không đáp ứng được bất kì ý nào. 3. Kết bài (0,5 điểm) 0,5 - Khẳng định lại vấn đề. - Rút ra bài học, nêu cảm nghĩ hoặc liên hệ bản thân. * Mức tối đa (0,5 điểm): Đáp ứng các yêu cầu nêu trên, kết bài hay, ấn tượng. * Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Kết bài sơ sài, kết bài chưa hay, chưa ấn tượng. * Mức không đạt (0 điểm): Không có kết bài b II. Các tiêu chí khác (1,0 điểm) 1 1. Hình thức (0,5 điểm) - Mức tối đa (0,5 điểm): Học sinh viết được một bài văn 0,5 với đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); trình bày bài sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. - Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Còn mắc lỗi trong khi trình bày, viết chính tả. 6
  7. - Mức không đạt (0 điểm): Học sinh chưa hoàn thiện bố cục bài viết, thiếu nhiều ý, mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. 2. Sáng tạo (0,25 điểm) 0,25 - Mức tối đa (0,25 điểm): Bài viết thể hiện sự tìm tòi, tự học hỏi, sáng tạo của bản thân. - Mức không đạt (0 điểm): Học sinh không có tính sáng tạo, thiếu hiểu biết. 3. Lập luận (0.25 điểm) - Mức tối đa (0,25 điểm): HS biết cách lập luận chặt 0,25 chẽ, phát triển ý tưởng đầy đủ theo trật tự lô gic giữa các phần: mở bài, thân bài, kết bài; thực hiện khá tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn trong bài viết. - Mức không đạt (0 điểm): HS không biết cách lập luận, hầu hết các phần trong bài viết rời rạc, không biết phát triển ý, các ý trùng lặp, lộn xộn . Cẩm văn ngày 25/04/2021 GVBM Nguyễn Thị Thúy 7