Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kì II

doc 8 trang thaodu 4070
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_8_hoc_ki_ii.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kì II

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 - HỌC KÌ II A. NỘI DUNG I. Phần văn bản: 1.Nhớ rừng, Ông đồ,Quê hương 2.Khi con tu hú, Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng. 3.Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Bàn luận về phép học. 4.Đi bộ ngao du. * Yêu cầu: - Nắm được thể loại, tên tác giả, nội dung, nghệ thuật cơ bản của các văn bản. - Đới với thơ thuộc toàn bộ. II. Phần Tiếng Việt: 1. Câu nghi vấn, Câu cầu khiến, Câu cảm thán, Câu trần thuật,Câu phủ định 2. Hành động nói, Hội thoại, Lựa chọn trật tự từ trong câu. * Yêu cầu: - Nắm được các khái niệm, đặt câu, viết được đoạn hội thoại, đoạn văn. III. Phần Tập làm văn. 1. Văn bản thuyết minh. 2. Văn bản nghị luận. * Yêu cầu: - Nắm được đặc điểm của mỗi loại văn bản. - Biết cách tìm hiểu đề, lập dàn ý cho các đề bài. * Lưu ý: Về văn nghị luận có yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I. Văn bản. 1.Lập bảng thống kê các văn bản, tác giả, thể loại, nội dung cơ bản theo mẫu dưới đây. Tên Tác giả Thể Tt vb loại Nội dung 1. Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi Nhớ Thế Lữ Thơ chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do rừng mới mãnh liệt bằng những vần thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Bài tám thơ đã khơi gợi niềm yêu nước thầm kín của người dân mất nước chữ thuở ấy. 2. Thơ Là bài thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng, đầy gợi cảm. Bài thơ đã Ông Vũ mới thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của " ông đồ" qua đó toát đồ Đình ngũ lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ Liên ngôn và tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ. 3. Quê Tế Thơ Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ Quê hương của hương Hanh mới Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng tám quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức chữ sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
  2. 4. Khi Tố Hữu Thơ Là bài thơ lục bát giản dị ,thiết tha, thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc con lục bát sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách tu hú mạng trong cảnh tù đày. 5. Tức Thơ Là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa cho thấy tinh thần cảnh thất lạc quan, phong thái ung dung của Bác hồ trong cuộc sống cách Pác ngôn mạng đầy khó khăn gian khổ ở Pác Bó. Vời Người, làm cách Bó tứ mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. Hồ Chí tuyệt 6. Ngắm Minh Là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên trăng Đường nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả luật trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm 7. Chiếu Lí Chiếu Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đát nước độc lập, thống dời Công (Chữ nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đô Uẩn hán) đang trên đà lớn mạnh. Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì nói đúng được ý nguyện của nhân dân, có sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình. 8. Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc Hịch Trần Hịch kháng chiến chống ngoại xâm,thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý tướng Quốc (Chữ chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Đây là một áng văn sĩ Tuấn hán) chính luận xuất sắc, có sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ , sắc bén với lời văn thống thiết có sức lôi cuốn mạnh mẽ. 9 Nước Với cách lập luận chặt chẽ và chứng cứ hùng hồn, đoạn trích Đại Nguyễn Cáo Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập: Nước Việt Trãi ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong ta tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại. 10 Bàn Nguyễn Tấu Với cách lập luận chặt chẽ , bài văn giúp ta hiểu mục đích của luận Thiếp việc học là để làm người có đạo đức có tri thức góp phần làm về hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học phép tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, học đặc biệt học phải đi đôi với hành. 11 Để chứng minh muốn ngao du cần phải đi bộ, bài Đi bộ ngao du Đi bộ Ru-xô Tiểu lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lại rất sinh động do các lí lẽ ngao thuyết và thực tiễn cuộc sống tác giả từng trải qua luôn bổ sung cho du nhau. Bài này còn thể hiện rõ Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên. Phần II. Tiếng Việt. 1. Kiểu câu. KC Khái niệm
  3. 1. Câu * Câu nghi vấn là câu: nghi - Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao ) hoặc có từ hay ( nối các vế có vấn quan hệ lựa chọn). - Có chức năng chính là dùng để hỏi. * Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi. *Trong nhiều trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc và không yêu cầu người đối thoại trả lời 2. Câu * Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như : hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, cầu hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo khiến * Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm. 3. Câu * Là câu có những từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi dùng để bộc lộ trực tiếp cảm cảm xúc của người nói hoặc người viết, xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày thán hay ngôn ngữ văn chương. - Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than. 4. Câu * Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, trần cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận đinh, miêu tả, thuật - Ngoài những chức năng trên đây câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc ( vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác). * Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. * Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến trong giao tiếp. 5. Câu * Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chưa, chẳng, đâu phủ *Câu phủ định dùng để : định - Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (Câu phủ định miêu tả) - Phản bác một ý kiến, một nhận định.(Câu phủ định bác bỏ). 2. Hành động nói * Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm những mục đích nhất định. * Những kiểu hành động nói thường gặp là : - Hành động hỏi ( Bạn làm gì vậy ? ) - Hành động trình bày( báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán ) ( Ngày mai trời sẽ mưa ) - Hành động điều khiển ( cầu khiến, đe dọa, thách thức, ) ( Bạn giúp tôi trực nhật nhé ) - Hành động hứa hẹn .( Tôi xin hứa sẽ không đi học muộn nữa ) - Hành động bộc lộ cảm xúc. ( Tôi sợ bị thi trượt học kì này ) * Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó ( cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác ( cách dùng gián tiếp) 3. Hội thoại. *Vai hội thoại là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại . Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:
  4. - Quan hệ trên- dưới hay ngang hàng ( theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội) . - Quan hệ thân-sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình) * Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời . * Để giữ lịch sự cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc tranh vào lời người khác. * Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ. 4. Lựa chọn trật tự từ trong câu. * Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự , mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói,viết cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp. * Trật tự từ trong câu có tác dụng : - Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm. - Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. - Liên kết câu với những câu khác trong văn bản. - Đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm của lời nói C/ BÀI TẬP VẬN DỤNG Câu 1 Em hãy cho biết: Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố nào? Câu 2 : Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: "Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!" (Quê hương – Tế Hanh) Câu 3 Vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ Ngắm trăng. Câu 4 Cho đoạn văn sau: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng" (Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn) a. Đoạn văn trên gồm mấy câu? Mỗi câu được trình bày theo mục đích nói nào? b. Viết đoạn văn (6 - 8 câu) trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của Trần Quốc Tuấn? c. Kể tên 2 văn bản nghị luận trung đại khác trong chương trình Ngữ văn 8 cũng nói về lòng yêu nước (Nêu rõ tên văn bản, tác giả) Câu 5: Cho 2 câu sau: "Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu " a) Chép những câu tiếp theo để hoàn thiện đoạn trích? b) "Nước Đại Việt ta" được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? c) Văn bản được viết theo thể loại nào? Em hiểu gì về thể văn cổ đó? Câu 6: Cho câu thơ sau:
  5. "Ta nghe hè dậy bên lòng" a) Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ? b) Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Tác giả nào? c) Đoạn văn có mấy câu cảm thán? Câu cảm thán đó dùng để thực hiện hành động nói là gì? d) Tiếng chim tu hú ở cuối bài có ý nghĩa gì? e) Viết đoạn văn khoảng 10 - 12 câu theo hình thức tổng phân hợp nêu cảm nhận về tâm trạng người tù qua khổ thơ vừa chép. Câu 7: Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại; ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời. a/ Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai. b/ Viết lời giới thiệu về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy. c/ Tìm câu trần thuật có trong đoạn trích trên? Cho biết những câu ấy dùng để làm gì? Vị trí của mỗi câu thuật có liên quan gì đến mục đích nói của nó. Câu 8. Trong văn bản Nước Đại Việt ta (Sách Ngữ văn 8 tập hai – NXB Giáo dục), Nguyễn Trãi khẳng định: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Trình bày suy nghĩ của em về hai câu thơ trên? Câu 9. Xác định các kiểu câu và các hành động nói trong đoạn văn sau: “Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ (1): – Này, u ăn đi! (2)” (Trích “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố) Câu 10. Nêu tác dụng trật tự từ của câu sau Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. Câu 11: Vẻ đẹp của bức tranh làng chài trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh? Từ đó, liên hệ tình cảm mình với quê hương. Câu 12: Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xủa hàng ngày giữ mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. a. Đoạn văn trên thuộc kiểu văn bản nào? Nêu xuất xứ của đoạn văn? b. Chỉ ra 1 câu phủ định và 1 câu trần thuật có trong đoạn văn. c. Viết 1 đoạn văn ngắn từ 3-5 câu giới thiệu về tác giả của đoạn văn trên. Câu 13: Đọc đoạn văn sau: Vì sao vậy? Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn rửa nhục, không lo trừ hung, lại không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà xin đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây, sau khi dẹp yên nghịch tặc, để thẹn muôn đời, há còn mặt mũi nào đứng trong cõi trời che đất chở này nữa? Cho nên, ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu rõ bụng ta. a/ Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai. b/ Viết lời giới thiệu về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy.
  6. c/ Tìm câu nghi vấn có trong đoạn trích trên? Cho biết những câu ấy dùng để làm gì? Vị trí của mỗi câu nghi vấn có liên quan gì đến mục đích nói của nó. Câu 14: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: "Các bạn đã tấp nập đầu quân, các bạn đã không ngần ngại rời bỏ quê hương xiết bao trìu mến để người thì hiến dâng xương máu của mình như lính khố đỏ(5), kẻ thì hiến dâng cánh tay lao động của mình như lính thợ". Nếu quả thật người An Nam phấn khởi đi lính đến thế, tại sao lại có cảnh, tốp thì bị xích tay điệu về tỉnh lỵ, tốp thì trước khi xuống tàu, bị nhốt trong một trường trung học ở Sài Gòn, có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn? Những cuộc biểu tình đổ máu ở Cao Miên, những vụ bạo động ở Sài Gòn, ở Biên Hoà và ở nhiều nơi khác nữa, phải chăng là những biểu hiện của lòng sốt sắng đầu quân "tấp nập" và "không ngần ngại"? a/ Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? b/ Viết lời giới thiệu về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy. c/ Tìm câu nghi vấn có trong đoạn trích trên? Cho biết những câu ấy dùng để làm gì? Vị trí của mỗi câu nghi vấn có liên quan gì đến mục đích nói của nó. Đề nâng cao Đề 1 PHẦN I: Đọc - hiểu văn bản (6 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Xưa nay, thủ đô luôn là trung tâm về văn hóa, chính trị của một đất nước. Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự suy thịnh của một dân tộc. Thủ đô có ý nghĩa rất lớn. Việc dời đô, lập đô là một vấn đề trọng đại quyết định phần nào với tới sự phát triển tương lai của đất nước. Muốn chọn vùng đất để định đô, việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất”, một nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi”.Nhà vua rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi”. Nơi đây không phải là miền Hoa Lư chật hẹp, núi non bao bọc lởm chởm mà là “địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng”. Thật cảm động một vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân. Tìm chốn lập đô cũng vì dân, mong cho dân được hạnh phúc: “Dân khỏi chịu cảnh ngập lụt”. Nơi đây dân sẽ được hưởng no ấm thái bình vì“muôn vật cũng rất mực tốt tươi ”. Nhà vua đánh giá kinh đô mới “Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của của đế vương muôn đời”.Chính vì thế nhà vua mới bày tỏ ý muốn:“Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”.(Nguồn Internet) Câu 1: (1 điểm) Đoạn trích trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập II? Cho biết tác giả và thời điểm ra đời của tác phẩm đó? Câu 2: (1 điểm) Tác phẩm được đề cập đến trong đoạn trích trên ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Đại Việt lúc bấy giờ? Câu 3: (2 điểm) a.Xác định kiểu câu của hai câu sau: (1)“Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở.(2) Các khanh nghĩ thế nào?”. b. Hãy cho biết mỗi câu văn trên thực hiện hành động nói nào? Câu 4: (2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) trình bày cảm nghĩ của em về tác giả, người được nhận định là“một vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân”. Đề 2 PHẦN II: Tạo lập văn bản (4 điểm)
  7. Lịch sử hơn mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với tên tuổi của những người anh hùng dân tộc vĩ đại như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp Những người anh hùng ấy đã làm nên những chiến thắng vẻ vang, mở ra những trang sử vàng cho đất nước. Tự hào về những trang sử vẻ vang ấy, tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc, tuổi trẻ hôm nay sẽ làm gì để xứng đáng với tiền nhân? Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của bản thân về chủ đề “Tuổi trẻ và tương lai đất nước”. Đề 3 I/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: ( 6 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau: Để ghi nhớ công lao người lính An Nam, chẳng phải người ta đã lột hết tất cả của cải của họ, từ chiếc đồng hồ, bộ quần áo mới toanh mà họ bỏ tiền túi ra mua, đến các vật kỉ niệm đủ thứ,v.v trước khi đưa họ đến Mác-xây xuống tàu về nước đó sao? Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao? Chẳng phải người ta đã cho họ ăn như cho lợn ăn và xếp họ như xếp lợn dưới hầm tàu ẩm ướt, không giường nằm, không ánh sáng, thiếu không khí đó sao? Về đến xứ sở, chẳng phải họ đã được một quan cai trị biết ơn đón chào nồng nhiệt bằng một bài diễn văn yêu nước: “ Các anh đã bảo vệ tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!” đó sao? Câu 1: ( 1điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai? Câu 2: (1 điểm) Em hãy cho biết nhan đề của văn bản có ý nghĩa gì? Câu 3: ( 1 điểm) Câu Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao? Thuộc kiểu câu gì? Hành động nói là gì? Câu 4: ( 1 điểm) Em hãy chuyển câu văn trên thành một kiểu câu khác có nội dung tương đương. Cho biết câu văn đã chuyển thuộc kiểu câu gì? Câu 5: ( 2 điểm) Hãy viết văn bản ngắn ( khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề bảo vệ cuộc sống hòa bình trong giai đoạn hiện nay. II/ TẠO LẬP VĂN BẢN: ( 4 điểm) Sau khi học văn bản Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em hãy trình bày suy nghĩ về tình hình học tập của học sinh hiện nay. Đề nâng cao 4 PHẦN 1: (4 điểm ) ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Đọc phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi: [ ] Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những câu chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màu mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này và đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt xót xa của sự biến thiên. [ ] (Vũ Quần Phương) 1, Phần văn bản trên viết về bài thơ “Ông đồ” thuộc phong trào Thơ mới, em hãy cho biết tên tác giả của bài thơ. Kể tên 2 bài thơ khác thuộc phong trào Thơ mới mà em đã học. (1,0 điểm) 2/Em hiểu gì về khoảng thời gian “một thời tàn” mà tác giả Vũ Quần Phương nhắc đến trong phần văn bản trên? Qua đó, em có suy nghĩ gì về số phận ông đồ trong thời buổi ấy? (1,0 điểm) 3/Cho biết tên và tác dụng của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ sau: (1,0 điểm) “Hoa tay thảo những nét
  8. Như phượng múa rồng bay.” 5/Từ nội dung bài thơ “Ông đồ”, em rút ra được những bài học gì trong cuộc sống? Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) nêu suy nghĩ của em về những bài học ấy. (3,0 điểm) PHẦN 2: ( 6 điểm ) TẠO LẬP VĂN BẢN Cảm nhận của em về bài thơ “ Tức cảnh Pác Bo” – Hồ Chí Minh Đề 5 PHẦN I: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (6 điểm) Đọc kĩ đoạn thơ sau: “ Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa. Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?” Câu 1: (1,0 điểm) Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Thuộc thể thơ gì? Kể tên hai bài thơ thuộc phong trào Thơ Mới trong chương trình ngữ văn 8 hkII. Câu 2: (2,0 điểm) a/ Câu thơ cuối của đoạn thơ trên thuộc kiểu câu gì? Mục đích nói của câu đó là gì? b/ Đoạn thơ trên đã thể hiên cảm xúc gì của nhà thơ? Câu 3: (3,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (Khoảng 10- 15 câu) nói về việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Đề 6 Phần I: Đọc hiểu văn bản (6 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! Câu 1: Lời nhận xét viết về bài thơ nào? Tác giả là ai? Câu 2: Em hãy chép nguyên văn bốn câu thơ mà em thích trong bài thơ ấy? Câu 3 : “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!” thuộc kiểu câu gì? Nó được dùng để làm gì? Câu 4: Vì sao nói bài thơ trên thể hiện được lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy? Theo em, thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình?