Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghĩa An (Có đáp án)

docx 5 trang thaodu 2900
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghĩa An (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chat_luong_giai_doan_iii_mon_ngu_van_lop_8_nam_h.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghĩa An (Có đáp án)

  1. Trường THCS Nghĩa An Gv : Trần Thị Mo ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN III Môn : NGỮ VĂN 8 (Thời gian làm bài 120 phút) Năm học 2016 – 2017 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Chọn một đáp án đúng trong 4 đáp án A, B, C, D đối với mỗi câu hỏi bên dưới và viết vào tờ giấy thi. Câu 1 : Trong 4 kiểu câu chia theo mục đích nói, kiểu câu nào được sủ dụng phổ biến nhất? A. Câu nghi vấn. B. Câu cầu khiến. C. Câu trần thuật. D. Câu cảm than. Câu 2 : Trong những câu sau câu nào là câu cầu khiến? A. Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua. B. Người thuê viết nay đâu? C. Đừng cho gió thổi nữa. D. Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! Câu 3: Kiểu hành động nói nào thực hiện câu thơ sau? “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan.” A. Trình bày. B. Đe dọa. C. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc. D. Hỏi. Câu 4 : Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài thơ “Quê hương ” của nhà thơ Tế Hanh? A. So sánh và đối. B. So sánh và nhân hóa. C. Ẩn dụ và câu hỏi tu từ.
  2. Trường THCS Nghĩa An Gv : Trần Thị Mo D. Nhân hóa và nói giảm nói tránh. Câu 5 : Bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên được viết theo thể thơ gì ? A. Ngụ ngôn hiện đại. B. Song thất lục bát. C. Lục bát. D. Thất ngôn bát cú. Câu 6 : Câu văn nào dưới đây trực tiếp bộc lộ nỗi lòng của Lý Công Uẩn ? A. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. B. Trẫm rất đau xót cho việc đó, không thể không dời đổi. C. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển rời. D. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Câu 7 : Dòng nào nói đúng nhất ý nghĩa câu “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không rời đổi” ? A. Khẳng định sự nhất thiết phải dời đô. B. Phủ định sự cần thiết phải dời đô. C. Nhà vua rất đau xót trước việc phải dời đô. D. Dời đô là việc ngoài ý muốn của nhà vua Câu 8 : Việc đưa yếu tố vào trong văn bản tự sự có tác dụng gì ? A. Để trình bày diễn biến của sự việc, hành động của nhân vật. B. Để bày tỏ trực tiếp thái độ cảm xúc của nhân vật của người viết. C. Để làm nổi bật tính chất, đặc điểm, mức độ của sự việc, nhân vật, hành động. PHẦN II : TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1 (1 điểm) : Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn ? Câu 2 (2.5 điểm) : Cho đoạn thơ sau : “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
  3. Trường THCS Nghĩa An Gv : Trần Thị Mo Rướn thân trắng bao la thâu góp gió ” Hãy thực hiện những yêu cầu sau : a. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào ? Ai là tác giả ? b. Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Câu 3 : (4.5 điểm) Qua bài thơ “Khi con tu hú của Tố Hữu” em hãy giới thiệu về thể thơ Lục bát. ĐÁP ÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : mỗi ý trả lời đúng cho 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C C C B A B A D II. PHẦN TỰ LUẬN : Câu 1 : - Đặc điểm hình thức + Có các từ nghi vấn (Ai, gì, nào, ) hoặc có từ “ hay” nói về các vế câu có quan hệ lựa chọn (0.25 điểm). + Khi viết câu nghi vấn thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi (0.25 điểm) - Chức năng : + Chức năng chính dùng để hỏi (0.25 điểm) + Ngoài ra còn dùng để khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc, (0.25 điểm). Câu 2 : a. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “ Quê hương” (0.25 điểm). Tác giả Tế Hanh (0.25 điểm). b. Trình bày cảm nhận : Trong quá trình phân tích và cảm nhận học sinh phải làm nổi bật được những ý sau : - Sáu câu thơ đầu là hồi tưởng của tác giả về một nét đẹp của quê hương – Cảnh làng chài ra khơi đánh cá. - Giọng thơ nhẹ nhàng, kết hợp các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, cách sử dụng các động từ, tính từ,chọn lọc, hình ảnh, tác giả đã dựng lên
  4. Trường THCS Nghĩa An Gv : Trần Thị Mo khung cảnh đoàn thuyền ra khơi thật đẹp, thật ấn tượng và tràn đầy sức sống. Đoàn thuyền ra khơi với khí thế hăng hái, phấn khởi với sức mạnh “ Vượt trường giang”. Đặc biệt hình ảnh cánh buồm biểu tượng cho hình bóng và sức sống quê hương. Nó tượng trưng cho sức mạnh lao động sáng tạo, ước mơ về ấm no hạnh phúc của quê nhà. Nó tiêu biểu cho chí khí và khát vọng đi chinh phục của người dân nơi đây. Cánh buồm còn được nhân hóa “ Rướn thân trắng ” gợi tả một cuộc đời trải qua nhiều mưa nắng, gắng sức quyết tâm lên đường  Đây là đoạn thơ hay, đặc sắc, miêu tả tinh tế và ấn tượng cảnh đoàn thuyền ra khơi qua hồi tưởng đồng thời thấy được niềm tự hào tha thiết của tác giả về quê hương miền biển yêu dấu của mình. Câu 3 : (4 điểm) - Yêu cầu về hình thức : + Bài viết đúng về thể loại văn thuyết minh về một thể loại văn học, có bố cục 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài. + Văn phong sáng sủa, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, không sai lỗi chính tả, diễn đạt lưu loát . - Yêu cầu về nội dung : 1. Mở bài : (0.25 điểm) - Giới thiệu về thể thơ và vị trí của nó đối với văn học Việt Nam 2. Thân bài : (3.5 điểm) - Giới thiệu nguồn gốc xuất xứ của thể thơ (Có thể so sánh với thể thơ Đường luật để thấy được đây là thể thơ độc đáo, thuần Việt xuất hiện trong những bài ca dao và những bài thơ mang hơi thở và phong cách dân gian). Kể tên một vài tác phẩm đã học ở lớp 6, lớp 7 được viết theo thể thơ lục bát (0.5 điểm). - Giới thiệu cụ thể về nội dung và đặc điểm của thể thơ : (1 điểm) + Số câu – số chữ, luật bằng trắc : Một câu 6 tiếng và một câu 8 tiếng sắp xếp theo mô hình các tiếng 1 – 3 – 5 – 7 không bắt buộc luật bằng hay trắc. tiếng thứ 2 thường là thanh bằng, tiếng thứ 4 thường là thanh trắc. + Cách gieo vần : tiếng thứ 6 của câu 6 tiếng (Vần bằng) hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu 8 tiếng. và liên tục, tiếng thứ 8 của câu 8 tiếng lại hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu 6 tiếng. + Cách ngắt nhịp (Không cố định).
  5. Trường THCS Nghĩa An Gv : Trần Thị Mo - Lấy dẫn chứng trong bài thơ “ Khi con tu hú” để minh họa cho mỗi đặc điểm của thể thơ (1 điểm). - Đặc biệt học sinh phải biết nâng cao và khái quát : Việc sử dụng thể thơ lục bát trong rất nhiều sáng tác của mình như “ Khi con tu hú” hay “ Việt Bắc” Không chỉ là một thói quen, một niềm đam mê, yêu thích mà còn là một dụng ý nghệ thuật của Tố Hữu. Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, tâm trạng nghệ thuật hiện qua 10 câu thơ lục bát da diết và ám ảnh. Bài thơ đã đi vào tâm hồn người đọc bởi vẻ đẹp giản dị, nhẹ nhàng rất đặc trưng của phong cảnh làng quê Việt Nam và tình yêu quê hương đất nước của người chiến sĩ cách mạng. Đóng góp một phần khồng nhỏ cho thành công của bài thơ chính là thể thơ lục bát mà tác giả đang sử dụng.(1 điểm) 3. Kết bài(0.25 điểm) : Khẳng định sức sống của thể thơ trong nền văn học Việt Nam và trong lòng độc giả.