Lời giải câu hỏi Sách giáo khoa Ngữ văn Lớp 8 tập 2

docx 68 trang thaodu 11030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lời giải câu hỏi Sách giáo khoa Ngữ văn Lớp 8 tập 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxloi_giai_cau_hoi_sach_giao_khoa_ngu_van_lop_8_tap_2.docx

Nội dung text: Lời giải câu hỏi Sách giáo khoa Ngữ văn Lớp 8 tập 2

  1. HỌC KÌ 2 I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Câu 1: Bài thơ chia làm 5 đoạn với nội dung mỗi đoạn: - Đoạn 1 và đoạn 4: nói lên niềm uất hận của con hổ sống trong cảnh tầm thường, tù túng, nhân tạo giả dối ở vườn bách thú. - Đoạn 2 và 3: hồi tưởng cảnh tượng tự do, phóng khoáng nơi núi rừng thời oanh liệt. - Đoạn 5: hoài niệm nơi núi rừng khi xưa với giấc mộng ngàn. Câu 2: a. - Cảnh tượng ở vườn bách thú là cảnh tượng rất tù túng, ngột ngạt. + Đoạn 1: thể hiện tâm trạng chán ngán, căm hờn, uất ức của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt, bị biến thành thứ đồ chơi, bị xếp cùng bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự. + Đoạn 4: cảnh tượng vườn bách thú trong mắt con hổ rất đáng khinh: cảnh là nhân tạo, giả dối, thấp kém, học đòi, không có chút gì mang dáng dấp của rừng núi hoang sơ. - Cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những "ngày xưa". + Đoạn 2+3: miêu tả cảnh núi rừng đại ngàn, cái gì cũng lớn lao, cao cả, phi thường: bóng cả, cây già, gió gào ngàn, nguồn hét núi. Chúa sơn lâm có vẻ đẹp vừa tinh tế vừa dũng mãnh, uy nghi, lại không kém phần mềm mại uyển chuyển. b. Từ ngữ chọn lọc, phong phú, gợi tả → diễn tả cảnh đại ngàn hùng vĩ, lớn lao, mạnh mẽ phi thường, bí ẩn linh thiêng trong giang sơn của con hổ. c) Sự tương phản, đối lập gay gắt giữa cảnh tượng vườn bách thú, và cảnh núi rừng hùng vĩ diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc da diết, đau đớn, của con hổ đối với những quá khứ huy hoàng của nó. Câu 3: Con hổ có một vẻ đẹp oai hùng, lại được coi là chúa sơn lâm, huy hoàng đầy hống hách ở chốn đại ngàn sâu thẳm, trong vũ trụ rộng lớn, hay bị giam hãm trong cũi sắt là biểu tượng rất đắt về anh hùng chiến bại mang tâm sự u uất. U uất vì tù túng, mà phải chấp nhận cái tẻ nhạt, tầm thường. - Cảnh rừng khoáng đạt, hùng vĩ - giang sơn của chúa sơn lâm - là biểu tượng của thế giới rộng lớn, tự do và cao cả. Câu 4: 1
  2. Nhà phê bình Hoài Thanh đã ca ngợ Thế Lữ "như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được". Điều này nói lên nghệ thuật sử dụng từ điêu luyện, đạt đến độ chính xác cao: - Chỉ riêng về âm thanh núi rừng Thế Lữ cho ta nghe thấy tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, tiếng thét khúc trường ca dữ dội. - Điệp ngữ tạo ra sự tiếc nuối (nào đâu, đâu những, ) - Câu thơ nhịp nhàng, cân đối khi miêu tả dáng điệu hùng dũng, mềm mại của con hổ. Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ Câu 1: - Trong 2 khổ thơ đầu: hình ảnh ông Đồ viết chữ nho ngày Tết là một hình ảnh đẹp. Ông xuất hiện cùng với "hoa đào", "mực tàu", "giấy đỏ". Ông đem lại niềm vui cho nhiều người khi viết câu đối tết. - Khổ 3+4: vẫn diễn tả không gian ấy, thời gian ấy, nhưng không khí khác: vắng vẻ theo từng năm, đến giờ thì hầu như không còn "người thuê viết". Giấy cũng buồn, mực cũng sầu. => Sự khác nhau gợi cho người đọc cảm xúc thương cảm ông đồ, ông đang bị gạt ra ngoài cuộc sống, ông đang bị lãng quên cùng với thú chơi câu đối một thời. Câu 2: Nỗi lòng của tác giả đối với ông đồ: Nỗi niềm thương tiếc của tác giả đối với ông đồ, với giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Câu 3: Không chỉ hay ở nội dung hoài niệm, bài thơ còn hay ở nghệ thuật: - Cách dựng cảnh tương phản - Kết cấu đầu cuối tương ứng. - Bài thơ làm theo thể năm chữ. Lời lẽ dung dị, không có gì tân kì. Những hình ảnh thơ gợi cả, sinh động và nhuốm đầy tâm trạng. Câu 4: Những câu thơ "giấy đỏ buồn không thắm - mực đọng trong nghiên sầu- lá vàng rơi trên giấy - ngoài giời mưa bụi bay" là những câu thơ tả cảnh ngụ tình. Tác giả dùng biện pháp nhân hóa làm cho giấy - mực, những vật vô tri vô giác cũng biết sầu buồn. Nỗi cô đơn hắt hiu của con người khi bị bỏ quên. Cảnh vật tàn tạ, thiên nhiên cũng buồn theo nỗi buồn của con người. Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG CHÍNH 2
  3. a. - Câu nghi vấn đó là: + Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không? + Thế làm sao u cứ khóc mãi không ăn khoai? Hay là u thương chúng con đói quá? - Những đặc điểm hình thức chi biết các câu trên là câu nghi vấn: + Có những từ nghi vấn: "có không", "làm sao" và từ "hay". + Kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi (khi viết). b. Chức năng các câu nghi vấn trên là dùng để hỏi. II. LUYỆN TẬP Câu 1: Có những câu nghi vấn sau: a. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? b. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? c. Văn là gì? Chương là gì? d. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? Đùa trò gì? Cái gì thế? Chị cóc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả? - Đặc điểm hình thức cho biết đó là những câu nghi vấn: + Có những từ nghi vấn như: phải không, tại sao, gì, không, hả. + Kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi (khi viết). Câu 2: - Các câu này đều là những câu nghi vấn vì có từ "hay" - Không thể thay từ "hay" bằng từ "hoặc" trong các câu nghi vấn đó. Bởi vì nếu thay thì câu trở thành kiểu câu trần thuật và có ý nghĩa khác hẳn. Câu 3: Không. Vì đó không phải là những câu nghi vấn. Câu a, b có các từ nghi vấn như (có không, tại sao, không) nhưng những kết cấu chứa những từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong một câu. Trong câu c, d các từ nào (cũng), ai (cũng) là những từ bất định có ý nghĩa khẳng định tuyệt đối, chứ không phải là nghi vấn. Câu 4: Về hình thức, hai câu (a) và (b) dùng hai cặp từ khác nhau: có không; đã chưa. Về ý nghĩa, câu (b) cho ta biết: trước đó, "anh" không khỏe. Nhưng câu (a) không đề cập tới vấn đề này. 3
  4. Câu trả lời thích hợp đối với câu (a) là khỏe hoặc không khỏe. Câu trả lời thích hợp với câu (b) là: đã khỏe hoặc chưa khỏe. Ví dụ: - Cái cặp này có đẹp không? - Cái cặp này đã cũ chưa? Câu 5: Về hình thức, câu a và câu b khác nhau ở trật tự từ. Trong câu a, "bao giờ" đứng đầu câu còn trong câu b, "bao giờ" đứng cuối câu. Về ý nghĩa, câu a hỏi về thời điểm của một hành động sẽ diễn ta trong tương lai, câu b hỏi thời điểm của một hành động đã diễn ra trong quá khứ. Câu 6: Câu (a) đúng, tuy không biết nó nặng bao nhiêu nhưng có thể cảm nhận được sức nặng nhờ cảm giác. Câu (b) sai, vì chưa biết giá bao nhiêu thì không thể khẳng định chiếc xe rẻ được. Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ I. ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH 1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh Đoạn văn a và b có câu chủ đề đầu đoạn, có một số từ ngữ chủ đề 2. Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn a. Nội dung lộn xộn và chưa mạch lạc. Nên giới thiệu cấu tạo trước (các phần ruột bút gồm đầu bút, ống mực; vỏ bút gồm thân bút, móc gài, nút bẩm); sau đó giới thiệu cách sử dụng: khi viết cần làm gì, khi viết xong cần làm gì. b. Nội dung thuyết minh về đèn bàn cũng có sự lộn xộn. Nên giới thiệu ba phần II.LUYỆN TẬP Câu 1: Viết mở bài và kết bài cho đề văn: "Giới thiệu trường em" Mở bài: "Trường trung học cơ sở nơi em học là một ngôi trường lớn nhất trong vùng. Em rất vui vì được học ở ngôi trường mà trước đây anh chị em đã từng học". Kết bài: Em rất yêu trường em. Em muốn góp đôi bàn tay nhỏ bé của mình vào việc xây dựng trường thêm xanh, sạch, đẹp. Câu 2: Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Vốn mang trong tim mình nỗi đau mất nước, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm đi tìm đường giải phóng dân tộc. Sau khi trở về nước, Bác đã dành toàn bộ cuộc đời mình cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của nước nhà. Chúng ta hôm nay sống trong không khí 4
  5. hạnh phúc, hòa bình một phần lớn phải kể đến công lao và sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Người. Câu 3: Sách "Ngữ văn 8", tập một gồm có 17 bài học. Mỗi bài học thường gồm 3 phần: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn. Tuy nhiên, không phải bài nào cũng giống hệt nhau, có bài chỉ có 2 phân môn, có bài lại thêm cả phần ôn tập, kiểm tra. Mỗi phân môn lại có một cách trình bày phù hợp với đặc điểm riêng. Ví dụ, phân môn Văn thường có các mục: Văn bản, Chú thích, Hướng dẫn soạn bài, Ghi nhớ, Luyện tập. . ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Câu 1: a. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi được miêu tả trong 6 câu (câu 3 - câu 8). - Câu 3 - 4: Thời điểm ra khơi là một buổi sáng đẹp trời, thời tiết rất thuận lợi cho việc đi biển - Câu 5 - 6: Hình ảnh con thuyền băng mình ra khơi một cách dũng mảnh được ví như con tuấn mã đẹp và khỏe mạnh - Câu 7 - 8: Hình ảnh cánh buồm trắng căng phồng, no gió ra khơi được so sánh với mảnh hồn làng sáng lên vẻ đẹp lãng mạn b. Cảnh đón thuyền cá về bến sau một ngày lao động (8 câu tiếp). Câu 2: Hình ảnh cánh buồm được so sánh với mảnh hồn làng: cái vô hình, vô sắc được cụ thể hóa bằng hình ảnh có hình khối, đường nét, màu sắc. Cảnh mang hồn người, nhà thơ đã thổi vào cảnh linh hồn của làng chài. Cánh buồn vốn gắn bó, gần gũi trong cuộc sống của dân chài trở thành một hình ảnh thơ bay bổng, giàu tính tượng trưng. Sử dụng biện pháp ẩn dụ thể hiện cảm nhận bằng xúc giác (vị), cái vốn chỉ được cảm nhận bằng thị giác (thân hình). Câu 3: Tình cảm của tác giả đối với quê hương thật đằm thắm, sâu sắc. Xa quê, tác giả luôn nhớ về quê minh với vị mặn mòi, màu xanh của biển, với cánh buồm trắng, những con thuyên ra khơi và những thùn hình vạm vỡ của những người dân chài Câu 4: - Giọng thơ mộc mạc, giản dị, ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm. - Hình ảnh so sánh giàu hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao, phép nhân hóa. - Phép ẩn dụ, đảo trật tự từ trong câu. - Hàng loạt động từ mạnh, tính từ, phép liệt kê. - Sử dụng phương pháp biểu đạt tự sự đan xen miêu tả và biểu cảm. 5
  6. Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ Câu 1: - Nhan đề bài thơ: + Là một vế phụ chỉ thời gian trong một câu => gây sự chú ý. + Tiếng chim tu hú: tín hiệu của sự sống , mùa hè. - Nội dung: Khi con tu hú gọi bầy cũng là khi đất trời chuyển sang hè, trong không gian lao tù bức bối, ngột ngạt, người chiến sĩ cách mạng lắng nghe mùa hè đang rạo rực càng thêm cháy bỏng niềm yêu sống, khao khát tự do. - Tiếng tu hú kêu tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ vì nó gợi nhắc về mùa hè phóng khoáng, tưng bừng với bao cảnh sắc quyến rũ đối lập với cảnh tù chật chội. Câu 2: 6 câu thơ lục bát mở đầu bài thơ là một mùa hè tươi đẹp, dào dạt sức sống, khung cảnh đất trời cao lộng Câu 3: Trạng thái cảm xúc bức bối, ngột ngạt của người tù - người chiến sĩ được thể hiện trực tiếp ở 4 câu cuối: Tiếng tu hú ở đầu bài thơ gợi ra trong cảm nhận người tù - người chiến sĩ cảnh tượng mùa hè, cả cuộc sống tự do háo hức, rộn rã; còn ở cuối bài thơ, khi cảm giác ngột ngạt, u uất lên đến cao độ thì tiếng chim lại khiến cho tâm trạng chiến sĩ thêm đau khổ, bức bối vì cảnh giam hãm, mất tự do. Câu 4: Cái hay của bài thơ nằm trong hai mặt nội dung và nghệ thuật. - Khi con tu hú thể hiện một tình yêu cuộc sống tha thiết, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng khi bị giam cầm trong nhà tù thực dân. - Bài thơ có nhiều hình ảnh gần gũi, giản dị mà giàu sức gợi cảm; sử dụng thể thơ lục bát, lời thơ tự nhiên, truyền tải được cảm xúc lắng sâu, đồng thời thể hiện được nguồn sống sôi sục của người cộng sản trẻ. Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ III. NHỮNG CHỨC NĂNG KHÁC a. Bộc lộ cảm xúc, hoài niệm về quá khứ b. Đe doạ c. Đe doạ d.khẳng định 6
  7. e. Bộc lộ sự ngạc nhiên - Không phải tất cả các câu nghi vấn bao giờ cũng kết thúc bằng dấu chấm hỏi, có thể là dấu chấm than, chấm lửng, dấu chấm. IV.LUYỆN TẬP Câu 1: - Đọc kĩ từng đoạn trích, chú ý những câu nào có dấu hỏi chấm ở cuối câu. Đó chính là câu nghi vấn. - Tác dụng: + Hầu hết dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. + Riêng câu nghi vấn trong đoạn trích (a) có thêm sắc thái ngạc nhiên, trong (b) và (d) có sắc thái phủ định, trong (c) có sắc thái cầu khiến. Câu 2: - Khi đọc từng đoạn trích chú ý các câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi và có các từ nghi vấn: sao, gì, làm sao, ai. Đó là các câu nghi vấn. - Tác dụng: hỏi, phủ định, khẳng định, bộc lộ sự băn khoăn, ngần ngại, - Trong các câu nghi vấn tìm được, các câu ở đoạn trích (a), (b), (c) có thể thay thế được bằng câu không phải câu nghi vấn mà có ý nghĩa tương đương. Câu 3: Đặt hai câu nghi vấn không dùng để hỏi: - Cậu có thể kể cho tớ nghe nội dung của bộ phim "Cuốn theo chiều gió" được không? - Lão Hạc ơi, sao đời lão khốn cùng đến thế. Câu 4: Trong giao tiếp, nhiều khi những câu nghi vấn như "Anh ăn cơm chưa ?" "Cậu đọc sách đấy à ?" "Em đi đâu đấy ?" không nhằm để hỏi mà để chào, làm quen, mối quan hệ giữa người nói với người nghe thường xã giao. Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ LUYỆN TẬP Câu 1: Trò chơi: DUNG DĂNG DUNG DẺ - Cách chơi: + Địa điểm :trong nhà ngoài sân + Số lượng:từ 5-10 em chơi 1 nhóm 7
  8. + Hướng dẫn: quản trò vẽ sẳn các vòng tròn nhỏ trên đất,số lượng vòng tròn ít hơn số người là một. Khi chơi các bạn nắm áo tạo thành một hàng đi quanh các vùng tròn và cùng độc"dung dăng dung dè dắc trẽ đi chơi, khi đọc hết chử đây các bạn chơi nhanh chóng tìm một vòng tròn và ngồi xệp xuống.sẽ có một bạn không có vòng tròn để ngồi tiếp tục xoá vòng tròn và chơi như trên,lại sẽ có 1 bạn không có,trò chơi tiếp tục khi chỉ còn 2 người - Luật chơi + Trong 1 khoản thời gian bạn nào khống có vòng thì bị thua. + Hai bạn ngồi cùng 1 vòng bạn nào ngồi xuóng dưới là thắng. Câu 2: Cách đặt vấn đề đi từ rộng đến hẹp,lần lượt các ý sau: + Vai trò quan trọng không thể thay thế của con người ở thời đại khoa học, máy móc phát triển. + Để gánh vác được vai trò đó, con người cần phải đọc. + Số lượng rất lớn về đầu sách, trang in của ngành in thế giới. + Cách đọc như thế nào trước núi tư liệu đó. - Các cách đọc: + Đọc thành tiếng. + Đọc thầm (gồm đọc theo dòng và đọc ý). - Nội dung và hiệu quả + Về nội dung, phương pháp đọc nhanh là cách đọc không theo từng câu mà thu nhận ý chung trong bài viết qua các từ ngữ chủ yếu. + Về hiệu quả, đây là cách đọc cho phép ta thu nhận thông tin cần thiết trong một đoạn văn, một trang sách, lược bỏ những thông tin không cần thiết, thu nhận thông tin nhiều mà tốn ít thời gian, đặc biệt là cơ mắt ít mỏi. - Những số liệu trong bài có ý nghĩa chứng minh, tăng sức thuyết phục đối với việc giới thiệu phương pháp đọc nhanh. Câu 1: Bài thơ thuộc thể thơ tứ tuyệt. Một số bài thơ cùng thể thơ này đã học : Cảnh Khuya, Nguyên Tiêu (Rằm Tháng Giêng) Câu 2: 8
  9. Giọng điệu chung của bài thơ là giọng sảng khoái, tự nhiên, hóm hỉnh pha chút vui đùa. Điều đó cho thấy, dù sống trong gian khổ nhưng tâm trạng của Bác vẫn rất lạc quan, hơn thế, Bác còn cảm thấy vui thích và thoải mái với cuộc sống nơi rừng núi hoang vu Câu 3: "Thú lâm tuyền" – cũng như "thú điền viên" – là một tình cảm thanh cao, một nét đẹp có truyền thống từ xưa Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" cho thấy rõ "thú lâm tuyền" và niềm vui cảnh nghèo của Bác Hồ khi ở Pác Bó. Dường như Người thật sự hoà nhịp với điệu sống nơi núi rừng, như một ông tiên, một "khách lâm tuyền". Có điều, đây không phải là một ẩn sĩ trốn đời mà là một nhà cách mạng vĩ đại đang nếm mật nằm gai, hoạt động cách mạng bí mật. Và sự nghiệp cách mạng ấy chỉ cho phép Người hưởng niềm vui thú được sống với rừng, suối (thú lâm tuyền) trong hoàn cảnh ấy đầy gian khổ khi ở Pác Bó và sau đó ở Việt Bắc. Phần lớn cuộc đời của Người dành trọng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG Câu 1. a. câu cầu khiến : - Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi (đoạn a). - Đi thôi con (đoạn b). Đặc điểm hình thức : những từ cầu khiến : đừng, đi, thôi. b. Những câu cầu khiến trên dùng để: - Thôi đừng lo lắng. (khuyên bảo) - Cứ về đi. (yêu cầu) - Đi thôi con. (yêu cầu) Câu 2. - Khi đọc câu "Mở cửa!" trong (2), ta cần đọc với giọng nhấn mạnh hơn vì đây là một câu cầu khiến (khác với câu "Mở cửa!" trong (1) – câu trần thuật, đọc với giọng đều hơn). - Trong (1), câu "Mở cửa!" dùng để trả lời cho câu hỏi trước đó. Trái lại, trong (2), câu "Mở cửa!" dùng để yêu cầu, sai khiến. II. LUYỆN TẬP Câu 1: 9
  10. - Các câu trên là câu cầu khiến vì có chứa các từ mang ý nghĩa cầu khiến: hãy, đi, đừng. - Chủ ngữ trong các câu trên đều chỉ người tiếp nhận câu nói hoặc chỉ một nhóm người có mặt trong đối thoại. Cụ thể: + Trong (a): chủ ngữ vắng mặt (ở đây ngầm hiểu là Lang Liêu, căn cứ vào những câu trước đó). + Trong (b): Chủ ngữ là Ông giáo. + Trong (c): Chủ ngữ là chúng ta. - Có thể thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ của các câu trên, về cơ bản nghĩa của các câu ít nhiều đều có sự thay đổi. Chẳng hạn: + Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương / Con hãy lấy gạo làm bành mà lễ Tiên Vương(không thay đổi ý nghĩa mà chỉ làm cho đối tượng tiếp nhận được thể hiện rõ hơn và lời yêu cầu nhẹ hơn, tình cảm hơn). + Ông già hút trước đi / Hút trước đi (ý nghĩa cầu khiến dường như mạnh hơn, câu nói kém lịch sự hơn). + Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không / Nay cách anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không. (thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu, đối với câu thứ hai, trong số những người tiếp nhận lời đề nghị, không có người nói). Câu 2: a. Thôi, im cái điệu mưa dầm sùi sụt ấy đi. b. Các em đừng khóc. c. Đưa tay cho tôi mau ! Cầm lấy tay tôi này ! Câu a có từ ngữ cầu khiến đi. Vắng chủ ngữ. Câu b có từ ngữ cầu khiến đừng. Có chủ ngữ, ngôi thứ hai số nhiều. Câu c không có từ ngữ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến. Vắng chủ ngữ. Trong những tình huống cấp bách, gấp gáp đòi hỏi những người có liên quan phải có hành động nhanh và kịp thời thì câu cầu khiến phải rất ngắn gọn, vì vậy chủ ngữ chỉ người tiếp nhận thường vắng mặt. Câu 3: Câu (a) vắng chủ ngữ, ngược lại sự xuất hiện chủ ngữ (Thầy em) trong câu (b) làm cho ý nghĩa cầu khiến nhẹ nhàng hơn, tình cảm của người nói cũng được thể hiện rõ hơn. 10
  11. Câu 4: Dế Choắt muốn Dế Mèn đào một cách ngạch từ 'nhà' mình sang 'nhà' của Dế Mèn (có mục đích cầu khiến). Dế Choắt là vai dưới so với Dế Mèn (xưng là em và gọi Dế Mèn là anh) và lại là người yếu đuối, nhút nhát, vì vậy ngôn từ của Dế Choắt thường khiêm nhường, có sự rào trước đón sau nên trong lời nói của Dế Choắt không dùng câu cầu khiến. Câu 5: Câu "Đi đi con !" trong đoạn trích trên và câu "Đi đi con." (lời của nhân vật người mẹ trong phần cuối của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê khác nhau về nghĩa (trong từng văn cảnh) nên không thể thay thế được cho nhau. Trong đoạn văn này, câu nói đó được người mẹ dùng để khuyên con hãy vững tin bước vào đời. I. GIỚI THIỆU MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH Câu 1: a. Bài viết giúp ta hiểu thêm về lịch sử, cấu trúc và một vài nét về cảnh vật của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn. b. Muốn viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh như vậy, cần phải có những hiểu biết về văn hoá, lịch sử, địa lí, c. Để có những kiến thức về một danh lam thắng cảnh phải đọc sách, tra cứu, hỏi han, d. Bài viết được sắp xếp theo thứ tự: - Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm. - Giới thiệu đền Ngọc Sơn. - Nói chung về khu vực Bờ Hồ - Xét về bố cục, bài này thiếu phần mở bài. e. Phương pháp thuyết minh là phương pháp miêu tả và giải thích. II. LUYỆN TẬP Câu 1: Có thể lập lại bố cục của bài thuyết minh về Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn như sau: - Mở bài: Giới thiệu chung về thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn. - Thân bài: Đoạn 1: giới thiệu hồ Hoàn Kiếm Đoạn 2: giới thiệu đền Ngọc Sơn - Kết bài: Nói chung về khu vực Bờ Hồ 11
  12. Câu 2: Muốn giới thiệu theo trình tự tham quan hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn từ xa đến gần, từ ngoài vào trong thì nên sắp xếp thứ tự giới thiệu như sau : - Giới thiệu các phố, các công trình ven bờ hồ (Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Lê Thái Tổ. Các công trình ven bờ hồ có thể kể Plaza Tràng Tiền, Bưu điện, Uỷ ban Nhân dân thành phố, đền Bà Kiệu, tượng đài quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, Nhà hát múa rối, Nhà hàng Thuỷ tạ ). - Giới thiệu các công trình kiến trúc xưa : Đài Nghiên, tháp Bút, Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn Câu 3: Nếu viết lại bài này theo bố cục ba phần, có thể chọn những chi tiết sau: - Chi tiết thể hiện giá trị lịch sử: từ tên gọi cũ (Lục Thuỷ) đến tên gọi hiện nay (theo sự tích Lê Lợi trả gươm). - Chi tiết thể hiện giá trị văn hoá: các truyền thuyết đời Lê Thánh Tông, đời Vĩnh Hựu kể về Điếu Đài, về cung Khánh Thuỵ, về chùa Ngọc Sơn (sau là đền Ngọc Sơn). Tiếp đó có thể chọn các chi tiết về việc xây Tháp Bút, dựng Đài Nghiên Câu 4: Câu của nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là "chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội" có thể sử dụng ở nhiều vị trí: trong phần mở bài, giới thiệu chung và hồ Gươm và đền Ngọc Sơn hay ở phần thân bài, ngay đầu đoạn 1 khi giới thiệu về hồ Gươm. Nhưng lại cũng có thể dùng để kết đoạn 1, trước khi chuyển sang đoạn 2, giới thiệu về đền Ngọc Sơn. I. ÔN TẬP LÍ THUYẾT Câu 1: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội. Câu 2: Văn bản thuyết minh khác các loại văn bản khác chủ yếu ở tính chất thuyết minh, giới thiệu. Câu 3: Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải quan sát sự vật, hiện tượng cần thuyết minh hoặc tra cứu sách vở, hỏi han những người hiểu biết để có kiến thức đáng tin cậy. Câu 4: 12
  13. Người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại. II. LUYỆN TẬP Câu 1: * Giới thiệu một đồ dùng a. Mở bài: Giới thiệu đồ dùng một cách chung nhất. b. Thân bài: - Cấu tạo đồ dùng - Đặc điểm của đồ dùng - Lợi ích của đồ dùng đó c. Kết bài: Bày tỏ thái độ đối với đồ dùng * Giới thiệu một danh lam thắng cảnh: a. Mở bài: Giới thiệu chung về thắng cảnh (vị trí địa lý, bao gồm những bộ phận nào .) b. Thân bài: lần lượt mô tả, giới thiệu từng phần trong danh lam thắng cảnh. c. Kết bài: Vị trí của thắng cảnh trong đời sống tình cảm của con người. * Giới thiệu một thể loại văn học a. Mở bài: Nêu định nghĩa chung về thể loại đó. b. Thân bài: Nêu các đặc điểm của thể loại đó (có ví dụ kèm theo minh họa) c. Kết bài: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của thể loại văn học đó. Câu 2: a. Giới thiệu một đồ dùng: Chiếc bàn học của em do chính ba em làm từ những tấm ván và thanh gỗ lựa từ đống củi mẹ mới mua. Suốt một ngày chủ nhật cưa, bào, đục, đẽo không ngơi tay, ba em đã đóng xong chiếc bàn xinh xắn. Nó được kê ngay cửa sổ, hướng đông nên suốt ngày có đủ ánh sáng. Hình dáng chiếc bàn này giống hệt chiếc bàn ở lớp nhưng kích thước của nó chỉ bằng một nửa. Mặt bàn được bào nhẵn. Ba em đánh véc-ni thật kĩ. Các đường vân nổi lên rất đẹp. Dưới mặt bàn là hai ngăn rộng rãi, đủ để đựng sách vở và đồ dùng học tập. Bàn đóng liền với ghế, có chỗ dựa lưng thoải mái. Ba mua cho em một cây đèn nê-ông nhỏ, bệ đèn là chiếc giá cắm bút bằng nhựa màu hồng. Cây đèn được gắn cố định vào mặt bàn để buổi tối em có đủ ánh sáng học bài. b. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em: 13
  14. Thành phố Nha Trang là một trung tâm du lịch lớn của cả nước với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, điều kiện thiên nhiên ưu đãi cả về vị trí, cảnh quan, khí hậu, cùng với nền tảng về lịch sử, nhân văn của mình. Nha Trang - Khánh Hoà có khả năng phát triển nhiều loại hình du lịch đa dạng. Nằm ở vị trí trung tâm tỉnh Khánh Hòa, thành phố Nha Trang có diện tích 251 km2, bao gồm 27 xã, phường và 19 hòn đảo, với trên 2.500 hộ và khoảng 15.000 người sống trên các đảo. Đảo lớn nhất là Hòn Tre rộng 36km2 nằm che chắn ngoài khơi khiến cho vịnh Nha Trang ( nằm trong số 29 vịnh đẹp nhất trên thế giới) trở nên kín gió và êm sóng. Nơi đây được nhiều du khách mệnh danh là "Hòn ngọc viễn đông" nhờ những bãi tắm đẹp, con đường nhựa xanh sạch, các ngôi biệt thự ẩn mình trong rừng hoa và cây xanh. c. Giới thiệu một thể loại văn học: Lục bát là một thể thơ dân tộc với số lượng tiếng cố định: dòng 6 tiếng (câu lục) và dòng 8 tiếng (câu bát). Thể thơ này gieo vần lưng và vần chân về luật bằng trắc, chỉ có quy định cho những tiếng chẵn mà thường là tiếng thứ 4 trắc, còn lại bằng. Về ngắt nhịp, thể thơ lục bát chủ yếu ngắt nhịp chẵn. d. Giới thiệu về một loài hoa. Cây hoa mai có nhiều loại, phổ biến nhất là mai vàng (Hoàng Mai), sau đó là mai tứ quý, rồi đến mai trắng (Bạch Mai) và mai chiếu thuỷ.Cây mai vàng dễ sống, ưa đất gò pha cát hoặc đất bãi ven sông. Có thể trồng đại trà thành vườn rộng hàng vài mẫu mà cũng có thể trồng dăm cây trong vườn, hoặc trong chậu sứ. Đất trồng mai có độ ẩm vừa phải và không úng nước. Phân bón cho mai thường là phân bò khô trộn với tro bếp, khô dầu và một ít u-rê, ka-li e. Giới thiệu một loài động vật. Chú thỏ con nhà tôi xinh thật là xinh. Chú có cái mũi đo đỏ lúc nào cũng ươn ướt luôn hít hít thở thở. Bộ ria mọc hai bên mép cũng trắng như cước. Đôi mắt đỏ hồng tròn xoe như hai hòn bi trông rất hiền. Hai tai thỏ như hai lá doi lúc nào cũng vểnh lên. f. Giới thiệu về một sản phẩm mang bản sắc Việt Nam Nghĩ đến người Việt Nam, chúng ta lại nhớ đến tà áo dài, bánh chưng nhưng không thể nhắc đến những chiếc nón lá của những thiếu nữ, dù hiện nay lớp thanh niên nam nữ dùng nhiều đến muc. Nón có hình chóp, được làm từ lá cọ, dừa và các thanh tre được vuốt nhỏ, chuốt trơn. Ở nước ta có một số vùng nổi tiếng làm nón mà khi đi du lịch (Huế), người ta không thể không mua làm quà tặng người thân. Câu 1. Đọc kĩ phần phiên âm, phần dịch nghĩa và phần giải nghĩa chữ Hán để hiểu chính xác từng câu trong bài thơ. Học thuộc bản dịch thơ và nhận xét về các câu thơ dịch. 14
  15. Câu 2. Ở bài thơ này, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào? Vì sao Bác lại nói đến cảnh “Trong tù không rượu cũng không hoa”? Qua hai câu đầu, em thấy Bác có tâm trạng ra sao trước cảnh trăng đẹp ngoài trời? Trả lời: - Hồ Chí Minh ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù. - Câu nói "Trong tù không rượu cũng không hoa" việc nhớ đến rượu, đến hoa trong cảnh tù ngục này đã cho thấy, người tù không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu. - Người tù vẫn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình cùng với thiên nhiên. Câu 3. Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp vị trí các từ nhân (và thi gia), song, nguyệt (và minh nguyệt) có gì đáng chú ý? Sự sắp xếp như vậy và việc đặt hai câu dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật như thế nào? Trả lời: Các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng). Câu 4. Qua bài thơ, em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra như thế nào? Trả lời: Hình ảnh Bác hiện lên trong bài thơ nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút bận tâm về gông cùm, đói rét, Trước khó khăn, Bác vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Bài thơ còn thể hiện nổi bật tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ, một tâm hồn luôn rộng mở với thiên nhiên. Câu 5. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”. Hãy chép lại những bào thơ Bác Hồ viết về trăng mà em biết (chú ý ghi rõ thời điểm sáng tác mỗi bài). Cuộc “ngắm trăng” trong bài Vọng nguyệt và hình ảnh trăng được thể hiện trong các bài thơ khác của Bác có gì đáng chú ý? Trả lời: Nhà phê bình Hoài Thanh đã rất chính xác và tinh tế khi nhận xét: "Thơ Bác đầy trăng". Có thể kể đến những bài thơ viết về trăng của Bác như: Ngắm trăng, Trung thu, Đêm thu, Rằm tháng giêng, Cảnh khuya, Trăng trong thơ Bác mang nhiều sắc vẻ khác nhau. Nhưng dù là trăng được cảm nhận từ chốn lao tù hay giữa cảnh trời nước bao la, dù là khi thư nhàn hay đang bận bịu trăm công nghìn việc, với tâm hồn luôn hướng tới cái đẹp, tới ánh sáng của Bác, bao giờ trăng cũng hiện lên như một tri âm tri kỉ của Người. I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Câu 1: Bài thơ này thể hiện rất rõ kết cấu của thể thơ tứ tuyệt Đường luật, bám theo trình tự kết cấu này sẽ nắm được mạch triển khai tứ thơ 15
  16. Câu đầu - câu khai (khởi), mở ra ý thơ : nói đến sự gian lao như là điều hiển nhiên của người đi đường Câu tiếp - câu thừa có vai trò mở rộng, triển khai, cụ thể hoá ý đã được mở ra ở câu khai : khó khăn, gian nan của người đi đường được cụ thể bằng hình ảnh lớp lớp núi non hiểm trở Câu 3 - câu chuyển, chuyển ý, câu này rất quan trọng trong việc bộc lộ tứ thơ. Hàm ý của bài tứ tuyệt bộc lộ bất ngờ ở câu này : Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót vót Câu 4 - câu hợp, quan hệ chặt chẽ với câu chuyển thành một cặp câu thể hiện rõ ý chuyển và thâu tóm lại ý tứ của toàn bài : Thì muôn dặm nước non thu cả vào trong tầm mắt (Vạn lí dư đồ cố miện gian). Câu 2: Bài thơ sử dụng rất nhiều điệp ngữ ("Tẩu lộ", "trùng san") vẽ ra sự gian nan, trập trùng của đường đi.Nhấn mạnh sự khó khăn đó chính là bài thơ đã làm nổi bật được sự nhọc nhằn, chông gai mà tác giả phải trải qua cũng như khí phách cứng cỏi của Người. Câu 3: Nếu như câu 2 tập trung vẽ ra cảnh núi non trùng điệp kéo dài bao la qua thủ pháp điệp ngữ thì câu 4 vẽ ra tư thế đĩnh đạc, đường hoàng cũng như tâm thế sảng khoái bay bổng của thi nhân. Câu 4: Bài thơ không thuộc loại tả cảnh hay tự sự (kể chuyện). Bài thơ thiên về triết lí (triết lí ẩn dưới cái vỏ miêu tả và tự sự). Đi đường, vì thế có hai lớp nghĩa: nghĩa đen miêu tả, kể lại những gian khó của việc đi đường núi, nghĩa bóng ngụ ý về con đường cách mạng, về đường đời. Qua bài thơ, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nêu ra một chân lí: con đường cách mạng là lâu dài và gian khổ, nhưng nếu kiên trì và bền bỉ, thì nhất định sẽ đạt tới thành công. I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG - Trong những đoạn trích trên, các câu sau là câu cảm thán: + Hỡi ơi lão Hạc! (đoạn a) + Than ôi! - Đặc điểm hình thức cho biết đó là câu cảm thán: có những từ ngữ cảm thán (Hỡi ơi, than ôi) và dấu chấm than khi viết. - Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói/viết. - Ngôn ngữ trong đơn từ, hợp đồng, không thích hợp với việc sử dụng những yếu tố ngôn ngữ biểu lộ rõ cảm xúc. II. LUYỆN TẬP 16
  17. Câu 1: Các câu cảm thán là: (a), (b), (c) Câu 2: Các câu ở bài tập 2 đều là những câu bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Nhưng không có câu nào là câu cảm thán, vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu này. Câu 3: Đặt hai câu cảm thán: a. Ôi, con cảm ơn bác! b. Cảnh bình minh trên biển đẹp biết bao! Câu 4: - Câu nghi vấn dùng để hỏi, thường có dấu chấm hỏi ớ cuối câu và thường đi kèm với từ nghi vấn. - Câu cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu, khuyên bảo có các từ cầu khiến đi kèm, có ngữ điệu cầu khiến, thường kết thúc bằng dấu chấm than. - Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc; thường có các từ ngữ cảm thán đi kèm và kết thúc bằng dấu chấm than. I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG Câu 1: Chỉ có câu: Ôi Tào Khê! là mang đặc điểm hình thức của câu cảm thán. Các câu còn lại trong các đoạn trích này đều thuộc kiểu câu trần thuật. Câu 2: Những câu này dùng đ - Trình bày suy nghĩ của người viết về lòng yêu nước của dân tộc ta (đoạn a). Câu 3: Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật, kiểu câu trần thuật được dùng nhiều nhất. Kiểu câu này có nhiều chức năng khác nhau (bao gồm cả chức năng chính của những kiểu câu còn lại) và không có dấu hiệu hình thức như các kiểu câu khác. II. LUYỆN TẬP Câu 1: a. Cả 3 câu là câu trần thuật. b. Câu 1 là câu trần thuật dùng để kể. Câu 2 là câu cảm thán biểu lộ cảm xúc, tình cảm. Câu 3 và 4 là câu trần thuật Câu 2: Câu thứ hai trong phần định nghĩa bài thơ "Ngắm trăng" của Hồ Chí Minh là một câu nghi vấn (giống với kiểu câu của câu trong nguyên tác bằng chữ Hán: Đổi thử lương tiêu nại nược hà?), trong khi câu tương ứng trong phần dịch thơ là một câu trần thuật. Hai câu này tuy khác nhau về kiểu câu nhưng cũng diễn đạt một ý nghĩa Câu 3: - Xác định kiểu câu: + Câu (a): là câu cầu khiến. 17
  18. + Câu (b): là câu nghi vấn. + Câu (c): là câu trần thuật. - Các câu trên đều được dùng với mục đích cầu khiến, chỉ khác nhau về sắc thái Câu 4: - Các câu được dẫn ở đây đều là câu trần thuật. - Các câu này dùng để: + Câu (a) cầu khiến + Câu (b): Phần trước dấu hai chấm dùng để kể, phần sau dấu hai chấm dùng với mục đích cầu khiến. Câu 5: Đặt câu trần thuật dùng để: - Hứa hẹn: Xin hứa với anh là ngày mai tôi đến sớm. - Xin hỗi: Em xin lỗi anh. - Cảm ơn: Cháu xin cảm ơn bác. - Chúc mừng: Cô chúc mừng em. Cam đoan: Tôi cam đoan đây là hàng thật. Câu 6: - Mẹ ơi! Bạn Lan lớp con xin cô giáo cho nghỉ học cả tháng nay rồi. - Bạn nghỉ vì lí do gì? - Dạ! Mẹ bạn ấy ốm nặng lắm ạ! - Trời ơi! Khổ thân con bé! Thể nào, mẹ thấy dạo này nó ít sang chơi. Chiều nay mẹ tan ca sớm, mẹ sẽ cùng con đến bệnh viện thăm mẹ bạn ấy. - Không nên đi trước 5 giờ. Bởi lúc ấy bệnh viện mới cho người nhà vào thăm mẹ ạ! Lời giải chi tiết Đề 1: Giới thiều về một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt. Đề 2: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em. Đề 3: Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản (như văn bản đề nghị, báo cáo, thể thơ lục bát, ). Đề 4: Giới thiệu một loài hoa (như hao đào, hoa mai, ) hoặc một loài cây (như cây chuối, cây na, ). Đề 5: Thuyết minh về một giống vật nuôi. Đề 6: Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam (như chiếc nón lá, chiếc áo dài, trò chơi thả diều, ). 18
  19. II. GỢI Ý DÀN DÀI Đề 1: a) Mở bài. Giới thiệu khái quát về đồ dùng hay vật dụng đó. b) Thân bài. - Miêu tả hình dáng, màu sắc; - Giới thiệu các bộ phận của đồ dùng hay vật dụng đó; - Công dụng của đồ vật; - Cách sử dụng đồ dùng hay vật dụng đó; c) Kết bài. - Mối quan hệ của đồ dùng hay vật dụng đó với người học sinh hay với con người nói chung. Đề 2: a) Mở bài. Giới thiệu về danh lam thắng cảnh mà em dự định sẽ thuyết minh. b) Thân bài. - Giới thiệu nguồn gốc của khu di tích: có từ bao giờ, ai phát hiện ra? đã kiến tạo lại bao giờ chưa? - Giới thiệu vị trí địa lí, đặc điểm bên ngoài (nhìn từ xa hoặc nhìn từ trên). - Trình bày về đặc điểm của từng bộ phận của khu di tích: kiến trúc, ý nghĩa, các đặc điểm tự nhiên khác thú vị, độc đáo, - Danh lam thắng cảnh của quê hương bạn đã đóng góp như thế nào cho nền văn hoá của dân tộc và cho sự phát triển nói chung của đất nước trong hiện tại cũng như trong tương lai (làm đẹp cảnh quan đất nước, mang lại ý nghĩa về giáo dục, ý nghĩa tinh thần, mang lại giá trị vật chất, ). c) Kết bài. Khẳng định lại vẻ đẹp nhiều mặt của danh lam thắng cảnh đó. Đề 3: a) Thuyết minh về một văn bản cần chú ý làm nổi bật những ý sau: - Giới thệu về các phần các mục của văn bản. - Công dụng của văn bản. 19
  20. - Cách làm. - Những điểm cần lưu ý hay những lỗi thường gặp nên tránh khi tạo lập văn bản. b) Thuyết minh về một thể loại văn học cần tập trung vào các ý: - Đặc điểm của thể loại: + Về cấu trúc. + Về âm thanh. + Về nhịp điệu. + Số câu, số chữ. + Nguyên tắc cấu tạo, xây dựng hình tượng. - Vai trò của thể loại trong lịch sử và trong đời sống văn học nói chung. Đề 4: a) Mở bài. Giới thiệu tên loài hoa hay loài cây mà em yêu thích. b) Thân bài. Thuyết minh về đặc điểm, phẩm chất của loài cây, loài hoa. - Hoa (cây) có đặc điểm gì nổi bật: nguồn gốc, thân, lá, hoa, nụ, quả. - Vai trò, tác dụng của loài hoa hay loài cây đó là gì: làm cảnh, trang trí cho đẹp; làm thuốc; lấy quả, (nếu dẫn ra được các số liệu cụ thể thì càng tốt). c) Kết bài. Nêu cảm nghĩ của bản thân đối với loài hoa hay loài cây mà mình yêu thích. Cũng có thể nêu ra những bài học về sự thích thú và ích lợi của cuộc sống gần gũi với thiên nhiên. Đề 5: a) Mở bài. Giới thiệu về giống vật nuôi mà em định thuyết minh (một loài chim quý, một vật nuôi trong gia đình). b) Thân bài. Thuyết minh về đặc điểm, vai trò của loài vật: 20
  21. - Giới thiệu về hình dáng, cấu tạo, màu sắc, các bộ phận cụ thể của loài vật bằng một giọng văn hớn hở và thích thú. - Giới thiệu những tập tính của loài vật (cách ăn, ngủ, sinh sản, ). - Vai trò, công dụng của loài vật đó đối với đời sống con người. c) Kết bài. Nêu cảm nghĩ, tình cảm của mình đối với loài vật đó. Đề 6: a)Thuyết minh về một sản phẩm cần chú ý làm nổi bật các ý sau: - Hình dáng, màu sắc của sản phẩm; - Nguyên liệu tạo nên sản phẩm; - Cách làm, nơi làm ra sản phẩm đó; - Các bộ phận, các phần của sản phẩm; - Công dụng; - Giá trị văn hoá của sản phẩm; b) Thuyết minh về một trò chơi, cần tập trung làm rõ các ý: - Xuất xứ của trò chơi. - Miêu tả cách chơi: + Công đoạn chuẩn bị (ví dụ cách làm diều, các bộ phận của con diều). + Khi tiến hành trò chơi. - Ý nghĩa văn hoá của trò chơi. I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Câu 1: Đây là đoạn văn có tính chất nêu tiền đề, làm chỗ dựa cho lý lẽ ở những phần tiếp theo. Câu 2: Nhìn nhận hai triều Đinh, Lê trước đó với một tinh thần phê phán tích cực, tác giả nhận định rằng việc đóng đô ở vùng Hoa Lư đã không còn phù hợp nữa: "Cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số phận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi". Câu 3: Thành Đại La có vị thế thuận lợi về nhiều mặt. Về mặt địa lí 21
  22. Thuận lợi về mặt địa lí như vậy sẽ kéo theo những thuận lợi về thông thương, giao lưu.Nơi định đô mới này sẽ đáp ứng được vai trò là đầu mối trung tâm của kinh tế, chính trị, văn hoá của đất nước. Câu 4: "Chiếu dời đô" là một bài văn nghị luận giàu sức thuyết phục bởi có sự kết hợp giữa lý và tình.Kết cấu 3 đoạn nói trên là rất tiêu biểu cho kết cấu của văn nghị luận, trình tự lập luận nói trên là rất chặt chẽ. b. Đây là lời ban bố mệnh lệnh nhưng lại có những đoạn bày tỏ nỗi lòng, có những lời như đối thoại, trao đổi.Đặc biệt là hai câu cuối bài chiếu tại tính chất đối thoại và trao đổi chứ không phải là tính chất đơn thoại, một chiều của người trên ban bố cho kẻ dưới. Và vì thế, lời văn tạo nên sự đồng cảm sâu sắc giữa mệnh lệnh của vua với thần dân, ai ai cũng xúc động. Câu 5: Dời đô từ vùng núi Hoa Lư ra vùng đồng bằng đất rộng chứng tỏ triều đình nhà Lý đủ sức chấm dứt nạn phong kiến cát cứ, thế và lực của dân tộc Đại Việt đủ sức sánh ngang hàng phương Bắc. I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG Câu 1: a. Các câu (b), (c), (d) khác với câu (a) ở những từ ngữ phủ định: không, chưa, chẳng. b. Câu (a) dùng để khẳng định việc "Nam đi Huế" là có diễn ra, còn câu (b), (c), (d) dùng để phụ định sự việc đó, tức là việc "Nam đi Huế" không diễn ra. Câu 2: - Những câu có từ ngữ phủ định là: + (1) Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn. + (2) Đâu có! Hai câu phủ định trên nhằm để phản bác một ý kiến, nhận định của người đối thoại, vì vậy được gọi là câu phủ định bác bỏ. II. Luyện tập Câu 1: Có những câu phủ định bác bỏ sau: a. - Cụ cứ tưởng đấy chứ nó chẳng biết gì đâu! - Không, chúng con không đói nữa đâu. b. Đó là những câu phủ định bác bỏ vì nó "phản bác" một ý kiến, nhận định trước đó. Câu 2: a. Tất cả 3 câu trong a, b, c đều là câu phủ định, vì đều có những từ phủ định như không (trong a và b), chẳng (trong c) Việc dùng câu phủ định theo lối dùng hai từ ngữ phủ định (gọi là phu định của phủ định) hay dùng một từ phủ định kết hợp với một từ bất định (không), một từ nghi vấn là 22
  23. cách để nhấn mạnh hơn ý cần diễn đạt. Nghĩa của các câu loại này chắc chắn sẽ đậm hơn nghĩa của các câu khẳng định tương đương (như đã lấy ví dụ ở trên). Câu 3: - Nếu thay từ không bằng chưa vào câu văn của Tô Hoài thì câu đó phải viết lại như sau:Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp. - Ý nghĩa của câu (khi thay) sẽ có sự thay đổi, bởi: từ chưa mang nghĩa phủ định sự tồn tại ở thời điểm nói ,nghĩa là lúc ấy Dế Choắt không dậy được nhưng sau đó có thể dậy được Câu 4: a. Các câu đã cho trong phần này không phải là câu phủ định (vì không có từ ngữ phủ định), nhưng cũng được dùng để biểu thị ý phủ định (phủ định bác bỏ: phản bác ý kiến, nhận định trước đó). Câu 5: Không thể thay quên bằng không, chưa bằng chẳng vào đoạn văn trên được bởi như vậy, nó sẽ làm thay đổi nghĩa của cả câu. Trong câu, quên có nghĩa là không nghĩ đến (vì sự căm thù giặc đã át hết đi); chưa là chỉ sự nóng lòng muốn ra trận tiền giết giặc (khác với chẳng – không thể làm được). . ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Câu 1: Bài hịch bố cục thành 4 đoạn: - Đoạn 1 (từ đầu đến "còn lưu tiếng tốt"): Nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước. - Đoạn 2 (từ "Huống chi" đến "cũng vui lòng"): Tố cáo sự hống hách và tội ác của kẻ thù, đồng thời nói lên lòng căm thù giặc. - Đoạn 3 (từ "Các ngươi" đến "không muốn vui vẻ phỏng có được không?"): Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai trong lối sống, trong hành động của các tướng sĩ. - Đoạn 4 (đoạn còn lại): Nêu nhiệm vụ cụ thể, cấp bách, khích lộ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ. Câu 2: Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù: - Kẻ thù tham lam tàn bạo - Những hình tượng ẩn dụ "lưỡi cú diều", "thân dê chó" để chỉ sứ Nguyên cho thấy nỗi căm giận và lòng khinh bỉ giặc của Hưng Đạo Vương.Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra nỗi nhục lớn của mọi người khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm. Câu 3: Lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua: + Hành động: quên ăn, mất ngủ, đau đớn đến thắt tim, thắt ruột. + Thái độ: uất ức, căm tức khi chưa trả thù, sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước. 23
  24. Câu 4: Sau khi nêu mới ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động nên làm nhằm thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm, tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của tướng sĩ. Câu 5: Giọng văn rất linh hoạt, có khi là lời vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền, có khi là lời người cùng ảnh, lúc là lời khuyên răn bày tỏ thiệt hơn, khi lại là lời nghiêm khắc cảnh cáo. Câu 6: Đặc sắc nghệ thuật: - Giọng văn khi bi thiết nghẹ ngào, lúc sục sôi hùng hồn, khi mỉa mai chế giễu, khi nghiêm khắc như xỉ mắng, lại có lúc ra lệnh dứt khoát. - Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén. - Sử dụng kiểu câu nguyên nhân - kết quả. - Biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ ngữ, điệp ý tăng tiến, phóng đại - Sử dụng những hình tượng nghệ thuật gợi cảm, dễ hiểu. I. Hành động nói là gì? - Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích cướp lấy công lao về mình. Câu nói thể hiện rõ nhất mục đích ấy là câu: Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hày trốn ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu. - Việc làm của Lí Thông có thể coi là một hành động, vì nó là một việc làm có mục đích. II. Một số kiểu hành động nói thường gặp - Câu "Con trăn ấy đã lâu" nhằm mục đích thông báo. - Câu "Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết" nhằm mục đích đe dọa - Câu "Thôi trốn ngay đi" nhằm mục đích khuyên. - Câu "Có lo liệu" nhằm mục đích hứa hẹn. Câu 2: - Hành động hỏi và mục đích để hỏi : "Vậy ở đâu?" - Hành động trình bày và mục đích thông báo "Con sẽ Đoài". - Hành động hỏi và mục đích là van xin "U nhất định u? U không u?". - Hành động bộc lộ cảm xúc và mục đích là để than "Khốn nạn này ! Trời ơi !". 24
  25. Câu 3: Qua phân tích hai đoạn trích ở mục I và II, có những kiểu hành động nói : hỏi, trình bày, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc, cầu khiến, đe dọa I. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN Câu 1: Khi nêu tiền đề sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Việ Nam ta. Nguyễn Trãi đã khẳng định những chân lý : - Nước ta có nền văn hiến lâu đời. - Nước ta có cương vực lãnh thổ riêng. - Nước ta có phong tục tập quán. - Nước ta có lịch sử riêng, chế độ riêng. Câu 2: Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là "yên dân", "trừ bạo". Yên dân là là cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc. Muốn yên dân thì phải trừ diệt mọi thế lực bạo tàn. Như vậy, với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa gắn liền với yêu nước, chống ngoại xâm. Nhân nghĩa không những trong quan hệ giữa người với người mà còn trong quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Câu 3: Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc: - Nền văn hiến lâu đời - Cương vực lãnh thổ - Phong tục tập quán - Lịch sử riêng - Chế độ riêng. Đây chính là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc so với bài thơ "Sông núi nước Nam" bởi tính toàn diện và sâu sắc của nó Câu 4: Những nét đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn trích: - Tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác, - Biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận - Những câu văn biền ngẫu chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn. Câu 5: Câu văn biến ngẫu cân xứng, nhịp nhàng. 25
  26. Ở Bình Ngô đại cáo sau khi nêu nguyên lí nhân nghĩa, nêu chân lí khách quan. Nguyễn Trãi đưa ra những chứng minh đầy tính thuyết phục về sức mạnh của nhân nghĩa, của chân lí, nói chung lại là sức mạnh của chính nghĩa Câu 6: Có thể khái quát trình tự lập luận trong đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng sơ đồ sau: II. Luyện tập Câu 1: - "Từ xưa các bậc không có ?" => Hỏi để khẳng định. Câu này nhằm khẳng định đời xưa lúc nào cũng có những bậc trung thần nghĩa sĩ vì nước. - "Lúc bấy giờ muốn vui vẻ không ?" => Hỏi để phủ định. Sau khi chỉ ra những thú ăn chơi hưởng lạc mà quên việc nước của các tướng sĩ và sự mất mát quyền lợi nếu ta thua, tác giả hỏi để phủ định, bác bỏ cảm xúc vui vẻ lúc đó. Vì vậy, câu hỏi có giá trị đánh thức tinh thần diệt giặc còn bị ngủ quên trong các tướng sĩ. - "Lúc bấy giờ không muốn vui vẻ không ?" => Hỏi để khẳng định. Ông chỉ ra những việc đúng nên làm và viễn cảnh được cả chung lẫn riêng nếu ta chiến đấu thắng lợi. Lúc đó không muốn vui cũng không thể được, đấy là điều chắc chắn cần phải khẳng định. 26
  27. - "Vì sao vậy ?" => Hỏi để giải thích. Sau câu hỏi này là câu trả lời vì sao phải chuyên tâm vào tập sách "Binh thư yếu lược", phải nghe lời răn của tác giả. - Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên trời đất nữa? => Khẳng định sự nhục nhã đớn hèn, xấu xa của những kẻ không biết rửa nhục, không biết đớn hèn, không lo luyện tập. Câu 2: a. Những câu trần thuật có mục đích cầu khiến : + Trong câu a. + Câu 2 trong đoạn b. b. Tác dụng của hình thức diễn đạt đó trong việc động viên quần chúng : những lời đó không có tính hô hào mà tạo được sự giản dị, gần gũi những lời tâm sự, dễ đi vào lòng người. Từ đó, hiệu quả khích lệ động viên quần chúng sẽ được nâng cao. Câu 3: - Các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn là: + Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào. + Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh., phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang + Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết! - Các câu trên thể hiện khá rõ tính cách của các nhân vật: Dế Choắt yếu đuối khiêm nhường, nhã nhặn; Dế Mèn huyênh hoang, trịch thượng. Câu 4: Trong các câu hỏi đường dưới đây, nên dùng những cách : a, b, e. Câu 5: Trong những hành động đó, người nghe nên chọn hành động : c. I. Khái niệm luận điểm Câu 1: Chọn (c): luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ chương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận. Câu 2: a. Bài "Tình thần yêu nước của nhân dân ta" có những luận điểm: - Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. - Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. - Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. 27
  28. - Bổn phận của chúng ta phải làm cho tinh thần yêu nước được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. b. Xác định hai luận điểm như vậy là đúng. II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận. Câu 1: a. Vấn đề được đặt ra trong bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" là tinh thần yêu nước của nhân dân ta b. Nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm "Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô" thì mục đích của nhà vua khi ban "Chiếu dời đô" có thể không đạt. Vì chừng đó chưa đủ sáng tỏ vấn đề "cần phải dời đô đến Đại La". Câu 2: Luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận có mối quan hệ chặt chẽ. Luận điểm cần phải xác thực, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và phải đủ để làm sáng tỏ toàn bộ luận đề. III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận. Câu 1: Hệ thống thứ nhất là hệ thống đúng. Câu 2: Mối quan hệ giữa luận điểm và vấn đề cần giải quyết là mối quan hệ khăng khít IV. Luyện tập Câu 1: Luận điểm của phần văn bản ấy không phải là "Nguyễn Trãi là một ông tiên", cũng không hẳn là "Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc", mà là "Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ". Câu 2: a. Các luận điểm lựa chọn có nội dung chính xác và phù hợp với ý nghĩa của luận đề "Giáo dục là chìa khóa của tương lai" (hiểu theo nghĩa : giáo dục góp phần mở ra tương lai cho loài người trên trái đất). b. Có thể sắp xếp các luận điểm đã được lựa chọn và sữa chữa theo trình tự dưới đây : Giáo dục được coi là chìa khóa của tương lai vì những lẽ sau : - Giáo dục là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số, thông qua đó, quyết định môi trường sống, mức sống trong tương lai. - Giáo dục trang bị kiến thức và nhân cách, trí tuệ và tâm hồn cho trẻ em hôm nay, những người sẽ làm nên thế giới ngày mai. - Do đó, giáo dục là chìa khóa cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai. - Cũng do đó, giáo dục là chìa khóa cho sự phát triển chính trị và cho tiến bộ xã hội sau này. I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Câu 1: Phân tích đoạn mở đầu: nêu mục đích chân chính của việc học. Tác giả dùng câu châm ngôn vừa dễ hiểu, vừa tăng thêm sức mạnh thuyết phục. 28
  29. Câu 2: Sau khi xác định mục đích của việc học, tác giả soi vào thực tế đương thời để phê phán những biểu lệch lạc, sai trái trong việc học. Lối học này gây những tác hại lớn. Câu 3: Phương pháp học học phải : • Tuần tự tiến lên, từ thấp đến cao. • Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất. • Học phải biết kết hợp với hành. Học không phải chỉ để biết mà còn để làm. Câu 4: Nói về phép học, Nguyễn Thiếp cho rằng học phải theo trình tự trước - sau, thấp - cao : "Lúc đầu học Tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên ". Nghĩa là người học phải bắt đầu từ những kiến thức có sở, nền tảng. Học rộng là cần thiết song cần phải biết suy nghĩ để thâu tóm những cái tinh tuý, cốt lõi nhất. Đặc biệt, học phải đi đôi với hành, kiến thức trong sách vở phải được thể nghiệm vận dụng vào thực tiễn đời sống. Câu 5: - Mục đích chân chính của việc học - Phê phán những quan điểm học sai trái - Khẳng định những quan điểm, phương pháp đúng đắn - Tác dụng của việc học chân chính. I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận Câu 1: 1. Luận điểm trong các đoạn văn a. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của 4 phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. b. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng danh với tổ tiên ta ngày trước. - Câu chủ đề có thể đặt ở đầu đoạn văn, cũng có thể đặt ở cuối đoạn văn. - Đoạn a viết theo cách quy nạp. - Đoạn b viết theo cách diễn dịch. Câu 2: a. - Luận điểm trong đoạn văn trên là: Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra. - Cách lập luận trong đoạn văn trên là lập luận theo kiểu dùng phép tương phản. b. Lập luận theo cách của Ngô Tất Tố tạo cho đoạn văn rất giàu sức thuyết phục 29
  30. c. Các ý trong đoạn văn rất hấp dẫn. d. Việc đặt những cụm từ chuyện chó con, giọng chó má, thằng nhà giàu rước chó vào nhà, chất chó đểu của giai cấp nó được xếp cạnh nhau chính là cách thức để Nguyễn Tuân làm cho đoạn văn của mình tập trung vào một ý chung, làm nổi bật bản chất thú vật của bọn địa chủ. II. Luyện tập Câu 1: Diễn đạt thành luận điểm ngắn gọn. a. Trước hết là cần tránh lối viết dài dòng, lan man. b. Ngoài việc mê viết, Nguyên Hồng còn thích truyền nghề cho bạn trẻ. Câu 2: - Luận điểm của đoạn văn được nêu ra ngay trong câu mở đầu: "Tôi thấy Tế Hanh là người tinh lắm". Để làm sáng tỏ luận điểm này, tác giả đã trình bày các luận cứ : + Tế Hanh đã ghi được những nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. + Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi với mỗi con người. - Hai luận cứ trên được trình bày theo một trình tự hợp lý.Luận cứ thứ hai là hệ quả từ luận cứ thứ nhất. Điều đó tạo cho đoạn văn sự hợp lý và tính lô-gíc. Câu 4: Để làm sáng tỏ luận điểm "Văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu", có thể đưa ra các luận cứ : + Mục đích của văn giải thích là để giải thích cho người đọc hiểu rõ về một vấn đề nào đó. + Nếu viết không dễ hiểu, người đọc từ chỗ khó tiếp nhận lời văn lại càng khó có thể hiểu được vấn đề người viết muốn trình bày. + Bởi vậy, khi viết cần sử dụng lối viết rành mạch, giản dị, tránh dùng những từ ngữ quá cầu kỳ, những câu có cấu trúc phức tạp, cản trở quá trình tiếp nhận văn bản. + Ngoài ra, khi viết cũng cần phải chú ý đến đối tượng tiếp nhận để sử dụng ngôn ngữ phù hợp thì mới đạt được hiệu quả cao. I. Chuẩn bị ở nhà Đề bài : "Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần học tập chăm chỉ hơn". Câu 1: Phân tích đề - Thể loại : văn nghị luận (về một vấn đề trong học tập). - Nội dung : khuyên bạn học tập chăm chỉ. - Hình thức : báo tường. 30
  31. - Đối tượng tiếp nhận : bạn cùng lớp. Câu 2: Tự lập dàn ý để đối chiếu, hoàn thiện trong giờ luyện tập trên lớp. II. Xây dựng hệ thống luận điểm Câu 1: - Có luận điểm còn chứa đựng những nội dung không phù hợp với luận đề. - Còn thiếu những luận điểm cần thiết, khiến mạch văn có chỗ bị đứt đoạn và luận đề không được hoàn toàn sáng rõ - Sự sắp xếp các luận điểm còn chưa thật hợp lí . Có thể sắp xếp lại hệ thống luận điểm trên như sau : Câu a) -> câu c) -> câu e) -> câu b) -> câu d). Câu 2: Trình bày luận điểm a. Trong những câu được dẫn, câu (3) hay hơn cả vì thể hiện được tình cảm, cảm xúc. b. Cách sắp xếp các luận cứ theo trình tự trong sách đã thể hiện tính lô-gíc, chặt chẽ : Ba câu đầu là hệ thống lập luận theo hướng thuận: - Câu (1) nêu một vấn đề về tương lai, trong đó trình độ khoa học – kỹ thuật và văn hoá - nghệ thuật ngày một nâng cao. - Câu (2) xác định vai trò của tri thức trong xã hội đó. - Câu (3) được suy ra từ câu (2) : muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập. - Câu (4) là một kết luận có tính tất yếu và giàu sức thuyết phục. c. Cách kết đoạn như của bạn ("Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ?") có những đặc điểm : - Cách viết đó tạo ra một giọng điệu tinh nghịch (thậm chí hơi suồng sã), điều đó có thể làm giảm tính thuyết phục của đoạn văn. - Để kết luận được như vậy, cả bài văn cũng phải có một giọng điệu tương tự thì mới phù hợp. d. Nếu kết luận theo hướng trên (câu chủ đề ở cuối đoạn) thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp. Câu 3: Trình bày các luận điểm chủ yếu đã được chuẩn bị ở nhà. Câu 4: Với luận điểm "Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống", có thể viết đoạn văn theo những luận cứ sau : - Sách là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại. Sách cung cấp cho ta những tri thức về hầu hết các lĩnh vực của đời sống. - Tiếp xúc với sách, con người có cơ hội tiếp xúc với toàn bộ kho tàng văn hoá của văn minh nhân loại. Đó là một phương tiện không gì thay thế được. 31
  32. - Bởi vậy, đọc sách là công việc vô cùng bổ ích mà qua đó, con người có thể không ngừng làm giàu vốn tri thức của mình. Đề 1. I. Mở bài: Có thể nói dân tộc VN đã trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, đó là một truyền thống rất đáng tự hào. Đất nước sống đời thái bình, no ấm chính là nhờ tài đức của các vị vua, các vị tướng sĩ văn võ song toàn như Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn. Họ là những người lãnh đạo anh minh suốt đời vì vận mệnh của đất nước. Qua hai văn bản "Chiếu dời đô" Lý Công Uẫn và văn bản "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn chúng ta sẽ làm sáng tỏ điều đó. II. Thân bài: Nhà Đinh, Lê "không noi theo dấu cũ Thương Chu" giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn. Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa! Trần Quốc Tuấn cũng vậy. Từ thực tế của việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một và thái độ của chúng hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược. Sang nước ta, quân Nguyên Mông "uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ", "đi lại nghênh ngang", bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc Vậy rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía bài học từ thất bại của cuộc xâm lược lần một và đang mưu mô cuộc chiến tranh ăn cướp lần hai. Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước. Họ "hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát", chơi cờ Ông cay đắng chỉ ra một điều tất yếu là khi giặc đến những thú vui ấy chỉ trở thành tai họa "cựa gà trống không đâm thủng áo giáp của giặc", "tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai", "mẹo đánh cờ không thể dùng làm mưu lược nhà binh" Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển. Lí Thái Tổ xác định nhiệm vụ hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư. Nhưng dời đô đến đâu? "Thành Đại La là nơi trung tâm trời đất,có thế rồng cuộn hổ ngồi lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta chỉ có nơi đây là thánh địa". Từ việc có ý thức sâu sắc ưu thế của 32
  33. thành Đại La đối với việc phát triển đất nước, Lí Thái Tổ đã có quyết định đúng đắn là thiên đô về mảnh đất văn hiến này. Trần Quốc Tuấn trên cương vị Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã khẳng định ý chí đánh giặc của toàn dân tộc đồng thời khuyên khích, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Ông khuyên quân sĩ phải biết "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội", phải biết ra sức tập luyện để sẵn sàng chiến đấu. Không chỉ vậy, ông còn soạn thảo "Binh thư yếu lược" làm sách lược cho binh sĩ tập luyện, rèn quân. II. Kết bài: Nêu suy nghĩ của bản thân em. Đề 2: I. Mở bài: - "Bàn luận về phép học" là một phần trong bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi cho vua Quang Trung để bàn bạc, tìm cách đổi mới cho phương thức học tập thời bấy giờ. Văn bản nghị luận này không chỉ có giá trị đương thời mà còn ảnh hưởng đến cách học của chúng ta sau này. - Học phải đi đôi với hành. Học phải kết hợp với hành là luận điểm tiến bộ trong bài tấu mà ngày nay chúng ta còn làm theo. - Vậy giữa học và hành có quan hệ như thế nào? Chúng ta cần làm rõ vấn đề trên. II. Thân bài: 1. Giải Thích: - Học: là hoạt động của trí óc dễ tiếp thu những cái mới, những điều chưa biết, học còn là bắt chước những cái hay, cái đẹp của người khác. - Hành: là thực hành, là ứng dụng những gì đã học. Tác giả khuyên học phải có hành, nghĩa là học và hành phải đi đôi với nhau. Không thể học mà không đi đôi với hành và ngược lại: hành mà không học. 2. Tại sao học lại phải đi đôi với hành? - Nếu học chỉ để nhồi nhét 1 mớ kiến thức, sách vở vào đầu thì có ích lợi gì nếu không biết đem những điều đã học ra áp dụng. Học mà không hành như vậy thật là vô ích. Phải biết đem cái học áp dụng vào thực tế thì cái học ấy mới có giá trị. Ngược lại: chỉ hành mà không học theo kiểu: "Trăm hay không bằng hay quen" thì rõ ràng là cực đoan và nguy hiểm. Hành mà không học thì làm sao biết được đầy đủ kiến thức về sự vật, sự việc ấy đễ ứng phó trong mọi trường hợp, mọi lĩnh vực. - Hành mà không học thì chỉ là sự mò mẫn chẳng khác nào người đi trong đêm tối. Vừa mất thời gian, vừa hỏng việc. 33
  34. - Rõ ràng kiến thức không phải tự nhiên mà có, tất cả là từ những kinh nghiệm quý báu đã được rút ra từ thực tiễn, có giá trị đúng đắn và được nhiều người chấp nhận. Cho nên hành không thễ không học. ý thức được điều này, ông cha ta thường xuyên "học hành, học hỏi, học tập". - Học, hỏi, hiểu, hành là phương trâm mà mọi người cần hướng tới và làm theo nó. 3. Tác dụng: - Phải gắn liền học và hành. Cần hiểu hành ở đây không chỉ là những bài tập áp dụng trong sách vở mà hành còn là những điều đã học phải đem ra áp dụng vào thực tế cuộc sống. VD: 1 kỹ sư học lý thuyết trong trường, khi về công xưởng anh ta phải biết áp dụng những điều đã học vào thực tế sản xuất, vào cuộc sống. - Học đễ cung cấp kiến thức cho thực hành, giúp cho thực hành dễ dàng hơn. - Học đễ đem áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Hành còn củng cố, hoàn chỉnh cho học. Là học sinh còn ngồi ghế nhà trường phải biết áp dụng tốt phương trâm học này đễ việc học ngày càng đạt kết quả tốt hơn. Lời khuyên này còn có tác dụng chỉ ra con đường học tập đúng đắn, nhất là đối với 1 số người lười nhác, không chịu thực hành, chỉ muốn rập khôn theo lý thuyết. III. Kết bài: - Tóm lại qua tư tưởng tiến bộ, Nguyễn Thiếp đã chỉ cho ta thấy được học và hành phải là 2 mặt đồng thời của 1 quá trình học tập. Không được coi nhẹ mặt nào, coi nặng mặt nào. - Bài học cho bản thân em về vấn đề nghị luận trên. Đề 3: I. Mở Bài: Nêu suy nghĩ của em về nhận định của M.Go-rơ-ki đã nói: "Hãy yêu sách " II. Thân Bài: Người đời thường nói: "Bộ lông làm đẹp con công, tri thức làm đẹp con người". Trong đời sống xã hội hiện nay, nếu không có tri thức thì sao? Con người có tồn tại và phát triển không? Sách báo, một nguồn thông tin để biết được mọi diễn biến xảy ra trong và ngoài nước đồng thời tiếp thu được các kiến thức lạ. Sách là nơi con người lưu trữ và truyền lại những kiến thức lịch sử. Sách có sức sống phi thường vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian. Chính vì vậy, cuộc 34
  35. sống nhờ có sách mà con người cảm thấy thế nào? (thoải mái,mở rộng tầm hiểu biết hay là nâng cao hơn). Sách bao giờ cũng mang đến cho ta nhiều điều mới mẻ. Sách có nhiều loại,nhiều đề tài khác nhau. Do đó nó giúp ta có gì? Đến với sách, ta có thể biết bất cứ gì xảy ra trong đâu? Chẳng hạn sách lịch sử giúp ta hình dung những cuộc đấu tranh ác chiến thời vàng song của các triều đại. Sách và học thể hiện tài năng của nhiều nhà văn, cho ta biết thưởng thức thơ văn, bồi dưỡng tâm hồn, toán học lại khiến ta phải tư duy đầu óc Sách còn giới thiệu với ta nhiều kinh nghiệm, thành tựu về khoa học, nông công nghiệp và cả chính trị. Ngoài ra sách còn là hường dẫn viên đưa ta đến những danh lam thắng cảnh, kì quan thế giới. Tất cả đều dùng để khẳng định sách là nguồn kiến thức như thế nào? Nó dạy ta biết bao điều hay lẽ phải trong cuộc sống, giúp ta ngày một hoàn thiện bản thân nhân phẩm, đạo đức. Cho nên có thể nói sách là người bạn thân như thế nào? (hữu ích mang lại niềm tin yêu ). Sách không chỉ giúp mở mang kiến thức mà con đem đến nguồn hạnh phúc, sự thanh thản cho tâm hồn. Do vậy, câu nói của M.Go-rơ-ki rất đúng đắn Bên cạnh mặt tốt luôn có cái xấu. Vì vậy, cần phải biết chọn sách phù hợp với lứa tuổi của mình. Mục đích của chúng ta khi đọc sách là gì? (giải trí một cách lành mạnh, thêm kiến thức ). Nhưng coi sách cũng có khi là cách tự học nên phải đọc sách đúng lúc, đúng chỗ. Tuy nhiên không phải lúc nào củng đọc như con mọt sách hay đọc để rồi không còn thực tế chàng Đôn-ki-hô-tê. Chúng ta cần sắp xếp hợp lí về thời gian đọc sách đúng cách, biến kiến thức của sách thành của riêng mình. Nó sẽ là người bạn tốt cho ai biết nâng niu,trân trọng và học hỏi. Kiến thức còn giúp cho XH văn minh thoát khỏi nền lạc hậu. Một XH chú trọng nhiều đến tài trí thì sẽ có nhiều nhân tài. Một đất nước có nhiều đội ngũ KH thì sẽ có những phát minh máy móc hiện đại tân tiến. Cho nên kiến thức là con đường sống của mọi người. Đó là con đường của ước mơ và hy vong, biết hướng về tương lai bằng niềm tin tự khám phá mình để hoàn thiện nhân cách của mình. Vì thế nếu không có sách con người sẽ sống trong tối tăm, dốt nát, mất tự do. 35
  36. III. Kết Bài: Quả thật câu nói của M.Go-rơ-ki là một lời khuyên chí tình.Sách rất quí nhưng không tự đến với con người mà con người phải tìm lấy sách để đọc. Ta phải đọc sách một cách ham mê và đọc với tinh thần chủ động,suy nghĩ,nghiền ngẫm. Đọc và làm theo sách sẽ giúp ta trau dồi,nâng tầm hiểu biết của ta ngày một cao hơn. Sách đúng là kho tàng trí tuệ của nhân loại là giá trị vô giá của loài người. I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Câu 1: Về cách đặt tên chương, tên các phần của tác giả. - Cái tên "thuế máu" đã vạch trần tính chất dãn man của một loại thuế đặc biệt mà thực dân Pháp đánh vào dân thuộc địa: Thuế máu. Nó gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, bao hàm lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác ghê tớm của chính quyền thực dân. - Trình tự và cách đặt tên các phần trong chương gợi lên quá trình lừa bịp, bóc lột đến cùng kiệt thuế máu của bọn thực dân cai trị. Câu 2: a. So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở thời gian trước với khi cuộc chiến xảy ra. - Trước chiến tranh, họ bị xem là giống người hạ đẳng, bị đối xử và đánh đập như súc vật. - Khi cuộc chiến tranh bùng bổ, lập tức họ được các quan cai trị tâng bốc vỗ về, được phong cho những danh hiệu cao quý. Điều ấy nói lên thủ đoạn lừa bịp bị ổi của chính quyền thực dân để bắt đầu biên họ thành vật hi sinh b- Họ phải đột ngột xa gia đình, quê hương vì những mục đích vô nghĩa, vì những vinh dự hão huyền. - Họ bị biến thành những vật hi sinh cho lợi ích của bọ cầm quyền. Cuối đoạn, tác giả còn nêu ra con số chính xác về sự hi sinh của những người bản địa cho những mục đích xấu xa của thực dân (Tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa). Câu 3: a. Các thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân: - Tiến hành lùng ráp, vây bắt và cưỡng bức người ta phải đi lính. 36
  37. - Lợi dụng chuyện bắt lính mà dọa nạt, xoay xở kiếm tiền đối với những nhà giàu. - Sẵn sàng trói, xích, nhốt người ta như nhốt súc vật, sẵn sàng đàn áp dã man nếu như có chống đối. b. Chiêu bài "tình nguyện" hay chính là những trò bịp bợm của bọn cầm quyền. Câu 4: Kết quả của sự hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh: - Chiến tranh kết thúc cũng là lúc những lời hứa trước đây của các ngài cũng tự dưng biến mất. - Bộ mặt lừa bịp của bọn thực dân được bộc lộ trắng trợn khi bọn chúng cướp hết những của cải mà người lính mua sắm được, đánh đập họ vô cớ hay đối xử với họ như súc vật vậy. - Bỉ ổi hơn, nhằm vơ vét cho đầy túi, bọn thực dân còn cấp cả môn bài bán lẻ thuốc phiện cho thương binh người Pháp hay vợ con của tử sĩ người Pháp Câu 5 a. Ba phần của chương Thuế máu được bố cục theo trình tự thời gian : trước, trong và sau khi xảy ra cuộc chiến tranh thế giới 1914 – 1918.Với cách sắp xếp này bộ mặt giả nhân giả nghĩa trơ trẽn, bản thuế máu được phơi bày toàn diện, triệt để. b. Nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả thể hiện chủ yếu qua các phương diện sau : - Xây dựng một hệ thống hình ảnh sinh động, giàu tình cảm và sức mạnh tố cáo. Giọng điệu trào phúng đặc sắc: + Giọng điệu giễu cợt, mỉa mai (chú ý đùng một cái", "ấy thế mà"). Câu 1: Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích là quan hệ trên - dưới: - Người cô ở vai trên - Hồng là vai dưới. Câu 2: - Cách xử sự của người cô không phù hợp với quan hệ ruột thịt. - Đáng chê trách ở chỗ: gieo rắc vào đầu óc non nớt của Hồng những điều xấu xa bịa đặt để Hồng ghét bỏ mẹ. Câu 3: Những chi tiết cho thấy nhân vật Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ thái độ lễ phép - Nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. 37
  38. - Tôi lại im ặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay. - Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹ ứ khóc không ra tiếng. Hồng phải làm như vậy vì người tham gia hội thoại với Hồng là người cô. Vai xã hội là quan hệ trên – dưới trong gia đình, Hồng là phận làm cháu nên lời lẽ vẫn giữ được sự kính trọng với bà co của mình. II. Luyện tập Câu 1: - Những chi tiết thể hiện thái độ nghiêm khắc của Trần Quốc Tuấn: VD: Nay các ngươi nhìn chủ mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn, , đau xót biết chừng nào! - Những chi tiết thể hiện thái độ khoan dung của Trần Quốc Tuấn: + Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc để vét của kho có hạn. + Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa. Câu 2: a. Vai xã hội: - Lão Hạc: địa vị thấp nhưng tuổi tác cao hơn ông giáo - Ông giáo: địa vị xã hội cao nhưng tuổi ít hơn lão Hạc. b. - Ông giáo nói với lão Hạc bằng những lời an ủi rất thân tình (nắm lấy vai lão, mời lão uống nước, ăn khoai, hút thuốc). - Ông giáo xưng hô với lão Hạc là cụ, gọi gộp mình với lão là ông con mình (thể hiện sự kính trọng người già). Ông giáo còn xưng hô với lão Hạc là tôi (không coi mình là người có địa vị xã hội cao hơn). c. - Lão Hạc gọi người xưng hô với mình là ông giáo, thể hiện sự quý trọng với người có học: + Ông giáo dạy phải! + Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác. 38
  39. - Lão Hạc cũng dùng các từ như: chúng mình, nói đùa thế, những từ này thể hiện sự giản dị và thân tình trong mối quan hệ giữa lão Hạc và ông giáo. - Đoạn trích này cũng đồng thời cho thấy tâm trạng buồn và sự giữ ý của lão lúc này. Các chi tiết chứng tỏ điều đó như: lão chỉ cười đưa đà, cười gượng; lão thoái thác việc ăn khoai, không tiếp tục ở lại uống nước và nói chuyện tiếp với ông giáo. Những chi tiết này rất phù hợp với tâm trạng day dứt của lão Hạc sau khi lão bán chó. I. YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN Câu 1: Tìm hiểu văn bản "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" chúng ta thấy: a. Trong bài này có nhiều những từ ngữ và câu văn bộc lộ tình cảm Từ ngữ: muốn hòa bình, phải nhân nhượng, càng lấn tới, quyết tâm cướp nước ta, thà hi sinh, nhất định không, phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, thắng lợi nhất định thuộc về ta. - Câu văn (cảm thán): + Hỡi đồng bào toàn quốc! + Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Cách dùng từ ngữ của văn bản " Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Hồ Chí Minh và "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn giống nhau ở việc sử dụng nhiều từ ngữ và câu văn truyền cảm trong khi trình bày các vấn đề trong văn bản. b. Song hai văn bản này không phải là những bài văn biểu cảm, vì: chúng được viết ra nhằm mục đích chính là để nghị luận (kêu gọi, nêu quan điểm, chỉ ra lối sống đúng sai, ). Những yếu tố biểu cảm chỉ nhằm tăng thêm sức thuyết phục cho những ý kiến nêu ra trong văn bản nghị luận. c. Các câu cột 2 hay hơn các câu cột 1 vì trong câu văn cột 2 có nhiều những từ ngữ bộc lộ thái độ, tình cảm của người viết hơn. Vì thế chất văn giàu cảm xúc hơn. Câu 2: a. Khi viết một bài văn nghị luận, ngoài việc việc xây dựng luận điểm và lập luận cho bài văn, người viết còn phải thuyết phục người đọc tin vào những luận điểm và lập luận đó. b. Chỉ có tình cảm không thôi chưa đủ. Những tình cảm đó phải được bộc lộ qua những từ ngữ, câu văn, giọng điệu phù hợp c. Mặc dù yếu tố biểu cảm có ý nghĩa lớn lao như vậy nhưng không nên quá lạm dụng những yếu tố đó. II. LUYỆN TẬP Câu 1: Những yếu tố biểu cảm trong phần I - Chiến tranh và "Người bản xứ" được thể hiện trong hệ thống các từ ngữ đối lập nhau, hoặc mang tính chất mỉa mai, châm biếm. 39
  40. Những yếu tố đối lập. Những yếu tố biểu cảm đặc sắc đã làm tính mỉa mai, trào phúng của bài viết mạnh mẽ hơn và vì thế, làm tăng sức tác động và sự thuyết phục đối với người đọc, người nghe, giúp cho người đọc thấy rõ được bộ mặt thâm độc, giả nhân giả nghĩa cũng như âm mưu quỷ quyệt của thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân thuộc địa để làm bia đỡ đạn cho chúng trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa. Câu 2: Đoạn trích đã thể hiện: - Nỗi buồn của tác giả - một nhà giáo tâm huyết với nghề dạy học - trước tình trạng học tủ, học vẹt của học sinh. - Những dằn vặt, trăn trở của một nhà giáo trước một thực tế đáng buồn diễn ra trong đời sống giáo dục nước nhà trước đây. - Từ ngữ thể hiện thái độ, tình cảm được sử dụng nhiều: nỗi khổ tâm, đeo một cái "nghiệp", năm trời, không có lí do gì, như con vẹt, việc gì còn phải lôi thôi, bắt trẻ em ngày ngày phải đến trường, Câu 3: Chúng ta không nên học vẹt và học tủ. Vì đây không phải là lối học đúng đắn. Nó mang lạ hiệu quả kém cho người đọc. Học vẹt là học làu làu không suy nghĩ. Học tủ là chỉ học một vài bài dựa trên may, rủi mà thành công. Học vẹt, học tủ đem lại cho người đọc sự thiếu sót trong kiến thức, sự nghèo nàn trong học vấn. Người hay học vẹt, học tủ luôn thua sút các bạn. Sau này khi ra đời, họ sẽ không có kiến thức để góp phần xây dựng đời sống xã hội. Vì vậy, ngay từ bây giờ người học sinh phải tránh học vẹt và học tủ. Lời giải chi tiết 1. Tóm tắt ngắn gọn ba luận điểm chính mà Ru - xô đã trình bày thành ba đoạn trong văn bản để thuyết phục mọi người nếu muốn ngao du thì nên đi bộ. Trả lời: - Lập luận chính ở đoạn thứ nhất: đi bộ ngao du thì ta hoàn toàn được tự do, tùy theo ý thích, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai (gã phu trạm), bất cứ cái gi (giờ giấc, xe ngựa, đường sá ) - Sang đoạn thứ hai, lập luận chính: đi bộ ngao du thì ta sẽ có dịp trau dồi vốn tri thức của ta. - Đến đoạn cuối, lập luận chính của Ru-xô là đi bộ ngao du có tác dụng tốt đến sức khoẻ. Từ ba lập luận chính ấy thử đề xuất một cái nhan đề cho bài văn nghị luận này chính xác hơn cái nhan đề có phần chung chung: “Đi bộ ngao du". Phải chăng nhan đề đó có thế là “Lợi ích của đi bộ ngao du”? 2. Trình tự sắp xếp ba luận điểm chính có hợp lí không? Vì sao? 40
  41. Trả lời: Trật tự sắp xếp luận điểm là hợp lý. - Đối với Ru-xô tự do là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Ông luôn khao khát tự do. Ông cảm thấy tự do quý giá như thế nào từ khi còn nhỏ tuổi bị chủ xưởng chửi mắng, đánh đập rồi lại phải đi ở cho người ta để kiếm ăn (dẫn chứng lấy ở mục Những điều cần lưu ý). Suốt đời ông lại đấu tranh cho tự do chống lại chế độ phong kiến (dẫn chứng lấy ở mục Những điều cần lưu ý). - Ru-xô lại là người thuở nhỏ hầu như không được học hành. Ông rất khao khát kiến thức, cả đời ông phải nỗ lực tự học. Có lẽ vì thế nên lập luận trau dồi vốn tri thức, không phải trong sách vở mà từ thực tiễn sinh động của thiên nhiên được ông xếp ở vị trí thứ hai trong số các lợi ích của đi bộ ngao du. 3. Theo dõi các đại từ nhân xưng khi thì “ta” khi thì “tôi” trong bài để chứng minh rằng thực tiễn cuộc sống từng trải của bản thân Ru-xô luôn bổ sung sinh động cho các lí lẽ của ông khi ông lập luận. Trả lời: Tác giả dùng “ta” khi lí luận chung, tác giả xưng “tôi” khi nói về những cảm nhận và cuộc sống từng trải của riêng ông. Cũng có chỗ những trải nghiệm của cái "tôi" riêng tư ấy được thể hiện dưới dạng kể chuyện về Ê-min, người học trò của ông, tuy rằng Ê-min chỉ là một người học trò do ông tưởng tượng ra mà thôi. Nhờ sự xen kẽ giữa lí luận trừu tượng (gắn với "ta”) và những trải nghiệm của cá nhân tác giả (gắn với “tôi" nên áng văn nghị luận này không khô khan mà rất sinh động. 4. Qua bài này, em hiểu gì về con người và tư tưởng, tình cảm của Ru - xô? Trả lời: Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên (núi sông, đồng ruộng, cây cối, hoa lá, không thấy ông nói đến các loài vật). ⟹ Đây là bóng dáng tinh thần của Ru-xô. Bóng dáng ấy hiện lên khá đậm nét trong bài Đi bộ ngao du và đó là nét đặc biệt của bài văn nghị luận này. 1. Lượt lời trong hội thoại. Câu 1: Dùng cách đếm để tự kiểm tra số lượt lời của chú bé Hồng (2 lần) và người cô (6 lần). Câu 2: Trong đoạn thoại, chú bé Hồng đáng lẽ được nói thêm hai lần nhưng cậu im lặng không nó. Câu 3: Hồng không cắt lời cô khi bà nói những điều mà cậu không muốn nghe vì cậu ý thức được vai nói của mình (vai dưới, không được xúc phạm hay thốt ra những lời bất kính với người trên). 2. Luyện tập. Câu 1: Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, ta thấy: 41
  42. - Trong cuộc thoại, người nói nhiều nhất là cai lệ và chị Dậu; người nhà lí trưởng nói ít hơn - Trong cuộc thoại này, nhân vật cai lệ có lần đã cắt lời người khác trong khi giao tiếp. - Xét về vai xã hội: Chị Dậu từ vai dưới (xưng cháu, gọi cai lệ là ông) chuyển lên vai ngang bằng, có ý kháng cự (xưng tao, gọi cai lệ là mày); giọng cai lệ hống hách, cửa quyền,giọng của người nhà lí trưởng có vẻ nhẹ nhàng, dè dặt hơn. Cách xưng hô của các nhân vật cũng thể hiện rất rõ tính cách của các nhân vật: - Chị Dậu yêu thương chồng con, đảm đang, mạnh mẽ; - Cai lệ hung hăng, ngạo mạn khinh người, - Người nhà lí trường nịnh bợ, khúm núm với tên cai lệ; nhưng lại lên mặt với chị Dậu. - Anh Dậu luôn sợ sệt, ngại va chạm, né tránh việc xô xát với người khác, nhất là người có máu mặt. Câu 2: a. Trong đoạn thoại, lúc đầu, Cái Tí nói rất nhiều (bằng giọng hồn nhiên) còn chị Dậu chỉ im lặng. Nhưng sau đó, cái Tí nói ít hẳn đi, ngược lại chị Dậu lại nói nhiều hơn. b. Cách miêu tả của nhà văn như vậy là rất phù hợp với sự phát triển tính cách của các nhân vật: Cái Tí, khi chưa biết mình bị bán, nó nói chuyện rất hồn nhiên, vô tư nhưng sau đó, khi biết mình bị bán, nó sợ hãi đau buồn và nói ít hẳn đi. c. chị Dậu thì càng xót xa hơn khi phải bán đi đứa con vừa đảm đang lại vừa ngoan ngoãn. Trong khi đó, nỗi bất hạnh dồn xuống đầu cái Tí và sự tuyệt vọng của nó như càng nặng nề thêm. Câu 3: Nhân vật "tôi" trong câu chuyện "Bức tranh của em gái tôi" im lặng vì cậu ta vừa ngạc nhiên, vừa hãnh diện vì cách ứng xử của cô em gái nhưng cũng lại vừa xấu hổ vì sự không phải của mình trước đây. Câu 4: Cả hai nhận xét trên đều đúng nhưng mỗi nhận xét đúng trong một hoàn cảnh khác nhau. - Câu: Im lặng là vàng đúng trong trường hợp cần giữ bí mật, im lặng để tôn trọng người khác khi họ nói, - Còn sự im lặng trước những sai trái, bất công (theo lời thơ của Tố Hữu) thì đó là sự im lặng dại khờ, hèn nhát. 1. Chuẩn bị ở nhà. 2. Luyện tập trên lớp Câu 1: Cách sắp xếp các luận điểm còn lộn xộn, chưa thật hợp lí. Đây là chỉ là sự liệt kê luận điểm, chưa phải là sự sắp xếp luận điểm. Hơn nữa, các luận điểm này chưa thể hiện rõ đâu là luận điểm chính (ý lớn), đâu là luận điểm phụ (ý nhỏ). Có thể sắp 42
  43. xếp các ý đã có trong bài tập lại và đưa thêm một số nội dung để lập thành một dàn bài với những nội dung lớn như sau. * Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn bạc: ích lợi của những chuyến tham quan, du lịch dối với học sinh * Thân bài: Nêu những luận điểm và lập luận để khẳng định những lợi ích của tham quan, du lịch. Cụ thể: - (1) Mở rộng tầm hiểu biết cho mỗi cá nhân + Hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong nhà trường. + Hơn thế nữa, tham quan, du lịch còn giúp ta hiểu được cả những điều chưa được nói đến trong sách vở, chưa được nghe các thầy cô giáo giảng dạy trên lớp. - (2) Bồi dưỡng về tình cảm + Hiểu và yêu mến hơn vẻ đẹp của thiên nhiên, quê hương đất nước. + Hiểu và yêu hơn những vẻ đẹp của lao động sáng tạo. + Nhận rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước cũng như nhiệm vụ của bản thân mình trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - (3) Là hình thức vui chơi giải trí bổ ích + Tham quan, du lịch là một trong những hình thức thư giãn, vui chơi giải trí đem lại nhiều niềm vui cho mọi người + Giảm bớt sự căng thẳng sau những ngày học tập vất vả. + Là điều kiện để các bạn trong lớp sống gần gũi, thông cảm và gắn bó với nhau hơn. - (4) Tăng cường sức khoẻ cho mọi người * Kết bài: Khẳng định những ích lợi to lớn của tham quan và du lịch đối với học sinh nói chung và đối với bản thân nói riêng. Câu 2: a. Trong đoạn văn Đi bộ ngao du, sau khi nêu ý chính ("Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du ấy"), Ru-xô đã vận dụng cả hai phương thức trực tiếp và gián tiếp để đưa các yếu tố biểu cảm vào bài: - Gián tiếp: nêu các yếu tố đối lập (ngồi trong cỗ xe tốt, chạy rất êm >< đi bộ, luôn vui vẻ, khoan khoái). - Trực tiếp biểu lộ cảm xúc qua các cụm từ: Ta hân hoan biết bao, ta sung sướng biết bao, Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! 43
  44. b. Luận điểm "Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta nhiều niềm vui" có thể gợi cho chúng ta nhiều cảm xúc: - Muốn được hít thở bầu không khí thoáng đãng, trong lành. - Muốn được khám phá thới giới tự nhiên, xã hội, tìm hiểu những vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người. - Niềm vui được hoà nhập với thiên nhiên, xã hội. - Khát vọng cống hiến cho Tổ quốc nhiều hơn c. Trong đoạn trích (SGK Ngữ văn 8 tr 109), những cảm xúc được thể hiện khá rõ qua nhiều thủ pháp, nổi bật lên trong đó là những thủ pháp miêu tả, kể chuyện được đan xen, phối hợp với một giọng văn nhẹ nhàng nhưng khá truyền cảm. Tuy vậy, khi viết văn, mỗi người có một giọng điệu, một cách viết riêng. Bởi vậy, hoàn toàn có thể thêm vào các yếu tố biểu cảm, thậm chí thay đổi trật tự các câu văn cho phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của mình. Câu 3: Bài làm Mỗi bài thơ là mỗi một dòng tâm sự của nhà thơ, là một bức tranh thiên nhiên đẹp được cảm nhận qua cặp mắt tươi non và mõi bức tranh là 1 nét chấm phá riêng, nhưng luôn thể hiện được tình cảm đối với thiên nhiên của tác giả, và đặc biệt hơn, đó là tình cảm đối với quê hương sâu đậm ẩn chưuá trong mõi tác phẩm, qua những hình ảnh thiên nhiên. Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. (Cảnh khuya) Tiếng suối, ánh trăng, bóng lồng hoa, ngập tràn trong thơ Bác là nhưũng hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, cảm nhận dứoi con mắt của mọt con người lạc quan, và ẩn dứoi đó là một tinh thần yêu nước: "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". "Muốn đạp tan phòng hè ôi" - Người tù cách mạng muốn thoát khỏi cái cảnh tù túng, đi đến với tự do, muốn sống để chiến đấu vì Tổ Quốc, bởi qua sngột ngạt trong cảnh tù túng, nhưng đâu chỉ có cái cảm giác ngột ngạt muốn đạp tan phòng, trước đó là một tâm hồn cảm với thiên nhiên, yếu thiên nhiên và mượn tiếng tu hú để nói lên nỗi lòng mình - người chiến sĩ cách mạng. Và hiện lên là chất muối nồng mặn trong từng câu của Quê Hương - Tế Hanh yêu quê, nhớ đến từng hình ảnh con người vùng biển chất phác, tình cảm quê hương thấm dần trong lòng nhà thơ, và giờ đây ta cảm nhận được vương vấn đâu đây trong thơ tế Hanh là chất muối mặn nồng tình người dân vùng biển. 44
  45. Luôn là thiên nhiên, và luôn là tình yêu quê hương đất nước - đó là chủ đề luôn mới trong mỗi bài thơ được viết nên. I. Lựa chọn trật tự từ trong câu. 1. Nhận xét chung. Câu 1: Có thể thay đổi câu in đậm theo các cách sau: - Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ. - Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất. - Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ thét. - Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét. - Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét. - Thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất. Câu 2: Tác giả chọn trật từ từ như câu trên là để đảm bảo sự liên kết với các câu trước và sau câu đó Câu 3: Có thể rút ra nhận xét: mỗi trật tự từ sẽ cho một hiệu quả biểu đạt ý khác nhau. 2. Một số tác dụng của sự lựa chọn, sắp xếp trật tự từ - Trong ví dụ a, trật tự từ trong cả hai phần in đậm đều thể hiện thứ tự trước sau của các hành động. - Trong ví dụ b, trật tự từ trong phần in đậm thứ nhất thể hiện thứ bậc cao thấp của các nhân vật. Câu 2: Trong những cách đã cho, cách (a) gợi âm hưởng, tiết tấu, nhịp điệu hay hơn, và nhấn mạnh ý nghĩa của tre hơn. Câu 3: Việc lựa chọn trật tự từ trong câu không làm thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu. Nó có tác dụng đem lại cho câu một ý nghĩa bổ sung nào đó. 3. Luyện tập a. Trật tự từ được sắp xếp theo thứ tự xuất hiện của các vị anh hùng trong lịch sử b. - Cụm từ Đẹp vô cùng được đặt lên trước hô ngữ Tổ quốc ta ơi để nhằm nhấn mạnh niềm vui trước sự rạng ngời, tươi đẹp của non sông sau ngày giải phóng. - Trong khi đó, từ hò ô được đảo lên trước tiếng hát để hiệp vần với từsông Lô trước đó nhằm tạo ra âm hưởng kéo dài, gợi ra sự mênh mông của sông nước. 45
  46. c. Cụm từ Mật thám và đội con gái được nhà văn Nguyễn Công Hoan xếp lên đầu hai vế của câu in đậm là để cho nó tương ứng với trình tự xuất hiện của những từ này ở câu trên. 1. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận Câu 1: - (a) Phương thức biểu đạt: kể - (b) Phương thức biểu đạt: miêu tả - Đoạn (a) không phải là văn bản tự sự hay đoạn (b) không phải là văn bản miêu tả vì mục đích chính của tác giả là vạch trần, tố cáo tội ác, sự giải dối, bịp bợm của thực dân Pháp trong cái gọi là chế độ lính tình nguyện. Câu 2: a. Ở văn bản trích "Người anh hùng làng Gióng": - Yếu tố tự sự: + Là những chi tiết kể lại chuyện mẹ chàng Trăng nằm mơ, đẻ ra chàng và chuyện chàng giết tên bạo chúa rồi biến vào mặt trăng. + Là những chi tiết kể lại chuyện nàng Han đánh giặc ngoại xâm và sau đó là hóa ra tiên, tắm rửa rồi về trời. - Yếu tố miêu tả: + Mơ thấy thỏ trắng nhảy qua ngực + Chàng không nói, không cười, chỉ thích chơi khiên đao. + Chàng cưỡi ngựa đá khổng lồ. + Biến vào mặt trăng để đêm đêm soi xuống dòng thác Pông-gơ-nhi những vầng sáng bạc. b. Tác giả không kể đầy đủ, cặn kẽ toàn bộ hai truyện Chàng Trăng và Nàng Han mà chỉ nhấn vào một số chi tiết cụ thể vì: + Kể và tả chỉ đóng vai trò phụ, không phải là mục đích chính của văn bản này. + Mục đích chính của văn bản là nhằm khẳng định các dân tộc anh em trên đất nước chúng ta đã sáng tạo ra muôn vàn truyện anh hùng đẹp Câu 3: Khi đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào văn nghị luận ta cần chú ý: + Không dùng tràn lan các yếu tố miêu tả, tự sự. Bởi lẽ đây không phải là mục đích của văn bản nghị luận. + Chỉ dùng với mục đích làm sáng tỏ luận điểm, làm nổi bật luận điểm. 46
  47. 2. Luyện tập Câu 1: Những yếu tố tự sự và miêu tả có trong đoạn nghị luận là: - Yếu tố tự sự: Sắp trung thu , Mười mấy ngày qua của bộ mặt nhà giam , Đêm nay rất đẹp - Tác dụng: Giúp người đọc hiểu rõ hơn về hoàn cảnh sáng tác bài thơ và những tâm trạng của nhà thơ trong đêm trăng. - Yếu tố miêu tả: Bỗng đêm nay trăng sáng quá chừng. Trong suốt, bao la, huyền ảo, vỗ về. Ngay bên cửa sổ, lồng trong bóng cây , Nó ăm ắp, tình tứ, nó rạo rực, nó muốn yêu, muốn thưởng thức, muốn chan hòa, muốn giãi bày, muốn bộc lộ, - Tác dụng: Giúp người đọc hiểu được khung cảnh của đêm trăng và tâm hồn phơi phới của thi nhân. Câu 2: - Cần vận dụng yếu tố miêu tả để tả vẻ đẹp của hoa sen, yếu tố tự sự có thể kể lại một kỉ niệm hoặc một tình huống khi gặp loài hoa này. - Tác dụng: Làm cho bài văn nghị luận (nêu ý kiến) được rõ ràng, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục cao hơn. 1. Đọc hiểu văn bản. Câu 1: Lớp kịch này được chia làm 2 cảnh: - Ông Giuốc-Đanh và phó may. - Ông Giuốc-Đanh và thợ phụ. Cảnh trước trên sân khấu xuất hiện bốn nhân vật (ông Giuốc đanh và một gia nhân, bác phó may và tay thợ phụ mang bộ lễ phục). Cảnh sau xuất hiện thêm bốn tay thợ phụ nữa. Câu 2: Cảnh 1: Ông Giuốc-Đanh và bác phó may: - Hai nhân vật: - Ông Giuốc-Đanh (trưởng giả, ngu dốt nhưng cố tình muốn trở thành tầng lớp quý tộc). - Bác phó may (láu cá, ăn bớt tiền của Giuốc-Đanh còn ngụy biện, biến báo, ranh mãnh) - Bộ lễ phục chật, may hoa ngược, bít tất lụa và đôi giày chật. => Ông Giuốc-Đanh là người thích ăn diện, muốn làm sang để tỏ vẻ người quý phái nhưng mê muội, ngu dốt, quê kệch, học đòi làm sang. Câu 3: 47
  48. => Ông Giuốc-Đanh vô cùng háo danh, ưa nịnh, khao khát được làm quý tộc. Còn tay thợ phụ thì ranh mãnh, khéo nịnh hót để moi tiền. Câu 4: Sự chênh lệch, mất cân xứng giữa nội dung và hình thức, giữa cái bên trong và bên ngoài là nguyên tắc cơ bản để nhà văn tạo ra cái hài. Ở lớp kịch này cũng vậy, Mô-li-e đã xây dựng một nhân vật hài kịch bất hủ khi tạo ra sự khập khiễng, bất hoà giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn và cái sang trọng học đòi ở nhân vật ông Giuốc-Đanh, với hàng loạt các tình tiết gây cười,qua đó nhà văn chế giễu thói học đòi làm sang vẫn thường thấy trong xã hội. Câu 1: a. Trật tự liệt kê được tác giả sắp xếp theo: - Thứ tự trước sau của các khâu trong công tác vận động quần chúng b. Trật từ từ của các hoạt động trong đoạn văn này lại được sắp xếp theo trật tự chính – phụ của công việc hàng ngày mà mẹ chú bé Hồng làm. Câu 2: Trong tất cả những trường hợp đã cho, cụm từ in đậm được đặt ngay ở đầu câu là để liên kết với những câu trước đó (liên kết bằng cách lặp). Câu 3: a. Việc đảo trật tự từ trong hai câu ba và bốn của bài thơ nhằm nhấn mạnh sự vắng vẻ, hoan sơ của cảnh Đèo Ngang. Trong khi đó, ở hai câu tiếp, việc đảo trật tự từ hướng vào khắc sâu tâm trạng cô đơn, buồn nhớ của nhân vật trữ tình. b. Việc đảo trật tự từ trong câu thơ này đã làm hiện lên vẻ đẹp và sự kì vĩ của người lính trong buổi hoàng hôn. Câu 4: a. Tôi thấy một anh Bọ Ngựa trịnh trọng tiến vào. b. Tôi thấy trịnh trọng một anh Bọ Ngựa tiến vào. - Hai câu khác nhau ở phần bổ ngữ (phần sau của động từ thấy). Câu 5: Sở dĩ tác giả sắp xếp theo trình tự: xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm là vì: - Phản ánh những phẩm chất cao quý của cây tre theo đúng trình tự được miêu tả trong bài văn. - Đi từ phẩm chất bên ngoài, hình thức dễ thấy vào phẩm chất bên trong, khó thấy. Câu 6: Có thể lựa chọn một trong hai luận điểm đã cho để tạo lập đoạn văn. Sau đó kiểm tra lại cách sắp xếp trật tự từ trong một vài câu. Thử suy nghĩ và thay đổi xem còn cách viết nào hay hơn những câu mà mình mới hoàn thành hay không. 1. Chuẩn bị ở nhà. 48
  49. 2. Luyện tập trên lớp. a) Định hướng làm bài. "Trang phục và văn hoá" là một đề tài mở, không bị giới hạn bởi những yêu cầu, định hướng. Tuy nhiên, điều đó cũng có thể gây cho người viết nhiều khó khăn trong việc lựa chọn và sắp xếp luận điểm. Nếu không xác lập được một hệ thống chặt chẽ, bài văn sẽ rơi vào tình trạng lan man, dàn trải. Có thể dựa theo gợi ý trong sách giáo khoa để cụ thể hoá đề văn đó thành tình huống xác định, bao gồm hiện tượng và nêu quan điểm, chính kiến : - Hiện tượng: một số bạn đua đòi ăn mặc, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, hoàn cảnh gia đình và truyền thống văn hoá của dân tộc. - Nêu quan điểm, bày tỏ thái độ của bản thân trước hiện tượng đó. b) +c) Xác lập và sắp xếp hệ thống luận điểm Trong số những luận điểm sách giáo khoa gợi ý, có những luận điểm không phù hợp, cần phải lược bỏ (ví dụ như luận điểm d). Những luận điểm còn lại cũng mới chỉ là sự liệt kê, chưa được sắp xếp theo một trình tự hợp lý. Bởi vậy, sau khi lược bỏ những luận điểm không cần thiết và bổ sung thêm một số ý chi tiết, có thể xác lập một hệ thống luận điểm như sau : - Luận điểm 1: Gần đây, cách ăn mặc của bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa. - Luận điểm 2: Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành người "văn minh", "sành điệu". - Luận điểm 3: Việc chạy theo các "mốt" ăn mặc ấy có nhiều tác hại : + Làm mất thời gian + Ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập + Gây tốn kém cho cha mẹ - Luận điểm 4: Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại, nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc, với lứa tuổi và hoàn cảnh sống. d) Vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn Sau khi có được một hệ thống luận điểm như trên, người viết sẽ tìm các yếu tố tự sự, miêu tả để đưa vào, làm tăng sức thuyết phục của các luận điểm. Ví dụ như đoạn nói về hiện tượng "một số bạn đua đòi ăn mặc", có thể miêu tả các bạn đó ăn mặc lố lăng, kệch cỡm như thế nào, có thể kể ra một sự kiện nào đó mà việc ăn mặc không phù hợp ấy đã gây phản cảm cho người chứng kiến. Hoặc trong phần trình bày quan 49
  50. điểm, thái độ, có thể dẫn lời của một người nào đó (thậm chí là câu nói nổi tiếng của một danh nhân) để cho lập luận của bài văn tăng thêm sức thuyết phục. I CHUẨN BỊ Ở NHÀ Câu 1: Các văn bản nhật dụng ở lớp 8 đề cập đến những vấn đề: - Môi trường: Thông tin về trái đất năm 2000 - Dân số: Bài toán dân số - Bài trừ tệ nạn thuốc lá: Ôn dịch thuốc lá Câu 2: Tự chọn một trong những vấn đề trên để phản ánh một khía cạnh nào đó của vấn đề ngay chính trên quê hương mình. Có thể viết về nạn nghiện game online: "Dạo một vòng quanh các tuyến đường Tuyên Quang, Nguyễn Du, Từ Văn Tư (Phan Thiết), chúng tôi thấy có khá nhiều điểm kinh doanh internet. Hầu như vào thời điểm tan học và các ngày nghỉ, nhiều em học sinh không về nhà ngay mà "la cà" vào các tiệm internet. Hình ảnh những cậu học trò trên người vẫn còn mặc nguyên bộ đồng phục học sinh mắt dán lên màn hình, miệng văng tục, tay cầm điếu thuốc lá khua lia lịa trên bàn phím nhìn rất phản cảm. Nhiều học sinh vừa ăn, uống vừa chăm chú chơi game online, người chơi thắng thì hò hét vì "hạ" được đối thủ, kẻ thua cuộc thì chửi thề rồi tìm cách "bắn, giết" lại đối phương. Chuyện học sinh bỏ học chơi game bây giờ không chỉ có ở các em cấp 2, cấp 3 mà nhiều em mới học tiểu học đã hình thành thói quen xấu đó. Từ mê game, nghiện game bạo lực, nghỉ học nhiều, các em còn sa vào con đường phạm tội như ăn cắp vặt, lấy đồ vật trong gia đình đem bán Một học sinh thường xuyên "cắm chốt" ở tiệm internet cho biết: "Học xong, em ra đây ngồi luôn. Em đang đấu với đối thủ mạnh lắm, về thì uổng vì ít khi có đối thủ ngang tầm, mà ngừng phút nào là bị tụt hạng ngay". Theo tìm hiểu của chúng tôi, bên trong các tiệm internet đều bán thức ăn, nước giải khát, thẻ game để phục vụ các game thủ chơi cả ngày và đêm. Để hạn chế những tác động xấu của game online trong một bộ phận giới trẻ hiện nay, rất cần sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. Cha mẹ cần quan tâm, nhắc nhở con cái thường xuyên, hướng con cái tham gia các hoạt động thể chất, luyện tập thể dục thể thao và các hình thức giải trí lành mạnh. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, để kịp thời chấn chỉnh và xử lý những cơ sở vi phạm về quản lý internet, nhằm ngăn chặn mối nguy hại từ game online". 1. Phát hiện và chữa các lỗi logic. a. - Chữa lại: Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và các vật dụng sinh hoạt khác. 50
  51. b. - Chữa lại. + Trong thanh niên nói chung và trong tầng lớp sinh viên nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công. + Niềm say mê trong bóng đá, trong bầu nhiệt huyết của thanh niên là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công. c. - Chữa lại: "Lão Hạc" của Nam Cao, "Bước đường cùng" của Nguyễn Công Hoan, "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố đã giúp [ ]. d. Sửa: Em muốn trở thành một kĩ sư hay bác sĩ? e. Lỗi sai giống câu d: Nghệ thuật bao chứa ngôn từ. Sửa: Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sâu sắc về nội dung tư tưởng. g. Sửa: Trên sân ga chỉ còn lại hai người. Một người cao thì gầy, còn một người thì lùn và béo. h. Sửa: - Chị Dậu rất cần cù, chịu khó và hết mực yêu thương chồng con. - Chị Dậu rất nhân hậu, thủy chung nên chị rất mực yêu thương chồng con. i. Sửa: - Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ xưa thù phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể xứng đáng với tám chữ vàng Bác Hồ trao tặng. Đó là "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang". - Nếu như không phát huy cao độ những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ xưa thì phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể đạm đương được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó. k. Sửa: Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe của chính mình, vừa gây hại cho sức khỏe của những người xung quanh. Câu 2: Có thể lấy một số ví dụ của việc viết câu sai sau đây. Các em học sinh thử chữa lại cho đúng: - (1) Thực tế khách quan cho thấy: thành công chỉ có thể có qua những lần rút kinh nghiệm, khắc phục từ những thất bại bước đầu. (2) Vì trong trào "ba đảm đang" đang phát triển sôi nổi khắp nơi, nên chị em phụ nữ của chúng ta đã đóng góp rất nhiền thành tích to lớn vào công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, xây dựng Tổ quốc giàu mạnh. - (3) Tác phẩm "Tắt đèn" tác giả đề cập đến nhiều vấn đề ở nông thôn Việt Nam và cái đói của gia đình chị Dậu. 51
  52. Lời giải chi tiết Bác Hồ kính yêu đã dành cho thế hệ trẻ Việt Nam bao tình cảm thiết tha sâu nặng. "Ai yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh?". Tình yêu đằm thắm ấy được biểu hiện qua nhiều bức thư Bác gửi các cháu nhân ngày khai trường hoặc Tết trung thu: "Trung thu trăng sáng như gương, Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng". Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám, Hổ Chủ tịch có viết: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Hơn nửa thế kỉ trôi qua, trên đất nước Việt Nam yêu quý của chúng ta đã có bao đổi thay lớn lao, bao biến cố lịch sử trọng đại, nhưng câu nói của Bác vẫn sáng ngời giá trị giáo dục và khích lệ tuổi trẻ trên mọi miền Tổ quốc. Ý tưởng sâu sắc của Bác Hồ được diễn đạt bằng một câu văn giàu hình tượng và cảm xúc. Vế thứ nhất Bác hỏi: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không?" có nghĩa là Bác hỏi về tiền đồ của Tổ quốc ta, tương lai của dân ta có được tốt đẹp, rỡ ràng, có trở nên giàu mạnh, văn minh như các cường quốc Anh, Nga, Pháp, Mĩ, Nhật, hay không? Vế thứ hai là sự gợi ý, là cách trả lời của Bác: "chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu", hay nói một cách khác, Bác nêu lên nghĩa vụ học tập của học sinh đối với Tổ quốc và dân tộc. Qua câu văn ấy, Bác giáo dục học sinh về nhiệm vụ học tập, về trách nhiệm nặng nề, vẻ vang đối với tương lai tươi sáng của non sông Việt Nam, của dân tộc Việt Nam”. Học tập là nghĩa vụ vẻ vang của học sinh đối với Tổ quốc và dân tộc. Học sinh là mầm non, là tương lai của gia đình và dân tộc; là thế hệ nối bước cha anh để xây dựng và bảo vệ đất nước "mười lần đẹp hơn" như Bác Hồ mong muốn. Bằng tính cần cù sáng tạo và chí dũng cảm, bằng tâm hồn và trí tuệ, tài năng, học sinh - thanh thiếu niên nhi đồng - sẽ đảm đương sứ mệnh lịch sử vẻ vang mà Bác Hồ giao phó. Muốn hoàn thành nghĩa vụ ấy, học sinh phải đủ đức, tài. Muốn có đức tài chỉ có con đường học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kĩ thuật, trở thành công dân tốt, người lao động giỏi, những chuyên gia tài năng, giàu nhiệt huyết để phục vụ Tổ quốc, đóng góp "một phần lớn" vào mục tiêu dân giàu nước mạnh, mới kì vọng làm cho "non sông Việt Nam được trở nên vẻ vang dân tộc Việt Nam được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu" Học tập là trách nhiệm nặng nề nhưng vô cùng vẻ vang của học sinh. Sau gần một thế kỉ bị thực dân Pháp thống' trị, "nhà tù nhiều hơn trường học", nước ta xơ xác tiêu điều, 52
  53. dân ta đói khổ, hơn 90% dân số bị mù chữ! Việt Nam là một trong những nước lạc hậu trên thế giới. Thanh toán quá khứ nặng nề ấy, "diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm" là nhiệm vụ của toàn dân, nhưng học sinh phải là những chiến sĩ xung kích, như Bác dạy "chính một phần lớn là nhờ ở công học tập của các cháu". Câu nói trên đây là lời dạy, là tấm lòng, là tình thương của Bác đối với học sinh. Bác mong các cháu phải gắng sức, phải siêng năng học hành, biết học tập một cách thông minh sáng tạo. Có học tốt, học giỏi mới thành tài, có học vấn cao, có tri thức tiên tiến hiện đại. Có học tập tốt mới thực hiện được ước mơ, hoài bão của mình. Bác giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam phải có mục tiêu, động cơ học tập đúng đắn. Học để làm gì? Học tập không phải để làm quan, để vinh thân phì gia, mà là vì một mục đích cao cả: học tập để làm người, có nhân cách văn hoá, đem tài năng phục vụ sự nghiệp hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước, góp phần xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh, văn minh. Câu nói trên biểu lộ một phần tin yêu sâu sắc của lãnh tụ đối với thế hệ trẻ Việt Nam. Lời của Bác là lời non nước. Bác thay mặt nhân dân nói lên tiếng nói của Tổ quốc để động viên, khích lệ học sinh ra sức thi đua học tập giỏi. Bác chỉ cho học sinh thấy con đường sáng đi tới ngày mai. Hạnh phúc của tuổi trẻ gắn liền với tiền đồ, tương lai xán lạn của đất nước và của dân tộc. Bác tin yêu học sinh - con em của một dân tộc cần cù và dũng cảm, thông minh và hiếu học. au gần 30 năm chiến tranh giải phóng, Tổ quốc đã giành được độc lập, hoà bình. Việt Nam là một trong những nước kém phát triển, chúng ta đã ngẩng cao đầu bước vào thế kỉ XXI. Các kì thi quốc tế về toán, lí, hóa, học sinh Việt Nam đã giành được nhiều thành tích vẻ vang. Chặng đường đi tới để dân tộc ta, đất nước ta "vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu" đâu thuận lợi, dễ dàng, một sớm một chiều mà thực hiện được? Cho nên câu nói của Bác vẫn mang ý nghĩa thời sự nóng bỏng, có giá trị giáo dục và động viên các thế hệ học sinh Việt Nam vươn lên. Suốt đời Bác Hồ chỉ có "một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Bác đã dạy: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người". Trong thư Trung thu Bác đã viết: "Các cháu hãy xứng đáng Cháu Bác Hồ Chí Minh”. Ôn lại những lời dạy của Bác Hồ, đọc lại bức thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám, chúng ta vô cùng cảm động trước sự thương yêu, chăm sóc, giáo dục của Người đối với thế hệ trẻ Việt Nam. Còn gì hạnh phúc hơn được học tập và đem tài năng phục vụ Tổ quốc, làm vẻ vang cho dân tộc. Thi đua học tập tốt là chúng ta đã tự giác làm đúng lời Bác dạy. Câu nói trên là tình yêu lớn toả sáng tâm hồn tuổi thơ. Học tập cũng là yêu nước. 53