Đề khảo sát chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Thái (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 2560
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Thái (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_giai_doan_iii_mon_ngu_van_lop_8_nam_h.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Thái (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&DT NAM TRỰC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN III TRƯỜNG THCS NAM THÁI Năm học: 2016 - 2017 Môn: Ngữ văn 8 Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm(2đ): Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái ở đầu phương án đúng nhất vào tờ giấy thi Câu 1: Có mấy kiểu câu chia theo mục đích nói? A. Hai kiểu B. Ba kiểu C. Bốn kiểu D. Năm kiểu Câu 2: Câu ca dao sau có phải kiểu câu cảm thán không? “ Ai làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn cho gầy cò con?” A. Có phải B. Không phải Câu 3: Dòng nào nhận xét đúng về câu trần thuật? A. Nó là kiểu câu chính B. Nó được dùng phổ biến C. Nó là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất D. Nó ít được dùng Câu 4: Câu: “Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?” đã sử dụng kiểu hành động nói nào? A. Hành động hỏi B. Hành động trình bày C. Hành động hứa hẹn D. Hành động bộc lộ cảm xúc Câu 5: Có mấy loại câu phủ định? A. Một loại. B. Hai loại C. Ba loại D. Bốn loại Câu 6: Bài thơ: “ Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh sáng tác thời gian nào? A. 1940- 1941 B. 1941- 1942 C. 1942- 1943 D. 1944- 1945 Câu 7: Tác phẩm nào sau được gọi là áng “ Thiên cổ hùng văn”? A. Chiếu dời đô. B. Hịch tướng sĩ. C. Bình Ngô đại cáo D. Bàn luận về phép học Câu 8: Phương biểu đạt chính của bài: “ Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp là gì? A. Tự sự B. Thuyết minh C. Miêu tả D. Nghị luận II. Phần tự luận ( 8 điểm) Câu 1 (1,5 điểm): Thế nào là hành động nói? Có một số kiểu hành động nói thường gặp nào? Ví dụ. Câu 2 ( 2,5 điểm): a/ Cho biết bài thơ: “ Khi con tu hú” của tác giả nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó. b/ Trình bày cảm nhận của em về sáu câu thơ đầu của bài thơ trên. Câu 3 ( 4,0 điểm): Giới thiệu một danh lam thắng cảnh Hồ Gươm
  2. Đáp án, biểu điểm I. Phần trắc nghiệm: Mỗi câu đúng được 0.25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B C A B C C D II.Phần tự luận: Câu 1: + Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.( 0,5 đ) + Người ta dựa theo mục đích của hành động nói mà đặt tên cho nó. Những kiểu hành động nói thường gặp là hỏi, trình bày( báo tin, kể, tả, dự đoán ), điều khiển( cầu khiến, đe dọa ), hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.( 0,5đ) + Ví dụ: Tôi sẽ cố gắng học tập tiến bộ( Hành động hứa hẹn) ( 0,5đ) Câu 2: a/ + Bài thơ: “ Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu( 0,25đ) + Bài thơ:“ Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu được sáng tác vào tháng 7/ 1939 trong nhà lao Thừa Phủ- Huế, khi tác giả mới bị bắt giam ở đây( 0,25đ) b/ + Cảm nhận rõ được: Cảnh thiên nhiên đất trời vào hè trong tâm tưởng của người tù cách mạng ở sáu câu đầu bài thơ : “ Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu. Với thể thơ lục bát uyển chuyển, thanh thoát Cảnh được tưởng tượng miêu tả từ xa đến gần, các hình ảnh thiên nhiên gợi cảm cánh đồng lúa đang chín âm thanh của chim tu hú, tiếng ve đến màu sắc rực rỡ của lúa chín hương vị ngọt ngào + Tất cả vẽ lên bức tranh TN mùa hè đầy sức sống, tuyệt đẹp. Nói lên tình yêu thiên, quê hương đất nước thiết tha và bày tỏ khao khát tự do của người từ cách mạng- nhà thơ Tố Hữu ( 2,0đ) Câu 3: + H×nh thøc: bµi viÕt s¹ch ®Ñp ( 0,5 đ) + Nội dung: 1/ Mở bài( 0,25đ): Giới thiệu về Hồ Gươm 2/ Thân bài( 3,5 đ): + Vị trí địa lí, nguồn gốc của hồ: Hồ Gươm nằm ở trung tâm của thủ đô Hà Nội. Tên hồ xuất hiện vào thế kỉ XV ( 0,5đ) + Giới thiệu các bộ phận của hồ và quang cảnh xung quanh hồ( 2,0 đ): - Phía bắc hồ là nhà hàng Thủy Tạ ,Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, Đài Nghiên, Tháp Bút - Quang cảnh xung quanh hồ thật đẹp có vườn hoa Chí Linh với tượng đài Lí Thái Tổ + Hồ Gươm có ý nghĩa lớn lao trong đời sống của nhân dân và đất nước( 1,0đ)
  3. - Nơi đây có biết bao hoạt động văn hóa, thể thao lí tưởng diễn ra như đua xe đạp Nó đi vào thơ ca, nhạc họa như nhà thơ Trần Đăng Khoa nói: “ Hà Nội có Hồ Gươm Nước xanh như pha mực Bên hồ ngọn Tháp Bút Viết thơ lên trời cao ” - Mọi người chúng ta có ý thức giữ gìn bảo vệ vẻ đẹp của nó 3/ Kết bài( 0,25đ): Nêu ấn tượng chung của mình về nó