Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng giáo dục và đào tạo Thái Thụy (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 3940
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng giáo dục và đào tạo Thái Thụy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2015_2016_pho.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng giáo dục và đào tạo Thái Thụy (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 - 2016 THÁI THỤY Môn: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 120 phút I. PHẦN ĐỌC HIỂU 2,5 điểm “Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa ! Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào ” Trích Lão Hạc - Nam Cao Sách Ngữ văn 8, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Em hãy đọc kỹ văn bản trên rồi trả lời các câu hỏi sau: 1) Hãy giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Nam Cao. 2) Kể tên các tác phẩm và tác giả thuộc chủ đề Người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945. 3) Đoạn văn trên được kể ở ngôi nào, ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào trong việc kể chuyện ? 4) Em hiểu thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc ? 5) Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc như thế nào qua đoạn kết trên ? II. PHẦN LÀM VĂN 7,5 điểm Câu 1. 1,5 điểm Từ văn bản Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 (Sách Ngữ văn 8, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam), hãy trình bày suy nghĩ của em về bảo vệ môi trường bằng một đoạn văn ngắn (không quá 10 dòng Tờ giấy thi), trong đó có sử dụng biện pháp tu từ Nói giảm, nói tránh, chỉ rõ từ ngữ Nói giảm, nói tránh đã sử dụng. Câu 2. 6,0 điểm Viết bài văn thuyết minh giới thiệu về ngôi trường thân yêu của em. HẾT Họ và tên học sinh: Số báo danh:
  2. PHÒNG GD & ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA THÁI THỤY HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: NGỮ VĂN 8 I. PHẦN ĐỌC HIỂU: 2,5 điểm Câu Nội dung Điểm Giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Nam Cao: 1 đ - Nam Cao (1915 - 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng 0,25 Đại Hoàng, phủ Lí Nhân (Nay là xã Hoà Hậu, huyện Lí Nhân), tỉnh Hà Nam. - Trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945, Ông là một nhà văn hiện 0,25 thực xuất sắc với những sáng tác chân thực viết về người nông dân 1 nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. - Sau Cánh mạng Tháng 8 năm 1945, Nam Cao đi theo cách mạng, 0,25 ông tận tụy sáng tác phục vụ kháng chiến. - Ông đã hi sinh trên đường công tác ở vùng sau lưng địch. Nam 0,25 Cao được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996 Kể tên các tác phẩm và tác giả thuộc chủ đề Người nông dân Việt 0,25đ Nam trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945: 2 - HS kể được 2 tác phẩm và tác giả đã học trong sách Ngữ văn 8, tập một: Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố và Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Đoạn văn trên được kể ở ngôi nào, ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào 0,5đ trong việc kể chuyện ? - Đoạn văn được kể ở ngôi thứ nhất. Ngôi kể ấy có tác dụng: Tăng 0,25 thêm tính chân thực của chuyện, câu chuyện trở nên gần gũi, chân 3 thực hơn. - Qua lời kể của nhân vật tôi, câu chuyện được dẫn dắt tự nhiên, linh 0,25 hoạt, giúp tác giả thể hiện sâu sắc suy nghĩ, tình cảm của nhân vật nên sức thuyết phục của câu chuyện cao hơn. Nguyên nhân cái chết của lão Hạc: Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã 0,25đ đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát - Qua đây ta 4 thấy số phận cơ cực của người nông dân VN trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945.
  3. Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc qua đoạn kết 0,5đ 5 trên: đồng cảm, xót xa trước cái chết đau đớn của lão Hạc; trân trọng nhân cách của lão Hạc II. PHẦN LÀM VĂN 7,5 điểm Câu Ý Nội dung Điểm Yêu cầu: hs trình bày suy nghĩ về bảo vệ môi trường bằng 1,5đ một đoạn văn ngắn (không quá 10 dòng Tờ giấy thi), trong đó có sử dụng biện pháp tu từ Nói giảm, nói tránh, chỉ rõ từ ngữ Nói giảm, nói tránh đã sử dụng. HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được 3 ý sau: Câu Ý 1 - Nêu được tác hại của việc dùng bao bì ni lông, lợi ích của việc 0,5 1 giảm bớt chất thải ni lông Ý 2 - Trách nhiệm của bản thân và cộng đồng trong việc bảo vệ môi 0,5 trường sống, bảo vệ Trái Đất - ngôi nhà chung của chúng ta Ý 3 - Có sử dụng biện pháp tu từ Nói giảm, nói tránh, chỉ rõ từ ngữ 0,5 Nói giảm, nói tránh đã sử dụng Viết bài văn thuyết minh giới thiệu về ngôi trường thân 6,0đ yêu của em. Yêu cầu: - HS biết vận dụng các phương pháp thuyết minh, quan sát, tích lũy kiến thức thực tế để viết bài văn thuyết minh về ngôi trường thân yêu của em. - Trong quá trình chấm bài, gv cần chú ý cách vận dụng lý thuyết kết hợp với kiến thức thực tế của hs, khuyến khích sự sáng tạo - những bài hs sao chép lại bài mẫu đã có trong sách giáo khoa và các loại sách tham khảo không cho điểm cao. 1 Mở bài: 1,0đ - Giới thiệu khái quát về ngôi trường thân yêu của em. Câu 0,5 2 - Khuyến khích sự giới thiệu sáng tạo của hs (tạo ra một tình 0,5 huống, một câu chuyện để giới thiệu về ngôi trường ) 2 Thân bài: 4,0 Yêu cầu hs biết vận dụng các phương pháp thuyết minh chủ yếu (nêu khái quát, giới thiệu, giải thích, liệt kê, so sánh, phân loại, dùng số liệu, có thể kết hợp miêu tả ) để làm rõ về ngôi trường - Thuyết minh về quá trình thành lập, trưởng thành, quy mô của 2,0 ngôi trường, những thành tích tiêu biểu đã đạt được, giới thiệu về các thầy cô giáo, các bạn học sinh - Thuyết minh, giới thiệu về ngôi trường: khung cảnh chung, 2,0 cổng dậu, các dãy phòng học, phòng làm việc, sân chơi, vườn trường, cây xanh, các phòng học bộ môn, phòng đọc
  4. Lưu ý: - Không yêu cầu học sinh phải nêu đủ các số liệu cụ thể, chính xác như diện tích, số học sinh ; hs phải vận dụng kiến thức đã học để thuyết minh về một đối tượng rất gần gũi với các em (ngôi trường thân yêu) - cần phân biệt rõ yêu cầu thuyết minh để làm rõ về ngôi trường, không lạc đề sang miêu tả hoặc kể chuyện về ngôi trường. 3 Kết bài: 1,0 - Bày tỏ thái độ, tình cảm của hs với ngôi trường 0,5 - Nêu trách nhiệm của bản thân với việc xây dựng, phát huy 0,5 thành tích, truyền thống của nhà trường VẬN DỤNG CHO ĐIỂM (Câu 2 Phần làm văn) Điểm 5 - 6: Vận dụng tốt kiến thức đã học và kiến thức thực tế để làm bài văn thuyết minh về ngôi trường, trình bày đủ các ý cơ bản như trên, bài viết đảm bảo chính xác, gãy gọn, khúc chiết, sáng tỏ; diễn đạt tốt, trình bày đẹp, chữ viết đúng chính tả. Điểm 3 - 4: Biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài văn thuyết minh về ngôi trường, trình bày tương đối đủ các ý cơ bản như trên, bài viết chưa đảm bảo chính xác, gãy gọn, diễn đạt có thể chưa tốt, còn có chỗ lạc sang miêu tả, giải thích, mắc một số lỗi chính tả. Điểm 2 - 3: Chưa biết vận dụng kiến thức để làm bài văn thuyết minh, còn thiếu nhiều ý, nhiều chỗ lạc sang kể chuyện hoặc miêu tả lan man; bài viết chưa có bố cục mạch lạc, chữ viết chưa đúng chính tả, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt. Điểm 1: Chưa biết vận dụng kiến thức để làm bài văn thuyết minh, lạc đề. Điểm 0: Bỏ giấy trắng. Lưu ý: - Trong quá trình chấm bài, giáo viên cần hết sức quan tâm đến kỹ năng diễn đạt và trình bày của học sinh. Coi diễn đạt và trình bày cả nội dung & hình thức trình bày, chữ viết, chính tả là một yêu cầu rất quan trọng trong bài làm của hs. - Khi cho điểm toàn bài, giáo viên cần xem xét cụ thể các yêu cầu này và có hướng khắc phục trong HK II với từng đối tượng học sinh. Điểm toàn bài: làm tròn tới 0,5 (4,0; 4,5; 5,0; 5,5; 6,0).