Đề khảo sát chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Khối 8 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

doc 5 trang thaodu 2730
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Khối 8 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_giai_doan_iii_mon_ngu_van_khoi_8_nam.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Khối 8 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN 3 NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN: NGỮ VĂN 8 (Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề) Phần I: Trắc nghiệm (2điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái ở đầu phương án đúng nhất vào tờ giấy thi Câu 1: Văn bản “Ông đồ” được viết theo thể thơ nào? A. Thơ thất ngôn tứ tuyệt C. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật B. Thơ năm chữ D. Thơ lục bát Câu 2: Câu “Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ tiên vương!”, thuộc kiểu câu gì? A. Câu cảm thán. C. Câu nghi vấn. B. Câu cầu khiến. D. Câu trần thuật. Câu 3: Phép nghệ thuật nào không có trong bài “Đi đường”? A. Ẩn dụ. C. Điệp ngữ. B. So sánh. D. Chất cổ điển kết hợp với hiện đại. Câu 4: Dòng nào nói đúng nhất ý nghĩa của câu “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi”? A. Khẳng định sự cần thiết phải dời đô. B. Phủ định sự cần thiết phải dời đô. C. Nhà thơ rất đau xót trước việc phải dời đô. D. Dời đô là việc làm ngoài ý muốn của nhà vua. Câu 5: Địa danh Pác Bó trong bài “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh thuộc địa phận nào của nước ta? A. Việt Bắc. C. Cao Bằng B. Lào Cai. D. Lạng Sơn Câu 6: Câu “Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt!” thực hiện hành động nói nào? A. Thực hiện hành động điều khiển. B. Thực hiện hành động hứa hẹn C. Thực hiện hành động bộc lộ cảm xúc D. Thực hiện hành động trình bày Câu 7: Câu “Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à !” Có chức năng ? A. Bộc lộ cảm xúc C. Khảng định B. Phủ định D. Cầu khiến Câu 8: Dòng nào nói đúng nhất về cách sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh? A. Không được sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. B. Chỉ được sử dụng một biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. C. Cần sử dụng tối đa mọi biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. D. Có thể sử dụng các biện pháp nghệ thuật thích hợp trong văn bản thuyết minh. Phần II: Tự luận (8điểm) Câu 1 (3điểm): Cho đoạn thơ sau: “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
  2. Đâu những bình minh cây xanh nắng gội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt? Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” a. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? b. Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Câu 2 (5 điểm): Giới thiệu về món ăn mang đậm bản sắc dân tộc: món bánh chưng
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN 3 NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN: NGỮ VĂN 8 (Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề) Phần I: Trắc nghiệm (2điểm) HS chỉ chọn một phương án trả lời đúng nhất. Mỗi câu chọn đúng được 0.25 điểm. CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐÂP ÁN A B B A C A D D Phần II: Tự luận (8điểm) Câu 1 (3điểm): a. - Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm “Nhớ rừng”. (0.5đ) - Tác giả: Thế Lữ. (0.5đ) b. Cảm nhận (2đ): Học sinh cảm nhận được: - Giới thiệu khái quát nội dung của đoạn thơ: Là khổ thơ thứ ba của bài thơ, giống như một bộ tranh tứ bình độc đáo mà hình ảnh trung tâm là chúa sơn lâm oai linh dữ dội mà đầy lãng mạn . (0.25đ) - Cảnh rừng được khắc họa ở bốn thời điểm: cảnh đêm vàng, cảnh ngày mưa, cảnh bình minh và cảnh hoàng hôn. Đó là một thiên nhiên rực rỡ, huy hoàng, náo động, hình vĩ và bí ẩn. (0.25đ). - Trên nền từng cảnh, hòa vào từng cảnh là hình ảnh con hổ hiện ra mỗi lúc một vẻ: + Một chàng trai, một thi sĩ đầy lãng mạn đang thưởng thức vẻ đẹp của đêm trăng rừng bên suối vàng “say mồi đứng uống ánh trăng tan” nhưng vẫn phù hợp với tập tính của loài hổ: no mồi ra suối uống nước”. Thật mơ màng và lãng mạn . (0.25đ) “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? + Một đế vương oai vũ đang yên lặng ngắm giang sơn của mình như được thay áo mới sau trận mưa (0.25đ) Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới? + Một chúa mình đang ru mình trong giấc ngủ bởi tiếng hót rộn ràng của muôn loài chim rừng trong buổi sớm xanh mát dịu (0.25đ) Đâu những bình minh cây xanh nắng gội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? + Một bạo chúa khát máu đang khao khát, chờ đợi bóng đêm để mặc sức tung hoành nơi vương quốc rộng lớn, đầy bí ẩn của mình (0.25đ) Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt ? - Bức tranh hiện lên không chỉ sống động với từng hành động, cử chỉ, điệu bộ của hổ mà còn nổi bật với các sắc màu “vàng”, “xanh”, “đỏ” hòa điệu và tiếp nối nhau tạo cho bộ tứ bình thêm lộng lẫy và đầy ấn tượng. (0.25đ) - Câu thơ cuối “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” như một tiếng thở dài ai oán, kéo tưởng tượng lãng mạn của con hổ, của người đọc về với thực tại, thể hiện cảm xúc buồn thương, thất vọng, nhớ tiếc quá khứ vàng son. Đây không chỉ là tâm trạng của con hổ
  4. mà còn là tâm trạng của cả một lớp người Việt Nam trong thời nô lệ: mất nước, nhớ về quá khứ vàng son, hào hùng của dân tộc, của đật nước mình. (0.25đ) Câu 2 (5 điểm): I. Mở bài Giới thiệu chung về món bánh chưng 0.5đ 1. Nguồn gốc lịch sử 0.5đ - Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã. 2. Nguyên liệu làm bánh chưng 1.5đ - Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng II. Thân phổ thông nhất vẫn là lá dong. bài - Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh 3. Cánh làm 1.5đ - Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh. - Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng
  5. bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà. - Bánh chưng sau khi chín được vớt ra cho nguội rồi xếp thành hàng trên một tấm gỗ, bên trên bánh để một tấm gỗ nữa rồi dùng vật nặng ép cho bánh chảy bớt nước đi, làm như thế bánh mới dẻo và ngon. 4. Yêu cầu thành phẩm 0.5đ - Bánh phải giữ nguyên màu xanh ,dẻo và rắn. Nhân bánh phải thơm, mềm. Ý nghĩa 0.5đ - Bánh chưng là biểu tượng của ngày Tết cổ truyền, chúng ta dùng bánh chưng để thắp hương cho tổ tiên như một truyền thống “uống nước nhớ nguồn” - Khoảnh khắc cả gia đình ngồi quây quần bên nồi bánh chưng thật III. Kết đầm ấm và quây quần. bài - Dù cuộc sống có hiện đại, con người thích thưởng thức những món ăn lạ nhưng sẽ không ai quên được những món ăn truyền thông, đậm đà bản sắc dân tộc và mang lại không khí gia đình ấm áp đặc biệt là những dịp lễ, Tết. Lưu ý: - Căn cứ vào khung điểm và thực tế bài làm của học sinh, giám khảo linh hoạt cho điểm, sát với từng phần đảm bảo đánh giá đúng năng lực học sinh. - Khuyến khích các bài viết sáng tạo, đủ ý, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng thuyết minh, hành văn trong sáng, mạch lạc, có bố cục rõ ràng.