Đề ôn tập trong thời gian nghỉ phòng chống dịch Đợt 4 môn Ngữ văn 8 - Kiều Thị Hoài Yến

docx 2 trang thaodu 3390
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập trong thời gian nghỉ phòng chống dịch Đợt 4 môn Ngữ văn 8 - Kiều Thị Hoài Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_trong_thoi_gian_nghi_phong_chong_dich_dot_4_mon_ng.docx

Nội dung text: Đề ôn tập trong thời gian nghỉ phòng chống dịch Đợt 4 môn Ngữ văn 8 - Kiều Thị Hoài Yến

  1. Trường THCS Vĩnh An, Vĩnh An, Vĩnh Cửu , Đồng Nai ĐỀ ÔN TẬP TRONG THỜI GIAN NGHỈ PHÒNG CHỐNG DỊCH ĐỢT 4 MÔN NGỮ VĂN 8 Bài tập 1/ Trong thời gian nghỉ học phòng chống dịch bệnh, các thông tin truyền thông báo chí liên tục đưa tin về đại dịch bênh Corona. Chắc các em đã đọc, đã biết hoặc cũng đã nghe qua về một người luôn âm thầm đưa ra những chỉ đạo vô cùng sáng suốt để mọi người cùng nhau đối phó dịch bệnh. Mặc dù dịch bệnh đang diễn biến vô cùng phức tạp ở trong nước cũng như trên thế giới nhưng người ấy vẫn không ngừng nghỉ, vẫn luôn cùng các ban ngành, toàn Đảng toàn quân toàn dân cùng chung sức đồng lòng chống đại dịch. Người mà được nhắc đến chính là Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam. Em hãy viết 1 đoạn văn diễn dịch ( khoảng 10 câu ) nêu cảm nhận của em về ông ấy. Gợi ý câu chủ đề: Vũ Đức Đam – vị Phó Thủ tướng Chính phủ đầy lòng nhân ái và quyết tâm, sự chỉ đạo sáng suốt của ông thể hiện rất rõ trong thời gian dịch bệnh Covid19 đang hoành hành. Bài tập 2/ Bằng hiểu biết của mình em hãy viết một đoạn văn thuyết minh về những triệu chứng của bệnh viêm phổi cấp tính do chủng vi rút corona gây ra. Trong đoạn văn có phần chỉ cách phân biệt với những triệu chứng ho, cảm cúm thông thường. Gợi ý: Những ngày đầu: Biểu hiện sốt, cảm thấy mệt mỏi, đau cơ và ho khan. Một số người bị tiêu chảy hoặc buồn nôn. Triệu chứng kéo dài khoảng 2 đến 3 hôm. Đến ngày thứ 5: Phần lớn bệnh nhân biểu hiện khó thở, đặc biệt là những người cao tuổi đã có bệnh nền trong cơ thể. Theo nghiên cứu từ Đại học Vũ Hán, người bệnh thường nhập viện vào ngày thứ 7. Đến ngày thứ 8: Các triệu chứng chuyển nặng (xuất hiện khoảng 15% bệnh nhân), có hội chứng suy hô hấp tiến triển (ARDS) xảy ra khi dịch lỏng tích tụ ở phổi. ARDS dễ gây tử vong. Bài tập 3/ Trong thời gian dịch bệnh viêm phổi do vi rút corona hoành hành, gây bao hoang mang lo sợ cho người dân vì họ không biết cách phòng bệnh kịp thời thì ý thức tình người của một số bộ phận đã đi xuống trầm trọng. Điều này thể hiện rõ nhất ở việc một cá nhân, cơ sở đã lợi dụng tăng giá khẩu trang y tế mục đích làm giàu thiếu đạo đức. Em hãy viết đoạn văn quy nạp nêu cảm nhận của em về vấn đề trên. LƯU Ý: Đối với đoạn văn diễn dịch: Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn, triển khai từ khái quát đến cụ thể. Đối với đoạn văn quy nạp thì ngược lại với đoạn văn diễn dịch.
  2. Trường THCS Vĩnh An, Vĩnh An, Vĩnh Cửu , Đồng Nai Bài tập 4/ Vận dụng những phương pháp thuyết minh đã học, em hãy viết một bài văn thuyết minh về bệnh viêm phổi cấp tính do chủng virut corona gây ra và đưa ra những biện pháp để phòng chống dịch bệnh này. Dàn bài gợi ý: Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần thuyết minh ( bệnh viêm phổi cấp tính do vi rút corona gây ra ). Thân bài: Thuyết minh chi tiết vấn đề: Thế nào là bệnh viêm phổi cấp tính? Thế nào là vi rút corona? Căn bệnh này xuất phát từ đâu? Nêu những biểu hiện của bệnh viêm phổi cấp tính do vi rút corona gây ra. Bệnh này lây nhiễm như thế nào? Hậu quả của bệnh viêm phổi cấp tính. Thống kê số liệu người nhiễm tại Việt Nam và thế giới? Đưa ra những biện pháp phòng tránh. Ví dụ + Đeo khẩu trang khi ra ngoài. + Tránh tiếp xúc với người bị bệnh. + Không tập trung nơi đông người. + Khi có biểu hiện ho, sốt cần đến các cơ quan y tế gần nhất để xét nghiệm. + Khi bị bệnh cần tự cách ly hoặc cách ly theo sự chỉ đạo của các cấp, các ngành y tế. Liên hệ bản thân em cần làm gì trong thời gian nghỉ phòng chống dịch. Kết bài: Nhấn mạnh sự nguy hiểm do vi rút corona gây ra và lời khuyên dành cho mỗi người chúng ta. GỢI Ý MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CẦN THUYẾT MINH CHO DÀN BÀI NÀY. - Phương pháp định nghĩa giải thích. - Phương pháp so sánh - Phương pháp nêu ví dụ - Phương pháp nêu số liệu cụ thể, GV: Kiều Thị Hoài Yến