Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8

doc 30 trang Hoài Anh 27/05/2022 3703
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_8.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8

  1. Đề 1 Câu 1 (6 điểm) Đọc câu chuyện sau và nêu suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng 10 câu: Có người cha mắc bệnh rất nặng. Ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân cần nhắc nhở: “Sau khi cha qua đời, hai con cần phân chia tài sản một cách thỏa đáng, đừng vì chuyện đó mà cãi nhau nhé!” Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha. Khi cha qua đời họ phân chia tài sản làm đôi. Nhưng sau đó người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra. Một ông già thông thái đã dạy cho họ cách chia công bằng nhất: Đem tất cả đồ đạc ra cưa đôi thành hai phần bằng nhau tuyệt đối. Hai anh em đã đồng ý. Kết cục tài sản đó được chia công bằng tuyệt đối nhưng đó chỉ là đống đồ bỏ đi. Câu 2: (14 điểm) Trong văn học hiện đại nước ta, có không ít các nhà văn đó thể hiện thành công việc miêu tả tình mẫu tử, nhưng có lẽ chưa có nhà văn nào đó diễn tả tình mẹ con một cách chân thật và sâu sắc thấm thía như dưới ngòi bút Nguyên Hồng. Đằng sau những dòng chữ, những câu văn là những “rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại” (Thạch Lam). Qua trích đoạn Trong lòng mẹ ( Trích Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Gợi ý làm bài Câu 1: Trên đời này không tồn tại sự công bằng tuyệt đối. Nếu lúc nào cũng tìm kiếm sự công bằng thì kết cục chẳng ai được lợi gì. Sự công bằng chỉ tồn tại trong trái tim chúng ta . Trong bất cứ chuyện gì đừng nên tính toán quá chi li. Nhường nhịn chính là tạo nên sự công bằng tuyệt đối. Câu 2: Cần xác định đúng nội dung bài viết : Lời nhận định của nhà văn Thạch Lam : Lòng yêu thương vô hạn của chú bé Hồng đối với mẹ: - Trong lòng chú bé Hồng luôn mang hình ảnh của người mẹ có “vẻ mặt rầu rầu và hiền từ”. Mặc dù mẹ chú đã bỏ nhà đi giữa sự khinh miệt của đám họ hàng cay nghiệt, mặc dù non một năm mẹ không gửi cho chú một lá thư hay đồng quà tấm bánh, chú vẫn đầy lòng yêu thương và kính trọng mẹ. Với Hồng, mẹ hoàn toàn vô tội. - Trước những lời lẽ thớ lợ thâm độc của bà cô, Hồng không mảy may dao động “Không đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến ”. Khi bà cô đưa ra hai tiếng “em bé” để chú thật đau đớn nhục nhã vì mẹ , thì chú bé đầm đìa nước mắt, nhưng không phải chú đau đớn vì mẹ làm điều xấu xa mà vì “tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi để sinh nở một cách giấu giếm ” .Hồng chẳng những không kết án mẹ , không hề xấu hổ trước việc mẹ làm mà trái lại Hồng thương mẹ sao lại tự đọa đầy mình như thế! Tình yêu thương mẹ của Hồng đã vượt qua những thành kiến cổ hủ. Ngay từ tuổi thơ, bằng trải nghiệm cay đắng của bản thân, Nguyên Hồng đó thấm thía tính chất vô lí tàn ác 1
  2. của những thành kiến hủ lậu đó “ Giá những cổ tục đó đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi ” Thật là hồn nhiên trẻ thơ mà cũng thật mãnh liệt lớn lao! Sự căm ghét dữ dội ấy chính là biểu hiện đầy đủ của lòng yêu thương dào dạt đối với mẹ của Hồng. - Cảnh chú bé Hồng gặp lại mẹ và cảm giác vui sướng thấm thía tột cùng của chú khi lại được trở về trong lòng mẹ: ở đoạn văn này tình yêu thương mẹ của chú bé khồn phải chỉ là những ý nghĩ tỉnh táo mà là một cảm xúc lớn lao, mãnh liệt dâng trào, một cảm giác hạnh phúc tuyệt vời đó xâm chiếm toàn bộ cơ thể và tâm hồn chú bé. - Thoáng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ mình, chú bé cuống quýt đuổi theo gọi bối rối : “Mợ ơi! ”. Nếu người quay lại không phải là mẹ thì thật là một điều tủi cực cho chú bé “Khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đó hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”. Nỗi khắc khoải mong mẹ tới cháy ruột của chú bé đã được thể hiện thật thấm thía xúc động bằng hình ảnh so sánh đó. - Chú bé “thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi”, và khi trèo lên xe, chú “ríu cả chân lại” . Biết bao hồi hộp sung sướng và đau khổ toát lên từ những cử chỉ cuồng quýt ấy. Và khi được mẹ kéo tay, xoa đầu hỏi thì chú lại “òa lên khóc và cứ thế nức nở”. Dường như bao nhiêu đau khổ dồn nén không được giải tỏa suốt thời gian xa mẹ đằng đẵng, lúc này bỗng vỡ òa - Dưới cái nhìn vô vàn yêu thương của đứa con mong mẹ, mẹ chú hiện ra xiết bao thân yêu, đẹp tươi “với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má”. Chú bé cảm thấy ngây ngất sung sướng tận hưởng khi được sà vào lòng mẹ, cảm giác mà chú đã mất từ lâu “Tụi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đó bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt”. Chú bé cũng cảm nhận thấm thía hơi mẹ vô cùng thân thiết với chú “Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường” - Từ cảm giác đê mê sung sướng của chú bé khi nằm trong lòng mẹ, nhà văn nêu lên một nhận xét khái quát đầy xúc động về sự êm dịu vô cùng của người mẹ trên đời: “ Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Dường như mọi giác quan của chú bé như thức dậy và mở ra để cảm nhận tận cùng những cảm giác rạo rực, êm dịu khi ở trong lòng mẹ. Chú không nhớ mẹ đã hỏi gì và chú đã trả lời những gì. Câu nói ác ý của bà cô hôm nào đó hoàn toàn bị chìm đi. Đề 2. Câu 1 Cảm nhận của em về hình ảnh chiếc lá trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O. Hen-ri. Câu 2 Có một lần, tại một trường trung học, ngài hiệu trưởng đến gặp các em học sinh để nói chuyện. Trong khi nói, ông giơ lên cho các em thấy một tờ giấy trắng, trên đó có một chấm tròn đen ở một góc nhỏ và hỏi: 2
  3. - Các em có thấy đây là gì không? Tức thì cả hội trường vang lên: - Đó là một dấu chấm. Ngài hiệu trưởng hỏi lại: - Thế không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư? Ngài kết luận: - Thế đấy con người luôn luôn chú ý đến những lỗi nhỏ nhặt mà quên đi tất cả những phẩm chất tốt đẹp còn lại. Khi phải đánh giá một sự việc hay là một con người, thầy mong các em sẽ chú ý đến tờ giấy trắng nhiều hơn là những vết bẩn có trên nó. (Tờ giấy trắng - Quà tặng cuộc sống) Hãy viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 500 từ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện trên. Câu 3 Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua bài thơ “Ông đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Hướng dẫn làm bài Câu 1: - Khái quát câu chuyện và hình ảnh chiếc lá cuối cùng hiện lên qua quan sát và cảm nhận của Xiu, Giôn-xi. - Ý nghĩa với nội dung tư tưởng: - Là kiệt tác hội họa của cụ Bơ-men (vẽ trong hoàn cảnh đặc biệt; giống như thật; thể hiện tình thương yêu cao cả của cụ Bơ-men; có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc ) - Hoàn thiện tính cách nhận vật: Quá trình hồi sinh của Giôn-xi, từ tuyệt vọng đến hi vọng; phát hiện tinh tế của Xiu; tài và tâm của người nghệ sĩ Bơ-men - Triết lí về nghị lực sống phi thường trước khó khăn; quan niệm về vai trò của nghệ thuật chân chính có khả năng đem đến sự sống cho con người. Ý nghĩa với nghệ thuật kể chuyện: - Là tình tiết truyện hấp dẫn, khéo léo. - Tạo cơ sở cho nhà văn xây dựng kết cấu đảo ngược tình huống truyện hai lần. - Là chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn. Câu 2: Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận Thân bài: - Giải thích ý nghĩa câu chuyện: + Câu chuyện về một tờ giấy trắng không hoàn hảo vì có một dấu chấm đen nhỏ. Câu chuyện đem lại bài học sâu sắc về cách đánh giá và nhìn nhận một con người. + Con người trong cuộc sống không ai là hoàn hảo. Vì thế, khi nhìn nhận đánh giá một con người phải nhìn nhận ở nhiều phương diện: bề nổi, bề sâu, nhất là những mặt tốt mang tính căn bản. Phải nhìn cuộc sống bằng tình thương, sự bao dung. - Bình luận: + Trong cuộc sống, con người luôn phải hoạt động và giao tiếp. Quá trình hoạt động và giao tiếp đó, người ta khó tránh khỏi những sai lầm vì một lí do nào đó. (Dẫn chứng). 3
  4. + Khi phê bình hay đánh giá một con người hay một sự việc nào đó, ta không nên chỉ nhìn một cách phiến diện, hời hợt, chỉ nhằm vào những sai lầm mà họ vô tình mắc phải, mà phải nhìn một cách toàn diện, nhìn bằng đôi mắt của tình thương và lòng vị tha, “cố tìm để hiểu” những mặt tốt đẹp ẩn sâu trong con người. (Dẫn chứng) + Cách nhìn nhận đa chiều bằng đôi mắt của tình thương và sự bao dung sẽ tích cực giúp con người thức tỉnh, giác ngộ. (Dẫn chứng) - Đánh giá, mở rộng vấn đề: + Câu chuyện ngắn gọn nhưng đem đến cho ta bài học nhân sinh sâu sắc về cách nhìn nhận đánh giá về con người và cuộc đời bằng đôi mắt của tình thương, bao dung. + Phê phán những kẻ sống ích kỷ, thiếu thiện chí khi nhìn nhận đánh giá người khác. + Phê phán người khác thì trước hết bản thân mình phải là người có đạo đức, nhân cách; biết đánh giá đúng lúc, đúng chỗ. + Đánh giá bằng sự bao dung độ lượng không có nghĩa là thỏa hiệp với cái sai, cái xấu. Trước cái ác, cái xấu cần có thái độ đấu tranh nghiêm túc, triệt để. Kết bài: - Khẳng định lại ý nghĩa câu chuyện - Bài học nhận thức và hành động cho bản thân. Câu 3: Mở bài - Giới thiệu tác giả Vũ Đình Liên, bài thơ “Ông đồ” - Trích dẫn nhận định Thân bài Giải thích nhận định: - “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài” + Hồn tức là nội dung, ý nghĩa của bài thơ. + Xác tức là nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ thể hiện ở thể loại, việc tổ chức ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ - Như vậy, theo Xuân Diệu thơ hay là có sự sáng tạo độc đáo về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật, khơi gợi tình cảm cao đẹp và tạo được ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Chỉ khi đó thơ mới đạt đến vẻ đẹp hoàn mĩ của một chỉnh thể nghệ thuật. - Ý kiến của Xuân Diệu hoàn toàn xác đáng bởi nó xuất phát từ đặc thù sáng tạo của văn chương nghệ thuật. Cái hay của một tác phẩm văn học được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức. Một nội dung mới mẻ có ý nghĩa sâu sắc phải được truyền tải bằng một hình thức phù hợp thì người đọc mới dễ cảm nhận, tác phẩm mới có sức hấp dẫn bền lâu. “Ông đồ” của Vũ Đình Liên là bài thơ hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài • Về nội dung: Bài thơ “Ông đồ” thể hiện niềm cảm thương sâu sắc đối với một lớp người đang trở nên lạc lõng và bị gạt ra ngoài lề cuộc đời; là niềm hoài cổ của tác giả với một nét đẹp truyền thống của dân tộc (thú chơi câu đối ngày Tết) bị tàn phai. - Ở hai khổ thơ đầu, qua hình ảnh ông đồ xưa trong thời kì huy hoàng, tác giả gửi gắm niềm kính trọng, ngưỡng mộ, nâng niu nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. 4
  5. + Ông đồ xuất hiện bên phố phường đông đúc vào mỗi dịp tết đến xuân về. Không khí mùa xuân, hình ảnh “hoa đào nở” đã tươi thắm nay lại thêm “mực tàu giấy đỏ” làm mọi nét vẽ trong bức tranh tả cảnh ông đồ rõ nét, tươi vui, tràn đầy sức sống. Từ “lại” diễn tả sự xuất hiện đều đặn của ông đồ với mùa xuân cùng với công việc viết chữ nho. + Dòng người đông đúc đều quan tâm và ngưỡng mộ, khâm phục tài viết chữ của ông đồ. (Bao nhiêu người thuê viết/Tấm tắc ngợi khen tài). Nghệ thuật so sánh và thành ngữ “Như phượng múa rồng bay” làm toát lên vẻ đẹp của nét chữ phóng khoáng, bay bổng, -> Ông đồ trở thành tâm điểm chú ý của mọi người, là đối tượng của sự ngưỡng mộ. Đó là thời chữ nho được mến mộ, nhà nho được trọng dụng. - Hai khổ thơ tiếp theo tác giả vẽ lên bức tranh ông đồ thời nay, một kẻ sĩ lạc lõng, lẻ loi giữa giữa dòng đời xuôi ngược. + Mùa xuân vẫn tuần hoàn theo thời gian, phố vẫn đông người qua nhưng ông đồ bị lãng quên, nho học bị thất sủng, người ta không còn quan tâm đến ông đồ, đến chữ ông đồ viết. + Câu hỏi tu từ và biện pháp nghệ thuật nhân hóa (Giấy đỏ buồn không thắm/Mực đọng trong nghiên sầu) -> Nỗi buồn như lan tỏa, thấm cả vào những vật vô tri vô giác, tất cả như đồng cảm với nỗi niềm của ông đồ trước con người, thời thế. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài giời mưa bụi bay) gợi không gian buồn thảm, vắng lặng nhấn mạnh sự lẻ loi, bẽ bàng của ông đồ Một nét đẹp văn hóa dân tộc bị mai một, chữ nho đã trở nên lỗi thời, những người như ông đồ bị rơi vào quên lãng. Ông đồ trở thành “di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn” - Khổ thơ cuối tác giả dùng để bày tỏ nỗi lòng, khơi gợi ở người đọc niềm thương xót đối với ông đồ cũng như đối với một nét đẹp văn hóa của dân tộc bị mai một. + Tết đến, xuân về, hoa đào vẫn nở nhưng không còn thấy ông đồ xưa -> Sau mỗi năm ông đồ đã già và giờ đây đã trở thành người thiên cổ. + Câu hỏi tu từ thể hiện niềm cảm thương của tác giả cho những nhà nho danh giá một thời, nay bị lãng quên vì thế thời thay đổi, thương tiếc những giá trị tốt đẹp bị lụi tàn và không bao giờ trở lại. Về hình thức: - Nhan đề bài thơ ngắn gọn nhưng gợi nhiều liên tưởng, chứa đựng chiều sâu chủ đề tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm qua thi phẩm. - Mạch cảm xúc, mạch ý tạo thành tứ thơ tự nhiên theo dòng thời gian. Kết cấu bài thơ giống như một câu chuyện kể về cuộc đời của ông đồ: Mở đầu câu chuyện ông đồ là tâm điểm mọi sự chú ý của công chúng, cùng thời gian ông dần bị quên lãng, đến cuối bài thơ ông đồ đã chìm vào quá khứ, từ đó nhà thơ bộc lộ tự nhiên niềm thương người và tình hoài cổ trướccảnh cũ người đâu - Thể thơ ngũ ngôn gieo vần chân, lời thơ bình dị nhưng sâu lắng, cô đọng, kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ. Hình ảnh thơ giản dị, ngôn ngữ thơ hàm súc, gợi hình, gợi cảm. Kết cấu đầu cuối tương ứng, sử dụng câu hỏi tu từ, nhân hóa, bút pháp tả cảnh ngụ tình, gieo vào lòng người đọc niềm tiếc thương, day dứt. 5
  6. - Giọng điệu trầm lắng, xót xa thể hiện đúng tình cảnh của nhân vật trữ tình và hồn thơ của tác giả Đánh giá, nâng cao - Sức hấp dẫn từ nội dung và nghệ thuật của bài thơ Ông đồ đã tác động sâu sắc đến người đọc bao thế hệ, khơi gợi niềm cảm thương chân thành đối với những nhà nho danh giá một thời, nay bị lãng quên vì thế thời thay đổi, thương tiếc giá trị văn hóa tốt đẹp bị lụi tàn. - Bài học cho người nghệ sĩ: Bằng tài năng và tâm huyết của mình, nhà thơ hãy sáng tạo nên những thi phẩm hay và giàu sức hấp dẫn từ nội dung đến hình thức. Điều đó vừa là thiên chức vừa là trách nhiệm của nhà thơ, là yêu cầu thiết yếu, sống còn của sáng tạo nghệ thuật. - Sự tiếp nhận ở người đọc thơ: Cần thấy thơ hay là hay cả hồn lẫn xác. Từ đó có sự tri âm, sự đồng cảm với tác phẩm, với nhà thơ để có thể sẻ chia những tình cảm đồng điệu. Khi ấy, thơ sẽ có sức sống lâu bền trong lòng người đọc nhiều thế hệ Kết bài - Khẳng định lại vấn đề - Liên hệ Đề 3: Câu 1. Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau : “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. (Quê hương - Tế Hanh). Câu 2. Vic-to Huy –gô cho rằng: “Con người sống không có tình thương cũng giống như vườn hoa không có ánh nắng mặt trời: không có gì đẹp đẽ và hữu ích có thể nảy nở trong đó được”. Suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 3. Nhận xét về người nông dân trong văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng 8-1945 có ý kiến cho rằng: “Người nông dân tuy nghèo khổ, lam lũ, ít học nhưng không ít tấm lòng”. Bằng hiểu biết của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Gợi ý làm bài Câu 1: * Biện pháp nghệ thuật : - Nhân hoá : con thuyền- im, mỏi, nằm 6
  7. - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : nghe chất muối – vị giác chuyển thành thính giác. * Tác dụng : Hai câu thơ miêu tả chiếc thuyền nằm im trên bến sau khi vật lộn với sóng gió biển khơi trở về. Tác giả không chỉ “thấy” con thuyền đang nằm im trên bến mà còn thấy sự mệt mỏi , say sưa, còn “ cảm thấy” con thuyền ấy như đang lắng nghe chất muối thấm dần trong từng thớ vỏ của nó.Con thuyền vô tri đã trở nên có hồn, một tâm hồn rất tinh tế. Cũng như người dân chài, con thuyền lao động ấy cũng thấm đậm vị muối mặn mòi của biển khơi. Không có một tâm hồn tinh tế, tài hoa và nhầt là nếu không có tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người cùng cuộc sống lao động làng chài quê hương thì không thể có những câu thơ xuất thần như vậy. Câu 2: 1. Giải thích. + Tình thương: lòng nhân ái, cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ người khác. + Vườn hoa: nơi nảy sinh, nơi hình thành cái tốt đẹp. + Không ánh nắng mặt trời: không có ánh sáng, hơi ấm, không có nguồn sống. + Không có gì: sự phủ định hoàn toàn và triệt để. + Đẹp đẽ và hữu ích: cái đẹp và cái tốt, cái thiện, cái có ích. + Nảy nở: nảy sinh, tồn tại và phát triển => Tóm lại, nếu không có tình thương thì cuộc sống của con người sẽ không thể có được những điều tốt đẹp và có ích. Nói cách khác, tình thương chính là thứ sẽ làm nảy sinh tất cả những điều tốt đẹp cho cuộc sống. 2. Bình luận *. Chứng minh vai trò của tình thương trong cuộc sống - Trong cuộc sống, bên cạnh những người may mắn và hạnh phúc, còn có rất nhiều người gặp cảnh đau khổ, bất hạnh, luôn cần sự sẻ chia, giúp đỡ, cần tình thương yêu. - Nếu thiếu tình thương, con người sẽ không thể làm được những điều tốt đẹp, hữu ích cho người khác: không biết quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ và đồng cảm với người khác lúc họ gặp khó khăn, hoạn nạn; thậm chí còn làm những điều xấu xa, tàn ác khiến người khác phải chịu mất mát, đau khổ. - Khi thiếu tình thương, con người cũng không thể tạo ra và gìn giữ được điều tốt đẹp cho chính mình (biến thành người vô cảm, tàn nhẫn và ích kỉ, xấu xa) và cho người khác. - Ngược lại, con người có tình thương tạo ra nhiều điều tốt đẹp: sự đồng cảm, chia sẻ; sự bao dung, Nói khác đi, tình thương là nền tảng nuôi dưỡng cho những phẩm chất, tình cảm, suy nghĩ tốt đẹp khác của con người. *Bình luận . Trong câu nói, Huy-gô có cái nhìn đầy tính nhân văn, vừa rất mực tin yêu cuộc sống vừa tỉnh táo, sâu sắc. + Trong xã hội ngày nay, có nhiều người biết mở rộng vòng tay yêu thương và nhân ái làm sáng ngời truyền thống “tương thân tương ái”, “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Những người như thế đáng được ngợi ca và tôn vinh. 7
  8. + Song bên cạnh đó, vẫn còn có bao kẻ vô tâm, vô cảm, ích kỉ và xấu xa, độc ác để thỏa mãn những dục vọng tầm thường, đê hèn. Chúng phải bị lên án và trừng trị nghiêm khắc. 3.Bài học. - Cuộc sống chỉ trở nên tốt đẹp và có ý nghĩa khi con người biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông với những số phận bất hạnh -Hãy yêu thương người khác. Đó là cách chăm sóc khu vườn tâm hồn của mỗi người. Câu 3: Mở bài. - Dẫn dắt , nêu vấn đề nghị luận, trích dẫn ý kiến, nêu phạm vi dẫn chứng 2.Thân bài. a. Giải thích. - Khái quát hình ảnh người nông dân trước cách mạng tháng 8: Họ có cuộc sống nghèo khổ lam lũ, ít học, một cổ hai tròng: Chị Dậu- Tắt đèn- Ngô tất Tố, anh Pha trong Bước đường cùng – Nguyễn Công Hoan, Lão Hạc, Chí Phèo- Nam Cao nhưng họkhông ít tấm lòng. Dù cuộc sống và số phận có đẩy họ vào bước đường cùng nhưng họ không ít tấm lòng- giàu tình yêu thương, lòng tự trọng, cứng cỏi mạnh mẽ, nhân hậu Dù có phải chết, người nông dân vẫn giữ được phẩm tốt đẹp của mình. - Lão Hạc là tác phẩm xuất sắc của Nam cao viết về đề tài người nông dân. Từ cuộc đời của Lão Hạc , Nam Cao đã thể hiện chân thực cảm động về số phận đau thương , cuộc sống nghèo khổ lam lũ ít học nhưng vẫn sáng ngời phẩm chất lương thiện, tốt đẹp. Lão là con người không chỉ khổ mà còn rất đẹp.( Quế Hương) b. Chứng minh. * Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ lam lũ ít học. - Cảnh ngộ của Lão Hạc thật bi thảm: Nhà nghèo, vợ chết, hai cha con lão sống lay lắt rau cháo qua ngày. - Vì nghèo nên lão cũng không đủ tiền cưới vợ cho con nên khiến con trai lão phải bỏ đi làm ở đồn điền cao su. - Chính vì nghèo khổ nên ông không có điều kiện học hành vì thế mà lão không biết chữ, mỗi lần con trai viết thư về lão lại phải nhờ ông giáo đọc hộ và cả đến khi muốn giữ mảnh vườn cũng lại nhờ ông giáo viết văn tự hộ. - Sự túng quẫn ngày càng đe dọa lão nên sau trận ốm kéo dài, không có việc, rồi bão ập đến phá sạch hoa màu không lấy tiền đâu để nuôi con Vàng nên lão đã phải dằn lòng quyết định bán cậu Vàng – kỉ vật mà đứa con trai lão để lại. - Lão sống đã khổ chết cũng khổ. (Hs lấy dẫn chứng phân tích, chứng minh) *. Lão Hạc là người nông dân giàu có ở tấm lòng yêu con, giàu đức hi sinh và lòng nhân hậu, trung thực, giàu lòng tự trọng. - Lão Hạc cả đời yêu con một cách thầm lặng, chả thế mà từ ngày vợ chết lão ở vậy nuôi con đến khi trưởng thành. Lão chắt chiu dè sẻn để có tiền lo cưới vợ cho con ấy vậy mà cả đời dành dụm cũng không đủ vì thế mà khi chứng kiến nỗi buồn nỗi đau của con lão luôn day dứt đau khổ. (HS lấy dẫn chứng chứng minh) - Yêu và thương con nên khi xa con tình yêu con của lão được thể hiện gián tiếp qua việc chăm sóc con chó- kỉ vật mà đứa con để lại. Lão vô cùng đau đớn dằn vặt khi bán 8
  9. con chó vàng. Qua đó thấy được tấm lòng nhân hậu của lão, trung thực, giàu lòng tự trọng.( HS lấy dẫn chứng chứng minh) - Thương con lão chọn cho mình một cách hi sinh, đặc biệt là hi sinh cả mạng sống của mình cho con. Mọi hànhđộng của lão đều hướng về con. Lão chọn cái chết để giữ tài sản cho con để trọn đạo làm cha. Lão đã lựa chọn đạo lí: chết trong còn hơn sống đục. (HS lấy dẫn chứng chứng minh) - Qua cuộc đời khốn khổ và phẩm chất cao quý của lão Hạc nhà văn đã thể hiện tấm lòng yêu thương trân trọng đối với người nông dân. *. Nghệ thuật - Truyện được kể ở ngôi thứ nhất người kể chuyện là ông Giáo làm câu chuyện dẫn dắt tự nhiên sinh động hấp dẫn - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm. c. Đánh giá. - Nhận xét trên hoàn toàn xác đáng . Lão Hạc có thể xem là nhân vật đẹp nhất đời Nam Cao. Bởi lão còm cõi xơ xác chịu nhiều đau thương, bất hạnh nhưng chưa bao giờ vì hoàn cảnh mà tha hoá thay đổi bản chất tốt đẹp lương thiện của mình Nam Cao đã phản ánh số phận bi thảm của người nông dân, ca ngợi phẩm chất , trân trọng yêu thương và tố cáo xã hội gây ra những bất hạnh cho họ. lão hạc tiêu biểu cho “Người nông dân tuy nghèo khổ, lam lũ, ít học nhưng không ít tấm lòng”. 3. Kết luận. Khẳng định và nâng cao vấn đề nghị luận. 9
  10. ĐỀ 4: Câu 1 : Hãy phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ sau: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. (Quê hương - Tế Hanh) Câu 2 . Có ý kiến cho rằng : "Bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ ( Ngữ văn 8, tập 2 )tràn đầy cảm xúc lãng mạn".Em hãy cho biết cảm xúc lãng mạn được thể hiện trong bài thơ như thế nào ? Câu 3: : Trong tác phẩm “Lão Hạc”, Nam Cao viết: “ Chao ôi ! Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng , buồn đau, ích kỉ che lấp mất ” Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? Từ các nhân vật: Lão Hạc,ông giáo, vợ ông giáo ,Binh Tư trong tác phẩm “Lão Hạc” ,em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Hướng dẫn làm bài: Câu 1 : Tác giả sử dụng dụng biện pháp so sánh hùng tráng, bất ngờ ví “chiếc thuyền” như “con tuấn mã” và cánh buồm như “mảnh hồn làng” đã tạo nên hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ. - Phép so sánh đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao thiêng liêng, vừa thơ mộng, vừa hùng tráng. Cánh buồm còn được nhân hóa như một chàng trai lực lưỡng đang “rướn” tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió. (1điểm) - Một loạt từ : Hăng, phăng, vượt được diễn tả đầy ấn tượng khí thế hăng hái, dũng mãnh của con thuyền ra khơi. (0.5 điểm) - Việc kết hợp linh hoạt và độc đáo các biện pháp so sánh, nhân hóa , sử dụng các động từ mạnh đã gợi ra trước mắt người đọc một phong cảch thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân làng chài. Câu 2 : Nêu được nội dung cơ bản sau: - Bài thơ “Nhớ rừng” là bài thơ hay của Thế Lữ, nhưng cũng là bài thơ hay của phong trào Thơ Mới. Điểm nổi bật của tâm hồn lãng mạn là giàu mộng tưởng, khát vọng và cảm xúc. Người nghệ sỹ lãng mạn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám-1945 cảm thấy 10
  11. cô đơn, tù túng trong xã hội bấy giờ nhưng bất lực, họ chỉ còn biết tìm cách thoát li thực tại ấy bằng chìm đắm vào trong đời sống nội tâm tràn đầy cảm xúc. Tâm hồn lãng mạn ưa thích sự độc đáo, phi thường, ghét khuôn khổ, gò bó và sự tầm thường. Nó có hứng thú giãi bầy những cảm xúc thiết tha mãnh liệt, nhất là nỗi buồn đau. - Cảm xúc lãng mạn trong bài thơ nhớ rừng được thể hiện khá rõ ở những khía cạnh sau: (1điểm). + Hướng về thế giới mộng tưởng lớn lao, phi thường tráng lệ bằng một cảm giác trào dâng mãnh liệt. Thế giới ấy hoàn toàn đối lập với thực tại tầm thường, giả dối. Trong baì thơ, thế giới mộng tưởng chính là cảnh đại ngàn hùng vĩ và kèm theo đó là cảnh oai hùng của chúa sơn lâm. + Diễn tả thấm thía nỗi đau trong tinh thần bi tráng, tức là nỗi uất ức xót xa của hòm thiêng khi sa cơ lỡ vận. Câu 3: 1.Mở bài: -Dẫn dắt vấn đề:Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội nên việc đánh giá con người phải có sự tìm hiểu cụ thể. -Đặt vấn đề:Cách nhìn, đánh giá con người qua câu nói trên. 2.Thân bài a. Giải thích nội dung của đoạn văn: + Lời độc thoại của nhân vật “Ông giáo”- thông qua nhân vật này- tác giả Nam Cao thể hiện cách nhìn, đánh giá đầy sự cảm thông, trân trọng con người: - Phải đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của họ để cố mà tìm hiểu, xem xét con người ở mọi bình diện thì mới có được cái nhìn đầy đủ, chắt gạn được những nét phẩm chất đáng quý của họ, nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc những kết luận sai lầm về bản chất của con người. b. Chứng minh ý kiến trên qua các nhân vật: + Lão Hạc: Thông qua cái nhìn của các nhân vật (trước hết là ông giáo), lão Hạc hiện lên với những việc làm, hành động bề ngoài có vẻ gàn dở, lẩm cẩm - Bán một con chó mà cứ đắn đo, suy nghĩ mãi. Lão Hạc sang nhà ông giáo nói chuyện nhiều lần về điều này làm cho ông giáo có lúc cảm thấy “nhàm rồi”. - Bán chó rồi thì đau đớn, xãt xa, dằn vặt như mình vừa phạm tội ác gì lớn lắm. - Gửi tiền, giao vườn cho ông giáo giữ hộ, chấp nhận sống cùng cực, đói khổ: ăn sung, rau má, khoai, củ chuối - Từ chối gần như hách dịch mọi sự gióp đỡ. - Xin bả chó. + Vợ ông giáo: nhìn thấy ở lão Hạc một tính cách gàn dở “Cho lão chết ! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ ! Lão làm lão khổ chứ ai ”, vô cùng bực tức khi nhìn thấy sự rỗi hơi của ông giáo khi ông đề nghị giúp đỡ lão Hạc “Thị gạt phắt đi”. + Binh Tư: Từ bản tính của mình, khi nghe lão Hạc xin bả chó, hắn vội kết luận ngay “Lão cũng ra phết chứ chả vừa đâu”. + Ông giáo có những lúc không hiểu lão Hạc: “Làm quái gì một con chó mà lão có vẻ băn khoăn quá thế ?”, thậm chí ông cũng chua chát thốt lên khi nghe Binh Tư kể chuyện 11
  12. lão Hạc xin bả chó về để “cho nó xơi một bữa lão với tôi uống rượu”: “Cuộc đời cứ mỗi ngày càng thêm đáng buồn ” Nhưng ông giáo là người cã tri thức, có kinh nghiệm sống, có cái nhìn đầy cảm thông với con người, lại chịu quan sát, tìm hiểu, suy ngẫm nên phát hiện ra được chiều sâu của con người qua những biểu hiện bề ngoài: - Ông cảm thông và hiểu vì sao lão Hạc lại không muốn bán chó: Nó là một người bạn của lão, một kỉ vật của con trai lão; ông hiểu và an ủi, sẻ chia với nỗi đau đớn, dằn vặt của lão Hạc khi lão khóc thương con chó và tự xỉ vả mình. Quan trọng hơn, ông phát hiện ra nguyên nhân sâu xa của việc gửi tiền, gửi vườn, xin bả chã, cái chết tức tưởi của lão Hạc: Tất cả là vì con, vì lòng tự trọng cao quý. ông giáo nhìn thấy vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc ẩn giấu đằng sau những biểu hiện bề ngoài có vẻ gàn dở, lập dị. - Ông hiểu và cảm thông được với thái độ, hành động của vợ mình: Vì quá khổ mà trở nên lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau đồng loại “ Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một ngưêi đau chân cã lóc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu ? cái bản tính tốt của ngưêi ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất ” . ông biết vậy nên “Chỉ buồn chứ không nì giận”. Ông giáo là nhân vật trung tâm dẫn dắt câu chuyện, từ việc miêu tả các nhân vật mà quan sát, suy ngẫm để rồi rót ra những kết luận cã tính chiêm nghiệm hết sức đóng đắn và nhân bản về con người. Có thể nói tác giả đã hóa thân vào nhân vật này để đưa ra những nhận xét, đánh giá chứa chan tinh thần nhân đạo về cuộc đời , con người. Đây là một quan niệm hết sức tiến bộđịnh hướng cho những sáng tác của nhà văn sau này. 3.Kết bài: -Khẳng định tính triết lí của câu nói trên. Đó cùng là quan niệm sống,tình cảm của tác giả. -Suy nghĩ của bản thân em ĐỀ 5: Câu 1: Qua ba văn bản truyện ký Việt Nam: “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ” và “Lão Hạc”, em thấy có những đặc điểm gì giống và khác nhau ? Hãy phân tích để làm sáng tỏ. Câu 2: Nhà thơ Vũ Đình Liên đã viết: “ Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu ” (Ông đồ) a. Phương thức biểu đạt của đoạn thơ ? b. Xác định các trường từ vựng có trong đoạn thơ ? c. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ. Phân tích giá trị biểu đạt của chúng ? Câu 3: 12
  13. Bằng những hiểu biết về các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 8, em hãy chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ngợi ca tình yêu thương giữa con người với con người. Hướng dẫn làm bài: Câu 1: a. Giống nhau: - Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 – 1945. - Phương thức biểu đạt: tự sự. - Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo. - Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động. b. Khác nhau: - Thể loại: Mỗi văn bản viết theo một thể loại: Trong lòng mẹ (Hồi kí), Lão Hạc (Truyện ngắn), Tức nước vỡ bờ (Tiểu thuyết) - Đều biểu đạt phương thức tự sự nhưng mỗi văn bản yếu tố miêu tả, biểu cảm có sự đậm nhạt khác nhau. - Mỗi văn bản viết về những con người với số phận và những nỗi khổ riêng. Câu 2: a. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm b. Các trường từ vựng: - Vật dụng: giấy, mực, nghiên - Tình cảm: buồn, sầu - Màu sắc: đỏ, thắm c. Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ: Điệp ngữ (mỗi); câu hỏi tu từ (Người thuê viết nay đâu?); nhân hoá (giấy-buồn, mực-sầu). Phân tích có các ý: - Sự sửng sốt trước sự thay đổi quá bất ngờ mỗi năm mỗi vắng. - Hình ảnh ông đồ già tiều tụy, lặng lẽ bên góc phố, người trên phố vẫn đông nhưng chỗ ông ngồi thì vắng vẻ, thưa thớt người thuê viết. - Một câu hỏi nghi vấn có từ nghi vấn nhưng không một lời giải đáp, hồi âm tan loãng vào không gian hun hút - tâm trạng xót xa ngao ngán. - Cái buồn, cái sầu như ngấm vào cảnh vật (giấy, nghiên), những vật vô tri vô giác ấy cũng buồn cùng ông, như có linh hồn cảm thấy cô đơn lạc lõng Câu 3: a) Mở bài: - Có thể nêu mục đích của văn chương (văn chương hướng người đọc đến với sự hiểu biết và tình yêu thương). - Giới thiệu vấn đề cần giải quyết. b) Thân bài: Tình yêu thương giữa người với người thể hiện qua nhiều mối quan hệ xã hội. - Tình cảm xóm giềng: + Bà lão láng giềng với vợ chồng chị Dậu (Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố). 13
  14. + Ông giáo với lão Hạc (Lão Hạc - Nam Cao). - Tình cảm gia đình: + Tình cảm vợ chồng: Chị Dậu ân cần chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng (Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố). + Tình cảm cha mẹ và con cái: • Người mẹ âu yếm đưa con đến trường (Tôi đi học - Thanh Tịnh); Lão Hạc thương con (Lão Hạc - Nam Cao). • Con trai lão Hạc thương cha (Lão Hạc - Nam Cao); bé Hồng thông cảm, bênh vực, bảo vệ mẹ (Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng). c) Kết bài: Nêu tác dụng của văn chương (khơi dậy tình cảm nhân ái cho con người để con người sống tốt đẹp hơn). ĐỀ 6: Câu 1: Qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó (Ngữ văn 8, tập II) có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng đã từng ca ngợi “thú lâm tuyền” trong bài thơ Côn Sơn ca (Ngữ văn 7, tập I) mà em đã được học. Em hãy cho biết “thú lâm tuyền” (từ Hán Việt: lâm là rừng, tuyền là suối) ở Nguyễn Trãi và ở Hồ Chí Minh có gì giống và khác nhau ? Câu 1 : (2 điểm) Hãy phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ sau: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. (Quê hương - Tế Hanh) Câu 2 : (6 điểm) Tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố có nhiều nhân vật, nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm có giá trị hiện thực. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực, đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám năm 1945. Bằng những hiểu biết của em về tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Hướng dẫn làm bài: Câu 1: - Bài thơ cho ta thấy Bác Hồ cảm thấy vui vẻ, thoải mái, thích thú khi được sống giữa non xanh nước biếc. Niềm vui thích đó, người xưa gọi là “thú lâm tuyền” - Trong thơ cổ có cả một mảng sáng tác về “thú lâm tuyền” + Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng viết : Trúc biếc nước trong ta sẵn có 14
  15. Phong lưu rất mực khó ai bì. + Nguyễn Trãi trong bài Côn Sơn ca nổi tiếng đã viết rằng : Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai. Côn Sơn có đá rêu phơi Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm - Yêu thiên nhiên là một nét đặc trưng bản chất con người Hồ Chí Minh, chỉ có điều “thú lâm tuyền” của Người có những nét giống và khác so với Nguyễn Trãi : + Giống nhau : Cả hai đều thích hoà hợp với thiên nhiên, cảnh vật, đều vui thú với rừng núi, suối khe, đều tìm thấy trong chốn lâm tuyền một cuộc sống thanh cao hợp với cách sống của mình + Khác nhau : “Thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi mang tư tưởng của một ẩn sĩ muốn tìm đến chốn rừng suối để ẩn dật, để quên đi những vinh nhục của đời người, để lánh xa cõi đời nhơ bẩn và để ngâm thơ nhàn Còn “thú lâm tuyền” của Hồ Chí Minh lại mang tư tưởng của một người chiến sĩ cách mạng. Ta thấy giữa Pác Bó, Bác vẫn dịch sử Đảng để chuẩn bị cho phong trào cách mạng của dân tộc đang sắp bước sang những trang mới quyết định - Như vậy, có thể nói, nhận thức sâu sắc về vẻ đẹp của cuộc đời cách mạng cùng với “thú lâm tuyền” đã làm nên giọng điệu đùa vui của bài thơ, từ đó mà ta nhận ra cái hồn của thi nhân trong tác phẩm : với Người, làm cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn Câu 1 : (2điểm) Tác giả sử dụng dụng biện pháp so sánh hùng tráng, bất ngờ ví “chiếc thuyền” như “con tuấn mã” và cánh buồm như “mảnh hồn làng” đã tạo nên hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ. - Phép so sánh đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao thiêng liêng, vừa thơ mộng, vừa hùng tráng. Cánh buồm còn được nhân hóa như một chàng trai lực lưỡng đang “rướn” tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió. (1điểm) - Một loạt từ : Hăng, phăng, vượt được diễn tả đầy ấn tượng khí thế hăng hái, dũng mãnh của con thuyền ra khơi. (0.5 điểm) - Việc kết hợp linh hoạt và độc đáo các biện pháp so sánh, nhân hóa , sử dụng các động từ mạnh đã gợi ra trước mắt người đọc một phong cảch thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân làng chài. (0,5điểm) Câu 2 : (6 điểm) 1. Yêu cầu về hình thức * Viết đúng thể loại chứng minh về một nhận định văn học. - Bố cục đảm bảo rõ ràng mạch lạc , lập luận chặt chẽ. - Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về nội dung (6 điểm) 15
  16. Chứng minh làm rõ những phẩm chất của nhân vật chị Dậu, người phụ nữ nông dân Việt Nam dưới chế độ phong kiến trước năm 1945 . a) Mở bài (1 điểm): - Giới thiệu khái quát tác giả , tác phẩm. - Tiểu thuyết Tắt đèn có nhiều nhân vật nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm Tắt đèn. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám 1945. b) Thân bài (4 điểm): * Làm rõ những phẩm chất đáng quý của chị Dậu. - Chị Dậu là một người có tinh thần vị tha, yêu thương chồng con tha thiết. + Khi anh Dậu bị bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đánh đập hành hạ chết đi sống lại chị đã chăm sóc chồng chu đáo. + Chị đã tìm mọi cách để bảo vệ chồng. + Chị đau đớn đến từng khúc ruột khi phải bán con để có tiền nộp sưu. - Chị Dậu là một người đảm đang tháo vát: đứng trước khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua, phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì ốm đau, đàn con bé dại tất cả đều trông vào sự chèo chống của chị. - Chi Dậu là người phụ nữ thông minh sắc sảo: Khi bọn cai lệ định xông vào trói chồng – Chị đã cố van xin chúng tha cho chồng nhưng không được. => chị đã đấu lý với chúng “ Chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ”. - Chị Dậu là người phụ nữ có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm. + Khi cai lệ và người nhà Lí trưởng có hành động thô bạo với chị, với chồng chị, chị đã vùng lên quật ngã chúng. + Mặc dù điêu đứng với số tiền sưu nhưng chị vẫn sẵn sàng ném nắm giấy bạc và mặt tên tri phủ Tri Ân. Hai lần bị cưỡng hiếp chị vẫn thoát ra được. Đây chính là biểu hiện đẹp đẽ về nhân phẩm của tinh thần tự trọng. c) Kết bài (1điểm) Khái quát khẳng định về phẩn chất nhân vật: - Yêu thương chồng con, thông minh sắc sảo, đảm đang tháo vát, có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm - Nhân vật chị Dậu toát lên vẻ đẹp mộc mạc của người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết. - Hình tượng nhân vật chị Dậu là hình tượng điển hình của phụ nữ Việt Nam trước cách mạng tháng 8 năm 1945. - Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố không chỉ là tác phẩn có giá trị hiện thực mà còn có giá trị nhân đạo sâu sắc, là tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán. -Liên hệ thực tế. Đề 7 Câu 1: 16
  17. Người xưa nói “Thi trung hữu hoạ” (trong thơ có tranh), em cảm nhân điều đó như thế nào qua đoạn thơ sau đây: “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang son ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt? Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” (Nhớ rừng – Thế Lữ) Câu 2: Viết một đoạn văn (theo cách quy nạp) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp độc đáo nghệ thuật của hai câu thơ sau: “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng, Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” (Quê hương – Tế Hanh) Câu 3: Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc qua “Chiếu dời đô”, “Hịch tướng sĩ” và “Nước Đại Việt ta”. Hướng dẫn làm bài Câu 1: Học sinh trình bày được bức tranh tứ bình (bốn hình ảnh) nổi bật trong đoạn thơ: - Cảnh đêm vàng bên bờ suối. - Cảnh mưa chuyển bốn phương ngàn. - Cảnh bình minh rộn rã. - Cảnh hoàng hôn buông xuống. Nhận xét: ngôn từ sống động, giàu hình ảnh. Đây là đoạn thơ đặc sắc thể hiện tài năng quan sát, xây dựng hình ảnh, vận dụng trí tưởng tượng, sắp xếp, tôt chức sáng tạo ngôn từ thành những câu thơ tuyệt bút của Thế Lữ. Câu 2: Viết đúng đoạn văn quy nạp , phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của hai câu thơ: - Nghệ thuật so sánh: lấy cái cụ thể so sánh với cái trừu tượng, nhằm làm nổi bật cánh buồm là linh hồn của làng chài. - Hình ảnh nhân hoá: giương, rướn, khiến câu thơ trở nên sống động, có hồn. Cánh buồm trắng như vẻ đẹp của dân làng chài sống trong sáng, mạnh mẽ và lương thiện. Câu 3: a. Về hình thức: - Bài văn có bố cục 3 phần. 17
  18. - Có sự chuyển ý, chuyển đoạn hợp lý. b. Về nội dung: Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc được thể hiện qua ba văn bản: “Chiếu hời đô”, “Hịch tướng sĩ”, “ Nước Đại Việt ta”: - Ý thức về quốc gia độc lập, thống nhất: dời đô ra chốn trung tâm, thắng địa, rồng cuộn, hổ ngồi ở thế kỷ XI - Ý thức ấy đã bốc cao thành quyết tâm chiến đấu và chiến thắng giặc để bảo toàn xã tắc ở thế kỉ XIII. - Ý thức ấy phát triển thành tư tưởng vì dân trừ bạo – nhân nghĩa và quan niệm toàn diện sâu sắc về quốc gia có chủ quyền, có văn hoá và truyền thống lịch sử anh hùng – thế kỷ XV. Đề 8: Câu 1 : Để diễn tả tâm trạng bối rối của chú bé Hồng khi lo sợ người ngồi trên xe không phải là mẹ, Nguyên Hồng viết “ Và cái làm đó không những làm tôi thẹn, mà còn tủi cực nữa, khác gì ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng dâm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”. Em hãy phân tích ý nghĩa của hình ảnh trên. Câu 2: Nhận xét về hai bài thơ “ Nhớ rừng” ( Thế Lữ ) và “ Khi con tu hú” ( Tố Hữu), có ý kiến cho rằng : “ Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau”. Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Gợi ý làm bài Câu 1 : Đảm bảo các ý sau: - Về hình thức : Hoàn chỉnh đoạn văn theo cách trình bày nội dung đoạn văn. - Về nội dung : + Hình ảnh so sánh có sức liên tưởng lớn. + Hoàn cảnh thực tại của bé Hồng. + Tâm trạng trông ngóng, khát khao được gặp mẹ. + Từ hình ảnh so sánh để nhấn mạnh nỗi hổ thẹn, tủi cực và tuyệt vọng của bé Hồng nếu đó không phải là mẹ. Câu 2 I. Mở bài : - Giới thiệu khái quát bối cảnh Việt Nam trước CMT8 : Dân tộc ta chìm trong ách nô lệ của TD Pháp, nhiều thanh niên trí thức có tâm huyết với non sông đất nước đều khao khát tự do. - Bài thơ “ Nhớ rừng” ( Thế Lữ ) , “ Khi con tu hú” ( Tố Hữu ) đều nói lên điều đó. 18
  19. - Trích ý kiến II. Thân bài : Lần lượt làm rõ 2 luận điểm sau 1. Luận điểm 1 : Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng : - Vì yêu nước nên mới thấy hết nỗi tủi cực của cuộc sống nô lệ ( d/c : Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt ) , mới uất ức khi bị giam cầm ( d/c : Ngột làm sao , chết uất thôi ) - Không chấp nhận cuộc sống nô lệ , luôn hướng tới cuộc sống tự do : + Con hổ nhớ về cuộc sống tự do vùng vẫy ở núi rừng đại ngàn : Những đêm trăng đẹp , những ngày mưa, những bình minh rộn rã tưng bừng Con hổ lúc mơ màng như một thi sĩ, lúc lại như một bậc đế vương đầy quyền uy ( d/c ) + Người thanh niên yêu nước tuy thân bị tù đày nhưng tâm hồn vẫn hướng ra ngoài song sắt để cảm nhận bức tranh mùa hè rữc rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh, đầy hương vị ngọt ngào ( d/c ) 2. Luận điểm 2 : Thái độ đấu tranh cho tự do khác nhau - “Nhớ rừng” là tiếng nói của một tầng lớp thanh niên có tâm sự yêu nước , đau đớn về thân phận nô lệ nhưng chưa tìm được con đường giải thoát, đành buông xuôi, bất lực. Họ đã tuyệt vọng, đã hết ước mơ chiến thắng, đã thôi nghĩ đến hành động Đây là thái độ đấu tranh tiêu cực (d/c ) - Khi con tu hú là tiếng nói của một chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, đại diện cho những thanh niên đã đi theo con đường cứu nước mà cách mạng chỉ ra, biết rõ con đường cứu nước là gian khổ nhưng vẫn kiên quyết theo đuổi. Họ tin ở tương lai chiến thắng của cách mạng, đất nước sẽ độc lập, dân tộc sẽ tự do. Họ không ngừng đấu tranh để giải phóng dân tộc . Đây là thái độ đấu tranh rất tích cực.( d/c ) 3. Kết bài : Khẳng định lại giá trị của hai bài thơ - Trân trọng nỗi niềm yêu nước sâu kín. Đó là nỗi đau nhức nhối vì thân phận nô lệ, khơi dậy niềm khao khát tự do và nhớ tiếc thời oanh liệt của dân tộc. - Tiếng nói khao khát tự do ,ý thức đấu tranh giành tự do mạnh mẽ trong “Khi con tu hú” có tác dụng tích cực đối với thanh niên đương thời. Đề 9 Câu 1: Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau (bằng một đoạn văn ngắn): Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay, Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài giời mưa bụi bay.” (Ông đồ, Vũ Đình Liên - Sách giáo khoa Ngữ văn 8 - Tập II) Câu 2 19
  20. Cho nhan đề "Không thầy đố mày làm nên", em hãy viết một văn bản ngắn (từ 15 đến 20 câu) nói lên cảm nghĩ của em về mối quan hệ thầy trò. Câu3: Chân dung Hồ Chí Minh qua ba bài thơ: “ Tức cảnh Pác bó”, “ Ngắm trăng”, “ Đi đường” – Ngữ văn lớp 8 – tập 2. Hướng dẫn làm bài Câu 1: Về kiến thức: Nêu được các ý sau - Đoạn thơ trên trích trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên miêu tả tâm trạng ông đồ thời suy tàn. - Bằng các biện pháp nghệ thuật đối lập, tả cảnh ngụ tình để thể hiện niềm cảm thương trước hình ảnh ông đồ lạc lõng, trơ trọi “vẫn ngồi đấy” như bất động, lẻ loi và cô đơn khi người qua đường thờ ơ vô tình không ai nhận thấy hoặc đoái hoài tới sự tồn tại của ông. - Qua hai câu thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt bút, hiểu được nỗi buồn của con người thấm sâu vào cảnh vật. Hình ảnh “lá vàng, mưa bụi” giàu giá trị tạo hình vẽ nên một bức tranh xuân lặng lẽ, âm thầm, tàn tạ với gam màu nhạt nhòa, xám xịt. - Khổ thơ cực tả cái cảnh thê lương của nghề viết và sự ám ảnh ngày tàn của nền nho học đồng thời thể hiện sự đồng cảm xót thương của nhà thơ trước số phận những nhà nho và một nền văn hóa bị lãng quên. Câu 2: - Kính trọng thầy cô giáo là nét đẹp trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam từ xưa đến nay (Một năm có riêng một ngày lễ của thầy cô 20/11). Câu tục ngữ (nhan đề) đã nhấn mạnh được vai trò của người thầy đối với cuộc đời của mỗi người. - Khẳng định công lao của người thầy đối với sự phát triển của xã hội nói chung và cá nhân mỗi học sinh nói riêng. Lòng biết ơn của em đối với công lao to lớn của thầy cô giáo (lời thầy cô dạy bảo, những giờ học bổ ích, sự hi sinh, của thầy cô dành cho học sinh thân yêu) (có thể minh họa bằng thơ ca, danh ngôn) - Mở rộng vấn đề: Dù ở đâu đó vẫn có những hành vi vô ơn đối với thầy cô giáo của không ít các bạn học sinh hiện nay tạo ra những nhức nhối trong ngành giáo dục nhưng lòng biết ơn thầy cô vẫn là một truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam cần được duy trì để xã hội phát triển. Câu 3: a. Nội dung: * Mở bài: Giới thiệu về Hồ Chí Minh * Thân bài: 1. Hoàn cảnh sáng tác 3 bài thơ 2. Giới thiệu chân dung Hồ Chí Minh * Đại nhân: + Yêu tổ quốc. + Yêu thiên nhiên. + yêu thương con người. -> “Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế . Ôm cả non sông mọi kiếp người” ( Tố Hữu ) 20
  21. * Đại trí: + Bài học đánh cờ, thể hiện chiến lược quân sự , lãnh đạo. “ Lạc nước hai xe đành bỏ phí Gặp thời một nước cũng thành công”. ( Nhật kí trong tù). * Đại dũng: Tinh thần thép: Ung dung, lạc quan, tự tại. Trong một số bài của bác). Bác chỉ nhắc đến một từ thép trong bài đề từ của “Nhật kí trong tù”. Nhưng bài nào, dòng nào, câu nào củng ánh lên tinh thần thép: - Đi đường – Rèn luyện ý trí nghị lực. - Ngắm trăng: Vượt lên hoàn cảnh. - Tức cảnh Pác Bó: Lạc quan , tin tưởng cuộc sống. 3. Mở rộng nâng cao vấn đề: Liên hệ thú lâm tuyền Bác khác với người xưa - Người xưa: Nguyễn Trãi – Nguyễn Khuyến: Sống ẩn mình, gửi tâm sự với cảnh, quay về với thiên nhiên. - Hồ Chí Minh: Tình yêu thiên nhiên gắn liền với hoạt động yêu nước, cứu nước. -> Chất cộng sản trong con người Hồ Chí Minh. - Hình ảnh, tư tưởng Bác gắn với hành động của bản thân em và thế hệ trẻ hôm nay. Kết bài: - Cảm nghĩ về chân dung Hồ Chí Minh - Hình ảnh về người chiến sĩ cộng sản. Đề 10 Câu 1 Cảm nhận của em về cái hay của đoạn văn sau: "Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng". (Trích "Tôi đi học" - Thanh Tịnh) Câu 2: HỎI Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào? - Chúng tôi tôn cao nhau. Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào? - Chúng tôi làm đầy nhau. Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào? - Chúng tôi đan vào nhau Làm nên những chân trời. Tôi hỏi người: Người sống với người như thế nào? Tôi hỏi người: Người sống với người như thế nào? Tôi hỏi người: Người sống với người như thế nào? Trích trong tập thơ Thư mùa đông - Hữu Thỉnh Trình bày những bài học về lối sống đẹp cho mình, cho mọi người mà em học được từ bài thơ trên bằng một bài văn nghị luận ngắn. 21
  22. Hướng dẫn làm bài Câu 1: * Yêu cầu về nội dung kiến thức: Cần cảm nhận được cái hay của đoạn văn như sau: Về nghệ thuật: - Cách dẫn dắt cảm xúc rất tự nhiên: từ ngoại cảnh, từ sự thay đổi của thiên nhiên mà gợi nhớ thời điểm tựu trường. - Diễn tả hết sức tinh tế tâm trạng náo nức, xốn xang, sự rung động khi hồi tưởng lại kỉ niệm lần đầu tiên đi học, những kỉ niệm nhẹ nhàng trong sáng được diễn tả tinh tế là những kỉ niệm mơn man - Sử dụng biện pháp tu từ so sánh rất đặc sắc (hình ảnh những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng được so sánh với mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng: cách so sánh rất gợi cảm, tinh tế, diễn tả cảm xúc tươi sáng trong trẻo đẹp đẽ bừng nở trong tâm hồn nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đi học). - Lựa chọn và sử dụng các từ láy rất tinh tế và giàu sức gợi: nao nức, mơn man - Đoạn văn toát lên chất thơ nhẹ nhàng, bay bổng, tinh tế. Về nội dung: cái hay của đoạn văn là đã diễn tả được những cảm giác nao nức, những rung động nhẹ nhàng mà xốn xang, cảm xúc trong sáng về ngày đầu tiên đi học còn đọng mãi trong tâm hồn. Câu 2 Trình bày những bài học về lối sống đẹp cho mình, cho mọi người mà em học được từ bài thơ trên bằng một bài văn nghị luận ngắn. * Bài học về lối sống đẹp cho mình, cho mọi người: - "Chúng tôi tôn cao nhau": tinh thần vị tha, biết đặt lợi ích của mợi người lên trên lợi ích của mình, thậm chí phải hi sinh thầm lặng. - "Chúng tôi làm đầy nhau": tinh thần rộng lượng biết "cho đi", biết "làm đầy" và hoàn thiện đồng loại, hoàn thiện những gì mà người khác còn thiếu về kiến thức, nhân cách - "Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời": tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giữa người với người. - Khẳng định: Đây những bài học về lối sống đẹp, vượt ra khỏi chủ nghĩa cá nhân, ích kỉ, hẹp hòi, đố kị, bon chen, hướng tới sự khoan dung độ lượng, biết ước mơ, vươn tới, biết hòa nhập cộng đồng, cống hiến cho xã hội góp phần làm đẹp cuộc sống - Ngợi ca, khẳng định, biểu dương lối sống đẹp cho cả cộng đồng, đồng thời biết phê phán lối sống vị kỉ, thờ ơ, vô cảm, vô trách nhiệm, thực dụng, cơ hội, cá nhân trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Câu 3: * Mở bài: Giới thiệu về tác giả - tác phẩm“ Tắt đèn” và “ Chị Dậu” -> Khẳng định ý kiến trên hoàn toàn hợp lý. * Thân bài: A. Giải thích: + Đấu lý: Hình thức sử dụng ngôn ngữ - lời nói. + Đấu lực: Hình thức hành động. 22
  23. => Quá trình phát triển hoàn toàn lôgíc phù hợp với quá trình phát triển tâm lý của con người 1. Hoàn cảnh đời sống của nhân dân VN trước Cách mạng 2. Hoàn cảnh cụ thể của gia đình Chị Dậu: Nghèo nhất trong những bậc cùng đinh ở làng Đông Xá - Không đủ tiền nộp sưu -> bán cả con -> vẫn thiếu -> Anh Dậu bị bắt. 3. Cuộc đối thoại giữa chị Dậu – Cai lệ – Bọn người nhà lý Trưởng + Phân tích cuộc đối thoại ( từ ngữ xưng hô)-> hành động bọn cai lệ -> không có chút tình người. + Mới đầu van xin, nhún nhường -> bùng phát. + Cai lệ – người nhà lý trưởng đến trói, đánh, bắt anh Dậu đang trong tình trạng ốm đau vì đòn roi, tra tấn, ngất đi - tỉnh lại -> Chị Dậu chuyển thành hành động. -> Đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành động chị Dậu. => Quy luật: “Tức nước vỡ bờ”- “có áp bức có đấu tranh” 4. Ý nghĩa: * Giá trị hiện thực: - Phơi bầy hoàn toàn xã hội . - Lột trần bộ mặt giả nhân của chính quyền thực dân. * Giá trị nhân đạo: - Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của Chị Dậu. + Một người phụ nữ thông minh sắc sảo. + Yêu thương chồng con tha thiết. + Là một người đảm đang, tháo vát. + Một người hành động theo lý lẽ phải trái. + Bênh vực số phận người nông dân nghèo. * Giá trị tố cáo:- Thực trạng cuộc sống của người nông dân VN bị đẩy đến bước đường cùng ( liên hệ với lão Hạc, Anh Pha ( Bước đường cùng )). Hành động vô nhân đạo không chút tình người của bọn tay sai. => xã hội “ Chó đểu”. ( Vũ Trọng Phụng ). => Chứng minh cho quy luật phát triển tự nhiên của con người: “ Con Giun xéo mãi cũng phải oằn”. 5. Mở rộng nâng cao vấn đề - Liên hệ số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến . - Số phận của người nông dân trong các tác phẩm cùng giai đoạn. - Hành động của chị Dậu là bước mở đường cho sự tiếp bước của người phụ nữ VN nói riêng, nông dân VN nói chung khi có ánh sáng cách mạng dẫn đường. * Kết bài: - Khẳng định quy luật phát triển hoàn toàn tự nhiên -> đúng với sự phát triển tâm lý của con người. - Cảm nghĩ của bản thân em. ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 23
  24. Đề 1: Biết lắng nghe – điều kì diệu của cuộc sống. Suy nghĩ của anh(chị) về vấn đề trên. Gợi ý làm bài 1. Giải thích: - “Nghe” là sự tiếp nhận âm thanh bằng tai (thính giác). - “ Biết lắng nghe” là không chỉ nghe bằng tai mà còn nghe bằng cả khối óc và trái tim. - “ Biết lắng nghe – điều kì diệu của cuộc sống ” là một trong những cách tiếp nhận, học hỏi của con người nhằm làm cho bản thân ngày càng hoàn thiện. - “ Biết lắng nghe” tùy thuộc vào ý thức chủ quan của mỗi người. Đó là đức tính, là năng lực cần phải học hỏi, là yếu tố thúc đẩy để con người tự hoàn thiện nhân cách và trưởng thành hơn do đó, “ Biết lắng nghe” là điều kì diệu của cuộc sống. 2. Bình luận: - “ Biết lắng nghe” phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm sống, vốn văn hóa, tầm nhìn, sự nhạy cảm, độ tinh tường, tinh thần cầu thị, quan niệm sống của con người, - “ Biết lắng nghe” là điều kì diệu của cuộc sống: nghe để hiểu, để hành động, để hướng tới giá trị chân, thiện, mĩ. Chẳng hạn, biết nghe tiếng vọng về từ quá khứ, nghe những gì đang diễn ra ở hiện tại, nghe được cả tương lai; nghe được lời của thiên nhiên, đất trời, lời của cây cối, chim muông; nghe để phân biệt phải trái, hay dở, tốt xấu, nghe được cả tiếng trái tim mình - Không biết lắng nghe thì cuộc sống thật vô nghĩa, tẻ nhạt, . 3. Bài học nhận thức và hành động: - “ Biết lắng nghe” có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, vì vậy, mỗi người cần phải có ý thức rèn luyện năng lực “lắng nghe”. - Biết lắng nghe một cách chân thành, cầu thị để có thể chia sẻ, đồng cảm với người khác và làm cho cuộc sống của mình ngày càng có ý nghĩa - Chống tư tưởng chủ quan, bảo thủ và phê phán lối sống ích kỉ, “biết nghe mà vẫn giả điếc” Đề 2: Đọc phần văn bản sau và trả lời câu hỏi cho bên dưới: “ Bạn biết chăng, thế gian này có điều kì diệu, đó là không ai có thể là bản sao 100% của ai cả. Bởi thế, bạn là độc nhất, tôi cũng là độc nhất. Chúng ta là những con người độc nhất vô nhị, dù ta đẹp hay xấu, tài năng hay vô dụng, cao hay thấp, mập hay ốm, có năng khiếu ca nhạc hay chỉ biết gào như vịt đực. Vấn đề không phải là vịt hay thiên nga. Vịt có giá trị của vịt, cũng như thiên nga có giá trị của thiên nga. Vấn đề không phải là hơn hay kém, mà là sự riêng biệt. Và bạn phải biết trân trọng chính bản thân mình. Người khác có thể đóng góp cho xã hội bằng tài kinh doanh hay năng khiếu nghệ thuật, thì bạn cũng có thể đóng góp cho xã hội bằng lòng nhiệt thành và sự lương thiện. Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn không bao giờ là người trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người 24
  25. trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó (Bản thân chúng ta là những giá trị có sẵn - Phạm Lữ Ân, tr.24, NXB Hội Nhà Văn) 1. Em hiểu thế nào về quan niệm: Thế gian này có điều kỳ diệu, đó là không ai có thể là bản sao 100% của ai cả? 2. Điều kỳ diệu trong thế gian này mà đoạn văn đề cập đến đã có ý nghĩa gì đối với bản thân em? 3. Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: “Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn” Hướng dẫn làm bài Câu 1: 1.Quan niệm của tác giả được hiểu như sau - Trong thế gian này không ai giống nhau hoàn toàn từ dáng hình bên ngoài đến năng lực, phẩm chất bên trong. - Ai trong mỗi chúng ta cũng có những điểm mạnh mà người khác không có - Về nội dung: Đề cập được một quan niệm sống tích cực, sống là phải tự tin vào bản thân. 2. HS nêu ra 2 ý cơ bản sau: - Giúp ta tự tin vào chính mình để phát huy những giá trị vốn có của bản thân: - Từ chỗ hiểu giá trị của bản thân mình ta sẽ hiểu được giá trị của những người xung quanh và thêm trân trọng họ hơn. 3. a. Mở bài: Dẫn dắt và trích dẫn ý kiến đưa ra ở đề bài b. Thân bài: - Giải thích nội dung câu nói: + Giá trị có sẵn: Điều tốt đẹp, thế mạnh riêng vốn có của mỗi con người. ->Nội dung cả câu: Khẳng định giá trị của mỗi con người trong cuộc sống, đồng thời khuyên con người cần nhận ra và tự tin vào những thế mạnh riêng của bản thân - Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến và lý giải tại sao + Cuộc sống vốn muôn màu, muôn vẻ. Mỗi chúng ta được sinh ra đều đã là một sự kỳ diệu của tạo hóa. Bởi thế ai cũng đều có thế mạnh riêng của mình trong một lĩnh vực nào đó của cuộc sống (ví dụ minh họa). + Nhận ra thế mạnh của bản thân là điều vô cùng quan trọng vì nó giúp ta thêm tự tin, mạnh dạn để vươn tới những thành công và khẳng định bản thân mình trong cuộc sống (ví dụ minh họa). + Ngược lại, nếu không biết nhận ra thế mạnh của bản thân thì ta sẽ trở thành người tự ti, nhút nhát, không có định hướng đúng đắn cho cuộc sống thậm chí luôn coi mình là kẻ bất tài, yếu kém nhưng thực ra lại không phải như vậy. - > Phê phán những người tự ti, không nhận ra giá trị có sẵn tiềm ẩn trong con người mình để tìm cách phát huy, làm lãng phí cuộc sống của chính mình chừng nào còn chưa nhận ra thế mạnh của bản thân. - Rút ra bài học + Luôn trau dồi kiến thức, học vấn, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm phù hợp để xác định đúng thế mạnh của bản thân. 25
  26. + Tự tin về những thế mạnh đó và hướng nó đến những điều tốt đẹp đem lại lợi ích cho bản thân và cộng đồng. + Tích cực hoàn thiên bản thân, tự tin về những giá trị có sẵn nhưng cũng phải hài hòa với cái chung, tránh lối sống tự phụ luôn cho mình là nhất. + Biết khám phá và phát huy giá trị của bản thân là đáng quý, đáng quý hơn nữa khi ta biết khám phá và trân trọng những giá trị của mọi người xung quanh cũng như những giá trị tiềm ẩn trong cuộc sống. c) Kết bài: Khẳng định lại vấn đề đã bàn luân ở trên Đề 3: W. Whitman từng tâm niệm: Hãy nhìn về phía mặt trời, bóng tối sẽ khuất sau lưng bạn. Suy nghĩ của em về nhận định trên. Hướng dẫn làm bài 1. Giải thích ý nghĩa của lời nhận định. - Mặt trời là nguồn sáng đem lại hơi ấm và sự sống cho muôn loài. Mặt trời còn là biểu tượng cho những điều tươi sáng, đẹp đẽ, là niềm tin và hi vọng tốt đẹp ở tương lai trong cuộc đời con người. - Bóng tối là màn đêm âm u, tăm tối. Bóng tối cũng là biểu tượng cho sự đen đủi, bi đát, bất hạnh, thiếu may mắn, những thất bại trong đường đời của con người. Ý nghĩa nhận định: Lời nhận định là một phương châm sống tích cực, một lời khuyên sâu sắc nhắc nhở ta phải biết vượt lên những bất hạnh, rủi ro, đau buồn, thất bại trong cuộc đời. Phải biết quên đi quá khứ đen tối mà hướng về tương lai tươi sáng, tốt đẹp ở cuộc sống phía trước. 2. Bàn luận, mở rộng vấn đề. - Cuộc sống không phải lúc nào cũng là thảm đỏ trải đầy hoa hồng, cuộc sống là một trường tranh đấu. Bởi thế, cuộc đời mỗi con người cũng không thể tránh khỏi những gian nan, trắc trở, những khó khăn, thất bại. - Mỗi người cần phải có ý chí, nghị lực, dũng khí để vượt lên những thất bại. Phải xem những gian nan, trắc trở như một thử thách để ta được rèn luyện, trưởng thành. - Cần biết hướng về phía trước, lạc quan, tin tưởng vào tương lai, có bản lĩnh vững vàng để vượt lên những vấp ngã của bản thân. Đây là xu hướng phát triển, là yêu cầu tất yếu phù hợp với quy luật khách quan của cuộc sống. Nếu cứ đắm chìm trong những thất bại, đau buồn là tự hại mình. - Phê phán những người không có niềm tin, không có ý chí phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. 3. Bài học nhận thức và hành động. - Cần phải có ý chí, nghị lực, niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai để vững bước trong cuộc đời. - Trong cuộc sống cũng như trong học tập phải biết vượt lên chính mình, không nên chùn bước trước những khó khăn thử thách. Sống cần có lý tưởng, khát vọng và ước mơ. 26
  27. Đề 4: R.Ta-go, nhà thơ Ấn Độ cho rằng: Thà làm một bông hoa sen nở khi thấy mặt trời rồi mất hết tinh nhụy, còn hơn giữ nguyên hình nụ búp trong sương lạnh vĩnh cửu của mùa đông. Suy nghĩ của anh (chị) về nhận định trên. Hướng dẫn làm bài 1. Giải thích ý nghĩa của lời nhận định - Hoa sen: ủ mầm trong bùn đất, tối khuất, nhơ bẩn nhưng mạnh mẽ vươn lên. Hoa sen là biểu tượng cho phẩm cách thanh sạch, biết vươn lên trong cuộc sống của con người. - Mặt trời: Đó là ánh sáng vĩnh cửu đem lại sự sống cho vạn vật. Mặt trời tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ, sự huy hoàng. - Nụ búp: ẩn dụ cho cái non nớt, nhút nhát, e sợ của con người. - Sương lạnh vĩnh cửu: là môi trường lạnh giá, khắc nghiệt, ở đó vạn vật phải ẩn mình, thu mình, không thể sinh sôi phát triển. Vì thế nó tượng trưng cho những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. => Ý nghĩa câu nói: Ý kiến của Ta- go là một triết lí sống mạnh mẽ, tích cực và tiến bộ. Trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn thử thách, nhưng nếu biết sống và cống hiến hết mình ta sẽ nhận được thành quả xứng đáng. Nếu sống nhút nhát, thụ động thì cuộc đời thật nhạt nhẽo, vô nghĩa. 2. Bàn luận, mở rộng vấn đề a. Tại sao nên chọn cách sống như “bông hoa sen”? - Cuộc sống rất quý giá nhưng lại ngắn ngủi, và chỉ đến duy nhất một lần. Ta phải sống thế nào cho xứng đáng, phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những tháng năm đã sống hoài, sống phí. Ta cần có một trái tim đầy nhiệt huyết để sống hết mình, để cảm nhận từng hơi thở trong khoảnh khắc của đời mình. - Đã là con người thì cần phải có ước mơ, lý tưởng và khát khao thực hiện những điều đó. Tuy nhiên, cuộc sống luôn ẩn chứa những khó khăn, thử thách và những điều tốt đẹp không bỗng dưng mà có. Thay vì để khó khăn đánh bại, ta hãy đón nhận chúng như một cơ hội để rèn luyện bản lĩnh của chính mình, để ta thêm trưởng thành. - Khi ta chọn làm “bông hoa sen nở trong ánh mặt trời” đó là lúc ta sống hết mình và cống hiến hết mình. Ta sẽ có cơ hội được toả sáng, được khẳng định, lưu lại dấu chân trên con đường đã đi và tận hưởng những điều tuyệt diệu mà cuộc sống mang lại. Đó cũng chính là cách khiến cuộc sống của ta thêm ý nghĩa và trở nên có ích. Đó mới là cuộc sống đích thực của con người. b. Tại sao không nên chọn cách sống như “nụ búp”? - Nếu ta không dám đối mặt trước những khó khăn, thử thách của cuộc sống vì ta sợ sai lầm, sợ sẽ thất bại, sợ bị cười chê để rồi mãi mãi ta sống trong vỏ bọc hèn nhát của mình. Đó là lối sống mòn, sống thừa, sống vô ích mà không được ai biết đến. Một “cuộc sống đang mòn ra, đang rỉ đi, đang nổi váng.” - Cuộc sống không mục tiêu, ước mơ, hoài bão thật vô vị. Sống như thế thực chất chỉ là tồn sự tại mà thôi, là chết ngay cả khi đang sống. c. Nâng cao - Liệu có phải lúc nào ta cũng sống hết mình? Nếu cứ hết mình như thế sẽ có lúc ta kiệt sức. Vậy ta cần phải biết lượng sức mình, không phải lúc nào cũng nên lao về phía trước. 27
  28. Để đối mặt với mọi thử thách trên đường đời trước tiên ta phải trân trọng chính bản thân ta. Đừng nôn nóng theo đuổi mục đích mà quên mất bản thân mình. - Có những phút giây ta nên thu mình lại khi đã cảm thấy mỏi mệt. Khi ấy không phải ta đang hèn nhát, chỉ là ta đang tìm kiếm chút bình yên cho tâm hồn, tìm được lại ý chí, lòng quyết tâm để tiếp tục tiến lên phía trước. 3. Bài học nhận thức và hành động: - Phê phán lối sống yếu mềm, thụ động, chỉ biết ngồi chờ vận may và sự thuận lợi. - Cuộc sống của mỗi người được quyết định bởi sự tự nhận thức, bản lĩnh và nghị lực vươn lên không ngừng. Cuộc sống quá ngắn ngủi, hãy cứ cháy hết mình đến tận cùng của khát vọng, ước mơ. Đề 5: Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Hướng dẫn làm bài - Giới thiệu ý kiến của đề bài: biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng xấu hổ còn quan trọng hơn. - Giải thích : + Tự hào : lấy làm hài lòng, hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có. + Xấu hổ : cảm thấy hổ thẹn khi thấy mình có lỗi hoặc kém cỏi trước người khác. + Ý kiến : thể hiện quan điểm của người phát biểu về quan hệ của tự hào với xấu hổ : tự hào thì cần thiết, xấu hổ quan trọng hơn. - Phân tích, chứng minh : + Tự hào là cần thiết : Người tự hào thường là người hiểu rõ bản thân, nhất là sở trường, các tốt đẹp của bản thân. Do đó cũng dễ là người có thái độ tự tin. Tự hào thường mang lại những cảm xúc tích cực. Nó giúp người ta dễ phấn khởi trong hành động. Do đó cuộc sống dễ đạt được những thành công. + Biết xấu hổ còn quan trọng hơn: Biết xấu hổ, người ta dễ tránh những lỗi lầm sai trái. Biết xấu hổ, người ta dễ nổ lực vươn lên để khắc phục những kém cỏi của bản thân. 16 Biết xấu hổ, người ta dễ có lòng khiêm tốn, có tinh thần trách nhiệm, có lương tâm. Biết xấu hổ là một trong những biểu hiện của lòng tự trọng, của nhận thức về phẩm giá con người. Biết xấu hổ, người ta cũng dễ biết kiềm chế bản thân trước các tình huống. - Phê phán : Trong thực tế, có những người không biết tự hào, cũng chẳng tự trọng, vô cảm với mình, với người. Nguyên nhân thường do thiếu nhận thức, thiếu kỹ năng sống. - Bình luận : Tự hào, tự trọng (mà biết xấu hổ là một biểu hiện của nó) là những phẩm chất đáng quý mà mỗi người cần có, trong đó cần nhận thức tự hào là cần thiết nhưng tự trọng thì quan trọng hơn. - Làm sao để có lòng tự hào và tự trọng : + Cần có hiểu biết và ý thức về giá trị con người và cuộc sống. + Cần có hiểu biết về ý nghĩa quan trọng của phẩm giá cá nhân. + Cần nỗ lực phấn đấu rèn luyện trau dồi những phẩm chất và kỹ năng sống cần thiết để sống tốt. 28
  29. Đề 6: “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ”. (Dẫn theo “Hành trang vào đời”, NXB Tổng hợp tp Hồ Chí Minh - 2008, tr.38) 1.Giải thích: - Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao: khát vọng hướng tới những cái đích của đời người, làm thay đổi cuộc sống theo chiều hướng tốt đẹp hơn. - nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ: không ý thức được rằng những việc lớn bao giờ cũng phải bắt đầu từ nhiều việc nhỏ, như những dòng sông được tạo thành từ nhiều con suối 2. Bình luận: - Mơ ước làm nên điều lớn lao là nguyện vọng chính đáng của mọi người, cần được tôn trọng, động viên, khuyến khích. - Nhưng phải luôn ý thức rằng: + Một nhân cách hoàn thiện vốn được bồi đắp từ những việc làm rất nhỏ, nhất là những hành vi đạo đức, lối sống. Ý nghĩa của cuộc sống cũng được kiến tạo từ những điều đơn sơ, bình dị. + Phê phán lối sống, cách nghĩ, lời nói ngụy biện: vì việc lớn mà quên việc nhỏ, muốn trở thành vĩ nhân mà quên mình cũng là một con người bình thường. 3. Bài học: - Nhận thức sâu sắc rằng, việc gì nhỏ mấy mà có ích thì kiên quyết làm - Thường xuyên rèn luyện đức tính kiên nhẫn, bắt đầu từ những việc làm nhỏ để có thể hướng tới những điều lớn lao. Câu2: Có ý kiến cho rằng: “ Từ hình thức đấu lý chuyển sang đấu lực giữa Chị Dậu và 2 tên tay sai, trong “ Tức nước vỡ bờ” – Tắt đèn của Ngô Tất Tố là một quá trình phát triển rất lô gíc, vừa mang giá trị nhân văn lớn lại có sức tố cáo cao”. Em có đồng ý với ý kiến ấy không? Qua văn bản “ Tức nước vỡ bờ” trình bày ý kiến của em. Hướng dẫn làm bài Mở đầu bài thơ “Viếng lăng Bác”- Viễn Phương viết: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trên lăng rất đỏ”. ( Viếng lăng Bác của Viễn Phương) a. Chỉ ra nét độc đáo về nghệ thuật trong 2 câu thơ trên. b. Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 câu bình về giá trị nghệ thuật của hình ảnh thơ ấy. Câu 1 * Xác định biện pháp tu từ: ẩn dụ – hình ảnh “mặt trời” ở câu thứ 2 là Bác Hồ 29
  30. * Viết đoạn văn - Ý nghĩa hình ảnh mặt trời: Đem lại ánh sáng cho con người, cho muôn loài -> Cuộc sống không thể thiếu. - Hai câu có 2 hình ảnh mặt trời: + Câu 1: Mặt trời của thiên nhiên ( hình ảnh mặt trời thực). + Câu2: Mặt trời biểu tượng – Chủ tịch Hồ Chí Minh => Sử dụng hình ảnh ẩn dụ. đối với dân tộc VN Bác chính là mặt trời – Người đem lại độc lập tự do , cuộc sống ấm no cho nhân dân VN - Viễn Phương liên tưởng hình ảnh mặt trời của tự nhiên so sánh với vị lãnh tụ dân tộc VN -> Nói đến sự vĩ đại của Bác trong lòng nhân dân VN. => Dù Bác mất nhưng tư tưởng của Bác “ vẫn là kim chỉ nam” dẫn đường cho dân tộc VN 30