30 Câu hỏi trắc nghiệm chương Di truyền học quần thể - Sinh học Lớp 12
Bạn đang xem tài liệu "30 Câu hỏi trắc nghiệm chương Di truyền học quần thể - Sinh học Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- 30_cau_hoi_trac_nghiem_chuong_di_truyen_hoc_quan_the_sinh_ho.doc
Nội dung text: 30 Câu hỏi trắc nghiệm chương Di truyền học quần thể - Sinh học Lớp 12
- DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ Câu 1:Cấu trúc di truyền của một quần thể như sau: 0,2 AABb: 0,2 AaBb: 0,3 aaBB: 0,3 aabb.Nếu quần thể trên giao phối tự do thì tỉ lệ cơ thể mang hai cặp gen đồng hợp lặn sau một thế hệ là A. 5,25%. B. 30%. C. 35%. D. 12,25%. Câu 2:Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là không đúng khi nói về giao phối ngẫu nhiên? (1) Giao phối ngẫu nhiên không làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối các alen trong quần thể. (2) Giao phối ngẫu nhiên tạo ra các biến dị tổ hợp, góp phần trung hòa tính có hại của đột biến. (3) Giao phối ngẫu nhiên tạo ra các kiểu gen mới, cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa. (4) Giao phối ngẫu nhiên làm gia tăng áp lực của quá trình đột biến bằng cách phát tán đột biến trong quần thể. (5) Giao phối ngẫu nhiên không phải là một nhân tố tiến hóa. A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 3:Một quần thể có tỷ lệ giới tính là 1 : 1. Xét một gen có 2 alen trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Tần số tương đối của alen A trong giới đực của quần thể ban đầu là 0,7. Qua ngẫu phối, quần thể F2đạt cân bằng với cấu trúc di truyền là 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa. Cấu trúc di truyền của quần thể ởF1là A. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. B. 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa. C. 0,63 AA : 0,34 Aa : 0,03 aa. D. 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa. Câu 4:Một quần thể ngẫu phối có kích thước lớn, xét một gen có hai alen A và a nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Ở thế hệ xuất phát có tần số alen A ở giới đực là 0,6 và tần số alen A ở gới cái là 0,4. Khi cho các cá thể của quần thể ngẫu phối thu được thế hệ F1. Biết các cá thể có kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau và quần thể không có đột biến và di nhập gen xảy ra. Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F1là A. 0,24AA + 0,52Aa + 0,24 aa = 1. B. 0,16AA + 0,48Aa + 0,36aa = 1. C. 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1. D. 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. Câu 5:Ở một loài sâu, người ta thấy gen R là gen kháng thuốc, r mẫn cảm với thuốc. Một quần thể sâu có thành phần kiểu gen 0,3RR : 0,4Rr : 0,3rr. Sau một thời gian dùng thuốc, thành phần kiểu gen của quần thể là 0,5RR : 0,4Rr : 0,1rr. Người ta rút ra các kết luận sau: (1) Thành phần kiểu gen của quần thể sâu không bị tác động của chọn lọc tự nhiên. (2) Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tần số alen có lợi, giảm dần tần số alen bất lợi. (3) Sau thời gian xử lí thuốc, tần số alen kháng thuốc R tăng lên 10%. (4) Tần số alen mẫn cảm với thuốc giảm so với ban đầu là 20% Số kết luận có nội dung đúng là : A. 2 và 3. B. 2 và 4. C. 1 và 3. D. 1 và 4. Câu 6:Một quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec có 4000 cá thể, trong đó có 3960 cá thể lông xù. Biết rằng tính trạng này do 1 gen nằm trên NST thường quy định và lông xù trội hoàn toàn so với lông thẳng. Cho các phát biểu sau: (1) Tần số tương đối của alen A trong quần thể là 0,9.
- (2) Có 720 cá thể lông xù không thuần chủng trong quần thể. (3) Nếu trong quần thể nói trên xảy ra đột biến gen làm 1% alen A thành alen a thì sau 1 thế hệ ngẫu phối tần số tương đối của alen a là 0,23. (4) Nếu trong quần thể nói trên xảy ra đột biến gen làm 1% alen A thành alen a thì sau 1 thế hệ ngẫu phối tỉ lệ cá thể lông xù chiếm 98,81%. Số phát biểu có nội dung đúng là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 7:Một loài thực vật gen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt dài; gen B qui định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với gen b qui định hạt trắng. Hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập. Khi thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thụ được 63% hạt tròn đỏ; 21% hạt tròn trắng; 12% hạt dài đỏ; 4% hạt dài trắng. Nếu vụ sau mang tất cả các hạt có kiểu hình dài, đỏ tiến hành giao phấn tự do thì tỉ lệ kiểu hình thu được theo lí thuyết là A. 15 hạt dài đỏ: 1 hạt dài trắng. B. 9 hạt dài, đỏ : 7 hạt dài, trắng. C. 8 hạt dài, đỏ : 1 hạt dài, trắng. D. 12 hạt dài, đỏ : 4 hạt dài, trắng. Câu 8:Ở một loài thực vật, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể thuộc loài này có tỉ lệ kiểu hình 9 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, ở F3 cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 7,5%. Theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể này ở thế hệ P là A. 0,6AA + 0,3Aa + 0,1aa = 1. B. 0,7AA + 0,2Aa + 0,1aa = 1. C. 0,1AA + 0,6Aa + 0,3aa = 1. D. 0,3AA + 0,6Aa + 0,1aa = 1. Câu 9:Trong một quần thể giao phối, xét 3 gen: gen I có 2 alen; gen II có 3 alen, hai gen này nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường; gen III có 4 alen nằm trên một cặp nhiễm sắc thường khác. Cho các kết luận sau: (1) Số kiểu gen tối đa tạo bởi gen I và gen II là 21 kiểu gen. (2) Số kiểu gen tối đa tạo bởi gen III là 9 kiểu gen. (3) Số kiểu gen tối đa trong quần thể với 3 gen trên là 210 kiểu gen. (4) Số kiểu giao phối trong quần thể là: 22150 kiểu. Số kết luận đúng là A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 10: Quần thể ruồi giấm đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Xét một gen có hai alen là A và a nằm trên đoạn không tương đồng giữa nhiễm sắc thể giới tính X. Nếu tần số alen lặn a bằng 0,5 thì tỉ lệ giữa con đực có kiểu hình do alen lặn quy định với con cái cũng có kiểu hình do alen lặn quy định là A. 1 : 1. B. 3 : 1. C. 2: 1. D. 1,5 : 1. Câu 11: Nghiên cứu cấu trúc di truyền của một quần thể động vật, người ta phát hiện gen thứ nhất có 2 alen , gen thứ hai có 3 alen, quá trình ngẫu phối đã tạo ra trong quần thể tối đa 30 kiểu gen về hai gen này. Cho biết không phát sinh đột biến mới.Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau? (1) Có 6 kiểu gen đồng hợp tử về cả hai cặp alen trên. (2) Gen thứ hai có 3 kiểu gen dị hợp. (3) Hai gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. (4) Gen thứ hai nằm trên nhiễm sắc thể X ở đoạn tương đồng với nhiễm sắc thể Y. (5) Có 216 kiểu giao phối khác nhau giữa các cá thể.
- A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 12: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P: 0,45AA : 0,3Aa : 0,25aa. Biết rằng cây có kiểu gen aa không có khả năng kết hạt. Theo lí thuyết, tỉ lệ cây không kết hạt ở thế hệ F1 là bao nhiêu? A. 0,1. B. 0,25. C. 0,001. D. 0,16. Câu 13: Giả sử một quần thể có tỉ lệ kiểu gen là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. Xét các trường hợp tác động của các nhân tố tiến hoá sau đây: (1) Sự giao phối không ngẫu nhiên. (2) Đột biến làm cho A thành a. (3) Chọn lọc tự nhiên chống lại kiểu gen đồng hợp lặn. (4) Chọn lọc tự nhiên chống lại kiểu gen dị hợp. Có bao nhiêu trường hợp làm tăng tần số alen trội? A. 2. B. 1. C. 3. D. 4 Câu 14: Tính trạng hình dạng hạt của một loài do tác động cộng gộp của 2 cặp gen phân li độc lập quy định. Thể đồng hợp lặn cả hai cặp gen biểu hiện hạt dài, các tổ hợp gen khác đều biểu hiện hạt tròn. Khi đang ở trạng thái cân bằng di truyền, một quần thể có tần số alen B là 0,1. Tỉ lệ cây hạt dài chiếm 20,25%. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng? (1) Trong quần thể, tần số alen a là 0,4. (2) Tần số kiểu gen AAbb trong quần thể là 0,25%. (3) Trong quần thể số cá thể có ít nhất một cặp alen dị hợp chiếm tỉ lệ 59%. (4) Cây quả tròn trong quần thể chiếm tỉ lệ 79,75%. (5) Lấy ngẫu nhiên 2 cây gồm 1 cây quả tròn, 1 cây quả dài cho giao phấn. Muốn kết quả đời sau phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 : 1 thì xác suất là 11,29%. A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 15: Ở một quần thể, cấu trúc di truyền của 4 thế hệ liên tiếp như sau: F1 : 0,12AA; 0,56Aa; 0,32aa. F2 : 0,18AA; 0,44Aa; 0,38aa. F3 : 0,24AA; 0,32Aa; 0,44aa. F4 : 0,28AA; 0,24Aa; 0,48aa. Cho biết các kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể có khả năng đang chịu tác động của nhân tố nào sau đây? A. Giao phối ngẫu nhiên. B. Đột biến gen. C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 16: Ở một quần thể thực vật sinh sản hữu tính, xét cấu trúc di truyền của một locus 2 alen trội lặn hoàn toàn là A và a có dạng 0,46AA +0 ,28Aa + 0,26aa. Một học sinh đưa ra một số nhận xét về quần thể này như sau: (1) Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền. (2) Có hiện tượng tự thụ phấn ở một số các cây trong quần thể. (3) Nếu quá trình giao phối vẫn tiếp tục như thế hệ cũ, tần số kiểu gen dị hợp sẽ được gia tăng. (4) Nếu quần thể nói trên xảy ra ngẫu phối, trạng thái cân bằng được thiết lập sau ít nhất 2 thế hệ. (5) Quần thể này sẽ đạt cấu trúc cân bằng di truyền sau 3 thế hệ ngẫu phối. (6) Tần số alen trội trong quần thể p = 0,6 và tần số alen lặn q = 0,4 Số lượng các nhận xét đúng là: A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
- Câu 17: Trong một quần thể cân bằng di truyền có các alen T và t. 51% các cá thể là kiểu hình trội. Đột nhiên điều kiện sống thay đổi làm chết tất cả các cá thể có kiểu hình lặn trước khi trưởng thành; sau đó, điều kiện sống lại trở lại như cũ. Tần số của alen t sau một thế hệ ngẫu phối là A. 0,7. B. 0,41. C. 0,58. D. 0,3. Câu 18: Xét một gen có 2 len A và a nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Gọi p và q lần lượt là tần số tương đối của alen A và a, nếu tần số alen ở 2 giới bằng nhau thì cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền là biểu thức nào sau đây? A. p2XAXA + 2pqXAXa+ q2XaXa+ pXAY + qXaY. B. 0,5p2XAXA + pqXAXa+ 0,5q2XaXa+ 0,5pXAY + 0,5qXaY. C. 0,5p2XAXA + 2pqXAXa+ 0,5q2XaXa+ 0,5p2XAY + 0,5q2XaY. D. p2XAXA + 2pqXAXa+ q2XaXa. Câu 19: Ở 1 quần thể, biết gen D qui định hoa đỏ, trội không hoàn toàn so với gen d qui định màu hoa trắng. Hoa hồng là tính trạng trung gian. Cho 1 quần thể có cấu trúc di truyền như sau: 0,25 DD + 0,40 Dd + 0,35 dd = 1 Tỉ lệ các kiểu hình của quần thể trên khi đạt trạng thái cân bằng là bao nhiêu? A. 20,25% hoa đỏ : 49,5% hoa hồng : 30, 25% hoa trắng. B. 25% hoa đỏ : 40% hoa hồng : 35% hoa trắng. C. 30,25% hoa đỏ : 49,5% hoa hồng : 20,25% hoa trắng. D. 27,5% hoa đỏ : 46,25% hoa hồng : 26,25% hoa trắng. Câu 20: Ở một loài côn trùng ngẫu phối, alen A quy định thân đen, alen a quy định thân trắng. Một quần thể ban đầu (P) có tần số alen A và a lần lượt là 0,4 và 0,6. Do môi trường bị ô nhiễm nên bắt đầu từ đời F1, khả năng sống sót của các kiểu hình trội đều bằng nhau và bằng 25%, khả năng sống sót của kiểu hình lặn là 50%. Trong các nhận xét dưới đây, có mấy nhận xét đúng? (1) Thế hệ hợp tử F1 có tỉ lệ kiểu gen là 0,04AA : 0,12Aa : 0,18aa. (2) Thế hệ hợp tử F2 có tỉ lệ kiểu gen là 0,09AA : 0,41Aa : 0,5aa. (3) Thế hệ F1 trưởng thành có tỉ lệ kiểu gen là 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa. (4) Thế hệ F2 trưởng thành có tỉ lệ kiểu gen là 0,09AA : 0,41Aa : 0,5aa. A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 21: Ở mèo gen D nằm trên phần không tương đồng của nhiễm sắc thể X quy định màu lông đen, gen lặn a quy định màu lông vàng hung, khi trong kiểu gen có cả D và d sẽ biểu hiện màu lông tam thể. Trong một quần thể mèo có 10% mèo đực lông đen và 40% mèo đực lông vàng hung, số còn lại là mèo cái. Tỉ lệ mèo có màu tam thể theo định luật Hácdi-Van béc là bao nhiêu? A. 8%. B. 16%. C. 32%. D. 2%. Câu 22: Giả sử thế hệ thứ nhất của một quần thể thực vật ở trạng thái cân bằng di truyền có (a) = 0,2; p(A) = 0,8. Thế hệ thứ hai của quần thể có cấu trúc di truyền là 0,72AA : 0,16Aa : 0,12aa. Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ ba sẽ như thế nào?Biết rằng cách thức sinh sản tạo ra thế hệ thứ ba cũng giống như cách thức sinh sản tạo ra thế hệ thứ hai. A. 0,76AA : 0,08Aa : 0,16aa. B. 0,72AA : 0,16Aa : 0,12aa. C. 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa. D. 0,78AA : 0,04Aa : 0,18aa. Câu 23: Ở một loài thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen, alen A quy định màu hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định màu hoa trắng, thể dị hợp về cặp gen này có hoa màu hồng. Quần thể nào sau đây của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
- A. Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây hoa màu hồng. B. Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu trắng. C. Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu đỏ. D. Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu hồng. Câu 24: Ở cừu, tính trạng có sừng do một gen có hai alen quy định (alen B: có sừng, alen b: không sừng), nhưng kiểu gen Bb có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Trong một quần thể cân bằng di truyền có thành phần kiểu gen ở cừu đực và cừu cái đều là 0,01 BB : 0,18 Bb : 0,81 bb; quần thể này có 1.000 con cừu với tỉ lệ đực, cái như nhau. Có mấy phát biểu sau đây đúng? (1). Số cá thể không sừng là 500 con. (2). Số cá thể có sừng ở cừu đực là 90 con. (3). Tỉ lệ cá thể cừu đực dị hợp trong số cá thể có sừng của cả quần thể chiếm 90%. (4). Số cá thể cừu đực không sừng là 5 con; số cá thể cừu cái có sừng là 405 con. A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 25: Quần thể có cấu trúc di truyền như sau: 0,2 AABb : 0,2 AaBb : 0,3aaBB : 0,3aabb Nếu quần thể trên giao phối tự do thì tỉ lệ cơ thể mang 2 cặp gen đồng hợp lặn sau 1 thế hệ là: A. 30%. B. 5,25%. C. 35%. D. 12,25%. Câu 26: Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, xét gen thứ nhất có hai alen A và a với tần số tương ứng là 0,7 và 0,3; gen thứ hai có hai alen B và b với tần số 0,8 và 0,2. Hai gen này nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình mang hai tính trạng trội trong quần thể là A. 73,92%. B. 87,36%. C. 31,36%. D. 81,25%. Câu 27: Với 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen trội là trội hoàn toàn. Hãy cho biết: Nếu không phân biệt giới tính, trong quần thể sẽ có bao nhiêu kiểu giao phối khác nhau? A. 3 kiểu. B. 4 kiểu. C. 6 kiểu. D. 2 kiểu. Câu 28: Một quần thể có 4 gen: I, II, III, IV; số alen của mỗi gen lần lượt là: 2, 3, 4, 5. Các gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau. Số kiểu gen đồng hợp và số kiểu gen dị hợp về tất cả các gen trong quần thể ngẫu phối nói trên là: A. 120 và 480. B. 24 và 120. C. 14 và 120. D. 120 và 180. Câu 29: Ở một quần thể gà tính trạng lông đen là trội hoàn toàn so với tính trạng lông trắng,do một cặp gen nằm trên NST thường quy định. Trong một quần thể gà giao phối ngẫu nhiên xác định được 16% gà lông trắng. Người ta tách riêng các con gà lông trắng và cho các cá thể còn lại giao phối ngẫu nhiên thì theo lý thuyết tỉ lệ gà lông trắng thu được ở thế hệ kế tiếp là bao nhiêu? A. 16%. B. 8,16%. C. 14,06%. D. 6,54%. Câu 30: Ở một loài thực vật, alen A quy định hạt tròn trội hoàn toàn so với alen a qui định hạt dài; alen B qui định hạt đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hạt trắng. Hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập. Khi thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thu được 63% hạt tròn, đỏ; 21% hạt tròn, trắng; 12% hạt dài, đỏ; 4% hạt dài, trắng. Theo lí thuyết, tần số tương đối của các alen A, a, B, b trong quần thể lần lượt là A. A = 0,6; a =0,4; B = 0,7; b =0,3. B. A = 0,7; a =0,3; B = 0,6; b =0,4. C. A = 0,5; a =0,5; B = 0,6; b =0,4. D. A = 0,6; a =0,4; B = 0,5; b =0,5. Câu 31: Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê có cấu trúc di truyền 0,7 AA: 0,1 Aa: 0,2aa tần số các alen trong quần thể lúc đó là A. 0,25A; ,075a. B. 0,65A; ,035a. C. 0,55A; ,045a. D. 0,75A; ,025a.
- Câu 32: Khi nói về đặc trưng di truyền của quần thể, có bao nhiêu phát biểu đúng sau đây? (1) Vốn gen của quần thể là tập hợp tất cả các alen có trong quần thể kể từ khi quần thể được hình thành đến thời điểm hiện tại. (2) Tần số alen của một gen nào đó được tính bằng lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen trong quần thể. (3) Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỷ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể. (4) Mỗi quần thể có vốn gen đặc trưng, Các đặc điểm của vốn gen thể hiện qua tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể. (5) Tổng tần số tất cả các alen của một gen bằng tổng tần số tất cả các kiểu gen liên quan đến alen đó. A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 33: Giả sử quần thể ban đầu có 100% cá thể mang kiểu gen Aa. Cho quần thể tự phối qua n thế hệ, tỉ lệ đồng hợp ở thế hệ n là A. (1/2)n. B. 1 – ( 1/2 )2. C. 1 – ( 1/2 )n-1. D. 1 – (1/2)n. Câu 34: Trong khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích 5000ha. Người ta theo dõi số lượng của quần thể chim cồng cộc, vào cuối năm thứ nhất ghi nhận được mật độ cá thể trong quần thể là 0,25 cá thể/ha. Đến cuối năm thứ 2, đếm được số lượng cá thể là 1350 cá thể. Biết tỉ lệ tử vong của quần thể là 2%/năm. Tỉ lệ sinh sản theo phần trăm của quần thể là A. 10%. B. 10,16%. C. 8,16%. D. 8%. Câu 35: Giả sử trong một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát các cá thể đều có kiểu gen Aa. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gen AA trong quần thể sau 5 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc là A. 43,7500%. B. 48,4375%. C. 37,5000%. D. 46,8750%. Câu 36: Một quần thể người, xét ba alen quy định nhóm máu là IA, IB, IO, quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền. Nhóm máu O chiếm tỉ lệ 47,61%, nhóm máu B chiếm tỉ lệ 28,08%, nhóm máu A chiếm tỉ lệ 19,63%, nhóm máu AB chiếm 4,68%. Theo lí thuyết, dự đoán nào sau đây đúng? Chọn câu trả lời đúng: A. Số người có kiểu gen đồng hợp tử trong quần thể chiếm 52,54%. B. Có 5 kiểu gen quy định nhóm máu. C. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp trong số những người có nhóm máu A trong quần thể là 2/3. D. Tần số tương đối các alen IA, IB, IO trong quần thể là IA = 0,13; IB = 0,69; IO = 0,18. Câu 37: Ở một loài thực vật, xét một gen có 2 alen, alen A quy định cây cao trội hoàn toàn so với alen a quy định cây thấp. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể thuộc loài này có tỉ lệ kiểu hình 4 cây cao : 1 cây thấp. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn, ở F4 cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 2,5%. Theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể này ở thế hệ P là A. 0,4AA + 0,2Aa + 0,4aa = 1. B. 0,2AA + 0,55Aa + 0,25aa = 1. C. 0,55AA + 0,25Aa + 0,2aa = 1. D. 0,4AA + 0,4Aa + 0,2aa = 1. Câu 38: Ở người, gen a gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng A quy định da bình thường. Giả sử trong quần thể người, cứ trong 100 người da bình thường thì có 10 người mang gen bạch tạng. Một người đàn ông có da bình thường thuộc quần thể trên kết hôn với một người phụ nữ dị hợp tử về gen trên nhưng thuộc quần thể khác, xác suất sinh con đầu lòng không bị bạch tạng của họ là: Chọn câu trả lời đúng:
- A. 99,25%. B. 2,5%. C. 97,5%. D. 25%.
- LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1:Đáp ánD - Xét cặp gen thứ nhất, cấu trúc di truyền của quần thể là 0,2 AA : 0,2 Aa : 0,6 aa => p( A) = 0,3; q(a) = 0,7. Sau hai thế hệ ngẫu phối cho F1 có tỉ lệ KG aa là 49%. - Tương tự, cặp gen thứ 2 sau hai thế hệ ngẫu phối thì F1 có tỉ lệ KG bb là 25%. - Vậy tỉ lệ cơ thể mang hai cặp gen đồng hợp lặn là 49 % x 25% = 12,25%. Câu 2:Đáp ánD Câu 3:Đáp ánC Quần thể F2 đạt cân bằng với cấu trúc di truyền là 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa. Tần số alen khi quần thể đạt trạng thái cân bằng là: A = 0,8, a = 0,2. Vì tần số tương đối của alen A trong giới đực của quần thể ban đầu là 0,7 . → Tần số alen A ở giới cái là: 2 x 0,8 - 0,7 = 0,9. Tần số alen a ở giới đực là: 1 - 0,7 = 0,3. Tần số alen a ở giới cái là: 1 - 0,9 = 0,1. Cấu trúc di truyền của quần thể F1 là: (0,7A : 0,3a)(0,9A : 0,1a) → 0,63 AA: 0,34 Aa: 0,03 aa. Câu 4:Đáp ánA P ♂ P (A) = 0,6 → p (a) = 0,4 ; P ♀P(A) = 0,4 →q (a) = 0,6 Quần thể giao phối ngẫu nhiên F1: (0,6A : 0,4a) × (0,4A : 0,6a) F1: 0,24 AA : 0,52Aa : 0,24 aa. Câu 5:Đáp ánB Nhìn vào cấu trúc di truyền ta thấy tỉ lệ cá thể có kiểu hình trội tăng lên còn tỉ lệ cá thể có kiểu hình lặn giảm xuống. Nội dung 1 sai. Thành phần kiểu gen của quần thể sâu có bị tác động của chọn lọc tự nhiên. Nội dung 2 đúng. Nội dung 3 sai. Ban đầu tần số alen R là 0,5. Sau khi xử lí thuốc tăng lên 0,7. Như vậy sau thời gian xử lí thuốc, tần số alen kháng thuốc R tăng lên 20%. Nội dung 4 đúng. Sau thời gian xử lí thuốc, tần số alen kháng thuốc R tăng lên 20% thì tấn số alen a giảm xuống 20%. Có 2 nội dung đúng là 2 và 4. Câu 6:Đáp ánB Quy ước A – lông xù; a – lông thẳng. Số cá thể lông thằng trong quần thể là: 4000 – 3960 = 40. Tần số kiểu gen aa trong quần thể là: 40/4000 = 0,01. Gọi p; q lần lượt là tần số alen A và a. Do quần thể cân bằng di truyền nên tần số kiểu gen của quần thể là: p2AA + 2pqAa + q2aa. q2= 0,01 => q = 0,1. => p = 1 – 0,1 = 0,9 => Nội dung 1 đúng. Tỉ lệ số cá thể lông xù không thuần chủng trong quần thể là: 0,9 x 0,1 x 2 = 0,18. Số cá thể lông xù không thuần chủng trong quần thể là: 0,18 x 4000 = 720. => Nội dung 2 đúng.
- Nếu trong quần thể nói trên xảy ra đột biến gen làm 1% alen A thành alen a thì sau 1 thế hệ ngẫu phối tần số tương đối của alen a là: 0,1 + 1%x 0,9 = 0,109. Nếu trong quần thể nói trên xảy ra đột biến gen làm 1% alen A thành alen a thì sau 1 thế hệ ngẫu phối tỉ lệ cá thể lông xù chiếm: 1 – 0,1092= 98,81% => Nội dung 4 đúng. Có 3 nội dung đúng. Câu 7:Đáp ánC Tỉ lệ hạt dài aa là: 12% + 4% = 16%. Tỉ lệ hạt trắng bb là: 21% + 4% = 25%. Quần thể đang cân bằng di truyền nên ta có: aa = 16% => tần số alen a là 40% => tần số alen A là 60%. bb = 25% => tần số alen b là 50% => tần số alen B là 50%. Câu 8:Đáp ánD Tỉ lệ kiểu gen dị hợp ở thế hệ P là: 7,5% x 23= 60%. Vậy cấu trúc di truyền của quần thể P là: 0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa. Câu 9:Đáp ánA Số loại NST chứa gen I và gen II là: 2 x 3 = 6. 2 Số kiểu gen tối đa tạo bởi gen I và gen II là: 6 + C 6= 21. => Nội dung 1 đúng. 2 Số kiểu gen tạo bởi gen III là: 4 + C 4= 10. => Nội dung 2 sai. Số kiểu gen tối đa trong quần thể là: 21 x 10 = 210. => Nội dung 3 đúng. Số kiểu giao phối trong quần thể là: 210 x 210 = 44100. => Nội dung 4 sai. Có 2 nội dung đúng. Câu 10:Đáp ánC Gen có hai alen là A và a nằm trên đoạn không tương đồng giữa nhiễm sắc thể giới tính X nên tỉ lệ con đực XY có kiểu hình lặn là 0,5. Quần thể cân bằng di truyền nên tỉ lệ con cái có kiểu hình lặn aa là: 0,52= 0,25. Vậy tỉ lệ giữa con đực có kiểu hình do alen lặn quy định với con cái cũng có kiểu hình do alen lặn quy định là 2 : 1. Câu 11:Đáp ánC 2 30 = 5 x 6 = 5 x (3 + C 3). Với các gen này, để tạo nên 30 kiểu gen trong quần thể thì gen thứ nhất phải nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y, sẽ tạo thành 5 kiểu gen khác nhau trong quần thể, 2 kiểu gen ở giới đực và 3 kiểu gen ở giới cái. 2 Gen thứ 2 nằm trên NST thường có 3 + C 3= 6 kiểu gen khác nhau. Vậy số kiểu gen đồng hợp tử về cả 2 cặp gen trên là: 3 x 2 = 6. => Nội dung 1 đúng 2 Nội dung 2 đúng. Gen thứ 2 có C 3= 3 kiểu gen dị hợp. Nội dung 3 sai. Nội dung 4 sai. Gen thứ 2 nằm trên NST thường. 2 Số kiểu gen ở giới cái là: 6 x (2 + C 2) = 18. Số kiểu gen ở giới đực là: 2 x 6 = 12. Số kiểu giao phối khác nhau trong quần thể là: 18 x 12 = 216. => Nội dung 5 đúng. Câu 12:Đáp ánA
- Vì cây aa không có khả năng kết hạt nên sẽ không tham gia vào quá trình sinh sản tạo ra thế hệ sau. Lúc náy cấu trúc di truyền của thế hệ P là: 0,45AA : 0,3Aa = 0,6AA : 0,4Aa. Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F1là: 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa. Vậy tỉ lệ cây không kết hạt ở thể hệ F1là 0,1. Câu 13:Đáp ánB Nội dung (3) đúng Câu 14:Đáp ánA Theo bài ra ta thấy tính trạng di truyền theo quy luật tương tác cộng gộp 15 : 1. Quy ước aabb quy định hạt dài, các kiểu gen còn lại quy định hạt tròn. Gọi p, q lần lượt là tần số alen A và a. Tần số alen b là: 1 – 0,1 = 0,9. Quần thể cân bằng di truyền nên tỉ lệ cây hạt dài aabb chiếm tỉ lệ là: q2x 0,92= 20,25 => q2= 0,25 => q = 0,5 => p = 1 – 0,5 = 0,5. Nội dung 1 sai. Tần số alen a là 0,5. Nội dung 2 sai. Tần số kiểu gen AAbb là: 0,52x 0,92= 20,25%. Nội dung 3 đúng. Tỉ lệ cá thể có kiểu gen dị hợp là: 1 – AABB – AAbb – aabb – aaBB. Tỉ lệ cá thể có kiểu gen AABB = aaBB = 0,52x 0,12= 0,0025. Tỉ lệ cá thể có kiểu gen dị hợp là: 1 – 20,25% x 2 – 0,25% x 2 = 59%. Nội dung 4 đúng. Tỉ lệ cây quả tròn trong quần thể là: 1 – 20,25% = 79,75%. Nội dung 5 đúng. Cây quả dài có kiểu gen là aabb. Cây quả tròn lai với cây quả dài cho ra tỉ lệ phân li kiểu hình 3 : 1 thì cây đó có kiểu gen là AaBb. Tỉ lệ cây có kiểu gen AaBb trong quần thể là: (0,5 x 0,5 x 2) x (0,9 x 0,1 x 2) = 0,09. Tỉ lệ cây có kiểu gen AaBb trong số các cây quả tròn là: 0,09 : (1 – 0,2025) = 11,29%. Câu 15:Đáp ánD Nhìn vào cấu trúc di truyền của quần thể nhận thấy tỉ lệ đồng hợp tăng lên, tỉ lệ dị hợp giảm dần qua các thể hệ. Vậy quần thể đang chịu tác động của giao phối không ngẫu nhiên Câu 16:Đáp ánC Tần số alen A = 0,6 => tần số alen a là 0,4 Nội dung 1 sai. Nếu quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền thì có cấu trúc di truyền là: 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. Nội dung 2 sai. Chỉ có cấu trúc di truyền ở một thế hệ, không nhìn thấy sự biến đổi của nó qua các thể hệ nên không thể kết luận được có hiện tượng tự thụ phấn hay không. Nội dung 3 sai. Không biết được kiểu giao phối giữa các cá thể trong quần thể nên không kết luận được hướng biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể. Nội dung 4 sai. Nếu quần thể nói trên xảy ra ngẫu phối, trạng thái cân bằng được thiết lập sau ít nhất 1 thế hệ. Nội dung 5 đúng. Quần thể này sẽ đạt cấu trúc cân bằng di truyền sau 1 thế hệ ngẫu phối nên sau 3 thế hệ ngẫu phối thì nó cũng cân bằng. Nội dung 6 đúng. Có 2 nội dung đúng.
- Câu 17:Đáp ánB Gọi p và q lần lượt là tần số alen T và t. Quần thể cân bằng di truyền nên sẽ có cấu trúc di truyền là:p2TT + 2pqTt + q2tt = 1. Tỉ lệ cá thể mang kiểu hình lặn tt là: 1 – 0,51 = 0,49 => q2= 0,49 => q = 0,7 => p = 1 – 0,7 = 0,3. Điều kiện sống thay đổi làm chết tất cả các kiểu hình lặn thì cấu trúc di truyền của quần thể mới là:0,32TT + 2 x 0,3 x 0,7 Tt = 0,09TT + 0,42Tt ó 3/17TT + 14/17Tt. Tần số alen t lúc này là: 14/17 x 1/2 = 7/17 = 0,41. Quá trình ngẫu phối không làm thay đổi tần số alen của quần thể. Câu 18:Đáp ánB Cấu trúc di truyền chỉ xét trên giới cái sẽ là: p2XAXA + 2pqXAXa+ q2XaXa. Cấu trúc di truyền chỉ xét ở giới đực sẽ là: pXAY + qXaY. Vậy nếu xét trên cả quần thể thì cấu trúc di truyền sẽ là: 0,5p2XAXA + pqXAXa+ 0,5q2XaXa+ 0,5pXAY + 0,5qXaY. Câu 19:Đáp ánA Tần số alen D của quần thể là: 0,25 + 0,4 : 2 = 0,45. Tần số alen d của quần thể là: 1 – 0,45 = 0,55. Quần thể cân bằng di truyền sẽ có cấu trúc di truyền là: 0,452DD + (2 x 0,55 x 0,45)Dd + 0,552dd = 0,2015DD + 0,495Dd + 0,3025dd. Vậy tỉ lệ kiểu hình của quần thể là: 20,25% hoa đỏ : 49,5% hoa hồng : 30, 25% hoa trắng. Câu 20:Đáp ánD Quần thể P ban đầu có cấu trúc di truyền: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa → Hợp tử F1có cấu trúc di truyền: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa Do môi trường bị ô nhiễm nên bắt đầu từ đời F1, khả năng sống sót của các kiểu hình trội đều bằng nhau và bằng 25%, khả năng sống sót của kiểu hình lặn là 50% nên ở thế hệ trưởng thành của F1 có cấu trúc: 0,04AA : 0,12Aa : 0,18aa tương ứng 2/17 AA : 6/17 Aa : 9/17aa → 1 sai, 3 sai. Tần số tương đối của các alen ở thế hệ F1 trưởng thành là: A = 5/17, a = 9/17. Xét thế hệ F2: 2 2 Hợp tử F2: (5/17) AA + 2.(5/17).(12/17) Aa + (12/17) aa tương ứng 0,09AA : 0,41Aa : 0,5aa → 2 đúng. Thế hệ trưởng thành ở F2: 0,09/4 AA : 0,41/4 Aa : 0,5/2aa → 4 sai. Vậy chỉ có trường hợp 2 đúng. Câu 21:Đáp ánB Quần thể có 10% mèo đực lông đen XDY và 40% mèo đực lông vàng hung XdY nên ta có: Tần số alen D là: 10% : (40% + 10%) = 0,2 => Tần số alen d là 1 – 0,2 = 0,8. Quần thể đang cân bằng di truyền nên nếu chỉ xét ở giới cái thì cấu trúc di truyền ở giới cái là: 0,22XDXD+ 2 x 0,2 x 0,8XDXd+ 0,82XdXd= 0,04XDXD+ 0,32XDXd+ 0,64XdXd. Tỉ lệ cá thể mèo có màu tam thể XDXdở giới cái là 0,32 nên ở trên quần thể sẽ là 0,16. Câu 22:Đáp ánC Quần thể đạt cân bằng di truyền có (a) = 0,2; p(A) = 0,8 → cấu trúc di truyền: 0,04 aa: 0,32 Aa: 0,64 AA.
- Thế hệ thứ 2: 0,72AA : 0,16Aa : 0,12aa Tần số alen: (a) = 0,2; p(A) = 0,8. Ta có tần số alen thế hệ ban đầu và thế hệ thứ 2 không thay đổi trong đó tỉ lệ giảm của kiểu gen dị hợp = tỉ lệ tăng của kiểu gen đồng hợp lặn và kiểu gen đồng hợp trội → quần thể ban đầu xét là quần thể tự thụ phấn Cấu trúc di truyền về kiểu gen của quần thể ở thế hệ thứ 3 Aa = 0,16/2 = 0.08 AA = 0,72 + 0,08/2 = 0, 76 aa = 0,12 + 0,08/2 = 0,16 Câu 23:Đáp ánC Quần thể cân bằng di truyền là quần thể gồm tất cả cá cây đều có màu đỏ. Quần thể này có cấu trúc di truyền là 100% AA. Tần số alen A là 1, tần số alen a là 0. Quần thể có dạng 12AA + 2 x 1 x 0Aa + 02aa Câu 24:Đáp ánB Theo đề bài: BB: có sừng, bb: không sừng, ♀ Bb: không sừng, ♂ Bb: có sừng. Ở quần thể có 1000 con cừu với tỉ lệ đực, cái như nhau nên quần thể sẽ có 500 cừu đực : 500 cừu cái. Giới ♂: 0,01 BB : 0,18 Bb : 0,81 bb → Kiểu hình: 0,19 có sừng : 0,81 không sừng Giới ♀: 0,01 BB : 0,18 Bb : 0,81 bb → Kiểu hình: 0,01 có sừng : 0,99 không sừng Xét các phát biểu của đề bài: (1) sai vì số cá thể không sừng trong quần thể là: 0,81.500 + 0,91.500 = 860 con (2) sai vì số cá thể có sừng ở cừu đực là: 0,19.500 = 95 con (3) đúng vì tỉ lệ cá thể cừu đực dị hợp trong số cá thể có sừng của cả quần thể chiếm: 0,18 : (0,19 + 0,01) = 90% (4) sai vì số cá thể cừu đực không sừng là: 0,81.500 = 405 con; số cá thể cừu cái có sừng là: 0,01.500 = 5 con → Trong các phát biểu trên chỉ có phát biểu 3 đúng. Câu 25:Đáp ánD Quần thể có cấu trúc di truyền như sau: 0,2 AABb: 0,2 AaBb: 0,3aaBB: 0,3aabb G A = 0,3 ; a = 0,7 ; B = b = 0,5 Quần thể giao phối: mang 2 cặp gen đồng hợplặn: aabb = (0,5)2+ (0,7)2x (0,5)2= 0,1225. Câu 26:Đáp ánB Đây là quần thể giao phối ngẫu nhiên nên quần thể sẽ cân bằng theo Hacdi-Vanbec: Xét gen thứ nhất (A, a): Tần số kiểu gen aa = 0,3^2 = 0,09, tần số kiểu gen trội A- = 1 - 0,09 = 0,91. Xét gen thứ 2 (B, b): Tần số kiểu gen bb = 0,2^2 = 0,04, tần số kiểu gen trội A- = 1 - 0,04 = 0,96. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình mang hai tính trạng trội trong quần thể là: 0,91 . 0,96 = 0,8736 = 87,36%. Câu 27:Đáp ánC Với 2 alen A và a, trong QT có 3 KG: AA, Aa, aa. Các kiểu giao phối khi không xét vai trò của giới tính là: AA x AA, Aa x Aa, aa x aa, AA x Aa, AA x aa, Aa x aa (6). Công thức: 2 + Không xét vai trò giới tính: n +Cn .
- 2 + Xét vai trò giới tính: n +An . (Với n là số KG tối đa có trong QT) Câu 28:Đáp ánD Số kiểu gen đồng hợp trong quần thể là: 2 x 3 x 4 x 5 = 120. Số kiểu gen dị hợp về tất cả các cặp gen trong quần thể là: 2C2 x 3C2 x 4C2 x 5C2 = 180. Câu 29:Đáp ánB Câu 30:Đáp ánD Ta có A hạt tròn trội so với a hạt dài; B hạt đỏ trội so với b hạt trắng. Hai cặp gen phân li độc lập: 0,63 hạt tròn, đỏ (A-B-): 0,21 hạt tròn, trắng (A-bb): 0,12 hạt dài, đỏ (aaB-): 0,04 hạt dài, trắng (aabb) Tách riêng từng tính trạng → hạt dài = 0,12 + 0,04 = 0,16 aa → q(a) = 0,4; p(A) = 0,6 hạt trắng = 0,21 + 0,04 = 0,25 → q(b) = 0,5; p(B) = 0,5 Tần số tương đối của các alen trong quần thể là: A = 0,6 ; a = 0,4; B = 0,5; b = 0,5. Câu 31:Đáp ánD Quần thể động vật có 0,7AA: 0,1 Aa: 0,2 aa Tần số alen A = 0,7 + 0,1/2 = 0,75 Tần số alen a = 1 - 0,75 = 0,25 Câu 32:Đáp ánD Xét các phát biểu của đề bài: (1) sai vì vốn gen của quần thể bao gồm tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể tại thời điềm hiện tại (2) sai vì tần số alen của một gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen thuộc locut trong quần thể hay bằng tỉ lệ phần trăm số giao tử mang alen đó trong quần thể. (3) đúng. Tần số tương đối của một kiểu gen được xác định bởi tỉ số các thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể của quần thể. (4) đúng. (5) đúng vì tổng tần số tất cả các alen = tổng tần số tất cả các kiểu gen = 1. → Có 3 nội dung đúng là 3, 4, 5. Câu 33: Đáp án D Giả sử quần thể ban đầu có 100% cá thể mang kiểu gen Aa. Cho quần thể tự phối qua n thế hệ → tỷ lệ đồng hợp ở thế hệ n Áp dụng công thức: Aa (1/2)n → Tỷ lệ đồng hợp = 1 - (1/2)n Câu 34: Đáp án A Tỉ lệ sinh sản = số cá thể mới được sinh ra/ tổng số cá thể ban đầu. - Số cá thể vào cuối năm thứ nhất là: 0,25.5000 = 1250 cá thể - Số cá thể vào cuối năm thứ hai là: 1350 cá thể - Gọi tỉ lệ sinh sản là 2%. Ta có:
- - Số lượng cá thể vào cuối năm thứ 2 là: 1250 + 1250.x - 1250.2% = 1350 → x = 10%. Câu 35: Đáp án B Giả sử quần thể xuất phát toàn Aa → Sau 5 thế hệ tự thụ phấn → Aa giảm còn (1/2)5 = 0,03125 AA = aa= (1 - Aa) /2 = 0,484375 = 48,4375% Câu 36: Đáp án A O = căn bậc hai của 0,4761 = 0,69; IB = 0,18; IA = 0,13. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp trong số những người có nhóm máu A trong quần thể là = (2.0,16.0,69)/0,1963 = 138/151 Tần số tương đối các alen IA, IB, IO trong quần thể là IA = 0,13; IO= 0,69; IB = 0,18. Có 6 kiểu gen quy định nhóm máu. Số người có kiểu gen đồng hợp tử trong quần thể 0,132 + 0,182 + 0,692 = 52,54%. Câu 37: Đáp án D Xét một gen có hai alen → A- cây cao, a-cây thấp. P xuất phát có 4 thân cao: 1 thân thấp = 0,8 A-: 0,2 aa Sau 4 thế hệ tự thụ phấn → F4 có kiểu gen dị hợp chiếm 2,5% → tỷ lệ Aa ở thế hệ xuất phát là: 0,025 × (24) = 0,4 → tỷ lệ kiểu gen AA = 0,8 - 0,4 = 0,4 Cấu trúc quần thể ở giai đoạn P là: 0,4 AA + 0,4 Aa + 0,2 aa = 1. Câu 38: Đáp án C Người chồng: (0,9AA : 0,1Aa) × Người vợ Aa Xác suất sinh con đầu lòng không bị bạch tạng là: 1 - (0,1.0,25aa) = 0,975 Đây là 1 trích đoạn nhỏ trong tài liệu “15,000 bài tập trắc nghiệm Sinh Học theo chuyên đề tách từ đề thi thử”. Để đăng ký trọn bộ vui lòng truy cập vào link dưới đây.