Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề số 51

pdf 10 trang thaodu 4010
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề số 51", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_luyen_thi_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_de_so_51.pdf

Nội dung text: Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề số 51

  1. ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN SINH SỐ 51 Câu 1: Ở ruồi giấm 2n = 8. Theo lý thuyết số nhóm gen liên kết thường có ở loài này là A. 8 B. 4 C. 20 D. 16 Câu 2: Nơi ở của các loài là địa điểm A. sinh sản của chúng. B. cư trú của chúng. C. thích nghi của chúng. D. dinh dưỡng của chúng. Câu 3: Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là A. chuỗi chuyền electron B. đường phân C. tổng hợp Axetyl- CoA D. chu trình Crep. Câu 4: Các nhà khoa học đã căn cứ vào loại bằng chứng trực tiếp nào sau đây để có thể xác định lịch sử phát triển của sinh giới? A. Bằng chứng giải phẫu. B. Bằng chứng hóa thạch. C. Bằng chứng tế bào học. D. Bằng chứng sinh học phân tử Câu 5: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào sau đây trao đổi khí hiệu quả nhất ? A. Phổi bò sát. B. Da của giun đất. C. Phổi của động vật có vú D. Phổi và da của ếch nhái. Câu 6: Khi kích thước của quần thể hữu tính vượt mức tối đa, thì xu hướng thường xảy ra là A. tăng cạnh tranh. B. giảm tỷ lệ sinh. C. giảm hiệu quả nhóm. D. tăng giao phối tự do Câu 7: Trong đợi rét hại tháng 1-2/2018 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện của kiểu biến động. A. không theo chu kỳ. B. nhiều năm C. tuần trăng D. theo mùa. Câu 8: Theo quan niệm hiện đại, nguồn nguyên liệu sơ cấp, đóng vai trò chủ yếu cho quá trình tiến hóa là đột biến. A. lệch bội B. dị bội C. gen D. đa bội Câu 9: Cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng được gọi là A. thể đa bội. B. đột biến nhiễm sắc thể C. thể dị bội. D. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Câu 10: Trong trường hợp không xảy ra đột biết, nếu các cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau thì chúng A. luôn có số lượng, thành phần và trật tự các nuclêôtit giống nhau. B. di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gen liên kết.
  2. C. luôn tương tác với nhau cung quy định một tính trạng. D. sẽ phân li độc lập trong quá trình giảm phân hình thành giao tử. Câu 11: Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể. B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiển gen. C. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể D. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể. Câu 12: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi, còn một loài không có lợi hoặc có hại là mối quan hệ A. hợp tác. B. cạnh tranh. C. hội sinh. D. cộng sinh. Câu 13: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể dị hợp tử về hai cặp gen đang xét? A. aabbDb B. AaBbdd C. aabbdd D. AaBbDd. Câu 14: Theo lý thuyết, các tế bào sinh dục chín có kiểu gen AABbdd giảm phân tạo ra loại giao tử Abd chiếm tỷ lệ là A. 15%. B. 25% C. 50%. D. 12,5% Câu 15: Liên kết giữa các nuclêôtit trên một mạch polinuclêôtit là loại liên kết A. Peptit. B. hiđrô. C. Hóa trị. D. Phôtphodieste. Câu 16: Trong các ký hiệu về thể lệch bội sau, đâu là kí hiệu của thể bốn? A. 2n + 4. B. 2n – 4. C. 2n – 2. D. 2n + 2. Câu 17: Quan sát hình vẽ sau: Biết các chữ các in hoa kí hiệu cho các gen trên nhiễm sắc thể. Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về dạng đột biến cấc trúc nhiễm sắc thể của hình trên ? A. Dạng đột biến này giúp nhà chọn giống loại bỏ gen không mong muốn.
  3. B. Hình vẽ mô tả dạng đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể. C. Dạng đột biến này không làm thay đổi trình tự gen trên nhiễm sắc thể. D. Dạng đột biến này làm dẫn đến lặp gen tạo điều kiện cho đột biến gen. Câu 18: Giả sử có hai cây khác loài có kiểu gen AaBB và DDEe. Người ta sử dụng công nghệ tế bào để tạo ra các cây con từ hai cây này. Theo lý thuyết, trong các phát biểu sau về các cây con, có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Các cây con được tạo ra do nuôi cấy tế bào sinh dưỡng của từng cây có kiểu gen AaBB hoặc DDEe. II. Nuôi cấy hạt phấn riêng rẽ của từng cây sau đó lưỡng bội hóa sẽ thu được 8 dòng thuần chủng có kiểu den khác nhau. III. Các cây con được tạo ra do nuôi cấy hạt phấn của từng cây và gây lưỡng bội hóa có kiểu gen AABB, aaBB hoặc DDEE, DDee. IV. Cây con được tạo ra do lai tế bào dinh dưỡng (dung hợp tế bào trần) của hai cây với nhau có kiểu gen AaBBDDEe. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 19: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về hô hấp động vật. I. Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi giữa khí và cơ thể và môi trường được thực hiện qua bề mặt trao đổi khí. II. Khi cá lên cạn một thời gian sẽ chết vì nắp mang không mở và các phiến mang dính chặt với nhau nên không trao đổi khí được. III. Da của giun đất ẩm ướt giúp trao đổi khí qua da. IV. Ống khí của côn trùng chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển khí mà không vận chuyển các chất dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết. A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng về kích thước quần thể? A. Kích thước quần thể là đặc trưng của loài mang tính di truyền. B. Kích thước tối đa của quần thể là giới hạn về số lượng mà quần thể có thể đạt được. C. Quần thể phân bố rộng, nguồn sống dồi dào có kích thước lớn hơn quần thể nơi hẹp, nguồn sống hạn chế. D. Kích thước quần thể là tổng số cá thể hoặc sản lượng hay tổng năng lượng của các cá thể trong quần thể.
  4. Câu 21: Một đoạn phân tử ADNở sinh vật nhận thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là 3’ .AAAXAATGGGGA . 5’. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN này là: A. 5’ GTTGAAAXXXXT 3’. B. 5’ TTTGTTAXXXXT 3’ C. 5’ AAAGTTAXXGGT 3’. D. 5’ GGXXAATGGGGA 3’ Câu 22: Trên mạch thứ nhất của gen có 25% Guanin, 18% Ađênin, trên mạch thứ hai của gen có 15% Guanin. Tỷ lệ % số nuclêôtit loại Timin của gen là A. 15%. B. 20%. C. 45%. D. 30%. Câu 23: Ở cà chua tình trạng màu đỏ do một cặp gen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường quy định, trong đó có gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định tính trạng quả vàng. Phép lai P: Aa × aa thu được F1 phân li theo tỉ lệ hiểu hình là A. 3 đỏ: 1 vàng. B. 1 đỏ: 1 vàng. C. 100% quả đỏ. D. 100% quả vàng. Câu 24: Có bao nhiêu ý đúng khi nói về vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ? I. Nitơ không phải là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật. + - II. Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng NH4 và NO3 . III. Thiếu nitơ lá có màu vàng. IV. Nitơ tham gia cấu tạo các phân tử prôtêin, cacbohiđrat, enzim, diệp lục A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 25: Ở một loài, hai gen B và D cách nhau 20 cM, quá trình giảm phân của một tế bào sinh Bd tinh có kiểu gen Aa có thể tạo ra loại giao tử ABd với tỉ lệ là bD A. 30% B. 20%. C. 10% D. 25% Câu 26: Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã A. để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích và tạo ra sự giao thoa ổ sinh thái giữa các quần thể sinh vật. B. để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau và tăng không gian phân bố của các cả thể sinh vật. C. để tăng khả năng sử dụng nguồn, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau. D. do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau. Câu 27: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu nhận xét dưới đây đúng? I. cùng một kiểu gen không thể cho ra nhiều kiểu hình khác nhau.
  5. II. Sự biến đổi ngẫu nhiên về tần số alen và thành phần kiểu gen thường xảy ra với những quần thể có kích thước lớn. III. Trong quá trình tiến hóa cách li địa lí có vai trò hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác loài, làm biến đổi tần số alen theo những hướng khác nhau. IV. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. A. 1 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 28: Các quần thể của cùng một có mật độ và diện tích môi trường sống tương ứng như sau: Quần thể Diện tích môi trường sống (m2) Mật độ cá thể (cá thể/m2) I 2987 12 II 3475 8 III 3573 9 IV 3500 7 Sắp xếp các quần thể trên theo kích thước tăng dần từ thấp đến cao là: A. IV→II→I→III B. IV→III→II→I C. IV→I→III→II D. IV→II→III→I Câu 29: Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết , phát biểu sau đây đúng? A. Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân II. B. Bộ nhiễm sắc thể của tế bào 2 là 2n = 4. C. Bộ nhiễm sắc thể của tế bào 1 là 2n = 2. D. Tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân. Câu 30: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Biết không có đột biến xảy ra, tính theo lý thuyết, phép lai AaBb × AaBb cho đời con có tỉ lệ kiểu hình thân cao, hoa đỏ dị hợp trong số thân cao, hoa đỏ ở F1 là A. 1/9. B. 4/9. C. 2/3. D. 1/3
  6. Câu 31: Một quần thể động vật, ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen ở giới cái là 0,1 AA : 0,2 Aa : 0,7 aa; ở giới đực là 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Sau một thế hệ ngẫu phối thì thế hệ F1. A. có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 56%. B. có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 16%. C. đạt trạng thái cân bằng di truyền. D. có kiểu gen đồng hợp tử lặn chiếm tỉ lệ 28%. Câu 32: Ở loài hoa anh thảo (Primula sinensis), giống hoa màu đỏ thuần chủng có kiểu gen (AA), giống hoa màu trắng thuần chủng có kiểu gen (aa). Người ta tiến hành thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1 : Đem giống hoa màu đỏ (AA) trồng ở môi trường luôn có nhiệt độ 35oC chỉ thu được hoa màu trắng. Lấy hạt những cây hoa màu trắng này trồng ở môi trường luôn có nhiệt độ 20oC chỉ thu được hoa màu đỏ. o Thí nghiệm 2 : Đem giống hoa màu trắng (aa) trồng ở môi trường luôn có nhiệt độ 35 C hoặc 20oC chỉ thu được hoa màu trắng. Có bao nhiêu nhận xét dưới đây đúng khi nói về sự biểu hiện màu sắc ở loài hoa anh thảo (Primula sinensis) trên? I. Nhiệt độ cao làm gen A bị biến đổi thành gen a. II. Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định màu hoa ở loài hoa anh thảo (Primula sinensis). III. Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng (kiểu hình) đã được hình thành sẵn mà truyền một kiểu gen quy định các phản ứng trước môi trường cụ thể. IV. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước những điều kiện môi trường khác nhau, kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 Câu 33: Cho đoạn ADN trên mạnh khuôn ở người và một đoạn ARN của một loài vi rút gây suy giảm miễn dịch. Đoạn ADN: 3’ XXGTA (1) XAGGXGAAAT (2) TGGTTAGGGA (3) GATTTAXT 5’ Đoạn ARN: 5’ AUGUAUGGUUAAA 3’ Bình thường đoạn ADN ở người phiên mã rồi dịch mã sẽ tạo ra chuỗi polipeptit tổng hợp bạch cầu. Khi virut xâm nhập vào cơ thể, virut sẽ tiến hành phiên mã ngược và chèn vào một trong 3 kí hiệu (1), (2), (3) trên đoạn ADN, gây đột biến mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit ảnh hưởng đến chức năng bạch cầu. Biến exon chiếm 2 bộ mã di truyền còn intron chiếm một bộ mã di truyền,
  7. quá trình trưởng thành của mARN không có sự hoán vị gữa các exon. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng khi nói về đoạn thông tin trên? I. Các bộ mã di truyền trong đoạn ADN của người này thể hiện tính thái hóa. II. Trường hợp đoạn ADN của virut sau khi phiên mã ngược chèn vào vị trí (3) trên ADN của người thì chuỗi pôlipeptít hoàn chỉnh được tổng hợp sẽ có 7 axit amin. III. Trong 3 trường hợp bị vi rút xâm nhập và trường hợp bình thường pôlipeptít hoàn chỉnh có số axit amin ít nhất có thể rơi vào trường hợp đoạn ADN của vi rút chèn vào vị trí (1) trên ADN của người. IV. Bình thường, chuỗi polipeptit hoàn chỉnh tổng hợp bạch cầu sẽ có 8 axit amin. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 34: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; Alen B quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt nhăn. Hai cặp alen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường khách nhau. Tần số alen A, b được biểu diễn qua biểu đồ hình bên. Biết các quần thể được biểu diễn trong biểu đồ đã cân bằng di truyền. Có bao nhiêu nhận định dưới đây là đúng khi nói về 4 quần thể trên? I. Tần số alen a theo thứ tự giảm dần là QT3 → QT1→ QT 4 → QT2 II. Tỉ lệ cây quả vàng, hạt trơn thuần chủng ở quần thể 1 là 17,64%. III. Quần thể 3 có tần số kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen cao hơn quần thể 2. 65 IV. Cho cây hoa đỏ ở quần thể 2 giao phấn, xác xuất hiện cây hoa đỏ ở F1 là 81 A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 35: Khi phân tích % nuclêôtit của vật chất di truyền ở các loài sinh vật khác nhau người ta thu được bảng số liệu sau:
  8. Loài A G T X U I 21 29 21 29 0 II 29 21 29 21 0 III 21 21 29 29 0 IV 21 29 0 29 21 V 21 29 0 21 29 Với bảng số liệu này, hãy cho biết trong các nhận định sau đây có bao nhiêu nhận định là đúng? I. Vật chất di truyền ở loài III có cấu trúc ADN hai mạch vì A= T, G= X. II. Vật chất di truyền ở loài IV và loài V là ARN, nhưng ở loài IV ARN có 2 mạch, còn ở loài V ARN có 1 mạch. III. Xét theo mức độ tiến hóa về vật chất di truyền thì loài I = II > III > V IV. Xét về tính bền của vật chất di truyền khi tăng dần nhiệt độ thì loài I> II> III A. 3 B. 1 C. 4 D. 2 Câu 36: Ở ruồi giấm, khi nghiên cứu về màu cánh người thực hiện các phép lai sau: - Phép lai thứ nhất: P đực cánh xám × cái cánh xám → F1 thu được tỉ lệ 2 ruồi cái cánh xám: 1 ruồi đực cánh xám: 1 ruồi đực cánh trắng. - Phép lai thứ hai: P đực cánh đỏ × cái cánh xám → F1 thu được tỉ lệ 1 ruồi cái cánh đỏ: 1 ruồi cái cánh xám: 1 ruồi đực cánh xám: 1 ruồi đực cánh trắng. - Phép lai thứ ba: P đực cánh đỏ × cái cánh đỏ → F1 thu được tỉ lệ 2 ruồi cái cánh đỏ: 1 ruồi đực cánh đỏ: 1 ruồi đực cánh trắng. Biết màu cánh của ruồi do một gen quy định, không xảy ra đột biến. Theo kết quả mày có bao nhiêu kết luận sau đây đúng? I. Tính trạng màu cánh di truyền liên kết với giới tính. II. Tính trạng cánh đỏ và cánh xám trội hoàn toàn so với tính trạng cánh trắng. III. Lấy ruồi cái đời P ở phép lai thứ hai lai với ruồi đực ở phép lai thứ nhất sẽ cho tỉ lệ đời con 2 cái cánh xám: 1 đực cánh xám: 1 đực cánh trắng. IV. Lấy ruồi cái đời P ở phép lai thứ hai lai với ruồi đực ở phép lai thứ ba sẽ cho tỉ lệ đời con 50% cánh xám: 25% cánh đỏ: 25% cánh trắng. A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 37: Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về sơ đồ phả hệ dưới đây?
  9. I.Có 10 người đã xác định được kiểu gen về tính trạng bệnh điếc. II. Người III2 có 2 kiểu gen quy định kiểu hình không bị điếc. III. Cặp vợ chồng III2 và III3 sinh ra một đứa con trai, xác xuất để đứa con này chỉ mang một bệnh là 32,5%. IV. Xác xuất để cặp vợ chồng này sinh thêm một đứa con gái bình thường và không mang alen gây bệnh là 13,125%. A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 Câu 38: Ở một loài động vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng trội lặn hoàn toàn. Trong quá trình phân tạo giao tử đã xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Phép lai (P)thu được F1 có kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng là 4%. Biết không xảy ra đột biến, theo lý thuyết có bao nhiêu nhận định dưới đây đúng khi nói về kết quả F1? I. Có 21 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình. II. Tỉ lệ kiểu hình mang hai tính trạng trội, một tính mang trạng lặn chiếm 35,75%. III. Tỉ lệ kiểu hình mang một tính trạng trội, hai tính trạng lặn chiếm 16,5%. IV. Tần số hoán vị gen 36% A. 4 B. 2 C. 1 D. 3 Câu 39: Cho giao phối giữa gà trống chân cao, lông xám và gà mái cùng kiểu hình (P), thu được ở F1: - Giới đực: 75% chân cao, lông xám: 25% chân cao, lông vàng. -Giới cái: 30% chân cao, lông xám: 7,5% chân thấp, lông xám: 42,5% chân thấp, lông vàng: 20% chân cao, lông vàng. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính trạng chiều chân đo một cặp gen có hai alen (A,a) qui định. Trong các nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định phù họp với kết quả trên? I. Ở F1, gà lông xám và gà lông vàng có tỉ lệ tương ứng là 9: 7.
  10. II. Một trong hai cặp gen quy định màu lông gà nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X. III. Gà trống (P) xảy ra hoán vị gen với tần số 40%. IV. Ở F1 có 4 kiểu gen quy định gà mái chân cao, lông vàng. A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 40: Ở ruồi giấm, giả sử cặp gen thứ nhất gồm 2 alen A, a nằm trên nhiễm sắc thể số 1, cặp gen thứ hai gồm 2 alen B, b và cặp gen thứ ba gồm 2 alen D, d cùng nằm trên nhiễm sắc thể số 2 và cách nhau 40cM, cặp gen thứ tư gồm 2 alen E, e nằm trên cặp nhiễm sắc thể giới tính. Nếu mỗi gen qui định một tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn. Có bao nhiêu phát biểu dưới Bd bd đây đúng khi nói về kết quả của phép lai giữa cặp bố mẹ (P): Aa XEY× aa XEXe. bD bd I. Có tối đa là 16 kiểu gen và 12 kiểu hình. II. Kiểu hình lặn về tất cả các tính trạnh chỉ xuất ở giới đực. III. Đời con không có kiểu hình giống bố và mẹ. IV. Kiểu hình gồm 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 37,5%. A. 3 B. 2 C. 1 D. 4