30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án)

docx 138 trang Thái Huy 25/09/2023 48574
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx30_de_thi_hoc_sinh_gioi_van_11_co_dap_an.docx

Nội dung text: 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án)

  1. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn DeThi.edu.vn
  2. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 1 SỞ GD&ĐT THANH HÓA KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5 HỌC SINH GIỎI LỚP 11 LIÊN TRƯỜNG MÔN: NGỮ VĂN Đề chính thức Thời gian làm bài: 180 phút Gồm có 01 trang Họ tên thí sinh: Số báo danh: PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : Lớn lên về thể chất là giấc mơ có thật của những thế hệ sinh ra trong rơm rạ đói nghèo,( ). Nhưng khi lớn lên về thể chất cũng là khi tôi dần biết về một giấc mơ khác nữa. Giấc mơ con người sẽ trưởng thành về nhân cách tâm hồn. Khi ta lớn, ta có thể chỉ biết về quyền của mình. Khi ta thực sự trưởng thành, ta mới biết về trách nhiệm của bản thân. Ta biết cho đi hơn là nhận lại. Ta biết đi tình nguyện thực ra là để chính ta trưởng thành lên. Ta biết rằng yêu thương người khác cũng chính là vỗ về tâm hồn của chính mình. Thử thách của tuổi mới lớn có thể chỉ đơn giản là một cú vật tay xem ai cơ bắp dẻo dai hơn. Em hãy thử đi xa hơn, bước tới những thử thách rằng ai cống hiến nhiều hơn cho cộng đồng. Ai truyền đi những năng lượng tích cực mạnh mẽ hơn. Ai biết sống vì người khác, vì bạn bè còn gian khó, vì làng quê còn nghèo nàn, vì đất nước còn lạc hậu, vì dân tộc còn tụt lại phía sau. Mỗi ngày hãy nhìn thẳng vào phía Mặt Trời thiêu đốt và vạch những vạch đinh hằn mốc đánh dấu trưởng thành của mình theo cách cao thượng: cách trưởng thành khi em biết nghĩ về những điều dài rộng và biết sống vì người khác. (Trích Bút kí Sống như cây rừng, Hà Nhân, NXB Văn học, 2016, tr. 191) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ trong đoạn trích trên. Câu 2. Theo tác giả, biểu hiện của sự trưởng thành là gì? Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Khi ta lớn, ta có thể chỉ biết về quyền của mình. Khi ta thực sự trưởng thành, ta mới biết về trách nhiệm của bản thân? Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Ta biết đi tình nguyện thực ra là để chính ta trưởng thành lên? Vì sao? PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN(14,0 điểm) Câu 1. (4,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc vượt qua những thử thách trong cuộc sống. Câu 2. ( 10,0 điểm) Trong tập tiểu luận Trang giấy trước đèn, nhà văn Nguyễn Minh Châu viết:“Tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang nặng tình yêu cuộc sống, nhất là tình yêu thương con người ” (Trang giấy trước đèn, NXB Khoa học xã hội, 2002, trang 111) DeThi.edu.vn
  3. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Từ cảm nhận về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao (Ngữ Văn 11, tập 1, NXBGD Việt Nam 2018), liên hệ với bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” (Độc Tiểu Thanh kí) của Nguyễn Du (Ngữ Văn 10, tập 1, NXBGD Việt Nam 2018), anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết DeThi.edu.vn
  4. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỘI TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5 TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 LIÊN TRƯỜNG MÔN: NGỮ VĂN Đáp án chính thức Thời gian làm bài: 180 phút Gồm có 07 trang Phần Câu Nội dung Điểm I Đọc hiểu 6,0 1 - Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích: Phong cách ngôn ngữ 1,0 chính luận. 2 Theo tác giả, biểu hiện của sự trưởng thành là: 1,5 - Ta biết về trách nhiệm của bản thân. - Ta biết cho đi hơn là nhận lại. - Ta biết đi tình nguyện thực ra là để chính ta trưởng thành lên. - Ta biết rằng yêu thương người khác cũng chính là vỗ về tâm hồn của chính mình. Ý kiến: “Khi ta lớn, ta có thể chỉ biết về quyền của mình. Khi ta 1,5 3 thực sự trưởng thành, ta mới biết về trách nhiệm của bản thân” được hiểu là: - Khi ta có thể chỉ biết về quyền của mình có nghĩa: có thể ta chỉ muốn đòi hỏi quyền lợi, muốn được nhận (mà chưa nghĩ đến cho), điều đó chứng tỏ ta mới chỉ lớn về thể chất, về tuổi tác chứ ta chưa trưởng thành. - Khi ta biết về trách nhiệm của bản thân ta sẽ phải sống có trách nhiệm với bản thân và những người xung quanh. -> Ý nghĩa của sự trưởng thành. Học sinh tự do nêu quan điểm, có thể nêu theo 3 hướng: 2,0 4 - Đồng tình và giải thích được vì sao đồng tình - Không đồng tình và giải thích được vì sao không đồng tình - Vừa đồng tình, vừa không đồng tình và giải thích được lí do. Gợi ý cụ thể: Đồng tình với quan điểm: Ta biết đi tình nguyện thực ra là để chính ta trưởng thành lên. Vì: + Khi ta biết tình nguyện tức là ta biết chia sẻ những khó khăn, những yêu thương. Đó là cách làm đầy thêm niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi người. + Tình nguyện bao giờ cũng gắn với hành động tự nguyện, sẽ làm cho cuộc sống xung quanh trở nên tốt đẹp có ý nghĩa hơn. + Bản thân trưởng thành cả trong trái tim và suy nghĩ, biết sống có trách nhiệm, biết thấu cảm với từng số phận, từng mảnh đời mà ta chứng kiến, trải qua, thêm yêu cuộc sống mình có, và trân trọng mọi điều mình có được. DeThi.edu.vn
  5. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Cần phê phán những bạn trẻ ngại tham gia hoạt động tình nguyện, luôn đăn đo, sợ thiệt hơn. II Tạo lập văn bản 1 Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một 4,0 bài văn ngắn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc vượt qua những thử thách trong cuộc sống. a.Yêu cầu chung: - Câu hỏi hướng đến việc đánh giá năng lực, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản để bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình. - Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ quan điểm riêng của mình, nhưng phải có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. b.Yêu cầu về kiến thức 4,0 - Thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm riêng của mình để làm bài, có thái độ chân thành, nghiêm túc, khách quan - Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo các nội dung sau: * Giới thiệu vấn đề nghị luận: Những thử thách là điều không 0,5 bao giờ thiếu trong cuộc sống của mỗi con người nhưng điều quan trọng là chúng ta phải biết vượt qua thử thách. * Giải thích vấn đề: 0,5 - Thử thách: là những yếu tố gây khó khăn, cản trở đến việc thực hiện một công việc, một kế hoạch, một mục tiêu nào đó mà buộc con người ta phải vượt qua. - Vượt qua những thử thách: là quá trình con người dùng nghị lực, khả năng của chính mình để vượt qua những tình huống, những việc làm khó khăn, gian khổ nhằm đạt được thành công trong cuộc sống. * Bàn luận 1,5 - Con người luôn luôn phải đối diện với những thử thách trong cuộc sống, lao động, học tập và trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Không có ai sống mà không phải đối diện với những thử thách trong cuộc đời. DeThi.edu.vn
  6. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Việc vượt qua thử thách có ý nghĩa rất lớn lao đối với cuộc sống của mỗi con người: + Mỗi lần vượt qua những thử thách là một lần chúng ta được trải nghiệm, giúp ta hình thành những bài học kinh nghiệm, bồi đắp vốn sống. + Thử thách và vượt qua thử thách khơi dậy những năng lực tiềm ẩn trong mỗi con người, giúp ta khám phá và khẳng định giá trị của bản thân. + Vượt qua thử thách góp phần tôi rèn bản lĩnh, hình thành những phẩm chất như: niềm tin, nghị lực, sự kiên trì, dũng cảm, Từ đó, giúp con người trưởng thành hơn và có cơ hội thành công hơn, có thể đóng góp sức mình nhiều hơn cho cộng đồng và xã hội. ( H/s nêu dẫn chứng phù hợp) * Mở rộng, nâng cao 1,0 - Con người cần phải biết đương đầu và vượt qua thử thách thì mới có thể tồn tại, phát triển và hướng tới thành công. Để vượt qua thử thách, con người cần có sức mạnh và luôn luôn rèn luyện để có sức mạnh, cả về vật chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, con người cần phải có niềm tin, ý chí, nghị lực và luôn trau dồi tri thức, kinh nghiệm. - Thực tế cuộc sống, có rất nhiều người đã vượt qua những thử thách để đến với thành công, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. - Phê phán những người gặp thử thách là nản lòng, chùn bước, không có ý chí vượt qua mọi gian nan, thử thách. * Bài học nhận thức và hành động - Thử thách là điều không thể thiếu trong cuộc sống. 0,5 - Cần tôi rèn ý chí, nghị lực; cần lạc quan và dũng cảm đối mặt với thử thách; biến khó khăn, thử thách thành cơ hội; cần dám nghĩ, dám làm và dám vượt qua những thử thách để thực hiện ước mơ và khát vọng. 2 Trong tập tiểu luận Trang giấy trước đèn, nhà văn Nguyễn Minh Châu viết: “Tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang nặng tình yêu cuộc sống, nhất là tình yêu thương con người ” (Trang giấy trước đèn, NXB Khoa học xã hội, 2002, trang 111) Từ cảm nhận về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao (Ngữ Văn 11, tập 1, NXBGD Việt Nam 2018), liên hệ với bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” (Độc Tiểu Thanh DeThi.edu.vn
  7. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn kí) của Nguyễn Du (Ngữ Văn 10, tập 1, NXBGD Việt Nam 2018), anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. *Yêu cầu chung - Câu hỏi hướng đến việc đánh giá năng lực viết bài văn NLVH, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm bài. - Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng. *Yêu cầu về kiến thức: 10,0 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo một số nội dung sau: a. Cắt nghĩa ý kiến: 1,0 - Trước hết, nhà văn phải mang nặng tình yêu đối với cuộc sống, phải lăn lộn với đời để có vốn sống phong phú, suy tư về cuộc đời, từ đó, mới có xúc cảm, rung động để sáng tạo. - Nhà văn phải có tình yêu thương con người bằng tất cả trái tim, trách nhiệm của mình. Từ xưa, “Văn dĩ tải đạo” luôn được đề cao. Đại thi hào Nguyễn Du từng viết “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” => Thực chất ý kiến của Nguyễn Minh Châu đã nhấn mạnh tới thiên chức của một người nghệ sĩ: Người nghệ sĩ phải sống sâu sắc với đời, phải có tình yêu với người, phải có trách nhiệm với việc cầm bút của mình. b. Bàn luận: 1,0 - Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của nghệ thuật vì vậy chỉ khi nhà văn yêu tha thiết cuộc sống từ đó mới phát hiện ra những vấn đề đời sống để viết nên tác phẩm. Nhà văn là con ong mà cuộc đời là hương hoa, phải yêu cuộc đời thì nhà văn mới có được những giọt mật ngọt lành. - Chỉ bằng tấm lòng yêu thương, chia sẻ, người nghệ sĩ mới thực sự hiểu, cảm thông sâu sắc trước những bất hạnh của con người. - Cũng chỉ bằng tấm lòng yêu thương, chia sẻ, nhà văn mới phát hiện và trân trọng vẻ đẹp khuất lấp bên trong tâm hồn của con người. Bằng tình người, nhà văn mới có thể phát hiện và nâng niu tính người. - Biết cảm thông, yêu thương thì mỗi mỗi nhà văn mới thực sự là một nhà nhân đạo và văn chương mới thực hiện được thiên chức nhân đạo hóa con người, làm cho con người tốt đẹp hơn. c. Chứng minh qua nhân vật Chí Phèo 4,5đ DeThi.edu.vn
  8. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn *Giới thiệu: Vài nét về nhà văn Nam Cao và tác phẩm “Chí 0,5đ Phèo”. *Về nội dung: Nhân vật Chí Phèo được xây dựng bằng tất cả 3,0đ tình yêu thương của một trái tim nhân đạo của Nam Cao - Nhà văn Nam Cao luôn quan niệm “sống đã rồi hãy viết”, phải có vốn sống căng đầy thì Nam Cao mới sáng tạo được những trang văn phập phồng hơi thở cuộc sống. - Chí Phèo là hình tượng trung tâm trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, là nhân vật điển hình cho bi kịch bị tha hóa của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Nam Cao đã xây dựng nhân vật của mình bằng tất cả tình yêu thương của một trái tim nhân đạo (Hs khi phân tích cần đảm bảo các ý sau): + Nam Cao cảm thương cho những người nông dân hiền lành, lương thiện nhưng bị xã hội vô nhân tính đẩy vào con đường tha hóa làm biến dạng cả hình hài lẫn tâm hồn. + Nam Cao trân trọng, nâng niu, tin tưởng vào bản tính lương thiện của người nông dân: Sự tự trọng, ý thức về danh dự, nhân phẩm của một anh canh điền; dù rơi xuống vực thẳm của sự tha hóa nhưng không đánh mất hoàn toàn bản tính lương thiện của con người + Nam Cao cảm thương cho bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí. Nhà văn miêu tả nỗi đau khổ đến tuyệt vọng của Chí khi bị Thị Nở từ chối với một niềm cảm thương sâu sắc. Cảm thương cho nỗ lực níu kéo đầy tuyệt vọng của Chí + Nam Cao trân trọng, nâng đỡ những khát vọng đẹp đẽ của con người: Khát vọng được làm người, Khát vọng tình yêu, hạnh phúc + Nam Cao lên án, đả kích xã hội phi nhân tính, bất công, tàn bạo, đã đẩy những người nông dân lương thiện vào bi kịch thê thảm. * Về nghệ thuật: 0,5đ - Nghệ thuật phân tích, miêu tả tâm lí nhân vật đạt đến trình độ bậc thầy (Đây là nét nghệ thuật quan trọng nhất trong tác phẩm) - Cốt truyện: Vừa có sự kế thừa truyền thống ở sự chặt chẽ, logic, nhiều kịch tính, vừa có sự đổi mới theo hướng hiện đại. - Kết cấu: linh hoạt, đầu cuối tương ứng. - Ngôn ngữ: Giản dị, tự nhiên, trong sáng, nhiều đoạn nhà văn còn sử dụng cả khẩu ngữ khiến cho tác phẩm rất gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày. - Chi tiết nghệ thuật: Một số chi tiết nghệ thuật giàu sức gợi . - Giọng điệu: Nhà văn đã sử dụng kĩ thuật hòa trộn giọng điệu để tạo nên tính đa thanh đa giọng. DeThi.edu.vn
  9. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn * Đánh giá nâng cao: 0,5đ Với Nam Cao, tác phẩm “Chí Phèo” chính là truyện ngắn để đời, là đỉnh cao rực rỡ trong sự nghiệp sáng tác của ông. Với văn học Việt Nam hiện đại “Chí phèo” được xếp vào hàng kiệt tác. Vừa đậm đặc giá trị hiện thực, vừa chứa chan tinh thần nhân đạo, vừa mới mẻ, độc đáo trong văn phong. Sẽ có một “ khoảng trống mà Nam Cao để lại cho văn học hiện thực Việt Nam trước cách mạng tháng Tám (1945) nếu không có tác phẩm Chí Phèo”. d. Liên hệ với bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du 2,0đ * Giới thiệu: Vài nét về Nguyên Du Và bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” * Về nội dung: (HS phân tích sơ lược để rút ra được các nội dung sau:) - “Đọc Tiểu Thanh kí” là kết tinh những cảm xúc, suy tư của một người nghệ sĩ có trái tim nhân ái, bao la, một tâm hồn đầy suy tư, trăn trở, băn khoăn, day dứt về số phận con người. Tất cả tình yêu thương của một trái tim nhân đạo của Nguyễn Du trong “Đọc Tiểu Thanh kí”: + Là niềm xúc động, trân trọng và sẻ chia đối với vẻ đẹp nhan sắc, tài năng cùng nỗi bất hạnh của Tiểu Thanh cùng bao thân phận giai nhân tài tử trong cuộc đời. + Là tiếng khóc người, nỗi thương người mà còn là tiếng khóc mình, nỗi thương mình. + Là mối tự hận, tự thương; là niềm khát khao tri kỉ của Nguyễn Du, niềm khát khao kiếm tìm tri âm muôn thuở của con người. - Qua “Đọc Tiểu Thanh kí” , Nguyễn Du đã lên án chế độ đa thê, trọng nam khinh nữ đã đẩy Tiểu Thanh vào số kiếp bi thương. Đồng thời bày tỏ sự phẫn nộ trước xã hội phong kiến bất công đã đẩy những con người tài hoa, có chí khí, hoài bão vào kiếp tài hoa bạc mệnh, tài tử đa cùng. - Bài thơ mở đầu bằng tiếng khóc người, thương người, kết thúc bằng tiếng khóc mình, thương mình. Khóc người thương người là sứ mệnh mang cao cả của trái tim nhân đạo lớn. Khóc mình thương mình là sự sâu sắc của tư tưởng nhân văn. Vì thế mà thi phẩm đã khơi dậy được sự đồng cảm sâu xa trong lòng người đọc, góp phần bồi đắp cho tâm hồn con người những tình cảm chân, thiện, mĩ. DeThi.edu.vn
  10. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Về nghệ thuật: “Đọc Tiểu Thanh kí” làm theo thể thất ngôn bát cú đường luật hàm súc cô đọng, ngôn ngữ hình ảnh giàu sức biểu tượng e. Sự tương đồng và khác biệt: - Tương đồng: Hai tác phẩm là kết tinh những cảm xúc, suy tư 0,5đ của một người nghệ sĩ có trái tim nhân ái, bao la, một tâm hồn đầy suy tư, trăn trở, băn khoăn, day dứt về số phận con người. Đồng thời cả hai nhà văn đều lên án chế độ xã hội đương thời đã đẩy con con người vào bước đường cùng. - Khác biệt: + Ở tác truyện ngắn “Chí Phèo”: Bằng tấm lòng yêu thương, chia sẻ, nhà văn Nam Cao đã cảm thông, chia sẻ với nỗi bất hạnh của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám; phát hiện và trân trọng vẻ đẹp khuất lấp bên trong tâm hồn của con người tưởng như không thể hồi sinh được nữa; lên tiếng đòi quyền sống chính đáng cho con người + Ở bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”: Là niềm xúc động, trân trọng và sẻ chia đối với vẻ đẹp nhan sắc, tài năng cùng nỗi bất hạnh của Tiểu Thanh cùng bao thân phận giai nhân tài tử trong cuộc đời; là niềm khát khao tri âm, tri kỉ của Nguyễn Du và cũng là niềm khát khao muôn thưở của con người - Lí giải: Có sự giống nhau vì cả 2 tác giả đều là nhà văn có tấm lòng nhân ái bao la Có sự khác nhau là do đặc điểm thể loại; do sự tác động của thời đại; do điểm nhìn, quan niệm sáng tác của mỗi người nghệ sĩ f. Đánh giá chung 1,0đ - Ý kiến của nhà văn Nguyễn Minh Châu đúng đắn, vừa nêu ra yêu cầu tất yếu của một nhà văn, vừa chạm đến giá trị bản chất của mọi tác phẩm văn học. - Ý kiến là một chỉ dẫn cho người sáng tác và định hướng cho người tiếp nhận. + Với người sáng tác: Muốn “viết nhân đạo” phải “sống nhân đạo”. Người nghệ sĩ phải sống sâu sắc với đời, với người, có tấm lòng yêu thương, chia sẻ, thấu hiểu, cảm thông sâu sắc trước những bất hạnh của con người, phải có trách nhiệm với việc cầm bút của mình. Thông qua tác phẩm, tác giả phải gửi được những thông điệp mang giá trị nhân văn sâu sắc, như vậy tác phẩm mới có sức sống trường tồn trong lòng người đọc. + Với người tiếp nhận: Phải đồng cảm, tri âm với tác giả thông qua tác phẩm. Có như vậy tâm hồn người đọc mới được bồi đắp, trở nên giàu có và tràn đầy tình yêu thương con người, niềm tin yêu với cuộc sống. DeThi.edu.vn
  11. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Lưu ý chung: 1. Đây là đáp án mở, thang điểm có thể không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của phần nội dung lớn nhất thiết phải có. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. 5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả. DeThi.edu.vn
  12. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 2 TRƯỜNG THPT NÚI THÀNH TỔ VĂN ĐỀ THI TUYỂN CHỌN HỌC SINH GIỎI 11 Môn: Văn Thời gian: 120’ Câu 1: 5 điểm Phải chăng “ Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời? Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” ? (Nooc- man- ku-sin) Hãy viết một bài văn nghị luận xã hội ( khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 2: 5 điểm Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại được thể hiện trong bài thơ “ Mộ”( Chiều tối) của Hồ Chí Minh. DeThi.edu.vn
  13. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐÁP ÁN ĐỀ VĂN HSG 11 Câu 1: Yêu cầu về kĩ năng: biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về 1 tư tưởng đạo lí. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Yêu cầu về kiến thức: Hs có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần phải có những ý sau: Giải thích tư tưởng đạo lí cần nghị luận: + cái chết không phaỉ là một mất mát lớn nhất: chết là chấm dứt sự sống, chấm dứt sự tàn tại hữu hình của con người. Chết là phải xa rời mãi mãi những gì mà mình gắn bó, yêu thương, là chìm vào hư vô, quên lãng. Vì thế, con người vẫn coi cái chết là mất mát lớn nhất. theo Nooc- man- ku-sin, cái chết không phải là điều đáng sợ nhất trong cuộc sống của con người. Trên thực tế, có những trạng thái tồn tại còn khiến con người bất hạnh hơn chết. + điều đáng sợ nhất để tâm hồn tàn lụi ngay khi đang còn sống:Đó là tâm hồn chai sạn, không còn khả năng rung động trước cuộc đời, không còn biết khổ đau, hạnh phúc hay khao khát điều gì, không còn ước mong sáng tạo và niềm hi vọng ở tương lai. Họ đã đánh mất cuộc đời ngay khi cái chết còn chưa tới. - Phân tích những mặt đúng, sai, bác bỏ những những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề: + Ai cuối cùng rồi cũng phải chết. Đó là qui luật tự nhiên. Nhưng cái chết không phải là dấu chấm hết, không phải là điều đáng sợ nhất đối với mọi người. Có nhiều người đã khuất xa chúng ta cả trăm năm, ngàn năm mà vẫn không chìm vào quên lãng. Trái lại, họ vẫn sống trong sự ngưỡng mộ và biết ơn của nhân dân, đất nước, gia đình, người thân. Như vậy, cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của con người. + Có những người đang sống : đi lại, hít thở khí trời, vẫn làm việc nhưng tâm hồn trống rỗng. Ở họ không có niềm vui, nỗi buồn, không có ước mơ, hi vọng. Mặt khác, nhiều người có khả năng tạo lập cho mình một cuộc sống đầy đủ tiện nghi nhưng chỉ biết đến mình. Họ thờ ơ, dửng dưng với mọi người xung quanh. Khi chết , họ chẳng để lại dấu ấn gì trong tâm hồn của những người đang sống. Những người như vậy đã đánh mất cuộc sống quí giá của mình ngay khi cái chết chưa đến. Nêu ý nghĩa của vấn đề ( Bài học nhận thức và hành động ) Phải sống một cuộc sống có ý nghĩa đừng để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống Biểu điểm : điểm 4, 5 : đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi về diễn đạt điểm 3 : đáp ứng mức độ cơ bản trong yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Còn mắc lỗi diễn đạt điểm 2 : Bài sơ sài nhưng nhìn chung vẫn đúng hướng. điểm 1 : bài tản mạn, không năm được kĩ năng điểm 0 : chưa làm được gì hoặc lạc đề Câu 2: Yêu cầu chung: hs biết làm bài văn nghị luận văn học. kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. Yêu cầu cụ thể: hs có thể trình bày nhiều cách nhưng đảm bảo được một số ý sau: 1,vẻ đẹp cổ điển ở bài thơ: thể thơ tứ tuyệt đường luật, tính hàm súc cao, ý ở ngoài lời; bút pháp chấm phá, cốt ghi lấy cái linh hồn của tạo vật; hình ảnh đậm nét tượng trưng, ước lệ; cảm hứng thiên nhiên phong phú , sự hòa hợp giữa con người và cảnh vật, phong thái ung dung của nhân vật trữ tình 2,vẻ đẹp hiện đại: bút pháp tả thực rất giản dị, chân thật; hình ảnh mộc mạc, dân dã của đời thường; mạch thơ vận động theo hương tích cực, đi lên, từ tối đến sáng, từ buồn đến vui, từ lạnh lẽo, cô đơn đến ấm áp tình người, cho thấy niềm lạc quan cách mạng của nhà thơ. 3,Sự hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại ở bức tranh chiều muộn nơi núi rừng đậm chất đường thi lại thấm nỗi buồn của người tù chiến sĩ nhớ nước, nhớ đồng bào, đồng chí DeThi.edu.vn
  14. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ; ngọn lửa làm bừng sáng hình ảnh người lao động, ngọn lửa của thi liệu phương đông thành ngọn lửa của tình yêu thương cuộc sống và con người trong thơ hiện đại; tính chất chiến sĩ hòa chất thi sĩ, BIỂU ĐIỂM: -4,5: Kĩ năng viết tốt, đảm bảo các ý, hiểu sâu sắc - 3: Cơ bản về kiến thức nhưng còn mắc lỗi chính tả, chữ xấu - 2: kĩ năng còn yếu, phân tích chưa theo định hướng - 1: kĩ năng yếu, tản mạn -0: bỏ giấy trắng * khuyến khích những bài có chất văn, sáng tạo khoa học. DeThi.edu.vn
  15. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 3 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 THPT MÔN NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC (Dành cho học sinh trường THPT chuyên ) Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề). Đề bài Câu 1 (3,0 điểm) Nhà văn V. HuyGô từng nói: “Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng và chỉ có một thứ mà người ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”. Anh/chị bình luận ý kiến trên. Câu 2 (7,0 điểm) Hoài Thanh có ý kiến: “Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới” (Thi nhân Việt Nam, NXB Hoa Tiên, Sài Gòn-1968, trang 120), còn ông Chu Văn Sơn lại cho rằng: “ nghệ thuật Thơ mới của Xuân Diệu đã bắt rễ rất sâu trong cội nguồn truyền thống” ( Ba đỉnh cao thơ mới, NXB Giáo dục, Hà Nội-2003, trang 64). Anh/chị phân tích một số bài thơ của Xuân Diệu để làm sáng tỏ hai ý kiến trên. HẾT Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ tên học sinh Số báo danh DeThi.edu.vn
  16. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn SỞ GD&ĐT VĨNH HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP PHÚC 11 THPT MÔN NGỮ VĂN (Dành cho học sinh trường THPT chuyên) Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề). Câu 1 (3,0 điểm). I. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau: 1. Giải thích ý nghĩa câu nói: - Tài năng: Khả năng đặc biệt, sự khéo léo hơn người, trí sáng tạo vượt bậc. - Lòng tốt: Tấm lòng vị tha, khoan dung và nhân hậu: Đây là hai phẩm chất đặc biệt quý giá ở con người, thuộc hai lĩnh vực trí tuệ và tâm hồn của con người. - Cúi đầu thán phục và quỳ gối tôn trọng là cách nói hình ảnh thể hiện thái độ đánh giá cao nhất đối với những phẩm chất quí giá của cong người đồng thời cũng bộc lộ một quan điểm về cách đánh giá con người: Chỉ đề cao, coi trọng tôn vinh những gì đẹp đẽ, có giá trị trong trí tuệ và phẩm cách của con người, coi đó là cái duy nhất đáng coi trọng, ngưỡng mộ. 2. Phân tích, lý giải: - Vì sao phải cúi đầu thán phục đối với tài năng: Vì tài năng là biểu hiện cao nhất của khả năng trí tuệ của con người, là điều kiện tốt nhất để con người khẳng định giá trị của bản thân và đóng góp cho cuộc sống chung của cả cộng DeThi.edu.vn
  17. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn đồng. Đối diện với tài năng, ta không chỉ được chiêm ngưỡng, thán phục mà còn được mở rộng tầm hiểu biết, nâng cao nhận thức để tự hoàn thiện bản thân. - Vì sao phải quỳ gối tôn trọng đối với lòng tốt: Vì lòng tốt xét đến cùng là sự hy sinh, dâng hiến cho người, cho đời trên cơ sở của tinh thần nhân đạo. Để tốt với người, với đời, mỗi cá nhân cần biết vượt qua những nhu cầu cá nhân ích kỷ, biết đứng cao hơn chính bản thân mình để có thể yêu thương thật lòng, giúp đỡ chân tình, tha thứ thực sự. Những nỗ lực vì người khác xuất phát từ lòng tốt luôn đáng để tôn vinh. 3. Bàn luận, mở rộng vấn đề: - Vị thế của chủ thể câu nói: Một nhà văn lớn (hội tụ cả hai yếu tốt tài năng và tấm lòng), người hơn ai hết hiểu sâu sắc ý nghĩa, giá trị của tài năng, tấm lòng trong văn chương cũng như cuộc sống. Ở vị thế ấy, thái độ đề cao là một tất yếu. - Mặt tích cực: Đề xuất một cách đánh giá và một thái độ đúng đối với những giá trị tốt đẹp của con người. Tài năng bao giờ cũng cần được đề cao, và lòng tốt bao giờ cũng cần được coi trọng. Mọi biểu hiện miệt thị lòng tốt và phủ nhận tài năng đều cần phải lên án, phê phán. - Mở rộng, nâng cao: + Không nên tuyệt đối hoá vị trí của tài năng và lòng tốt vì trong cuộc sống, trong con người vẫn còn có nhiều phẩm chất khác cần được coi trọng. + Cần xác lập mối quan hệ giữa tài năng và lòng tốt (liên hệ với quan điểm của Hồ Chí Minh: Có tài mà không có đức là vô dụng. Có đức mà không có tài không làm được việc gì). 4. Bài học nhận thức và hành động III. Biểu điểm: - Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc. Dẫn chứng chọn lọc và thuyết phục. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong phú. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. DeThi.edu.vn
  18. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp. Câu 2 (7,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo được các ý sau: 1. Ở Xuân Diệu có sự kết hợp truyền thống và hiện đại. Đông và Tây vì vừa ảnh hưởng chất đồ Nghệ của cha, chất dân ca của mẹ, vừa ảnh hưởng tư tưởng văn hoá Pháp một cách có hệ thống. 2. Yếu tố truyền thống: Đề tài, thi tứ, hình ảnh. Yếu tố hiện đại: Ngôn ngữ, cách thể hiện, cảm xúc. 3. Sự kết hợp hai yếu tố tưởng như đối lập nhau được Xuân Diệu vận dụng rất nhuần nhuyễn và sáng tạo. 4. Học sinh chọn lựa phân tích tất cả các khía cạnh của một tác phẩm thơ trước cách mạng tháng Tám của Xuân Diệu để thấy được sự sáng tạo trong việc kết hợp truyền thống và hiện đại của thi sĩ (gợi ý tác phẩm: Đây mùa thu tới, Thơ duyên, Vội vàng ): Đề tài, thể thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, cách thể hiện, các biện pháp tu từ, cảm xúc. Từ đó, thấy được nét riêng độc đáo của thơ Xuân Diệu so với các nhà thơ cùng thế hệ. III. Biểu điểm: - Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Bài viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn đạt trong sáng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. DeThi.edu.vn
  19. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng. Chọn và phân tích được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả. - Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp. * Lưu ý: - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm tròn đến 0,5 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn DeThi.edu.vn
  20. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 4 KÌ THI CHOÏN HOÏC SINH GIOÛI KHOÁI 11 MOÂN : VAÊN Thôøi gian : 90 phuùt. Ñeà thi : Baøn veà vaên hoïc Vieät Nam giai ñoaïn nöûa cuoái theá kæ XIX, giaùo sö Nguyeãn Ñình Chuù coù nhaän ñònh raèng : “ Khoâng keå ñeán boä phaän thô vaên yeâu nöôùc choáng Phaùp maø Nguyeãn Ñình Chieåu laø ngoïn côø ñaàu, tình caûm yeâu nöôùc trong vaên hoïc giai ñoaïn naøy cuõng bieåu hieän thaät phong phuù, saâu saéc, vaø bao truøm leân taát caû laø noãi buoàn maát nöôùc”. Anh (chò) haõy laøm roõ nhaän ñònh treân qua caùc saùng taùc cuûa Nguyeãn Khuyeán, Traàn Teá Xöông vaø Chu Maïnh Trinh. DeThi.edu.vn
  21. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HÖÔÙNG DAÃN CHAÁM THI CHOÏN HOÏC SINH GIOÛI MOÂN VAÊN – KHOÁI 11 I. YEÂU CAÀU LAØM BAØI : 1. Veà kó naêng: hoïc sinh caàn bieát nhaän thöùc ñeà, bieát caùch laøm baøi vaên nghò luaän phaân tích vaø chöùng minh, bieát haønh vaên, khoâng phaïm nhöõng loãi chính taû, duøng töø, ñaët caâu, dieãn ñaït 2. Veà kieán thöùc: hoïc sinh caàn xaùc ñònh ñöôïc phaïm vi kieán thöùc ñöôïc quy ñònh trong ñeà baøi: tình caûm yeâu nöôùc trong vaên hoïc Vieät Nam giai ñoaïn nöûa cuoái theá kæ XIX, ngoaïi tröø boä phaän thô vaên yeâu nöôùc choáng Phaùp maø Nguyeãn Ñình Chieåu laø ngoïn côø ñaàu. Hoïc sinh caàn vaän duïng nhöõng kieán thöùc ñaõ hoïc, ñaõ ñoïc, veà caùc taùc giaû Nguyeãn Khuyeán, Tuù Xöông, Chu Maïnh Trinh (ñaõ hoïc trong chöông trình THCS vaø THPT) ñeå laøm roõ nhöõng bieåu hieän tình caûm yeâu nöôùc cuûa con ngöôøi Vieät Nam khi ñaát nöôùc ñaõ rôi vaøo tay thöïc daân Phaùp, phong phuù vaø saâu saéc, maø bao truøm leân taát caû laø noãi buoàn maát nöôùc, cuï theå laø: a. Tình caûm yeâu nöôùc trong thô Nguyeãn Khuyeán: - Thôøi cuoäc loaïn laïc, trieàu ñình ñaàu haøng giaëc Phaùp, Nguyeãn Khuyeán baên khoaên vaø cuoái cuøng quyeát ñònh töø quan ñeå giöõ troïn khí tieát vaø taám loøng ñoái vôùi ñaát nöôùc: “Möôøi naêm laên loän treân ñöôøng aáy – May veà, ta vaãn ñöôïc laø ta”. - Veà ôû aån, taâm hoàn Nguyeãn Khuyeán vaãn khoâng heà ñöôïc thanh thaûn: noãi buoàn maát nöôùc coù khi ñöôïc göûi gaém trong tieáng keâu ai oaùn naõo loøng cuûa con chim cuoác (baøi Cuoác keâu caûm höùng); coù khi ñöôïc theå hieän qua böùc tranh thu buoàn man maùc vaø chaát chöùa taâm söï cuûa moät nhaø nho thieát tha vôùi queâ höông ñaát nöôùc maø khoâng theå laøm ñöôïc gì cho ñaát nöôùc (ba baøi thô thu) ; ñeán cuoái ñôøi vaãn canh caùnh moät noãi hoå theïn: “Ôn vua chöa chuùt baùo ñeàn – Cuùi troâng hoå ñaát, ngöûa leân theïn trôøi” b. Tình caûm yeâu nöôùc trong thô Tuù Xöông: - Noãi buoàn thöông nöôùc maát ñöôïc bieåu hieän qua nhöõng baøi thô tröõ tình nheï nhaøng maø saâu laéng thieát tha tình ñaát nöôùc (Soâng laáp, Aùo boâng che baïn ) - Noãi chua xoùt tröôùc nhöõng ñoåi thay ñieân ñaûo cuûa xaõ hoäi Vieät Nam buoåi giao thôøi, tröôùc söï baêng hoaïi cuûa nhöõng giaù trò truyeàn thoáng, ñöôïc theå hieän qua nhöõng baøi thô traøo phuùng vôùi tieáng cöôøi chaâm bieám, ñaû kích cay ñoäc (Naêm môùi chuùc nhau, Moàng Hai Teát vieáng coâ Kí, Ñaát Vò Hoaøng ) c. Tình caûm yeâu nöôùc trong thô Chu Maïnh Trinh : baøi thô Höông Sôn phong caûnh ca theå hieän moät taâm hoàn ngheä só ñaëc bieät tha thieát vôùi caûnh ñeïp, qua ñoù kín ñaùo boäc loä tình yeâu giang sôn ñaát nöôùc. II. BIEÅU ÑIEÅM : Ñieåm 9-10 : ñaùp öùng ñaày ñuû yeâu caàu treân, vaên vieát coù hình aûnh, coù caûm xuùc. Ñieåm 7 - 8 : noäi dung ñaày ñuû, dieãn ñaït löu loaùt. Ñieåm 5 - 6 : noäi dung töông ñoái ñaày ñuû, vaên vieát saùng suûa, dieãn ñaït ñöôïc yù. Ñieåm 3 - 4 : noäi dung sô saøi, dieãn ñaït luoäm thuoäm. Ñieåm 1 - 2 : khoâng hieåu ñeà. DeThi.edu.vn
  22. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 5 SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THPT TRỰC NINH B MÔN: NGỮ VĂN-LỚP 11 ——————— Thời gian làm bài:120 phút, không kể thời gian phát đề ——————— I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Có một phụ nữ vừa mất con trai, bà tìm đến một nhà hiền triết và nói: “Có lời cầu nguyện nào mà ông biết có thể đem con trai tôi sống lại?” Nhà hiền triết bảo: “Hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ”. Người phụ nữ ngay lập tức lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ. Đầu tiên bà đến gõ cửa một ngôi nhà lớn sang trọng và hỏi: “Tôi đang tìm hạt giống cây mù tạt từ gia đình chưa bao giờ biết đến đau khổ, có phải nơi này không?” Họ trả lời bà đã đến nhầm chỗ và bắt đầu kể những tai họa đã xảy đến với gia đình họ. Bà ngồi lại an ủi họ rối tiếp tục lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ. Nhưng bất cứ nơi nào bà ghé vào, dù ở những ngôi nhà tồi tàn hay sang trọng, bà đều được nghe những chuyện đau buồn này đến chuyện bất hạnh khác. Bà trở nên quan tâm và rất muốn chia sẻ nỗi buồn của người khác đến nỗi bà đã quên đi nỗi buồn của chính bà và quên câu hỏi về hạt giống cây mù tạt thần kỳ mà bà tìm kiếm. Thế đó, cách quên đi nỗi buồn của chính mình tốt nhất là hãy chia sẻ với những người khác, bạn sẽ thấy được sự cảm thông và nỗi buồn của chính mình cũng được tan biến đi. Hãy quên đi nỗi buồn, bạn nhé! 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?(0.5 điểm) 2. Anh (chị) hiểu như thế nào về hình ảnh hạt giống cây mù tạt trong câu văn “Hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ“.(0.75 điểm) 3. Anh (chị) hiểu như thế nào về câu “ bất cứ nơi nào bà ghé vào, dù ở những ngôi nhà tồi tàn hay sang trọng, bà đều được nghe những chuyện đau buồn này đến chuyện bất hạnh khác”.(0,75 điểm) 4. Thông điệp nào của văn bản trên để lại cho anh ( chị) nhiều suy nghĩ nhất ?(1,0 điểm) II . PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm) DeThi.edu.vn
  23. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Câu 1 (2 điểm): Anh (chị) hãy viết đoạn văn (200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về câu: “cách quên đi nỗi buồn của chính mình tốt nhất là hãy chia sẻ với những người khác, bạn sẽ thấy được sự cảm thông và nỗi buồn của chính mình cũng được tan biến đi” Câu 2( 5 điểm) Nhận định về bài thơ Tràng giang của Huy Cận, có ý kiến cho rằng: đó là nỗi sầu vạn kỉ. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: đó là nỗi sầu của một con người giàu sức lực. Anh/chị hiểu những ý kiến trên như thế nào? Làm sáng tỏ những ý kiến đó qua việc phân tích thi phẩm.Liên hệ với nỗi sầu của Trương Hán Siêu qua các câu thơ sau: “Bờ lau san sát, Bến lách đìu hiu Sông chìm giáo gãy, Gò đầy xương khô. Buồn vì cảnh thảm, Đứng lặng giờ lâu. Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá, Tiếc thay dấu vết luống còn lưu” ( Phú sông Bạch Đằng- Trương Hán Siêu, Ngữ văn 10, tập 2). DeThi.edu.vn
  24. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn E.ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) Câu 1 : PCNN: Nghệ thuật. Câu 2 : Hình ảnh hạt giống cây mù tạt là hình ảnh ẩn dụ, có thể hiểu là hạt giống của hạnh phúc và niềm tin hi vọng. Câu 3 : Cách hiểu: trong cuộc sống hạnh phúc- đau khổ; thành công- thất bại luôn cùng tồn tại. Không có gì là tuyệt đối trong cuộc sống này. Câu 4 : Thông điệp: HS có thể tùy chọn theo cách cảm nhận của mình: sự đồng cảm, chia sẻ trong cuộc sống, cách quên đi đau khổ, khát vọng bất tử hóa, tình mẫu tử II . PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) 1.Về kĩ năng: Thí sinh biết cách triển khai đoạn văn và trình bày được một đoạn văn hoàn chỉnh. Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, trong sáng. Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 2.Về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được những yêu cầu sau: – Yêu thương là sự quan tâm, thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia, quý mến, trân trọng a. Giải thích: + Đồng cảm : là cùng chung những trạng thí cảm xúc giữa hai con người hoặc giữa mọi người với nhau trong cộng đồng + Chia sẻ: cùng nhau hưởng thụ hoặc cùng nhau hành động để niềm vui nhân đôi và nỗi buồn vơi đi một nửa. b. Phân tích, chứng minh, bình luận: + Đồng cảm và chia sẻ là biết rung động trước hoàn cảnh của người khác, hiểu được tâm lí và cảm xúc của người đối diện thấu tỏ được niềm vui và nỗi buồn mà người khác đã trải qua. + Phải luôn có những hành động chia sẻ về vật chất lẫn tinh thần để cuộc sống giảm bớt những đau thương và xây dựng một xã hội tốt đẹp. + Đồng cảm, chia sẻ là những hành động đẹp, là biểu hiện mang tính nhân văn. Bên cạnh những tấm lòng cao cả vẫn còn có những con người vô cảm dửng dưng trước nỗi đau và mất mát của mọi người xung quanh đó là biểu hiện của lối sống ích kỉ + Dẫn chứng: phong trào mái ấm tình thương, áo ấm cho em Bài học nhận thức: biết sống đẹp, biết cảm thông chia sẻ với mọi người từ việc tích lũy kiến thức, kĩ năng sống phát huy truyền thống tốt đẹp này để xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ, hiện đại Câu 2 (5.0 điểm) DeThi.edu.vn
  25. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Yêu cầu về kĩ năng - Nắm vững yêu cầu của bài văn nghị luận văn học (dạng bài phân tích làm sáng tỏ ý kiến bàn về một tác phẩm văn học). Bài viết phải thể hiện được khả năng cảm thụ, đánh giá một cách xác đáng, khoa học về tác phẩm. - Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, ý tứ sâu sắc, diễn đạt trôi chảy, văn giàu hình ảnh, cảm xúc và mang dấu ấn cá nhân. 2. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau (có thể phân tích theo chỉnh thể tác phẩm hoặc phân tích theo từng khía cạnh của nhận định, không phân tích thuần túy bài thơ), chấp nhận cả những cách hiểu ngoài đáp án, miễn là phù hợp với bài thơ, kiến giải hợp lí, có sức thuyết phục. Sau đây là những gợi ý cơ bản: a. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (0.25 điểm) b. Giải thích vấn đề (0.5 điểm) - “Nỗi sầu vạn kỉ”: là nỗi buồn chồng chất, dồn nén (từ thời gian, không gian, tạo vật cho đến lòng người) chảy từ ngàn xưa. - “Nỗi sầu ( ) của một con người giàu sức lực”: là nỗi buồn của người giàu khao khát sống - hòa nhập - gắn bó, giàu tình yêu với thiên nhiên đất nước, con người, ý thức sâu sắc về cá nhân → Hai ý kiến đã thâu tóm được nội dung, ý nghĩa của bài thơ và nét riêng của hồn thơ Huy Cận. c. Phân tích bài thơ làm sáng rõ ý kiến (2.0 điểm) - Bài thơ là “Nỗi sầu vạn kỉ”: + Không gian vũ trụ bao la, vô tận, mênh mông, hoang vắng, rợn ngợp, trống trải (tràng giang, sông dài, trời rộng, bến cô liêu, không đò, không cầu ). + Thời gian vô định. + Tạo vật nhỏ bé, lẻ loi, rời rạc, lạc loài, chia lìa, + Tâm trạng lữ thứ: nỗi buồn triền miên, nỗi sầu mênh mang, lẻ loi, bơ vơ, lạc lõng, bế tắc, lo sợ, nhớ mong, + Nghệ thuật tương phản, ước lệ, kết hợp thi liệu cổ điển và hiện đại. => Tràng giang vô thủy, vô chung, vô cùng, vô tận, vô định, vô tình. - Bài thơ là “Nỗi sầu ( ) của một con người giàu sức lực”: + Nỗi buồn bắt nguồn từ khát vọng được sống, được kết nối, giao hòa và gắn bó với tạo vật và con người. Ẩn sau nỗi buồn là một trái tim tha thiết với đời, một sức sống âm thầm mà mãnh liệt. + Nỗi buồn bắt nguồn từ nhận thức về sự hữu hạn, nhỏ bé, lẻ loi, lạc loài, mong manh của thân phận, kiếp người trước cuộc đời. Đó là sự thức tỉnh của ý thức cá nhân. + Sâu hơn là nỗi buồn vì nhận thấy thiếu quê hương và tổ quốc ở trong lòng. + Những hình ảnh, thi liệu trong văn học cổ được vận dụng một cách sáng tạo góp phần thể hiện sâu sắc sức sống trong bài thơ. d.Đánh giá nâng cao (0.75 điểm) - Hai ý kiến không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau khẳng định giá trị sâu sắc của bài thơ và hồn thơ Huy Cận. - Hai ý kiến thể hiện sự thấu cảm sâu sắc về Tràng giang – một bài thơ tuy buồn nhưng mang ý nghĩa tích cực bởi khả năng đánh thức trong con người tình yêu DeThi.edu.vn
  26. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn thiên nhiên, đất nước, khát vọng được sống trọn vẹn trong sự giao hòa, gắn bó với cuộc đời. Đó là nỗi buồn có ý nghĩa thời đại của bài thơ và Thơ mới. e. Liên hệ với nỗi buồn của Trương Hán Siêu( 1.0 điểm) -Cảnh núi non, bờ bãi được miêu tả, đã tái hiện cảnh chiến trường rùng rợn một thời: “ Bờ lau san sát Bến lách đìu hiu Sông chìm giáo gãy Gò đầy xương khô Bờ lau, bến lách gợi tả không khí hoang vu. hiu hắt. Núi gò, bờ bãi trập trùng như gươm giáo, xương cốt lũ giặc phương Bắc chất đống -Trương Hán Siêu miêu tả dòng sông Bạch Đằng bằng những đường nét, màu sắc gợi cảm. Mấy chục năm sau trận đại thắng trên sông Bạch Đằng(1288) nhà thơ đến thăm dòng sông cảm thương xúc động: “ Buồn vì cảnh thảm Đứng lặng giờ lâu Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”. Một tâm trạng: “ buồn, thương tiếc”, một cảm xúc “ đứng lặng giờ lâu” của “khách” đều biểu lộ sự xúc động, lòng tiếc thương và biết ơn sâu sắc, vô hạn đối với anh hùng liệt sĩ đã đem xương máu bảo vệ dòng sông vá sự tồn vong của dân tộc. Đó là tình nghĩa thuỷ chung “uống nước nhớ nguồn”. => Nỗi buồn ở dây khác với nỗi sầu “mang mang thiên cổ” trong Tràng giang của Huy Cận nhưng họ đều gặp nhau ở tình yêu quên hương, đất nước thầm kín mà không kém phần thiết tha, sâu sắc g. Khái quát vấn đề (0.25 điểm) DeThi.edu.vn
  27. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 6 Sở GDĐT QUẢNG NAMĐỀ THI HSG KHỐI 11 Trường thpt Trần Đại Nghĩa MÔN : NGỮ VĂN Thời gian : 120 phút( không kể thời gian giao đề). CÂU1: (4 điểm). Viết một bài nghị luận ngắn trình bày bài học cuộc sống rút ra từ lời tâm sự của nữ nhà văn Mĩ Helen Keller : “Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày.” CÂU2: ( 6 điểm). Về một nỗi buồn trong Thơ Mới đã từng rung động tâm hồn anh(chị). (Nên chọn và phân tích nỗi buồn trong một bài Thơ Mới đã học trong chương trình ngữ văn 11). -HẾT- DeThi.edu.vn
  28. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG MÔN VĂN 11 CÂU1: (4 điểm) 1/Yêu cầu về kỹ năng và kiến thức: - Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội. - Bố cục chặt chẽ, lý lẽ xác đáng, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục. - Hạn chế các lỗi diễn đạt; chữ rõ, bài sạch. 2. Bình luận - Rút ra bài học: Học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách. Sau đây là một số định hướng cơ bản: - Cuộc sống của mỗi người vốn luôn có thể gặp nhiều khó khăn, trắc trở. "không có giày để đi" :hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn (về vật chất): Trước những điều đó, con người - nếu thiếu bản lĩnh, nghị lực và nhận thức - dễ buồn đau, thất vọng, buông xuôi.(1điểm) - Tuy nhiên, nếu bước ra cuộc đời, hoặc nhìn lại xung quanh, ta sẽ thấy có những con người phải chịu những thiệt thòi, bất hạnh hơn ta rất nhiều: "không có chân để đi giày": hoàn cảnh bất hạnh, nghiệt ngã(1điểm) - Nhận thức về điều đó, một mặt, ta phải tự vươn lên hoàn cảnh của chính mình - bởi thực ra, nó chưa thực sự đáng sợ như ta nghĩ; mặt khác, phải hiểu rằng: chính hoàn cảnh khó khăn ấy là sự thử thách, tôi luyện để ta ngày càng trưởng thành, hoàn thiện.(1điểm) - Cuộc sống của mỗi người được quyết định bởi sự tự nhận thức, bản lĩnh và nghị lực vươn lên không ngừng. Hơn thế nữa, ta còn phải nhìn ra cuộc đời để nhận biết, đồng cảm, chia sẻ; từ đó mà thêm động lực, thêm tin yêu để sống, làm việc và cống hiến.(1điểm) CÂU2: 1/Yêu cầu về kỹ năng . - Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận văn học - Bố cục chặt chẽ, lý lẽ xác đáng, dẫn chứng phù hợp, văn trong sáng, biểu cảm. - Hạn chế các lỗi diễn đạt; chữ rõ, bài sạch. 2/Yêu cầu về nội dung: -Chọn được nội dung thích hợp theo yêu cầu của đề bài: một nỗi buồn trong Thơ Mới. (HS có thể chọn chọn cả các bài thơ Mới ngoài chương trình vẫn được chấp nhận) -Một số gợi ý: +Nỗi buồn trong Vội vàng của XD là nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi, mong manh của kiếp người trong sự trôi chảy nhanh chóng của thời gian(a). Nhận thức bi kịch của cuộc sống: mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát, phai tàn đã dẫn đến một ứng xử tích cực “:sống toàn tâm, toàn trí, toàn hồn” , qúy trọng từng phút giây của cuộc đời(b). DeThi.edu.vn
  29. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn +Nỗi buồn trong Tràng giang của Huy Cận là nỗi sầu của cái tôi cô đơn, bơ vơ trước vũ trụ mênh mông(a). Tác phẩm thấm đượm niềm khao khát hoà nhập với cuộc đời, khao khát tình ngừoi, tình đời, tình quê hương, đất nước.(b). +Nỗi buồn trong Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử là nỗi buồn đầy uẩn khúc, băn khoăn rồi đau đớn, khắc khoải ẩn sau bức tranh thôn Vĩ lung linh hư thực .(a)Bài thơ là tiếng long của một tâm hồn tha thiết yêu nguời, yêu đời(b) -Mỗi nỗi buồn trong từng bài thơ hs trình bày được hai ý a,b.Ngoài ra cần phải giải thích them về nguyên nhân nỗi buồn trong thế hệ những nhà Thơ Mới để bài viết them sâu sắc.(c) 3/ Biểu điểm: TT Nội dung Điểm 1 Gíơi thiệu vấn đề 1điểm 2 Ý a 2điểm 3 Ý b 1 điểm 4 Ý c 1 điểm 5 Kết kuận 1 điểm DeThi.edu.vn
  30. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 7 Së GD&§T S¬n La Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam Trêng THPT ThuËn Ch©u §éc lËp - Tù do - H¹nh phóc. o0o ĐỀ THI häc sinh giái MÔN: ng÷ v¨n Khèi 11 (Thời gian 150 phút không kÓ thời gian giao đề) §Ò bµi: 1. V× sao Hoµi Thanh trong Thi nh©n ViÖt Nam ®¸nh gi¸ T¶n §µ lµ con ng­êi cña hai thÕ kØ ? ( 4 ®iÓm ) 2. Khi bµn vÒ th¬ v¨n TrÇn TÕ X­¬ng, s¸ch gi¸o khoa V¨n häc líp 11 tËp 1, trang 54, NXB Gi¸o dôc n¨m 1992 cã viÕt : Tó X­¬ng xuÊt hiÖn nh­ mét phong c¸ch trµo phóng ®Æc s¾c, víi tiÕng c­êi vç mÆt s©u cay B»ng sù hiÓu biÕt vÒ s¸ng t¸c cña TrÇn TÕ X­¬ng, anh ( chÞ) h·y lµm s¸ng tá ý kiÕn trªn ? ( 6 ®iÓm) DeThi.edu.vn
  31. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn §¸p ¸n- biÓu ®iÓm 1.T¶n §µ mang ®Çy ®ñ tÝnh chÊt con ng­êi cña hai thÕ kØ c¶ vÒ häc vÊn, lèi sèng, sù nghiÖp v¨n ch­¬ng ( 4 ®iÓm ) -¤ng sinh ra vµ lín lªn trong buæi giao thêi, H¸n häc ®· tµn mµ T©y häc còng míi b¾t ®Çu. -T¶n §µ theo häc ch÷ H¸n tõ nhá nh­ng «ng chuyÓn sang s¸ng t¸cv¨n ch­¬ng b»ng ch÷ quèc ng÷. -¤ng xuÊt th©n trong mét gia ®×nh quan l¹i phong kiÕn nh­ng l¹i sèng theo ph­¬ng thøc cña líp tiÓu t­ s¶n thµnh thÞ. -Lµ nhµ nho nh­ng Ýt chÞu khu«n m×nh trong khu«n phÐp nhµ nho. -S¸ng t¸c v¨n ch­¬ng chñ yÕu vÉn theo thÓ lo¹i cò nh­ng nguån c¶m xóc l¹i rÊt míi mÎ 2. ( 6 ®iÓm ) A. §¸p ¸n I.Yªu cÇu chung. -BiÕt kÕt hîp thao t¸c nghÞ luËn ®Ó gi¶i quyÕt ®Ò: gi¶I thÝch, chøng minh vµ b×nh luËn. -HiÓu biÕt phong phó vÒ t¸c phÈm cña TrÇn TÕ X­¬ng nhÊt lµ c¸c t¸c phÈm trµo phóng. *LËp luËn chÆt chÏ, s¾ s¶o. -V¨n phong m¹ch l¹c, sinh ®éng, cã søc thuyÕt phôc. II.Yªu cÇu cô thÓ 1.Kü n¨ng -HS biÕt c¸ch lµm bµi v¨n nghÞ luËn tæng hîp mµ b×nh luËn lµ chñ yÕu. -Bµi viÕt cã kÕt cÊu chÆt chÏ, bè côc râ rµng, kh«ng m¾c lçi chÝnh t¶, tõ vµ ng÷ ph¸p. 2.Néi dung HS cã thÓ b×nh luËn, ph©n tÝch, chøng minh b»ng nhiÒu c¸ch kh¸c nhau nh­ng ph¶i lµm næi bËt c¸c ý sau : a.Phong c¸ch trµo phóng -Toµn bé nÐt ®éc ®¸o, c¸ tÝnh s¸ng t¹o cña Tó X­¬ng thÓ hiÖn trong th¬ v¨n, nã b¾t nguån tõ ®Æc ®iÓm tinh thÇn vµ lèi sèng cña nhµ v¨n. -C¸ch nh×n, ®¸nh gi¸ x· héi vµ con ng­êi thêi ®¹i «ng, b»ng nghÖ thuËt trµo phóng ®éc ®¸o( ng«n ng÷, h×nh ¶nh, diÔn ®¹t, giäng c­êi mØa mai) b.TiÕng c­êi vç mÆt s©u cay -TiÕng c­êi víi nhiÒu cung bËc, giäng ®iÖu kh¸c nhau. -TiÕng c­êi to¸t ra mét c¸ch ®éc ®¸o qua: +Tõ ng÷, chi tiÕt chän läc. DeThi.edu.vn
  32. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn +VËn dông thµnh ng÷, tôc ng÷, c¸c biÖn ph¸p tu tõ, c¸c rtõ cã nghÜa hµm Èn s©u xa. -C­êi c¸c h¹ng ng­êi: bÞ tha ho¸, biÕn chÊt trong c¬ chÕ thÞ tr­êng thùc d©n. -C­êi nh÷ng ng­êi cã quyÒn thÕ nh­ng nh©n c¸ch xÊu xa, chin Ðp d©n ®en. + C­êi ®êi: x· héi thùc d©n nöa phong kiÕn . + Suy ®åi + Phï phiÕm + Gi¶ dèi + Lè l¨ng + §åi b¹i TÊt c¶ ®iÒu ®ã ®Òu xuÊt hiÖn tõ trong gia ®×nh cho ®Õn ngoµi x· héi, lµm tæn th­¬ng ®Õn lu©n th­êng ®¹o lý, thuÇn phong mü tôc cña d©n téc. + C­êi m×nh: + C¸i nghÌo + Gia c¶nh quÉn b¸ch + Sù háng thi Nh÷ng nô c­êi thÊm thÝa nçi buån tr­íc thêi cuéc, c­êi ra n­íc m¾t, c­êi ngËm ngïi. -HS cã thÓ tr×nh bµy ý kiÕn cña riªng m×nh. -HS cã thÓ më réng, so s¸nh víi tiÕng c­êi cña c¸c nhµ th¬ cïng thêi hoÆc c¸c nhµ th¬ trµo phóng kh¸c ®Ó lµm næi bËt c¸I ®éc ®¸o trong th¬ cña «ng. B.BiÓu ®iÓm -Cho 4-6 ®iÓm HS n¾m ®­îc yªu cÇu cña ®Ò, lµm ®óng thÓ lo¹i. TriÓn khai ®îc ®Çy ®ñ c¸c ý. Bè côc râ rµng, cã dÉn chøng phï hîp x¸c ®¸ng, lËp luËn chÆt chÏ, kh«ng sai nhiÒu lçi chÝnh t¶. -Cho 2-4 ®iÓm C¬ b¶n n¾m ®îc yªu cÇu cña ®Ò, ®óng thÓ lo¹i. TriÓn khai ®îc mét nöa sè ý trë nªn lËp luËn c¬ b¶n ®îc. Sai mét soã lçi chÝnh t¶. -Cho 1- 2 ®iÓm Lµm bµi s¬ sµi, triÓn khai ®îc mét vµi ý c¬ b¶n, ®óng thÓ lo¹i. -Cho 0 ®iÓm Kh«ng lµm bµi. DeThi.edu.vn
  33. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 8 SỞ GDĐT ĐỒNG THÁP KÌ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN Môn NGỮ VĂN – Lớp 11 NGUYỄN QUANG DIÊU Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 18/01/2015 (Đề thi gồm 01 trang) Câu 1 (8,0 điểm) Phải chăng sống là không chờ đợi? Câu 2 ( 12,0 điểm): “Tác phẩm văn học sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay một lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi và trả lời những câu hỏi đó”. (Bi-ê-lin- xki) Bằng kiến thức và trải nghiệm văn học, anh/ hãy bình luận ý kiến trên. - HẾT - Họ và tên thí sinh: ___ Số báo danh: ___ Chữ ký GT1:___ Chữ ký GT2: ___ DeThi.edu.vn
  34. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn KÌ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG Đáp án – thang điểm Môn: NGỮ VĂN – Lớp 11 (gồm 04 trang) A. Yêu cầu chung: 1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức biểu cảm, ít mắc lỗi chính tả. 2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng. Cần đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể; trân trọng những bài viết có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục. 3. Tổng điểm toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,25 điểm. B. Yêu cầu cụ thể: Câu 1. (8,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thực tế chọn lọc, thuyết phục; không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. - Đây là đề bài theo hướng mở, cần tôn trọng những quan điểm, cách nhìn và những kiến giải riêng của học sinh. Học sinh phải ý thức viết bằng sự trải nghiệm, nhận thức của chính mình. II. Yêu cầu về nội dung Người viết cần đưa ra được quan điểm riêng của mình và lựa chọn kiểu văn bản phù hợp. Sau đây là một số gợi ý về nội dung. 1. Nêu được vấn đề cần nghị luận. 2. Giải thích - Câu hỏi thực chất là thể hiện một thái độ sống, khẳng định một quan niệm nhân sinh tích cực: Sống không phụ thuộc, không dậm chân tại chỗ, không để ngày tháng trôi qua lãng phí, là không dựa dẫm, trông chờ vào người khác. 3 Bàn luận. - Sống là không chờ đợi: + mỗi người luôn phải phấn đấu, cố gắng để bắt kịp thời đại và cũng là để hoàn thiện bản thân bởi cuộc sống luôn vận động, luôn đổi thay. + sống không ỷ lại, cần phải biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh, thời điểm để làm chủ cuộc sống. + sống không nên đắm mình vào quá khứ và nuôi ảo tưởng về tương lai, phải sống hết mình với hiện tại trước mắt, với những mục tiêu phân đấu. * ( chọn dẫn chứng minh họa phù hợp) DeThi.edu.vn
  35. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Đây là quan điểm sống đúng đắn, là lối sống của con người trong xã hội hiện đại. - Hiện nay vẫn có nhiều người sống không mơ ước, trì trệ, lạc hậu. 4. Bài học nhận thức- hành động. - Sống phải năng động, sáng tạo, tận dụng mọi thời gian, không thỏa mãn với những gì mình đã có và không sống trong ảo tưởng. - Đôi khi cũng phải sống chậm lại. Trong nhiều hoàn cảnh cần phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công. - Phấn đấu học tập và làm việc để xây dựng tương lai vững chắc. BIỂU ĐIỂM - Điểm 7-8: Trình bày đầy đủ, rõ ràng, thuyết phục vấn đề cần nghị luận. Chọn được cách giải quyết đề một cách độc đáo. Đáp ứng tốt các yêu cầu trên.Văn có giọng điệu riêng, chữ viết sạch đẹp. - Điểm 5-6: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên. Bài viết rõ ràng, hướng triển khai hợp lí nhưng còn hạn chế về thao tác nghị luận. Hành văn trong sáng, mạch lạc, còn một vài sai sót trong cách diễn đạt. - Điểm 3-4: Đáp ứng được một nửa yêu cầu trên, còn một số lỗi về diễn đạt, chính tả. - Điểm dưới 1-2: Không hiểu đề hoặc hiểu còn mơ hồ, nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Lạc đề, bỏ giấy trắng. Câu 2: ( 12,0 điểm ) I.Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách làm bài nghị luận văn học, biết vận dụng kiến thức lí luận văn học và đọc hiểu tác phẩm văn học để giải quyết yêu cầu đề. Bài viết cần có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, mạch lạc; biết cách kết hợp các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận. Kết cấu bài chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ ngữ pháp. II. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những hiểu biết về lí luận văn học và kiến thức văn học, học sinh phân tích, bàn luận về ý kiến của Biê- lin-xki. Bài viết có thể được triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các nội dung sau: Ý 1: Nêu được vấn đề cần nghị luận. Ý 2: Giải thích ý kiến - Tác phẩm văn học sẽ chết: sẽ không thể tồn tại được trong lòng độc giả, mà bị chìm vào lãng quên trước thời gian. - nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả: phản ánh cuộc sống một cách thuần túy, giản đơn, hời hợt, thiếu tư tưởng và tình cảm. - Tác phẩm đích thực phải chứa đựng: + tiếng thét khổ đau hay một lời ca tụng hân hoan: tác phẩm phải thể hiện nỗi đồng cảm, xót thương cho những nỗi đau, những bi kịch của con người, đồng thời phải thể hiện được sự ngợi ca, trân trọng với những niềm vui, hạnh phúc và vẻ đẹp của con người. DeThi.edu.vn
  36. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn + đặt ra những câu hỏi và trả lời những câu hỏi đó, nghĩa là biết suy tư, trăn trở, biết đặt ra những vấn đề về có ý nghĩa cho con người, cuộc đời để tìm cách giải quyết, tìm lối thoát, lối đi cho con người và cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.  Nhận định của Biêlinxki bàn về đặc trưng và chức năng quan trọng của văn học; đó là thông qua việc nhận thức, phản ánh thế giới xung quanh, tác phẩm phải thể hiện được những tư tưởng, tình cảm của con người, đồng thời góp phần giải quyết được những vấn đề quan trọng của nhân sinh. Ý 3: Bàn luận: - Nhận thức và phản ánh đời sống trong văn học không tách rời việc thể hiện tư tưởng, tình cảm, ước mơ khát vọng của nhà văn đối với con người và cuộc sống. Chức năng của văn học là phản ánh cuộc sống, nhưng đó không phải là một sự phản ánh bàng quan, lãnh đạm mà chứa đựng trong đó bao tình cảm, ước mơ, lí tưởng của người nghệ sĩ. - Tiếng nói của tư tưởng, tình cảm trong văn học sẽ chỉ có thể đến được với độc giả thông qua những hình tượng nghệ thuật giá trị. Nói cách khác tư tưởng, tình cảm của nhà văn phải được chuyển tải bằng những hình tượng và hình thức nghệ thuật phù hợp, mới mẻ, đặc sắc có sức lay động. - Tác phẩm văn học sẽ mãi đồng hành với con người khi nó chứa đựng những suy tư, trăn trở của nhà văn trước những vấn đề nhân sinh và gửi đến độc giả những thông điệp thẩm mĩ nhằm làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. * Phân tích dẫn chứng minh họa: ( Có thể minh họa: Truyện Kiều – Thơ Hồ Xuân Hương – Thơ mới - Chữ người tử tù – Hai đứa trẻ - Chí Phèo ) Ý 4: Đánh giá: - Đây là ý kiến đúng đắn, phù hợp với tư tưởng, quan điểm của nhiều nhà văn, nhà phê bình từ trước đến nay: “Giá trị một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở chỗ giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các cung bậc của tình cảm, chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy”. (Nguyễn Khải) - Nhà văn phải “lặn” vào cuộc sống , “mở hồn ra đón nhận những vang động của đời”, sáng tác bằng cái tâm và cái tài của người nghệ sĩ thì tác phẩm mới có thể neo đậu được trong tâm hồn độc giả. - Nội dung nhân đạo của văn chương là một trong những giá trị làm nên sức sống cho tác phẩm BIỂU ĐIỂM: - Điểm 11 - 12: + Nhận thức sâu sắc vấn đề nghị luận, đáp ứng đầy đủ nội dung đáp án đặt ra. + Lập luận chặt chẽ, sáng tạo, lời văn trong sáng. + Bố cục cân đối, hợp lí. Không sai sót các lỗi về câu, dùng từ, chính tả. * Điểm 9-10: - Đáp ứng khá tốt những yêu cầu của đáp án nêu ra. Bài viết có luận điểm rõ ràng và có sức thuyết phục cao. DeThi.edu.vn
  37. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ. - Bố cục hợp lí, còn vài sai sót nhỏ về diễn đạt. * Điểm 6-7: - Có tỏ ra hiểu đề, bài viết đáp ứng được cơ bản các yêu cầu của đề. Phân tích khá phù hợp với yêu cầu của đề bài. - Văn viết gọn gàng, lập luận khá chặt chẽ. - Bố cục rõ ràng, không mắc quá 3 lỗi về cách viết câu, dùng từ, chính tả. * Điểm 4-5: - Hiểu đề. Nội dung đảm bảo nhưng chưa sâu. Phân tích chưa thật thuyết phục và chưa làm rõ vấn đề. - Kết cấu rõ nhưng chưa gọn. Mắc nhiều lỗi về diễn đạt. * Điểm 2-3: - Không đạt yêu cầu thang điểm trên. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng. - HẾT- DeThi.edu.vn
  38. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 9 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐỀ NGUỒN Môn: NGỮ VĂN 11 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (8,0 điểm). “Bạn không cần thiết thay đổi toàn bộ thế giới ; chỉ thay đổi chính bạn và bạn đã bắt đầu thay đổi toàn bộ thế giới, bởi vì bạn là một phần của thế giới” (Osho, Sách về hiểu biết, Nxb Thời đại, H, 2011, tr 98). Lời tâm sự trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? Câu 2 (12,0 điểm) “Chi tiết nhỏ làm nên tài năng lớn” (Lép Tôn-xtôi). Anh /chi hãy giải thích và làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết DeThi.edu.vn
  39. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 11 Câu 1 (8,0 điểm). I.Yêu cầu chung: 1. Biết cách làm bài nghị luận xã hội, kết hợp linh hoạt các thao tác nghị luận cũng như các phương thức biểu đạt hỗ trợ. 2.Hiểu đúng bản chất tâm sự của Osho: Vai trò quyết định của mỗi cá nhân trong việc tạo lập một thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. 3.Biết huy động hợp lý, linh hoạt các loại kiến thức để giải quyết thuyết phục vấn đề cần nghị luận. Trong đó, đặc biệt là những trải nghiệm sâu sắc, thấm thía và có ý nghĩa của bản thân người viết. II.Yêu cầu cụ thể: Các ý cơ bản Điểm 1.Giải thích ngắn gọn. - Cách hiểu khái niệm “thay đổi”? (“thay đổi” có nhiều chiều hướng: hoặc theo hướng tích cực, tốt đẹp hơn hoặc theo hướng tiêu cực, xấu đi, tệ hơn, Khái niệm “thay đổi” trong lời tâm sự của Osho cần được 1.5 hiểu là sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, tốt đẹp.) -“Bạn không cần thiết phải thay đổi toàn bộ thế giới;” nghĩa là gì? Tại sao vậy? -“ chỉ thay đổi chính bạn và bạn đã bắt đầu thay đổi toàn bộ thế giới, bởi vì bạn là một phần của thế giới” nghĩa là thế nào? => Bản chất tâm sự của Osho: Sự thay đổi của mỗi cá nhân đóng vai trò quyết định đến sự thay đổi của thế giới. Sâu sa, đó là trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc tạo lập một thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. 2.Làm sáng tỏ: a. Tâm sự của Osho đã được thể hiện như thế nào trong thực tế đời sống? (Thí sinh cần chọn và đưa được những d/c tiêu biểu về vai trò 1,5 quyết định của sự thay đổi của mỗi cá nhân đối với sự thay đổi tốt đẹp ngày càng tiến bộ, văn minh, công bằng hơn của thế giới trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, hoạt động chính trị; hoạt động xã hội; hoạt động nghệ thuật, ) b. Trải nghiệm của bản thân người viết: cá nhân mình đã có những 2,5 thay đổi nào có ý nghĩa góp phần, tác động đến sự thay đổi tốt đẹp hơn của thế giới (trong những phạm vi khác nhau: gia đình; nhà trường, nơi cư trú, các mối quan hệ như tình bạn, tình yêu, ) 3.Bàn luận: -Phê phán những nhận thức chưa đúng về cách thức thay đổi thế giới của con người: + chỉ hiểu “thế giới” là khái niệm chung chung, rộng lớn mà không 1,5 biết rằng “thế giới” ấy là chính ngôi nhà ta ở, ngôi trường ta học, vùng đất ta sinh ra, lớn lên,làm việc, +Ngộ nhận này dẫn đến nhận thức sai lầm: chỉ những vĩ nhân mới có thể thay đổi được thế giới. Thay đổi thế giới, làm cho thế giới trở nên DeThi.edu.vn
  40. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn tốt đẹp hơn không phải là trách nhiệm, càng không phải là sứ mệnh của những con người bình thường. + Cách nghĩ này dẫn đến thái độ sống bàng quan, vô tâm, vô trách nhiệm trước mọi thay đổi tốt đẹp hơn hay tồi tệ đi của thế giới, nếu tốt đẹp thì vô tư tận hưởng, nếu tồi tệ thì chỉ biết trách móc, giận dữ, kết tội xã hội, coi mình là kẻ “vô can”. Thậm chí, tệ hại hơn, không ít cá nhân biết rõ mình có lỗi, mắc khuyết điểm, nhưng không dám chịu trách nhiệm cá nhân trước những việc mình gây ra, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng cho bản thân và cộng đồng. -Ý nghĩa tâm sự của Osho: +Nhận thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thay đổi thế giới: sự thay đổi dù rất nhỏ,thầm lặng, tích cực của mỗi người đã, đang và sẽ làm cho thế giới dần có những thay đổi tốt đẹp hơn; nỗ lực không ngừng tự hoàn thiện mình bởi hiểu rằng, đó là cách thiết thực và ý nghĩa nhất góp phần quyết định một thể giới hòa bình, dân chủ, tiến bộ, văn minh. Bài viết đảm bảo các yêu cầu về kỹ năng, trình bày mạch lạc, bố 1,0 cục rõ ràng, diễn đạt gãy gọn, trong sáng, có đoạn, câu hay Câu 2 (12,0 điểm) I.Yêu cầu chung: 1. Biết cách làm bài nghị luận văn học, kết hợp linh hoạt các thao tác nghị luận . 2.Hiểu đúng bản chất ý kiến của Lép Tôn-xtôi: Vai trò quan trọng của chi tiết nghệ thuật trongviệc nhận biết tầm vóc sáng tạo của mỗi nhà văn. 3.Biết huy động hợp lý, linh hoạt các loại kiến thức LLVH về Nhà văn và quá trình sáng tạo; Đặc trưng thể loại tự sự; Tiếp nhận văn học; Kinh nghiệm đọc- hiểu tác phẩm tự sự của bản thân người viết để giải quyết thuyết phục vấn đề cần nghị luận. II.Yêu cầu cụ thể: Các ý cơ bản Điểm 1.Giải thích ngắn gọn: -Chi tiết nghệ thuật là gì? (đơn vị nhỏ nhất tạo nên thế giới nghệ 3,0 thuật của tác phẩm; có nhiều loại chi tiết. Gắn với đặc trưng tác phẩm tự sự, có chi tiết về nhân vật; có chi tiết về kết cấu tác phẩm; có chi tiết về cốt truyện, ) -“Chi tiết nhỏ”: quy mô nhỏ, có khi dễ bị người đọc bỏ qua, không hoặc ít chú ý trong quá trình tiếp nhận tác phẩm. -“ làm nên tài năng lớn”: tài năng nghệ thuật của nhà văn không chỉ được thể hiện hay khẳng định trong các yếu tố nghệ thuật ở cấp độ vĩ mô như xây dựng hình tượng, lựa chọn kết cấu, cách DeThi.edu.vn
  41. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn kể, mà còn được bộc lộ ở cả những yếu tố nghệ thuật ở cấp độ vi mô như chọn lọc chi tiết. => Cách nói nghịch lý đã khái quát cô đọng tầm quan trọng của chi tiết nghệ thuật như một tiêu chí tin cậy nhận biết tầm vóc tài năng nhà văn. 2. Làm sáng tỏ: - Thí sinh có thể chọn chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự (truyện ngắn, tiểu thuyết) thuộc nhiều thời kỳ văn học ( văn học Trung đại, văn học hiện đại), thuộc các nền văn học khác nhau 6,0 (văn học Việt Nam, văn học nước ngoài). - Hướng phân tích chi tiết phải đảm bảo bám sát bản chất đề: đó là chi tiết nhỏ nhưng chính ở chi tiết đó lại chứa đựng chiều sâu giá trị nội dung, tư tưởng cũng như kết tinh được đặc sắc nghệ thuật nổi bật nhất của tác phẩm. Qua chi tiết đó, nhà văn thể hiện, khẳng định được tầm vóc tài năng sáng tạo nghệ thuật của mình. 3.Bàn luận: - Khẳng đinh:Chi tiết nghệ thuật thực sự là một trong những thước đo tin cậy tầm vóc tài năng của một nhà văn lớn. 2,0 - Sâu sa, ý kiến của Lép Tôn- xtôi cũng là khái quát một trong những quy luật trong sáng tạo nghệ thuật “qua cây thấy rừng”, “qua giọt nước thấy cả đại dương”- làm nên một trong những đặc trưng quan trọng của văn học là tính hàm súc, cô đọng. Điều này càng rõ, trở thành yêu cầu sống còn với người viết truyện ngắn, nhất là truyện ngắn mi ni. - Bài học sâu sắc đối với chủ thể sáng tạo nhà văn: có ý thức hơn trong lao động nghệ thuật từ những yếu tố nghệ thuật rất nhỏ. Tạo nên sức hấp dẫn, sức sống cho “đứa con tinh thần” của mình chính từ việc sáng tạo chi tiết nghệ thuật. - Định hướng cho người đọc biết nhận ra, biết thưởng thức vẻ đẹp tấm lòng, tài năng nhà văn từ những yếu tố nghệ thuật nhỏ trong tác phẩm. Bài viết đảm bảo các yêu cầu về kỹ năng: trình bày mạch lạc; 1,0 bố cục rõ ràng; diễn đạt gãy gọn, trong sáng, có đoạn, câu hay, sáng tạo. DeThi.edu.vn
  42. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 10 SỞ GD&ĐT BẮC GIANG KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐỀ ĐỀ XUẤT LẦN THỨ VII TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG Môn: Ngữ văn lớp 11 ( Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề ) Đề thi gồm 01 trang Câu 1 (8 điểm) Xung quanh vấn đề tự do, Ông Giản Tư Trung - Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục IRED đã từng khẳng định: “Tự do không có văn hoá là thứ tự do hoang dã”. (Báo Lao Động, Thứ 5 ngày 17/07/2013) Là một người trẻ tuổi, anh (chị) có suy nghĩ gì về câu nói trên? Câu 2 (12 điểm) Trong cuốn Không tưởng và thức tỉnh, Claudio Magris từng viết: “Văn học giống như một tờ báo, và nhiều lúc, giống như một tờ báo lá cải về cuộc sống, với những tính chất thường tình nhỏ nhặt và da diết của nó”. Qua một số sáng tác của các nhà văn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. HÕt Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh Số báo danh Phòng thi DeThi.edu.vn
  43. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐÁP ÁN TT YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM Câu 1 (8 1. Xác định yêu cầu của đề điểm) - Nội dung: Bàn về tự do với những biểu hiện trái chiều của nó. - Thao tác lập luận: giải thích, phân tích, bình luận, bác bỏ. 2. Gợi ý dàn bài 2.1. Mở bài 1 - Dẫn dắt vấn đề - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 2.2. Thân bài 2.2.1. Giải thích 2 -“Tự do”: Thoát khỏi/không bị ràng buộc, giải phóng cá nhân và xã hội ra khỏi những khuôn khổ nhất định. Tiến trình phát triển của loài người là đi từ tự do hoang dã tới tự do trong một xã hội văn minh. -“Văn hoá”: + nghĩa hẹp: bản sắc,phong tục tập quán của một vùng, miền. + nghĩa rộng: hiểu biết về trật tự xã hội, ứng xử văn minh, làm cho trí tuệ, tâm hồn con người trở nên đẹp hơn, xa rời cái tự nhiên hỗn mang. Câu nói trên dùng khái niệm theo nghĩa này, nhưng ở thể phủ định, để nói đến vấn đề tự do nhưng không hiểu biết, không văn minh, không làm cho mỗi cá nhân và xã hội trở nên tốt đẹp hơn. - “Tự do hoang dã”: tự do thời nguyên thuỷ, hay là sự tự do của cái hỗn mang trong nhận thức và tri thức. → Tóm lại, câu nói của ông Giản Tư Trung nhấn mạnh cách hiểu lệch lạc về tự do khi tách nó xa khỏi những trật tự và ý thức văn hoá. 3 2.2.2 Bình luận - Nhận định trên là đúng, bởi tự do cần hiểu và phân biệt theo hai khía cạnh: Tự do có văn hoá và tự do không có văn hoá (hoang dã), trong đó: + Tự do có văn hoá: Niềm mơ ước, đích phấn đấu của loài người, là tiêu chuẩn đề đánh giá sự tiến bộ của xã hội (loài người tạo ra máy móc để giải phóng sức lao động, loài người đấu tranh dành tự do cho dân tộc, cho mỗi cá nhân). Như thế, tự do có văn hoá là một giá trị lớn. + Tự do hoang dã: rũ bỏ mọi ràng buộc và giới hạn, trật tự. Nếu không có bản lĩnh đúng đắn, tự do hoang dã sẽ kéo con người đi ngược/ đi lùi lại với văn minh nhân loại. - Trong xã hội, có một bộ phận thiếu bản lĩnh và tri thức, đã theo đuổi tự do cá nhân tuyệt đối, tự do hoang dã của bản năng, không tôn trọng mọi người xung quanh, đi ngược lại đạo đức và thẩm mĩ xã hội. (Ví dụ: trong văn hoá: cách ăn mặc phản cảm, phát ngôn thiếu suy nghĩ; trong pháp luật: những vụ giết người, cướp của, tham nhũng đều xuất phát từ sự tự do thiếu kiểm soát của lí trí này). - Tự do hoang dã không chỉ gây phản cảm mà còn ảnh hưởng đến quyền tự 1 do, quyền sống của những người xung quanh. 2.2.3 Bàn luận mở rộng Suy nghĩ về lối sống tự do hoang dã của một bộ phận giới trẻ hiện nay: DeThi.edu.vn
  44. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Nguyên nhân của lối tư duy “tự do hoang dã”: + Sự ích kỉ cá nhân. + Phong trào hô hào tự do cá nhân, "sống thật" của một bộ phận giới trẻ khi chưa đủ bản lĩnh và tri thức, chưa có căn cốt đạo đức để nhận diện trách nhiệm của cá nhân trong xã hội. + Giáo dục thiếu căn bản, chưa đi vào chiều sâu, chưa quan tâm đến ý thức, thái độ, kĩ năng sống cho học sinh. + Xã hội sống chưa thật lành mạnh để định hướng ý thức cho mỗi cá nhân. - Phương hướng khắc phục + Giáo dục: chú trọng giáo dục nhân cách, tạo nền tảng văn hoá xã hội 1 lành mạnh cho thế hệ trẻ. + Mỗi cá nhân vẫn phát huy bản sắc cá nhân, song sống sâu sắc, suy nghĩ có trách nhiệm: trách nhiệm cá nhân trong xã hội: sống lương thiện, làm đúng và làm tốt vị trí của mình. 2.3. Kết luận Rút ra bài học, liên hệ bản thân. Câu 1. 2 Yêu cầu chung (12 - Nội dung: bàn về những đặc điểm cơ bản của lí luận văn học: đặc trưng văn điểm) học: phản ánh về cuộc sống con người trong tính đời thường sinh động, đi sâu vào những ngóc ngách của số phận cá nhân; do đó văn học cần chọn lựa chi tiết nghệ thuật tiêu biểu và tinh tế để tái hiện và tái tạo hình tượng đời sống trong tác phẩm. - Thao tác: giải thích, phân tích, bình luận, tổng hợp. 2. Gợi ý dàn bài 1 2.1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề, trích dẫn quan điểm của C.Magris. 2.2. Thân bài 2.2.1. Giải thích vấn đề 3 - Văn học giống như một tờ báo: văn học phản ánh cuộc sống. - Văn học giống như một tờ báo lá cải về cuộc sống với những tính chất thường tình nhỏ nhặt và da diết của nó: + “Báo lá cải” là báo đưa tin vặt, những tin không chính thống song lại có ý nghĩa mở rộng và nhìn vấn đề từ những chiều kích khác, nhiều khi ở góc độ đời thường cá nhân. + Văn học là một tờ báo lá cải về cuộc sống với những tính chất nhỏ nhặt thường tình da diết: văn học phán ánh cuộc sống con người trong cái bình thường nhỏ nhoi, đi vào khám phá những số phận cá nhân trong cuộc sống nhân sinh bề bộn, khám phá phần khuất lấp phức tạp đầy cảm xúc của cuộc sống. Đây chính là lí do để văn học trở nên sâu sắc và nhân bản. Để tái hiện và tái tạo cuộc sống trở thành một hình tượng nghệ thuật sinh động trong tác phẩm văn chương, nhà văn cần phải tinh tế trong việc chọn lựa chi tiết tiêu biểu, vừa đời thường vừa có giá trị khái quát. Như vậy, nhận định của C. Magris khẳng định đối tưọng đặc thù của văn học: cuộc sống nhân sinh đời thường phức tạp, sinh động và phương tiện để xây dựng hình tượng văn học: các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. DeThi.edu.vn
  45. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn 2.2.2. Chứng minh trong sáng tác giai đoạn 1930-1945 7 - Bất cứ tác phẩm nào thành công cũng có thể minh hoạ cho vấn đề trên. - Song theo yêu cầu của đề, HS có thể chọn những tác phẩm trước CM như: truyện ngắn của Nam Cao (Chí Phèo, Đời thừa), Thạch Lam (Hai đứa trẻ), Nguyễn Tuân (Chữ người tử tù), hay thơ của các nhà Thơ mới. thơ Hồ Chí Minh (Chiều tối). Khi phân tích, HS cần làm sáng rõ những điểm cơ bản như: số phận con người, thế giới tâm hồn tinh tế phong phú nhạy cảm của con người trong cuộc sống đời thường, và đặc biệt cần chọn – phân tích những chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm để thấy sự khắc hoạ hình tượng cuộc sống chân thật sâu xa, tính chất thường tình da diết của nó trong tác phẩm. 2.3. Kết luận. 1 DeThi.edu.vn
  46. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 11 SỞ GD - ĐT HÀ NỘI ĐỀ THI OLYMPIC TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC Môn: Ngữ văn – Lớp 11 Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1: (8,0 điểm) “Con người không cảm nhận được bóng tối sẽ không bao giờ tìm thấy ánh sáng”. (Bokle) Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên? Câu 2: (12 điểm) Bàn về lao động nghệ thuật của nhà văn, Mác-Xen Pruxt cho rằng: Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới. Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết về truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, hãy làm sáng tỏ quan niệm nghệ thuật trên. HẾT . DeThi.edu.vn
  47. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn SỞ GD&ĐT HÀ NỘI HƯỚNG DẪN CHẤM OLYMPIC TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC Môn: Ngữ văn 11 Câu Nội dung Điểm 1 Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: “Con người không 8,0 cảm nhận được bóng tối sẽ không bao giờ tìm thấy ánh sáng”. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận, có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu 0,5 được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Con người không nhìn thấy bóng tối sẽ không bao 0,5 giờ tìm ra ánh sáng. c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động * Giải thích: - Bóng tối là gì? Là những điều sai trái .là tăm tối, khó khăn, bế tắc 0,25 - Ánh sáng là gì? Là những điều tốt đẹp, tươi sáng .là may mắn, thuận lợi, thành công . 0,25 trong cuộc đời. -> Ý chung: Ý kiến thể hiện một quan niệm sâu sắc về quá trình nhận thức của con người. 0,5 Nhận thức được những khó khăn, gian khổ, những sai trái trong cuộc sống sẽ là động lực giúp con người hành động theo chiều hướng tích cực để đạt được thành công, có được những điều tốt đẹp * Phân tích, bình luận: - Trong thực tế: 0,5 + Mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống luôn tồn tại hai mặt đối lập song song: ánh sáng và bóng tối, hạnh phúc và đau khổ, tốt và xấu, thiện và ác, cao thượng và thấp hèn + Con người luôn phải đối mặt với gian khổ, khó khăn vì cuộc sống không bằng phẳng, 2,0 dễ dàng, nhưng: . Có cảm nhận được nỗi đắng cay, thất bại mới có ý chí, quyết tâm vươn lên để đạt tới thành công. . Có tận cùng đau khổ mới thấy ý nghĩa của hạnh phúc. DeThi.edu.vn
  48. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn . Có thấy hết bóng tối của sự bảo thủ, trì trệ, lạc hậu mới làm con người có quyết tâm vươn tới ánh sáng văn minh tiến bộ (Mỗi ý nêu ra cần có dẫn chứng thực tế để minh họa) - Ý kiến thể hiện một suy nghĩ, một quan niệm tiến bộ, đề cao nghị lực con người, thể 0,5 hiện hướng tích cực trong nhận thức của nhân loại. * Phê phán - Những người thiếu ý chí, nghị lực, niềm tin và quyết tâm trong cuộc sống, ngại đối mặt 1,0 với thử thách, khó khăn . - Không biết trân trọng thành công đạt được bằng chính mồ hôi, nước mắt, gian khổ của mình và người khác * Bài học nhận thức và hành động - Mọi vấn đề trong cuộc sống, dù thuận lợi hay khó khăn, hạnh phúc hay đau khổ, thành 0,75 công hay thất bại đều có mặt tích cực của nó, bởi đó là động lực giúp con người hành động theo chiều hướng tích cực . - Cần nỗ lực phấn đấu học tập, rèn luyện không ngừng để vững vàng đối mặt với mọi khó khăn, gian khổ, vươn tới hạnh phúc, thành công 0.75 d. Sáng tạo: sử dụng ngôn ngữ theo cách thức riêng của bản thân để bàn luận và thể hiện 0,25 suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về vấn đề mà đề yêu cầu. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 2 Giải thích và làm sáng tỏ ý kiến của nhà văn Mác-Xen Pruxt: Một cuộc thám hiểm 12 thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới qua truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận, có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu 1 được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Trong quá trình sáng tạo nhà văn phải có cách 1 nhìn và cách cảm thụ độc đáo, giàu tính phát hiện về con người và đời sống. c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. * Giới thiệu vấn đề nghị luận, giới hạn phạm vi dẫn chứng: Tác phẩm Chí Phèo 1 * Giải thích ý kiến: 1 DeThi.edu.vn
  49. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Cuộc thám hiểm thực sự: Quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, gian khổ và bản lĩnh của nhà văn để sáng tạo tác phẩm đích thực. - Vùng đất mới: Hiện thực đời sống chưa được khám phá (đề tài mới) - Đôi mắt mới: Cách nhìn, cách cảm thụ con người và đời sống mới, không lặp lại. -> Ý kiến khẳng định: Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, điều cốt yếu là nhà văn phải 0,5 có cái nhìn và cách cảm thụ độc đáo, giàu tính phát hiện về con người và đời sống. * Phân tích tác phẩm Chí Phèo – Nam Cao để làm rõ ý kiến. - Đề tài cuộc sống của người nông dân nghèo Việt Nam trước CMT8. Đây là một đề tài 1 quen thuộc được nhiều nhà văn khai thác và xây dựng được những điển hình: Tắt đèn – Ngô Tất Tố; Bước đường cùng – Nguyễn Công Hoan - Cũng viết về cuộc sống của người nông dân trước CMT8, tức là vùng đất cũ, nhưng 3 Nam Cao đã có “đôi mắt mới” để “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Cụ thể: + Nam Cao không chỉ đề cập đến nỗi khổ đau về vật chất mà còn xoáy vào bi kịch tinh thần của Chí Phèo: Bi kịch bị tha hóa; bị cự tuyệt quyền làm người. + Nhà văn trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người. khẳng định bản chất lương thiện của con người không bao giờ mất đi cho dù họ bị hủy hoại và tàn phá cả về nhân hình lẫn nhân tính. + Khẳng định chính tình người làm sống dạy “tình người”. * Bình luận vấn đề: 1,5 - Khẳng định ý kiến nêu ra là đúng. - Để tạo ra tác phẩm nghệ thuật đích thực, nhà văn phải có tài năng, tâm huyết, bản lĩnh và lao động nghệ thuật nghiêm túc. - Dù viết về đề tài cũ nhưng bằng những khám phá, những phát hiện mới mẻ, độc đáo về đời sống, con người nhà văn vẫn cho ra đời những tác phẩm thực sự giá trị về nội dung và nghệ thuật. Tuy nhiên cũng không phủ nhận ý nghĩa của “vùng đất mới” trong thực tiễn sáng tác. * Đánh giá chung: 1 - Khẳng định vai trò quan trọng của “đôi mắt mới” trong cách cảm thụ đời sống của nhà văn. DeThi.edu.vn
  50. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Nam Cao đã có cái nhìn và cách cảm thụ độc đáo về một đề tài đã cũ. Vì vậy truyện ngắn Chí Phèo đã trở thành kiệt tác của văn xuôi hiện đại Việt Nam. d. Sáng tạo: sử dụng ngôn ngữ theo cách thức riêng của bản thân để bàn luận và thể hiện 0,5 suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về vấn đề mà đề yêu cầu. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,5 DeThi.edu.vn
  51. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 12 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG TỈNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN LỚP 11 THPT Họ và tên: Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Số báo danh: Câu 1 (3,0 điểm) Nhà văn Pháp Misen Êkenđơ Moongtenhơ (1533-1592) có nói: “Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tâm hồn rất khó chữa.” Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Câu 2 (7,0 điểm) Nhà thơ Bằng Việt cho rằng: “Tiêu chuẫn vĩnh cửu của thơ là tình cảm” Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của mình về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, hãy làm sáng tỏ. DeThi.edu.vn
  52. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐÁP ÁN ĐỀ THI HSG CẤP TỈNH MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 Câu 1 (3,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí. - Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng. - Văn trong sáng mạch lạc, có cảm xúc, sáng tạo; không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. II. Yêu cầu về kiến thức: 1. Mở bài: nêu vấn đề: 0,25 điểm 2. Thân bài: 2,5 điểm a. Giải thích ý kiến (0,5 điểm) - Con người luôn phấn đấu để đạt mục đích giàu có về vật chất và hạnh phúc, giàu có về tinh thần. Có người hạnh phúc, sung sướng đầy đủ nhưng cũng có người giàu vật chất nhưng bất hạnh và ngược lại. - Câu nói nhận xét về con người trong sự so sánh giữa giá trị vật chất bên ngoài với giá trị tinh thần trong tâm hồn. Người nghèo, có ít, không đủ dùng của cải, tiền bạc không nguy hại bằng người thiếu thốn, có ít tình cảm cảm xúc, có rất ít tình thương. Nhà văn Môngtenhơ nhấn mạnh, người ta có thể thay đổi sự nghèo túng về của cải, tiền bạc nhưng tâm hồn chai sạn, vô cảm, tàn ác thì rất khó thay đổi. - Ý kiến của nhà văn Pháp nêu lên nguy cơ về tác động xấu của con người nghèo tình thương, vô cảm trong đời sống xã hội từ đó giúp chúng nhận thức được vai trò của đời sống tâm hồn. b. Phân tích - bình luận (1,5 điểm) - Con người, thời đại nào cũng vậy, đều theo đuổi những mục tiêu lớn lao để cuộc sống giàu có về tiền bạc, của cải vật chất và hạnh phúc, vui vẻ tràn trề. Vật chất và tinh thần luôn không đồng biến mà thường nghịch biến. Người thì quá giàu có, nhiều tiền bạc nhưng đời sống tâm hồn không hạnh phúc và ngược lại. - Thực tế, người giàu cũng có thể nghèo và người nghèo cùng có thể giàu.(“nghèo thì lâu, giàu chẳng mấy” hoặc “ ai giàu ba họ, ai khó ba đời”- thành ngữ Việt Nam). Nghèo nàn về vật chất, vì thế, không đáng sợ, không đáng lo. Sự nỗ lực bền bỉ và quyết tâm có thể làm người nghèo khó dần cải thiện cuộc sống, từ thiếu thốn, khốn khó dần no đủ và DeThi.edu.vn
  53. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn có dư tiền của. Nhiều tấm gương thoát nghèo của người Việt Nam chục năm qua khẳng định quy luật đó. - Phấn đấu để ngày càng đầy đủ của cải, tiền bạc, để thoát nghèo khổ dễ hơn làm thay đổi cảm xúc, tình người khi trái tim đã cằn khô và vô cảm. - Nhà văn Pháp khẳng định người ta có thể làm cho mình giàu có, làm thay đổi cuộc sống vật chất dễ hơn là làm thay đổi ý nghĩ, tình cảm, thái độ của mình. - Không ai kiếm đủ tiền bạc và của cải mà không trải qua phấn đấu, gian nan. Sự giàu có về vật chật, dư thừa tiền bạc và của cải mang hạnh phúc đến làm người ta vui sướng. Sự giàu có về tâm hồn, giàu nghĩa tình và cảm xúc cũng giúp con người sống hạnh phúc. Thực tế cuộc sống còn tồn tại người nghèo, người giàu và người nhân hậu, người khô khan bạc tình bạc nghĩa. - Người nghèo khó về tiền bạc, thiếu thốn vật chất có thể bằng sức khỏe, trí tuệ và nỗ lực bền bỉ dần kiếm đủ ăn, đủ tiêu và tích lũy để vài năm khá hơn giàu hơn. Người ta có chí hướng và sức khỏe có thể chữa được, làm thay đổi được cuộc sống nghèo của mình. Họ nhận được nhiều cảm mến, trân trọng và cuộc sống sẽ tuyệt vời hơn giữa mọi người, giữa bạn bè. Hạnh phúc sẽ đến. - Một số người bằng nhiều cách để làm giàu, làm cho mình sung túc, lắm tiền nhiều của. Nhiều khi họ mải làm ăn, dần quên các việc nghĩa tình, quên quan tâm chia sẻ với người thân và bè bạn. Thiếu sót ấy làm họ quen dần với sự thiếu vắng tình người. Họ trở nên khô cứng và trái tim cằn khô, tâm hồn nghèo nàn cảm xúc. Để bù lại, để thay đổi thói quen và cảm xúc của người say kiếm tiền rất khó. Họ không dễ gì từ bỏ thứ hấp dẫn kia để tâm sự và chia sẻ với người đang buồn, đang vui, để cùng với người khác chia ngọt sẻ bùi. - Con người luôn nỗ lực vươn đến hạnh phúc trọn vẹn cả vật chật và tâm hồn. Chúng ta không đồng tình với những người chỉ chăm chú kiếm tiền mà quên đi tình nghĩa và trách nhiệm làm người. Chúng ta cũng phê phán những người không cố gắng làm ăn, lười nhác để quanh quẩn trong khổ đau nghèo túng, dù rất hào hiệp và giàu tình yêu thương. c. Ý nghĩa và bài học (0,5 điểm) -Mỗi người nỗ lực làm cho cuộc sống của mình giàu có cả tiền bạc và cả tâm hồn. Tự điều chỉnh hài hòa phù hợp với hoàn cảnh, năng lực và lý tưởng để cuộc sống trước hết DeThi.edu.vn
  54. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn đủ chi dùng, đảm bảo no đủ và đầm ấm, hòa hợp và chân thành, gắn bó với mọi người. Hướng thiện và làm giàu chính đáng. - Sự lệch lạc về môt phía sẽ làm cuộc sống không hạnh phúc. Đừng nên đánh đổi tất cả lương tâm, tình nghĩa, danh dự để được tiền nhiều, của lắm nhà cao chức trọng. Người viết cần lấy dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu minh họa, không phân tích sâu dẫn chứng. 3. Kết bài (0,25 điểm) Câu 2 (7,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài nghị luận văn học về một ý kiến. - Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng. - Văn trong sáng mạch lạc, có cảm xúc, sáng tạo;không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. II. Nhận thức đề. Đề bài yêu cầu làm rõ 2 nội dung: - Hiểu đúng ý kiến: tiêu chuẩn không thay đổi để đánh giá thơ hay là cảm xúc trữ tình. - Phân tích nội dung cảm xúc mãnh liệt và cuống quýt để sống tận hưởng mọi vẻ đẹp cuộc sống trần gian tạo nên giá trị lâu bền bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu (ý chính) III. Yêu cầu kiến thức 1. Mở bài: nêu vấn đề (0,5 điểm) 2. Thân bài (6,0 điểm) a) Giải thích nhận định: (1,5 điểm) - Đánh giá giá trị tác phẩm văn chương thường thay đổi theo thời đại và thế giới quan người đọc. Nhà thơ Bằng Việt nêu lên tiêu chuẩn không thay đổi (vĩnh cửu), cơ sở xác định giá trị tác phẩm thơ chân chính là cảm xúc. - Những cảm xúc, rung động hay trăn trở day dứt của thi nhân trước cảnh huống cụ thể sinh động của con người và cuộc sống thôi thúc nhà thơ sáng tạo nghệ thuật. Cảm xúc thơ của thi sĩ chính là tiêu chuẩn quan trọng không thay đổi qua thời gian để thẩm định giá trị của sáng tác thơ ca. b) Phân tích, bình luận qua bài thơ Vội vàng: (3,5 điểm) - Ý 1: Phân tích cảm xúc trong thơ + “Thơ là tiếng nói của tâm hồn đi tìm tâm hồn đồng điệu”. Tiếng nói tâm hồn mang DeThi.edu.vn
  55. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn những rung cảm nhẹ nhàng và sâu lắng, mãnh liệt và cao thượng; buồn đau, bất hạnh và hạnh phúc, hi vọng với cung bậc và biểu hiện muôn hình vạn trạng. + Mỗi thi nhân cảm nhận và diễn tả những rung cảm tinh tế, tinh vi qua hình thức biểu hiện không giống nhau. Từ trải nghiệm và sự xúc động (có thể hư cấu) nghệ sĩ muốn giải bày, muốn chia sẻ, gửi gắm với độc giả. Sự gặp gỡ giữa người đọc và người làm thơ ở chữ tình khơi lên sự đồng cảm sâu sắc, mãnh liệt vượt thời gian và tư tưởng chủ quan để sống mãi người đọc. + Bài thơ Vội vàng nổi tiếng về một cảm xúc thơ hối hả tuôn trào, cuồng nhiệt đến mê đắm sống và tận hưởng tuổi trẻ, tình yêu và trần thế mơn mởn xanh tươi. -Ý 2: Phân tích bài thơ theo định hướng đề bài + Bài thơ mở đầu với ý tưởng cuồng nhiệt phi thường “muốn tắt nắng, buộc gió” để còn lại tất cả hương vị và màu sắc “của thời tươi” (Tôi muốn tắt đừng bay đi) + Nhà thơ muốn chia sẻ cảm xúc ngây ngất và say đắm trong đoạn thơ liền mạch liệt kê những vẻ đẹp trần gian vô cùng lạ lẫm và hấp dẫn (Của ong bướm này đây hoài xuân). + Trước phát hiện nữa về dòng chảy thời gian, tuổi xuân, tình yêu và hạnh phúc một đi không trở lại, Xuân Diệu nghẹn ngào tiếc nuối và âm thầm buồn đau. Những triết luận cụ thể và tươi mới, sâu sắc và thuyết phục làm người đọc như bị cuốn vào những cảm xúc lạ. “ Xuân đương tới chưa ngả chiều hôm”. + Lòng ham sống theo mạch cảm xúc dạt dào thôi thúc thi sĩ khẳng định quan niệm sống mau lên, vội vàng quấn quýt để được sống hết mình, cháy hết mình trước khi mọi thứ tuyệt vời và ngon nhất dần tuột khỏi tay mình. (Ta muốn ôm vào ngươi) - Ý 3: Cảm xúc tươi mới và dào dạt của cái tôi - Xuân Diệu trẻ trung và hiện đại, được thể hiện bằng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh gợi cảm và chọn lọc ( điệp từ, động tính từ); nhịp điệu của câu thơ ngắn dài linh hoạt theo mạch cảm xúc sục sôi, cuồng nhiệt; kết cấu triết luận, logic giải thích, bình luận; từ ngữ gợi cảm, gợi tình và nhiều phép tu từ đã giúp thi nhân giãi bày thành công những xúc cảm và quan niệm sống vội vàng tiến bộ. c) Đánh giá chung: (1,0 điểm) - Ý kiến của Bằng Việt nêu lên một cách nhìn nhận và đánh giá tác phẩm thơ theo hướng coi trọng những cảm xúc rung động của thi si. - Nhà thơ của những bài thơ nổi tiếng truyền đời còn cần có vốn sống dồi dào, hiểu biết DeThi.edu.vn
  56. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn về ngôn ngữ và nghệ thuật thơ ca. Tài năng và nhiệt huyết, với những rung cảm chân thành và nóng hổi như Xuân Diệu, sẽ là những cơ sở quan trọng của câu thơ, bài thơ cuộc đời để đời (diễm thi). 3. Kết bài: (0,5 điểm) DeThi.edu.vn
  57. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 13 TRƯỜNG THPT . KỲ THI HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 11 THPT ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Ngữ văn Đề có 01 trang Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1. Nghị luận xã hội (8,0 điểm) ĐẠI BÀNG VÀ GÀ Ngày xưa, có một ngọn núi lớn, bên sườn núi có một tổ chim đại bàng. Trong tổ có bốn quả trứng lớn. Một trận động đất xảy ra làm rung chuyển ngọn núi, một quả trứng đại bàng lăn xuống và rơi vào một trại gà dưới chân núi. Một con gà mái tình nguyện ấp quả trứng lớn ấy. Một ngày kia, trứng nở ra một chú đại bàng con xinh đẹp, nhưng buồn thay chú chim nhỏ được nuôi lớn như một con gà. Chẳng bao lâu sau, đại bàng cũng tin nó chỉ là một con gà không hơn không kém. Đại bàng yêu gia đình và ngôi nhà đang sống, nhưng tâm hồn nó vẫn khao khát một điều gì đó cao xa hơn. Cho đến một ngày, trong khi đang chơi đùa trong sân, đại bàng nhìn lên trời và thấy những chú chim đại bàng đang sải cánh bay cao giữa bầu trời. “Ồ- đại bàng kêu lên- Ước gì tôi có thể bay như những con chim đó”. Bầy gà cười ầm lên: “Anh không thể bay với những con chim đó được. Anh là một con gà và gà không biết bay cao”. Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình thật sự của nó, mơ ước có thể bay cao cùng họ. Mỗi lần đại bàng nói ra mơ ước của mình, bầy gà lại bảo nó điều không thể xảy ra. Đó là điều đại bàng cuối cùng đã tin là thật. Rồi đại bàng không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một con gà. Cuối cùng, sau một thời gian dài sống làm gà, đại bàng chết”. (Trích trong “Những câu chuyện từ cuộc sống”) Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/ chị về thông điệp được gửi gắm qua câu chuyện trên. DeThi.edu.vn
  58. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Câu 2. Nghị luận văn học (12,0 điểm) Bàn về truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Kiên cho rằng: “Một truyện ngắn hay vừa là chứng tích của một thời, vừa là hiện thân của một chân lí giản dị của mọi thời”. Bằng hiểu biết và trải nghiệm về văn học, anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. HẾT (Thí sinh không được sử dụng tài liệu ) DeThi.edu.vn
  59. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn SỞ GD-ĐT ĐÁP ÁN THI HSG VĂN HÓA TRƯỜNG THPT . Môn Ngữ văn - Lớp 11 Đáp án có 05 trang Câu Nội dung Điểm Nghị luận xã hội: Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy 1 nghĩ của anh/ chị về thông điệp được gửi gắm qua câu chuyện 8,0 “Đại bàng và gà”. * Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội theo hướng mở. Biết vận dụng phối hợp các thao tác lập luận và các phương thức biểu đạt, huy động được dẫn chứng phong phú từ thực tế đời sống và trải nghiệm của bản thân để bài viết thuyết phục. - Bố cục sáng rõ, lập luận chặt chẽ, sắc sảo. Hành văn lưu loát, trong 2,0 sáng, chuẩn xác, có cảm xúc. - Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. * Yêu cầu về kiến thức: Bài làm cần đạt được các nội dung cơ bản sau: 1. Mở bài: - Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận. 0,5 - Nêu ý nghĩa câu chuyện. 2. Thân bài 5,0 2.1. Giải thích - Đại bàng là loại vật biểu trưng cho sức mạnh. Chúng thuộc về trời xanh, thuộc về những điều kỳ vĩ. - Nhưng chú đại bàng này lại rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, đó là khi chú phải sống lạc vào bầy gà và nhầm tưởng mình cũng là loài vật nhỏ bé. Đại bàng không nhận thức được bản thân mình là ai và mình có khả năng gì. - Đáng chú ý ở chỗ đại bàng có ước mơ, đại bàng được khao khát bay lên trời xanh “Ồ- đại bàng kêu lên- Ước gì tôi có thể bay như 1,0 những con chim đó” nhưng ước mơ đó nhanh chóng bị đè bẹp, đập vỡ bởi những người xung quanh. - Bởi không nhận thức được bản thân, không tin tưởng vào khả năng và dám thực hiện ước mơ của mình nên con chim cao quý ấy đã phải lãnh nhận một kết cục đau buồn: đại bàng đã sống và chết như loài gà nhỏ bé. - Chú đại bàng là một ẩn dụ cho một kiểu người trong xã hội- những con người có ước mơ, có hoài bão xong lại không dám tin vào chính DeThi.edu.vn
  60. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn mình, dễ dàng bị những lời đánh giá của những người bên cạnh mình làm lung lạc. - Câu chuyện về chú đại bàng mang lại bài học sâu sắc về sự tự nhận thức bản thân và niềm tin vào chính mình. Mỗi con người đều có khả năng tiềm ẩn và để biến ước mơ thành hiện thực, con người cần có ý chí vững chắc, niềm tin mạnh mẽ vào khả năng của mình. Có như vậy, con người mới phát huy năng lực thực sự của bản thân, trở thành những con đại bàng sải cánh trên trời xanh. 2.2. Phân tích- chứng minh - Tin vào chính mình là tin vào khả năng, tin vào lập trường của mình. Niềm tin này xuất phát từ nhận thức về bản thân (mình là ai, đến từ đâu, có vị trí như thế nào trong xã hội, mình có thể làm gì). Nhưng như thế chưa đủ, cần phải trang bị cho mình lòng dũng cảm, vững vàng vượt qua mọi lời nói xung quanh để thực hiện ước mơ của chính mình. Làm được như vậy, con người sẽ bước gần hơn đến ước mơ, hoài bão. - Tại sao con người cần phải nhận thức bản thân và tin tưởng vào chính mình? + Là yếu tố quan trọng. Khi biết mình là ai sẽ hiểu mình sẽ cần làm gì cho xứng đáng. Nhận thức đúng đắn về chính mình để không bị nhòa đi giữa thế giới rộng lớn hàng triệu cá thể. + Tự nhận thức phải đi cùng niềm tin vững chắc và quyết tâm cao độ. Khả năng của con người là vô hạn và đôi khi bị ẩn giấu. Cuộc 2,0 sống đều đều, trầm lặng đôi khi làm cho con người không bộc lộ hết khả năng, phải đặc trong hoàn cảnh đặc biệt, thử thách đặc biệt, con người mới có thể khám phá ra. Thử thách đặc biệt ấy có thể là những ước mơ, những dự định lớn lao, lúc này nhận thức và tin tưởng vào khả năng đóng vai trò quyết định đến sự thành bại. Nếu có niềm tin con người sẽ có sức mạnh vượt qua rào cản, sẽ khó bị đánh gục bởi những rào cản. Nó giúp ta gạt bỏ đinh kiến, những phủ định của những người xung quanh để dẫn thân vào con đường đã chọn. + Những giá trị lớn trong cuộc đời chỉ được tạo ra bởi những con người có nhận thức đúng đắn về bản thân và khả năng về chính mình. Dẫn chứng: Những tấm gương tiêu biểu, những phát minh khoa học, thành tựu vĩ đại 2.3. Bình luận - Khẳng định vai trò niềm tin trong cuộc sống. Nó lay chuyển những ai đang ngủ quên trong sự bằng lòng với cuộc sống tầm thường của 1,0 hiện tại, bị những định kiến xã hội làm cho mềm yếu. Hãy biết sống có ước mơ, khẳng định giá trị bản thân qua những hành động cụ thể. Đó là con đường dẫn con người đến thành công, hạnh phúc. DeThi.edu.vn
  61. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Tin vào chính mình, điều đó không có nghĩa con người trở nên tự cao, bảo thủ, mù quáng. Niềm tin cần gắn liền với nhận thức đúng đắn, ước mơ cao đẹp. Cuộc sống của chúng ta sẽ trôi đi vô nghĩa nếu chúng ta chịu bằng lòng với những gì đang có, nếu chúng ta ngừng ước mơ và cố gắng. Ta sẽ không biết khả năng kỳ diệu của ta nếu dễ dàng từ bỏ ước mơ khi nghe phán xét của những người xung quanh. - Trong cuộc sống chúng ta bắt gặp người như chú đại bàng trong câu chuyện, vì không nhận thức bản thân, không dũng cảm tin vào khả năng của mình mà sống cuộc sống tầm thường, vô nghĩa. Bị những đinh kiến kéo lại, không dám bước trên con đường ước mơ. Dám ước mơ và dũng cảm bước trên con đường chinh phục ước mơ, con người mới có thể làm được những điều vĩ đại. 2.4. Rút ra bài học nhận thức và hành động đúng đắn, phù hợp. - Câu chuyện có tác động như thế nào đối với cuộc sống hiện tại, tự xem bản thân mình đã nhận thức được bản thân và tin vào chính mình chưa 1,0 - Khẳng đinh lại: Tự tin vào những đều mình mơ ước hay chịu sống một cuộc đời bình lặng đều phụ thuộc vào mỗi người, do mỗi người. Sống hết mình với những điều ao ước là con người sống một đời ý nghĩa, cao đẹp. 3. Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa, tác dụng của thông điệp được 0,5 gửi gắm qua câu chuyện. Nghị luận văn học: Bàn về truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Kiên cho rằng: “Một truyện ngắn hay vừa là chứng tích của một thời, 2 vừa là hiện thân của một chân lí giản dị của mọi thời”. 12,0 Bằng hiểu biết và trải nghiệm về truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 đến 1945, anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. * Yêu cầu về kĩ năng: - Làm đúng kiểu bài nghị luận về một vấn đề lí luận văn học, sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận và cảm thụ văn chương để làm sáng tỏ vấn đề. - Đánh giá cao những bài biết lập ý sáng rõ, mạch lạc; lập luận 2,0 thuyết phục - Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận; hành văn lưu loát, trong sáng, có cảm xúc. * Yêu cầu về kiến thức: Bài làm cần đạt được những nội dung cơ bản sau: 1. Mở bài 0,5 - Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận DeThi.edu.vn
  62. Bộ 30 Đề thi học sinh giỏi Văn 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Trích dẫn ý kiến 2. Thân bài 9,0 2.1. Giải thích - Nhận định bày tỏ quan niệm, yêu cầu đối với một truyện ngắn hay: Truyện ngắn hay là truyện ngắn để lại những ấn tượng sâu đậm về giá trị nội dung, nghệ thuật và tạo được những suy nghĩ sâu sắc trong lòng bạn đọc. - Là chứng tích của một thời: phản ánh chân thực hiện thực thời đại, đặt ra những vấn đề quan trọng, bức thiết của cuộc sống, con người đương thời (bản chất hiện thực, số phận con người, nỗi trăn trở nhân sinh ). 2,0 + Là hiện thân của một chân lí giản dị của mọi thời: tác phẩm đặt ra, chạm tới được những chân lí giản dị – những vấn đề bình dị nhưng đúng đắn, là cốt lõi, bản chất, mang tính quy luật phổ quát, lâu dài của nhân sinh muôn thuở. - Như vậy nhận định trên khẳng định tiêu chuẩn một tác phẩm truyện ngắn hay là những tác phẩm hài hòa hai giá trị: vừa soi bóng thời đại, ghi dấu những vấn đề lớn, cốt lõi của thời đại – vừa có ý nghĩa lâu dài, chạm đến những chân lí bình thường, phổ quát, muôn đời 2.2. Phân tích - Đây là nhận định đúng đắn, sâu sắc, đặt ra yêu cầu tất yếu đối với một tác phẩm có giá trị và sức sống lâu dài. - Đặc trưng về đối tượng phản ánh của văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng là khám phá, miêu tả, soi bóng thời đại mà nó ra đời: hiện thực cuộc sống, đời sống con người, đặt ra những vấn đề nhân sinh phong phú, phức tạp - Đặc trưng của truyện ngắn: thể loại tự sự cỡ nhỏ, dung lượng ngắn, thường chỉ kể về một tình huống đặc biệt của đời sống, với số lượng không nhiều các nhân vật, tình tiết, chi tiết, qua đó gửi gắm những thông điệp tư tưởng, tình cảm của tác giả. 2,0 - Truyện ngắn hay phải là những tác phẩm kết tinh hài hòa hai giá trị: + Là chứng tích của một thời: tác phẩm phải phản ánh được bức tranh sâu rộng về hiện thực thời đại, xây dựng được những chân dung nhân vật vừa chân thực vừa điển hình của thời đại, đặt ra được những vấn đề cốt lõi, quan trọng, bức thiết nhất đương thời. “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời” (Tô Hoài) + Là hiện thân của một chân lí giản dị của mọi thời: khi tác phẩm chạm đến được chiều sâu của hiện thực, đặt ra được một hoặc nhiều vấn đề tuy giản dị, bình thường nhưng là bản chất, cốt lõi, có tính DeThi.edu.vn