4 Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Tiền Phong

docx 4 trang thaodu 3430
Bạn đang xem tài liệu "4 Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Tiền Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx4_de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2018_2019.docx

Nội dung text: 4 Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Tiền Phong

  1. SỞ GD&ĐT HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 11 TRƯỜNG THPT TIỀN PHONG MÔN : NGỮ VĂN NH 2018- 2019 MĐ 01 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I: ĐỌC HIỂU: (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: “Lần đầu tiên những bản đồ cổ giúp chứng minh chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa do Việt kiều Trần Thắng sưu tầm được trưng bày ở Mỹ. 20 bản đồ Hoàng Sa, 20 bản đồ cổ Trung Quốc và 2 sách atlas Trung Quốc được triển lãm tại Hội thảo quốc tế "Sự xung đột trong Biển Đông", tổ chức tại ĐH Yale, Mỹ cuối tuần qua. Ðây là 40 bản đồ trong bộ sưu tập 150 bản đồ cổ Hoàng Sa và Trung Quốc, cùng 3 sách atlas Trung Quốc mà ông Trần Thắng, Việt kiều Mỹ, sưu tập từ giữa năm 2012. Những bản đồ này đã được ông Thắng gửi tặng cho Việt Nam và UBND huyện đảo Hoàng Sa, Đà Nẵng. 20 bản đồ Hoàng Sa do các nước phương Tây và Việt Nam vẽ, từ năm 1618 đến 1859, cho thấy vùng quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trong khi đó, 20 bản đồ các nước phương Tây vẽ về Trung Quốc từ năm 1626 đến 1980, cho thấy miền Nam của Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam. Hai sách bản đồ Atlas, một cuốn do Nhà nước Trung Hoa phát hành tại Nam Kinh năm 1933, cuốn còn lại do Phái bộ truyền giáo Trung Quốc phát hành tại Anh năm 1908 cũng chỉ rõ lãnh thổ nước này dừng lại ở Hải Nam. Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia người Australia nghiên cứu các vấn đề về Biển Đông, từng nhận xét bộ sưu tập của ông Trần Thắng cho thấy những mâu thuẫn trong tuyên bố của Trung Quốc về cái gọi là "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa .” (tríchNgười gốc Việt triển lãm bản đồ Hoàng Sa trên đất Mỹ - báo điện tử VNEXPRESS ngày 10/5/2016) 1. Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? (1,0 điểm) 2. Phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên là gì? ( 0,5 điểm) 3. Cách diễn đạt : tuyên bố của Trung Quốc về cái gọi là "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thể hiện hàm ý gì của người viết ? 4. Viết 1 đọan văn ( 8-10 dòng) để trình bày suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm của mỗi người trong việc gìn giữ sự bình yên, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. ( 1,5 điểm) Phần II: Làm văn ( 6 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nước song song. Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả; Củi một cành khô lạc mấy dòng. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu, Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống, trời lên sâu chót vót; Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. ( Trích Tràng giang – Huy Cận) Họ và tên học sinh: Lớp (Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
  2. SỞ GD&ĐT HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT TIỀN PHONG MÔN : NGỮ VĂN LỚP 11 NH 2018- 2019 MĐ 02 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I: ĐỌC HIỂU: (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Anh dừng lại mua hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện nhân ngày 8/3. Mẹ anh sống cách chỗ anh ở khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc. – Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu – nó nức nở - nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 20 dola. Anh mỉm cười và nói với nó: - Đến đây chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua cho cô bé và đặt một bó hồng gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh trả lời: - Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ vào ngôi mộ và nói: - Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt bông hoa hồng lên mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái xe một mạch 300km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa.” (Theo Quà tặng cuộc sống) 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? (0,5 điểm) 2. Đặt nhan đề cho câu chuyện? (1,0 điểm) 3. Tại sao người thanh niên lại hủy điện hoa để cả đêm lái xe về trao tận tay mẹ bó hoa? (1,0 điểm) 4. Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của tình cảm gia đình trong mỗi con người ( khoảng 7- 10 dòng). (1,5 điểm) Phần II: Làm văn ( 6 điểm) Cảm nhận của em về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh: Phiên âm: Dịch thơ: Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ, Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Cô vân mạn mạn độ thiên không. Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không. Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc, Cô em xóm núi xay ngô tối, Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng. Xay hết, lò than đã rực hồng. Họ và tên học sinh: Lớp (Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
  3. SỞ GD&ĐT HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT TIỀN PHONG MÔN : NGỮ VĂN LỚP 11 NH 2018- 2019 MĐ03 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I: ĐỌC HIỂU: (4,0đ) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: (1)Một lần tình cờ tôi đọc được bài viết “Hạnh phúc là gì?” trên blốc của một người bạn. (2)Bạn ấy viết rằng: “Hạnh phúc là được nằm trong chăn ấm xem ti vi cùng với gia đình. (3)Hạnh phúc là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc sữa nóng. (4)Hạnh phúc là được cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp phố. (5)Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê, nhấm nháp li ca-cao nóng và bàn chuyện chiến sự thế giới cùng anh em chiến hữu ”. (6)Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao? (7)Ừ nhỉ! (8)Dường như lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc. (9)Hãy một lần thử nghĩ xem: Khi chúng ta than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng cười của bố, thèm được về nhà để được mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi khi không được ngồi xe hơi chỉ vì phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễ nhại, gò mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với chuyện học hành quá căng thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta (Dẫn theo Bài tập Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2007) Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích. ( 0,5 điểm) Câu 2: Tại sao tác giả lại “Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?” ( 1,0 điểm) Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (9). ( 1,0 điểm) Câu 4: Anh/Chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa từ đoạn trích trên. ( 1,5 điểm) Phần II: Làm văn ( 6 điểm)Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất. Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.” (Trích Vội vàng – Xuân Diệu, SGK Ngữ văn 11 Cơ bản, tập II, NXB Giáo dục, 2007, tr.22) Họ và tên học sinh: Lớp (Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
  4. SỞ GD&ĐT HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT TIỀN PHONG MÔN : NGỮ VĂN LỚP 11 NH 2018- 2019 MĐ 04 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU ( 4 điểm ) Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu : Xã hội và đời sống đã có nhiều thay đổi thì dù ít dù nhiều nếp nhà có biến đổi cũng là lẽ đương nhiên. Nhưng, quan trọng nhất là hồn cốt của gia phong vẫn còn được giữ, có giá trị định hình, nuôi dưỡng nhân cách của mỗi thành viên, đặc biệt là con cái. Nếp nhà là sự gắn bó giữa các thành viên, là những người trong gia đình phải biết yêu thương nhau, nhường nhịn nhau, nhưng đùm bọc không có nghĩa là chấp nhận những việc làm sai trái của những người trong gia đình mình. Bảo bọc nhau bằng cách là bảo ban giữ những điều tốt đẹp và để ứng xử với người trong gia đình, với người ngoài xã hội. Nếp nhà mà giữ không tốt thì đừng nói chuyện giữ cho xã hội tốt đẹp được. Điều đáng nói, giữ nếp nhà là giữ những điều tốt đẹp, chứ không phải tự vun vén cho riêng gia đình mình. Quan trọng để giữ nếp nhà là người lớn phải là tấm gương soi chiếu để cho con cái học theo. Cha mẹ mà không tốt - như bây giờ đang có hiện tượng xã hội xảy ra là cha mẹ có quyền có chức mà cố vơ vét rồi tham nhũng khi làm quan - thì con cái không thể nên thành được. Cho nên, gia đình là cái mốc đầu tiên, gia đình rồi mới tới làng xã, rồi tới môi trường rộng lớn hơn là xã hội. Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ cái gốc quan trọng nhất là gia đình. Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn. ( Nguyễn Sự - Người lớn phải là tấm gương soi chiếu. Dẫn theo Tuổi trẻ online ngày 25.02.2018) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 2. Theo tác giả, việc gì là quan trọng để giữ nếp nhà?(1,0 điểm) Câu 3. Từ nội dung đoạn trích, Anh/Chị hãy rút ra mối quan hệ giữa gia đình và xã hội.(1.0 điểm) Câu 4. Anh/Chị có đồng ý với quan điểm “Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn”(1,5 điểm) II. LÀM VĂN (6 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên. Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Gió theo lối gió, mây đường mây, Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó, Có chở trăng về kịp tối nay? ( Trích Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử) Họ và tên học sinh: Lớp (Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)