45 Bài tập tự luận Chương I môn Hóa học Lớp 10

docx 2 trang thaodu 7400
Bạn đang xem tài liệu "45 Bài tập tự luận Chương I môn Hóa học Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx45_bai_tap_tu_luan_chuong_i_mon_hoa_hoc_lop_10.docx

Nội dung text: 45 Bài tập tự luận Chương I môn Hóa học Lớp 10

  1. Bài 1: Nguyên tử của một nguyên tố R có lớp ngoài cùng là lớp M, trên lớp M chứa 5e. Xác định cấu tạo nguyên tử của nguyên tố R. Bài 2: Một ngtử có số khối là 80, số hiệu nguyên tử là 35. Xác định số electron, proton và nơtron của nguyên tử đó. Bài 3: Nguyên tử của một nguyên tố A có tổng số hạt là 58. Biết số nơtron nhiều hơn số proton là 1 hạt. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó. Bài 4: Nguyên tử 27X có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p1. Xác định số proton, nơtron của nguyên tử nguên tố X và vị trí của nguyên tố X trong bảng HTTH. Bài 5: Nguyên tử của nguyên tố B được cấu tạo bởi 36 hạt, hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Xác định vị trí của nguyên tố B trong bảng HTTH. Bài 6: Nguyên tử X có tổng các loại hạt là 82, biết số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Xác định số khối của X. Bài 7: Nguyên tử X có cấu hình electron đang điền ở phân lớp 3d7. Xđ vi trí của nguyên tố X trong bảng HTTH. Bài 8: Oxi tự nhiên là hỗn hợp các đvị: 99,757% 16O; 0,039% 17O; 0,204% 18O. Xác định ngtử khối tbình của Oxi. Bài 9: Trong tự nhiên, brôm có 2 đồng vị bền: 79Br và 81Br. Nguyên tử khối trung bình của brôm là 79,91. Xác định % phần trăm số nguyên tử của mỗi đồng vị trên. Bài 10: Ngtố R có tổng số hạt trong ngtử là 36 hạt. Trong đó số proton bằng số nơtron. R là kim loại hay phi kim? Bài 11: Nguyên tử của một nguyên tố R có tổng số electron ở các phân lớp p là 10. R là kim loại hay phi kim? Bài 12: Cho 13,8g một kim loại M hóa trị I tan hoàn toàn trong nước, được 500ml dd A và 6,72 lit khí H2 (đktc). a. Viết PTPƯ dạng tổng quát. b. Xác định tên kim loại đã dùng. c. Tính nồng độ mol của dung dịch A. Bài 13: Khi cho m (g) kim loại Canxi tác dụng hoàn toàn với 17,92 lit khí X2 (đktc) thì thu được 88,8g muối. a. Viết PTPƯ dạng tổng quát. b. Xác định công thức chất khí X2 đã dùng. c. Tính giá trị m. Bài 14: Để hoà tan hoàn toàn 8,1g một kim loại hóa trị III cần dùng 450 ml dung dịch HCl 2,0M, thu được dung dịch A và V lit khí H2 (đktc). a. Xác định nguyên tử khối của kim loại trên, cho biết tên của kim loại đó. b. Tính giá trị V. c. Tính nồng độ mol của dung dịch A, xem như thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Bài 15: Hoà tan 3,25g một kim loại hóa trị II bằng dung dịch H2SO4 0,5M thu được 1,12 lit khí H2 ở đktc. a. Xác định nguyên tử khối của kim loại trên, cho biết tên của kim loại đó. b. Tính thể tích dung dịch H2SO4 cần dùng. c. Tính khối lượng muối sunfat tạo thành sau phản ứng. Bài 16: Nguyên tố X có cấu hình electron ngoài cùng của nguyên tử là 3s23p6. a. Hãy viết cấu hình electron (đầy đủ) của nguyên tử X. b. Hãy cho biết số thứ tự của nguyên tố X trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Bài 17: Cho 2,24g sắt tác dụng với dung dịch HCl dư. Khí sinh ra cho qua ống đựng 4,2g CuO được đun nóng. Xác định khối lượng của chất rắn ở trong ống sau phản ứng. Bài 18: Nhúng thanh kẽm có khối lượng 30,0g vào 100 ml dung dịch AgNO3 0,1M. Phản ứng kết thúc, lấy thanh kẽm ra rửa nhẹ, sấy khô cân nặng m (g). Tính khối lượng kẽm đã tan vào dung dịch và giá trị m? Bài 19: Cho 2,6g bột kẽm vào 100 ml dung dịch CuCl2 0,75M. Lắc kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc. Xác định số mol của các chất trong dung dịch thu được. Bài 20: Khi cho 3,33g một kim loại kiềm tdụng với nước thì có 0,48g khí hidro thoát ra. Cho biết tên kim loại kiềm. Bài 21: Cho 4,8g một kim loại A thuộc nhóm IIA vào 200g dung dịch HCl 20% thì thu được 4,48 lít khí (đktc). a. Xác định tên kim loại A. b. Tính nồng độ % các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng. Bài 22: Cho 6,2g hỗn hợp 2 kim loại A, B thuộc nhóm IA tác dụng hoàn toàn với H2O thu được 2,24 lít (đktc). Xác định A, B. Biết A, B thuộc 2 chu kì liên tiếp. Bài 23: Một nguyên tử A có tổng số các hạt là 46, số hạt không mang điện bằng 8/15 số hạt mang điện. Xác định nguyên tố A và viết cấu hình e nguyên tử của nó. Bài 24: Cho nguyên tử X có tổng số các hạt là 34 trong đó số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. Tìm điện tích hạt nhân và số khối của X. Bài 25: Một nguyên tố A có tổng số p, n, e là 52. Tìm nguyên tố A.
  2. Bài 26: Tổng số các loại hạt trong ngtử M là 18, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Viết kí hiệu ngtử M. Bài 27: Một ngtử có tổng số các hạt là 62 và có số khối nhỏ hơn 43. Tìm số p, n và khối lượng mol nguyên tử. Bài 28: 1,2 gam kim loại M khi tan hết trong dd HCl giải phóng 1,12 lít khí H2 (đktc). Xác định kim loại M. Bài 29: Chất A là muối canxi halogenua. Cho dd chứa 0,2 gam A tác dụng với lượng dư dd bạc nitrat thì thu được 0,376 gam kết tủa bạc halogenua. Hãy xác định công thức chất A. Bài 30: Cho 4,12 gam dd muối NaX tác dụng vừa đủ với dd AgNO3 thu được 7,52 gam kết tủa. a. Tính nguyên tử khối của X và gọi tên. b. Nguyên tử X có hai đồng vị. Biết đồng vị thứ 2 có số nơtron nhiều hơn đồng vị thứ nhất là 2 và phần trăm của 2 đồng vị là bằng nhau. Tính số khối của mỗi đồng vị. Bài 31: Khi cho 0,6 g một kim loại hóa trị II td hết với nước tạo thành 0,336 lít khí H2 (đktc). Xác định kim loại đó. 35 37 Bài 32: Ngtố clo có 2 đồng vị bền 17 Cl chiếm 75,77% và 17 Cl chiếm 24,23%. Tính ngtử khối trung bình của clo? Bài 33: Một ngtố X gồm 2 đồng vị là X1 và X2. Đvị X1 có tổng số các hạt là 18. Đvị X2 có tổng số các hạt là 20. Biết rằng % các đvị trong X là bằng nhau và các loại hạt trong X1 cũng bằng nhau. Xác định ngtư khối trung bình của X 63 65 Bài 34: Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Trong tự nhiên, đồng có 2 đồng vị 29 Cu và 29 Cu . Tính tỉ lệ 63 phần trăm số nguyên tử của đồng vị 29 Cu tồn tại trong tự nhiên. Bài 35: Hòa tan hoàn toàn 6,082 gam kim loại R có hóa trị II vào dd HCl thu được 5,6 lít khí (đktc). Tính nguyên tử khối trung bình và gọi tên R. Bài 36*: Một hợp chất có công thức XY2 trong đó X chiếm 50% về khối lượng. Trong hạt nhân của X và Y đều có số proton bằng số nơtron. Tổng số proton trong phân tử XY2 là 32. Viết cấu hình electron của X và Y. Bài 37*: Tổng số hạt cơ bản trong phân tử X có công thức là M2O là 140, trong phân tử X thì tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Vậy X là hợp chất nào ? Bài 38: Tổng số hạt cơ bản ion M3+ là 79, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 19. M là ngtố nào? Bài 39: Tổng số hạt cơ bản trong ion X3- là 49, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 17, X là nguyên tố nào Bài 40*: Khối lượng riêng của canxi kim loại là 1,55 g/cm3. Giả thiết rằng, trong tinh thể canxi các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Xác định bán kính nguyên tử canxi. Cho nguyên tử khối của Ca là 40. Bài 41: viết cấu hình e nguyên tử của ngtố : 6 C , 8 O , 12 Mg , 15 P , 20 Ca , 18 Ar , 32 Ge , 35 Br, 30 Zn , 29 Cu . - Cho biết nguyến tố nào là kim loại , nguyên tố nào là phi kim, nguyên tố nào là khí hiếm? Vì sao? - Cho biết nguyên tố nào thuộc nguyên tố s , p , d , f ? Vì sao?. Bài 42: a) Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình e lớp LNC là 4s24p4 . Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử X. b) Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số e ở các phân lớp p là 11. Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử Y. 2+ 3+ 2- + Bài 43: Hãy viết cấu hình electron : Fe , Fe , Fe , S , S , Rb và Rb . Biết : ZFe = 26 ; ZS = 16 ; ZRb = 37. Bài 44: Viết cấu hình electron của các ngtử, ion sau : Al ( Z = 13); Al3+; Fe ( Z= 26); Fe2+; Br ( Z= 35); Br-? Bài 45: Nguyên tố A có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1. Nguyên tố B có phân lớp ngoài cùng là 3p5. Viết cấu hình đầy đủ của A và B. Xác định tên của A và B