8 Bộ đề thi chọn học sinh giỏi môn Vật lý Lớp 9 tỉnh An Giang - Năm học 2014-2015 - Gia sư Thành Được

pdf 10 trang thaodu 5150
Bạn đang xem tài liệu "8 Bộ đề thi chọn học sinh giỏi môn Vật lý Lớp 9 tỉnh An Giang - Năm học 2014-2015 - Gia sư Thành Được", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdf8_bo_de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_vat_ly_lop_9_tinh_an_gian.pdf

Nội dung text: 8 Bộ đề thi chọn học sinh giỏi môn Vật lý Lớp 9 tỉnh An Giang - Năm học 2014-2015 - Gia sư Thành Được

  1. Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn 8 BỘ ĐỀ THI CHỌN HSG LÍ 9 TỈNH AN GIANG NĂM 2014 – 2015 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian ĐỀ SỐ 1 (Huyện Phú Tân) Câu 1 (4 điểm). Một người đi xe máy từ Long Xuyên đến Cần Thơ. Trong nửa quãng đường đầu, người đó đi với vận tốc trung bình 30 km/h. Trên nửa quãng đường còn lại, trong nửa thời gian đầu người đó đi với vận tốc trung bình 20 km/h, sau đó đi với vận tốc trung bình 24 km/h. Biết thời gian đi từ Long Xuyên đến Cần Thơ là 2,5 giờ. Tính quãng đường mà người đó đi từ Long Xuyên đến Cần Thơ. Câu 2. (4 điểm). Một người thả một miếng hợp kim chì và kẽm có khối lượng 100 g ở nhiệt độ 1200C vào một nhiệt lượng kế đựng 78 g nước ở nhiệt độ 150C. Biết nhiệt độ khi cân bằng là 220C, nhiệt dung riêng của chì là 130 J/kg.K, của kẽm là 390 J/kg.K, của nước là 4200 J/kg.K. Tính khối lượng của chì và kẽm trong miếng hợp kim, bỏ qua nhiệt lượng truyền cho nhiệt lượng kế và môi trường xung quanh. Câu 3 (4 điểm). Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R1 = 8 ; R2 = R3 = 4 ; R4 = 6 ; UAB = 6 V không đổi. Điện trở ampe kế, khóa K và các dây nối không đáng kể. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và số chỉ của ampe kế khi: a) Khóa K mở. b) Khóa K đóng. Câu 4. (4 điểm). Một người cao 1,65 m đứng đối diện với một gương phẳng hình chữ nhật được treo thẳng đứng. Mắt người đó cách đỉnh đầu 15 cm. a) Vẽ ảnh của người đó qua gương? b) Mép dưới của gương cách mặt đất nhiều nhất là bao nhiêu để người đó nhìn thấy ảnh của chân trong gương? c) Mép trên của gương cách mặt đất ít nhất bao nhiêu để người đó thấy ảnh của đầu trong gương? Câu 5. (4 điểm). Tính toán và cho biết phải lấy ít nhất bao nhiêu điện trở r = 1  để mắc thành đoạn mạch có điện trở R = 0,6 . Chỉ ra cách mắc. ĐÁP ÁN Đè số 1 Câu 1: s = 825/13 = 68,46 (km) Câu 2: m1 = 0,06 kg; m2: 0,04 kg Câu 3: a) R = 8 Ω; IA = 0,75 A b) R = 4 Ω; IA = 0,375 A Câu 4: a) Bạn đọc tự vẽ b) 75 cm
  2. Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn c) 157,5 cm Câu 5: Sử dụng kiến thức về điện trở tương đương tìm được cách mắc gồm 4 điện trở theo sơ đồ: ĐỀ SỐ 2(Huyện Châu Phú) Câu 1 (4 điểm). Hai bạn Anh và Hùng thực hiện cuộc chạy thi. a) Trong cùng thời gian t, bạn Anh chạy được quãng đường s1 = 78 m, bạn Hùng chạy được quãng đường s2 = 65 m. Hỏi vận tốc v1 của bạn Anh lớn hơn vận tốc v2 của bạn Hùng bao nhiêu lần? b) Trên quãng đường s = 1 200 m thì bạn Anh chạy nhanh hơn bạn Hùng một khoảng thời gian 50 s. Xác định vận tốc chạy của mỗi bạn. Câu 2. (4 điểm). Hai gương phẳng G1 và G2 có mặt phản xạ hợp nhau một góc nhọn như hình vẽ. S là một điểm sáng, M là một điểm bất kỳ. Hãy vẽ và trình bày cách vẽ đường đi của tia sáng từ S, phản xạ liên tiếp trên gương G1, G2 và qua điểm M. Câu 3 (4 điểm). Nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 100 g, đổ 800 g nước vào nhiệt lượng kế, khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước và nhiệt lượng kế là 17oC. Tiếp tục thả vào nước một miếng đồng có khối lượng 600 g ở nhiệt độ 97oC, nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 22oC. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4 200 J/kg.K. Hãy tính nhiệt dung riêng của đồng. Câu 4. (4 điểm). Một bếp điện được cấu tạo bởi hai dây điện trở R1 = 30  và R2 = 60 . a) Cả hai dây điện trở đều được làm bằng hợp kim có điện trở suất = 0,3.10-6 .m và có cùng tiết diện S = 0,03 mm2. Tính chiều dài mỗi dây điện trở. b) Hai điện trở trên được ghép nối tiếp nhau và đặt vào nguồn điện có hiệu điện thế 220 V. Mỗi ngày bếp sử dụng 4 giờ. Tính tiền điện phải trả trong một tháng (30 ngày). Biết đơn giá mỗi kWh là 1 500 đồng. Câu 5. (4 điểm). Cho mạch điện như hình vẽ. Biết hiệu điện thế UAB = 16 V không đổi, các điện trở: R1 = 12 ; R2 = 24 ; R4 = 8 . Điện trở của ampe kế, khóa K và các dây nối không đáng kể. a) Khi khóa K mở: Ampe kế chỉ 0,5 A. Tính điện trở R3.
  3. Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn b) Khi khóa K đóng: Tìm số chỉ Ampe kế. ĐÁP ÁN Đề 2 Câu 1: v1 = 4,8 m/s; v2 = 4 m/2 Câu 2: - Lấy điểm S1 đối xứng với S qua G1 - Lấy điểm S2 đối xứng với S1 qua G2 - Nối S2 với M, cắt gương G2 tại I2 - Vẽ tia phản xạ I2M - Nối I2 với S1, cắt gương G1 tại I1 - Vẽ tia phản xạ I1I2 - Vẽ tia tới SI1 Câu 3: c1 = 377,5 J/kg.K Câu 4: l R S 30.0,03.10 6 a) R 11 l 3 m 11S 0,3.10 6 l R S 60.0,03.10 6 R 22 l 6 m 22S 0,3.10 6 b) 1 500 x 64,533 = 96 799,5 đồng Câu 5: UU33 4 a) R3 8  III31 A 1 0,5 2 b) IA 0,22 A 9 ĐỀ SỐ 3 (Huyện Châu Phú) Câu 1 (4 điểm). Một ô tô chở hàng từ A về B lúc 3 h với vận tốc 60 km/h, một ôtô khác cũng đi từ A đến B lúc 3 h 20 phút với vận tốc 70 km/h. Đường đi từ A về B dài 150 km. Hỏi ôtô thứ hai đuổi kịp ôtô thứ nhất lúc mấy giờ ? Nơi đó cách B bao nhiêu km ? 0 Câu 2. (4 điểm). Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng m (kg) ở nhiệt độ t1 = 23 C, cho vào nhiệt lượng kế một khối lượng m (kg) nước ở nhiệt độ t2. Sau khi hệ cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước giảm đi 90C. Tiếp tục đổ thêm vào nhiệt lượng kế 2m (kg) một chất lỏng khác (không tác dụng
  4. Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn 0 hóa học với nước) ở nhiệt độ t3 = 45 C. Khi có cân bằng nhiệt lần hai, nhiệt độ của hệ lại giảm 100C so với nhiệt độ cân bằng nhiệt lần thứ nhất. Tính nhiệt dung riêng của chất lỏng đã đổ thêm vào nhiệt lượng kế, biết nhiệt dung riêng của nhôm và của nước lần lượt là c1 = 900 J/kg.K và c2 = 4200 J/kg.K. Bỏ qua mọi mất mát nhiệt lượng. Câu 3 (4 điểm). Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R1 = R3 = R4 = 6 Ω, R2 = 12 Ω. Điện trở của ampe kế và dây nối không đáng kể. Hiệu điện thế UMN không đổi. a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch MN b) Ampe kế chỉ 2A. Tính UMN và hiệu điện thế giữa Hình 1 hai điểm D, N. c) Nối điểm C với điểm D bằng một dây dẫn có điện trở bằng không. Tìm số chỉ của ampe kế. Câu 4. (4 điểm). Hai gương phẳng (G1) và (G2) có các mặt phản xạ quay vào nhau và hợp 0 với nhau góc = 60 . Chiếu một chùm tia sáng hẹp SI tới (G1), chùm này phản xạ theo IJ và phản xạ trên (G2) theo JR ra ngoài. Vẽ hình và xác định góc  tạo bởi hướng của tia tới SI và tia ló JR. Câu 5. (4 điểm). Cho mạch điện như hình vẽ. Hiệu điện thế U = 24 V không đổi. Một học sinh dùng một vôn kế đo hiệu điện thế giữa các điểm A và B; B và C thì được các kết quả lần lượt là U1= 6 V, U2= 12 V. Hỏi hiệu điện thế thực tế (khi không mắc vôn kế) giữa các điểm A và B; B và C là bao nhiêu ? ĐÁP ÁN Đề 3 Câu 1: 5 h 20 min; 10 km Câu 2: c3 = 2 550 J/kgK Câu 3: a) 7,2 Ω b) UMN = 14,4 V; UDN = 7,2 V c) IA = 72/35 A Câu 4:  = 1200 Câu 5: UAB = 8 V; UBC = 16 V Đề số 4 (TP Long Xuyên) Câu 1 (4 điểm). Một người đi xe đạp chuyển động thẳng đều trên đoạn đường s, đi nửa đoạn đường đầu với vận tốc v1 = 12 km/h, đi nửa quãng đường còn lại với vận tốc v2 không đổi. Biết vận tốc trung bình trên cả quãng đường s là 18 km/h. Hãy tính vận tốc v2.
  5. Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn Câu 2. (4 điểm). Nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 100 g, đổ 800 g nước vào nhiệt lượng kế, khi cân bằn nhiệt, nhiệt độ của nước và nhiệt lượng kế là 170C. Tiếp tục thả vào nước một miếng đồng có khối lượng 600 g ở nhiệt độ 970C, nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 220C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4 200 J/kgK. Hãy tính nhiệt dung riêng của đồng. Câu 3 (4 điểm). Cho gương phẳng G, S là một điểm sáng, M là một điểm bất kì. a) Hãy vẽ và trình bày cách vẽ đường đi của tia sáng từ S, phản xạ trên gương G và qua điểm M. b) Chứng minh trong vô số các đường nối từ S đến gương G rồi qua M thì đường truyền của tia sáng là đường ngắn nhất. Câu 4. (4 điểm). Cho mạch điện như hình vẽ. Biết : R1 = 24 ; R2 = R3 = 12  ; R4 = 18  ; UAB = 12 V không đổi. Điện trở của ampe kế, khóa K và các dây nối không đáng kể . a) Khóa K mở, hãy tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và số chỉ của ampe kế. b) Khóa K đóng. Tính giá trị điện trở R5 để cường độ dòng điện chạy qua điện trở R2 bằng không. Câu 5. (4 điểm). Một bếp điện được cấu tạo bởi hai dây điện trở R1 = 30  và R2 = 60 . a) Cả hai dây điện trở đều được làm bằng hợp kim có điện trở suất = 0,3.10-6 .m và có cùng tiết diện S = 0,02 mm2. Tính chiều dài mỗi dây điện trở. b) Hai điện trở trên được ghép song song nhau và đặt vào nguồn điện có hiệu điện thế 220V. Mỗi ngày bếp sử dụng 4 giờ. Tính tiền điện phải trả trong một tháng (30 ngày). Biết đơn giá mỗi kWh là 1 250 đồng. HD gợi ý Đề 4 Câu 3 - Vẽ M1 đối xứng M qua G - Nối S với M1 cắt G tại O - Nối SO tao tới với góc GOS - Nối O với M tạo tia phản xạ OM - Có góc phản xạ = góc tới Tia SOM là tia sang có đường đi ngắn nhất Các câu khác tương tự bài trên
  6. Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn Đề số 5 (Huyện Tri Tôn) Câu 1 (4 điểm). Hai bạn An và Toàn thực hiện cuộc chạy thi. a) Trong cùng thời gian t, bạn An chạy được quãng đường s1 = 78 m, bạn Toàn chạy được quãng đường s2 = 60 m. Hỏi vận tốc v1 của bạn An lớn hay nhỏ so với vận tốc v2 của bạn Toàn bao nhiêu lần? b) Bạn An chấp nhận để bạn Toàn chạy trước 300 m. Hỏi trên quãng đường s bằng bao nhiêu kể từ điểm xuất phát của bạn An đến điểm khi bạn An đuổi kịp bạn Toàn? Câu 2. (4 điểm). Nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 100 g, đổ 800 g nước vào nhiệt lượng kế, khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước và nhiệt lượng kế là 17oC. Tiếp tục thả vào nước một miếng đồng có khối lượng 600 g ở nhiệt độ 97oC, nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 22oC. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Hãy tính nhiệt dung riêng của đồng. Câu 3 (4 điểm). Hai gương phẳng G1 và G2 hợp với nhau một góc = 300 có mặt phản xạ quay vào nhau như hình vẽ. a) Vẽ và trình bày cách vẽ tia sáng từ điểm sáng S tới gương G1 tại I, phản xạ trên gương G2 tại J rồi phản xạ theo hướng JR b) Tính góc hợp bởi tai tới SI và tia phản xạ sau cùng JR. Câu 4. (4 điểm). Người ta dùng dây hợp kim dài l=1,5 m, tiết diện S, điện trở suất = 4.10- 7.m để chế tạo điện trở R=10 . a) Tính tiết diện S của dây hợp kim. b) Nếu dùng dùng dây hợp kim nói trên đủ dài để quấn thành hình vuông ACBD cạnh 0,75m (có 1 đường chéo) như hình vẽ. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB. Câu 5. (4 điểm). Cho mạch điện như hình vẽ. Biết : R1 = 24 ; R2 = R3 = 12  ; R4 = 18  ; UAB = 12 V không đổi. Điện trở của ampe kế, khóa K và các dây nối không đáng kể . a) Khóa K mở, hãy tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và số chỉ của ampe kế. b) Khóa K đóng. Tính giá trị điện trở R5 để cường độ dòng điện chạy qua điện trở R2 bằng không. Gơi ý Câu3
  7. Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn Đề 6 (Huyện An Phú) Câu 1 (4 điểm). Hai bạn An và Toàn thực hiện cuộc chạy thi. a) Trong cùng thời gian t, bạn An chạy được quãng đường s1 = 78 m, bạn Toàn chạy được quãng đường s2 = 60 m. Hỏi vận tốc v1 của bạn An lớn hay nhỏ so với vận tốc v2 của bạn Toàn bao nhiêu lần? b) Bạn An chấp nhận để bạn Toàn chạy trước 300m. Hỏi trên quãng đường s bằng bao nhiêu kể từ điểm xuất phát của bạn An đến điểm khi bạn An đuổi kịp bạn Toàn? Câu 2. (4 điểm). Cần bao nhiêu kg nước ở nhiệt độ 900C và bao nhiêu kg nước ở nhiệt độ 150C để được 100 kg nước ở nhiệt độ 250C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4 200J/kgK. Câu 3 (4 điểm). Hai gương phẳng G1 và G2 hợp với nhau một góc = 300 có mặt phản xạ quay vào nhau như hình vẽ. a) Vẽ và trình bày cách vẽ tia sáng từ điểm sáng S tới gương G1 tại I, phản xạ trên gương G2 tại J rồi phản xạ theo hướng JR b) Tính góc hợp bởi tai tới SI và tia phản xạ sau cùng JR. Câu 4. (4 điểm). Một bếp điện được cấu tạo bởi hai dây điện trở R1 = 30 và R2 = 60. a) Cả hai dây điện trở đều được làm bằng hợp kim có điện trở suất = 0,3.10-6 .m và có cùng tiết diện S = 0,03 mm2. Tính chiều dài mỗi dây điện trở. b) Hai điện trở trên được ghép nối tiếp nhau và đặt vào nguồn điện có hiệu điện thế 220V. Mỗi ngày bếp sử dụng 4 giờ. Tính tiền điện phải trả trong một tháng (30 ngày). Biết đơn giá mỗi kWh là 1500 đồng. Câu 4. (4 điểm). Một bếp điện được cấu tạo bởi hai dây điện trở R1 = 30 và R2 = 60. a) Cả hai dây điện trở đều được làm bằng hợp kim có điện trở suất = 0,3.10-6 .m và có cùng tiết diện S = 0,03 mm2. Tính chiều dài mỗi dây điện trở. b) Hai điện trở trên được ghép nối tiếp nhau và đặt vào nguồn điện có hiệu điện thế 220V. Mỗi ngày bếp sử dụng 4 giờ. Tính tiền điện phải trả trong một tháng (30 ngày). Biết đơn giá mỗi kWh là 1500 đồng. Câu 5. (4 điểm). Cho mạch điện như hình vẽ. Biết: R1 = 16 ; R2 = R3 = 8 ; R4 = 12 ; UAB = 12 V không đổi. Điện trở của ampe kế, khóa K và các dây nối không đáng kể . a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và số chỉ của ampe kế.
  8. Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn b) Thay Ampe kế bằng điện trở R5. Tính giá trị điện trở R5 để hiệu điện thế hai đầu điện trở R1 bằng hiệu điện thế hai đầu điện trở R4. Đáp án đề 6 Câu 1: s = 1 300 m 40 260 Câu 2: m 13,3 kg ; m 86,7 kg 1 3 2 3 Câu 3: - Lấy điểm S1 đối xứng với S qua G1, kéo dài S1I, cắt gương G2 tại J. - Lấy điểm S2 đối xứng với S1 qua G2, kéo dài S2 J ta được tia phản xạ JR. - Vận dụng kiến thức về định luật phản xạ ánh sáng, tìm được:  (SI , J R) 600 . Câu 4: l12 3 m ; l 6 m 96 799,5 đồng Câu 5: RAB 8 ; IA = 1,125 A RR13 16.8 32 R5  R4 12 3 Đề số 7(Thị xã Châu Đốc) Câu 1 (4 điểm). Hai bạn Anh và Hùng thực hiện cuộc chạy thi. a) Trong cùng thời gian t, bạn Anh chạy được quãng đường s1 = 78 m, bạn Hùng chạy được quãng đường s2 = 65 m. Hỏi vận tốc v1 của bạn Anh lớn hơn vận tốc v2 của bạn Hùng bao nhiêu lần? b) Trên quãng đường s = 1 200 m thì bạn Anh chạy nhanh hơn bạn Hùng một khoảng thời gian 50 s. Xác định vận tốc chạy của mỗi bạn. Câu 2. (4 điểm). Một bếp điện có ghi 220 V – 1 000 W được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế 220 V. a) Cho rằng 20% nhiệt lượng do bếp tỏa ra bị mất do môi trường. Nếu dùng bếp trên đun 2 kg nước ở nhiệt độ 300C trong thời gian 15 phút. Hỏi nước có thể sôi được không? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4 200 J/kg.K. b) Dây điện trở của bếp điện có chiều dài l . Hỏi công suất của bếp tăng hay giảm bao nhiêu W, nếu ta cắt bỏ một phần ba dây điện trở.
  9. Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn Câu 3 (4 điểm). Cho gương phẳng G, S là một điểm sáng, M là một điểm bất kì. a) Hãy vẽ và trình bày cách vẽ đường đi của tia sáng từ S, phản xạ trên gương G và qua điểm M. b) Chứng minh trong vô số các đường nối từ S đến gương G rồi qua M thì đường truyền của tia sáng là đường ngắn nhất. Câu 4. (4 điểm). Một bếp điện được cấu tạo bởi hai dây điện trở R1 = 30 Ω và R2 = 60 Ω. a) Cả hai dây điện trở đều được làm bằng hợp kim có điện trở suất 0,3.10 6 m và có cùng tiết diện S = 0,03 mm2. Tính chiều dài mỗi dây điện trở. b) Hai điện trở trên được ghép nối tiếp với nhau và đặt vào nguồn điện có hiệu điện thế 220 V. Mỗi ngày bếp sử dụng 4 giờ. Tính tiền điện phải trả trong một tháng (30 ngày). Biết đơn giá mỗi kWh là 1 500 đồng. Câu 5. (4 điểm). Cho mạch điện như hình vẽ. Cho biết R1 = 24 Ω; R2 = R3 = 12 Ω, R4 = 18 Ω, UAB = 12 V không đổi. Điện trở của ampe kế, khóa K và các dây nối không đáng kể. a) Khóa K mở, hãy tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và số chỉ của ampe kế. b) Khóa K đóng, hãy tính giá trị điện trở R5 để cường độ dòng điện chạy quạ điện trở R2 bằng 0. Đề số 8 (Huyện Châu Thành) Câu 1 (4 điểm). Hai xe xuất phát cùng lúc từ A để đi đến B với cùng vận tốc 40 km/h. Đi được 1/4 quãng đường thì xe thứ hai giảm vận tốc và đi hết quãng đường còn lại với vận tốc 30 km/h. Xe thứ hai đến B trễ hơn xe thứ nhất 7,5 phút. Tính quãng đường AB và thời gian mỗi xe đi hết quãng đường AB. Câu 2. (4 điểm). Hai gương phẳng G1 và G2 có mặt phản xạ hợp nhau một góc nhọn như hình vẽ. S là một điểm sáng, M là một điểm bất kỳ. Hãy vẽ và trình bày cách vẽ đường đi của tia sáng từ S, phản xạ liên tiếp trên gương G1, G2 và qua điểm M. Câu 3: (4,0 điểm). Một bếp điện có ghi 220 V – 1 000 W được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế 220 V. a) Cho rằng 20% nhiệt lượng do bếp tỏa ra bị mất đi do môi trường. Nếu dùng bếp trên để đun 2 kg nước ở nhiệt độ 300C trong thời gian 15 phút. Hỏi nước có thể sôi được không? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4 200 J/kgK.
  10. Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn b) Dây điện trở của bếp điện có chiều dài l. Hỏi công suất của bếp tăng hay giảm bao nhiêu W, nếu ta cắt bỏ một phần ba dây điện trở. Câu 4 (4 điểm). Người ta dùng dây hợp kim dài l = 1,5 m, tiết diện S, điện trở suất 4.10 7 m để chế tạo điện trở R = 10 Ω. a) Tính tiết diện S của dây hợp kim. b) Nếu dùng dây hợp kim nói trên đủ dài để quấn thành hình vuông ACBD cạnh 0,75 m (có 1 đường chéo) như hình vẽ. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB. Câu 5. (4 điểm). Cho mạch điện như hình vẽ. Biết hiệu điện thế UAB = 16 V không đổi, các điện trở: R1 = 12 Ω; R2 = 24 Ω; R4 = 8 Ω. Điện trở ampe kế, khóa K và các dây nối không đáng kể. a) Khi khóa K mở: ampe kế chỉ 0,5 A, Tính điện trở R3. b) Khi khóa K đóng: Tìm số chỉ ampe kế. PHH ưu tầm & chỉnh lí 26/12/2015 - Nguồn thuvienvatly