8 Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Vật lý Lớp 9 - Sở giáo dục và đào tạo Cần Thơ

pdf 14 trang thaodu 8060
Bạn đang xem tài liệu "8 Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Vật lý Lớp 9 - Sở giáo dục và đào tạo Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdf8_de_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_9_so_giao_d.pdf

Nội dung text: 8 Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Vật lý Lớp 9 - Sở giáo dục và đào tạo Cần Thơ

  1. ĐỀ SỐ : [01]- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2005- 2006 MÔN: VẬT LÍ – KHỐI 9 – Thời gian làm bài : 45 phút. Cần file Word thì các bạn liên hệ : 0913.540.971 Face book : Thầy Mỹ Lý. PHẦN I: (4 điểm). Hãy đọc hết các câu hỏi sau rồi khoanh tròn chữ đứng trước câu trả lời (A, hoặc B, hoặc C, hoặc D) mà em cho là đúng. Câu 1: Hiệu điện thế đặt vào hai đầu một dây dẫn A. tỉ lệ thuận với điện trở của dây dẫn. B. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện qua dây dẫn. C. tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn. D. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện qua dây dẫn. Câu 2: Nếu chiều dài của một dây dẫn đồng chất tăng gấp 3 lần và tiết diện của dây giảm đi 2 lần thì điện trở của dây dẫn A. tăng gấp 6 lần. B. tăng gấp 1,5 lần. C. giảm đi 6 lần. D. giảm đi 1,5 lần. Câu 3: Công của dòng điện không tính theo công thức nào sau đây ? 2 U A. A = U.I.t B. A = I.R.t C. A = t . D. A = I2.R.t R Câu 4: Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết A. thời gian sử dụng điện của gia đình. B. công suất điện mà gia đình sử dụng. C. số dụng cụ và thiết bị điện đang được sử dụng. D. điện năng mà gia đình đã sử dụng. Câu 5: Việc làm nào dưới đây là an toàn khi sử dụng điện ? A. Mắc nối tiếp cầu chì loại bất kỳ cho mỗi dụng cụ điện. B. Rút phích cắm đèn bàn ra khỏi ổ lấy điện khi thay bóng đèn. C. Làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế 50 V nhưng tay chân không được lau khô. D. Sử dụng dây dẫn không có vỏ bọc cách điện. Câu 6: Từ trường không tồn tại quanh các vật nào sau đây ? A. Thanh nam châm. B. Trái Đất. C. Thanh sắt. D. Dây dẫn có dòng điện chạy qua. Câu 7: Những dụng cụ nào dưới đây không ứng dụng tác dụng từ của dòng điện ? A. Loa điện. B. Bóng đèn điện. C. Động cơ điện. D. Chuông điện. Câu 8: Các đường sức từ của một ống dây có dòng điện không đổi chạy qua nó có chiều A. từ cực Nam sang cực Bắc ở ngoài ống dây. B. từ cực Bắc sang cực Nam ở ngoài ống dây. C. từ cực Bắc sang cực Nam ở trong ống dây. D. từ cực Nam sang cực Bắc địa lý. PHẦN II. (2 điểm). Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau : 1) Trong đoạn mạch mắc song song, cường độ dòng điện qua mạch chính bằng các cường độ dòng điện qua các 2) Trên một biến trở có ghi (40  - 4 A). Điều này có nghĩa là : biến trở có lớn nhất là 40  và có thể chịu được cường độ dòng điện là 4 A. 3) Đơn vị của công suất là , có kí hiệu là - 1 -
  2. 4) Dòng điện có năng lượng vì nó có thể thực hiện và cung cấp PHẦN IV. (3 điểm). Một đoạn mạch điện gồm hai điện trở R1 = 6  và R2 = 4  mắc song song nhau. Đặt vào hai đầu một hiệu điện thế U = 12 V. Tính : 1) Điện trở tương đương của mạch ? 2) Cường độ dòng điện qua mạch chính và cường độ dòng điện qua các điện trở ? 3) Nhiệt lượng toả ra trên điện trở R2 trong thời gian 30 phút theo đơn vị Jun và calo ? Cần file Word thì các bạn liên hệ : 0913.540.971 Face book : Thầy Mỹ Lý. ĐỀ SỐ : [02]- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2006- 2007. MÔN: VẬT LÍ – KHỐI 9 – Thời gian làm bài : 45 phút. PHẦN I: (4 điểm). Hãy đọc hết các câu hỏi sau rồi khoanh tròn chữ đứng trước câu trả lời (A, hoặc B, hoặc C, hoặc D) mà em cho là đúng. Câu 1: Trên một biến trở có ghi ( 100  - 2,5 A). Số liệu này cho biết : A. Giá trị điện trở lớn nhất và cường độ dòng điện nhỏ nhất được phép qua biến trở. B. Giá trị điện trở nhỏ nhất và cường độ dòng điện lớn nhất được phép qua biến trở. C. Giá trị điện trở lớn nhất và cường độ dòng điện lớn nhất được phép qua biến trở. D. Giá trị điện trở nhỏ nhất và cường độ dòng điện nhỏ nhất được phép qua biến trở. Câu 2: Đơn vị nào dưới đây không phải đơn vị của điện năng ? A. Jun (J). B. Oát (W). C. Kilô-oát giờ (kWh). D. Số đếm của công tơ điện. Câu 3: Một đoạn mạch có điện trở R được mắc vào hiệu điện thế U, dòng điện chạy qua R có cường độ I. Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính công suất tiêu thụ điện P của mạch ? 2 U U A. P = U.I. B. P = . C. P = I2.R. D. P = . R I Câu 4: Định luật Jun- Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành A. cơ năng. B. hoá năng. C. nhiệt năng. D. năng lượng ánh sáng. Câu 5: Một bóng đèn, trên đó có ghi (40 V – 80 W) được sử dụng đúng với hiệu điện thế định mức. Điện năng mà đèn tiêu thụ trong 1 giờ là A. 288 000 J. B. 3200 J. C. 0,8 kWh. D. 882 000 J. Câu 6: Chọn câu có nội dung sai trong các câu sau ? A. Để xác định chiều đường sức từ đối với từ trường của dòng điện qua ống dây, ta dùng nam châm thử. B. Ống dây có dòng điện chạy qua cũng có hai cực như một thanh nam châm. C. Khi đưa thanh nhôm lại gần hai đầu ống dây có dòng điện chạy qua, thanh nhôm bị hút. D. Đầu của ống dây mà các đường sức từ đi ra gọi là cực Bắc, còn đầu kia gọi là cực Nam. Câu 7: Ống dây có dòng điện chạy qua tương đương với A. chiếc nam châm hình chữ U. B. một thanh nam châm thẳng. C. kim nam châm thử. D. một lõi sắt non. Câu 8: Quy tắc bàn tay trái dùng để xác định A. chiều dòng điện. B. chiều đường sức từ. C. chiều quay của nam châm. D. chiều của lực điện từ. - 2 -
  3. PHẦN II. (2 điểm). Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau : 1) Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng giữa hai đầu mỗi 2) Biến trở là điện trở có thể và có thể được sử dụng để điều chỉnh trong mạch. 3) Dây dẫn có dòng điện chạy qua và không song song với đường sức từ thì chịu tác dụng của 4) Khi động cơ điện một chiều hoạt động, có sự chuyển hoá từ thành PHẦN III. (4 điểm). Giải các bài toán sau : Bài 2: (1,5 điểm). Một đoạn mạch điện gồm ba điện trở R1 = 4  , R2 = 6  và R3 = 10  được mắc nối tiếp nhau. Đặt vào hai đầu mạch một hiệu điện thế không đổi U = 12 V. 1) Tính điện trở tương đương của mạch ? 2) Tính hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở ? 2 Bài 3: (1,5 điểm). Một dây dẫn bằng đồng có tiết diện đều 0,1 mm và điện trở 10  . 1) Phải đặt vào hai đầu dây một hiệu điện thế bao nhiêu để cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn bằng 2 A ? 2) Biết dây dẫn có chiều dài 58,8 m. Hãy tính điện trở suất của đồng ? Cần file Word thì các bạn liên hệ : 0913.540.971 Face book : Thầy Mỹ Lý. ĐỀ SỐ : [03]- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ – Phòng giáo dục quận Ninh Kiều. ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2007- 2008. MÔN: VẬT LÍ – KHỐI 9 – Thời gian làm bài : 60 phút , 40 câu trắc nghiệm- Mã đề : A. Câu 1: Hệ thức của định luật Ôm : U U R A. R . B. U = I.R. C. I . D. I . I R U Câu 2: Đơn vị đo điện trở là A. Ampe (A). B. Vôn (V). C. Jun (J). D. Ôm (  ). Câu 3: Khi hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu dây dẫn tăng lên 3 lần, thì cường độ dòng điện qua dây dẫn : A. giảm 3 lần. B. tăng 3 lần. C. không thay đổi. D. không xác định được. Câu 4: Có thể xác định điện trở của dây dẫn bằng các dụng cụ nào sau đây ? A. Ampe kế. B. Công tơ điện. C. Vôn kế. D. Ampe kế và Vôn kế. Câu 5: Cường độ dòng điện qua một dây dẫn là 0,2 (A), khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6 (V). Nếu cường độ dòng điện tăng thêm 0,1 (A) thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là A. 9 V. B. 3 V. C. 15 V. D. 12 V. Câu 6: Khi mắc điện trở R = 12  vào hiệu điện thế U = 6 V, thì cường độ dòng điện qua nó là A. 1 A. B. 1,5 A. C. 2 A. D. 0,5 A. Câu 7: Công thức nào sau đây được áp dụng cho đoạn mạch có hai điện trở mắc nối tiếp ? - 3 -
  4. 111 A. I = I1 = I2. B. U = U1 = U2. C. . D. I = I1 + I2. RRR 12 Câu 8: Trong đoạn mạch có hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp. Gọi U1, U2 lần lượt là hiệu điện thế của mỗi điện trở. Hệ thức nào sau đây đúng ? UI UR UI UR A. 11 . B. 11 . C. 12 . D. 12 . UI UR UI UR 22 22 21 21 RR Câu 9: Hai điện trở R1, R2 với 12 mắc nối tiếp giữa hai điểm có hiệu điện thế U : A. Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở đều bằng nhau. B. Cường độ dòng điện qua mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện qua mỗi điện trở. C. Điện trở tương đương nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần. D. Điện trở tương đương của đoạn mạch bằng tổng các điện trở thành phần. Câu 10: Hai điện trở R1, R2 (với R2 = 3R1) mắc nối tiếp giữa hai điểm có hiệu điện thế U. Hiệu điện thế U2 ở hai đầu R2 được tính như sau : U U 1 A. U2 = U1. B. U2 = . C. U2 = 3U1. D. U2 = . 3 3 Câu 11: Hai điện trở R1 = 10  và R2 = 5  mắc nối tiếp. Điện trở tương đương của đoạn mạch là A. 50  . B. 2  . C. 15  . D. 3,3  . Câu 12: Điện trở của một dây dẫn nhất định ? A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây. B. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện qua dây. C. giảm khi cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm. D. không phụ thuộc hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây. Câu 13: Cho dòng điện chạy qua hai điện trở R1 và R2 được mắc nối tiếp nhau (R2 = 1,5R1). Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là 3 V, thì hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2 là A. 3 V. B. 4,5 V. C. 7,5 V. D. 2,0 V. Câu 14: Hai điện trở R1 = 4  và R2 = 6  mắc nối tiếp giữa hai điểm có hiệu điện thế U = 12 V. Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở là A. 3 A. B. 5 A. C. 2 A. D. 1,2 A. Câu 15: Hai điện trở R1 = 15  và R2 = 5  mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện qua R1 là 2 A. Hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch là A. 30 V. B. 40 V. C. 10 V. D. 50 V. Câu 16: Điện trở R1 = 10  mắc nối tiếp với điện trở R2. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch là U = 12 V. Hiệu điện thế ở hai đầu điện trở R1 là U1 = 8 V. Điện trở tương đương của đoạn mạch là A. 5  . B. 20  . C. 30  . D. 15  . Câu 17: Trong các công thức sau đây, công thức nào đúng với đoạn mạch song song ? A. I = I1 + I2. B. I = I1 = I2. C. U = U1 + U2. D. R = R1 + R2. Câu 18: Trong đoạn mạch song song : A. điện trở tương đương lớn hơn mỗi điện trở thành phần. B. điện trở tương đương nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần. C. điện trở tương đương bằng tổng điện trở thành phần. D. điện trở tương đương bằng với các điện trở thành phần. Câu 19: Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu đoạn mạch có các điện trở mắc song song (giá trị của các điện trở này khác nhau) A. Cường độ dòng điện qua các điện trở là như nhau. B. Hiệu điện thế ở hai đầu của mỗi điện trở đều bằng nhau. C. Hiệu điện thế ở hai đầu của mỗi điện trở khác nhau. D. Điện trở tương đương của mạch bằng tổng các điện trở thành phần. Câu 20: Trong mạch mắc song song : - 4 -
  5. A. hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch lớn hơn hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở. B. Cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với điện trở. C. Điện trở tương đương lớn hơn mỗi điện trở thành phần. D. Cường độ dòng điện tỉ lệ nghịch với điện trở. Câu 21: Điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở mắc song song được tính bằng công thức : 111 U U A. . B. R = R1 + R2. C. R = . D. R = . RRR I I 12 1 2 Câu 22: Một đoạn mạch gồm có hai điện trở mắc song song. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch là U, cường độ dòng điện qua R1 là 0,3 A và qua R2 là 1 A. Cường độ dòng điện qua mạch chính là : A. 1 A. B. 0,3 A. C. 1,3 A. D. 0,7 A. Câu 23: Hai điện trở R1 và R2 mắc song song giữa hai điểm có hiệu điện thế U. Hệ thức nào sau đây đúng ? IR IR 11 12 A. I1.I2 = R1.R2 B. . C. I1.R2 = I2.R1. D. . IR IR 22 21 Câu 24: Một dây dẫn có chiều dài l và điện trở R. Nếu cắt dây này làm 3 phần bằng nhau thì điện trở R’ của mỗi phần là : R A. R’ = 3R. B. R’ = R + 3. C. R’ = . D. R’ = R – 3. 3 Câu 25: Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 3  và R2 = 6  mắc song song. Điện trở tương đương của đoạn mạch là : A. 9  . B. 2  . C. 18  . D. 3  . Câu 26: Biến trở là dụng cụ để : A. điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. B. đổi chiều dòng điện trong mạch. C. tăng hoặc giảm hiệu điện thế trong mạch. D. đo cường độ dòng điện trong mạch. Câu 27: Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sau đây sẽ thay đổi theo : A. tiết diện dây dẫn của biến trở. B. điện trở suất của chất làm biến trở. C. chiều dài dây dẫn làm biến trở. D. nhiệt độ của biến trở. Câu 28: Trên một biến trở có ghi : 50  - 0,5 A. Số liệu này cho biết : A. giá trị điện trở lớn nhất và cường độ dòng điện nhỏ nhất được phép qua biến trở. B. giá trị điện trở nhỏ nhất và cường độ dòng điện lớn nhất được phép qua biến trở. C. giá trị điện trở nhỏ nhất và cường độ dòng điện nhỏ nhất được phép qua biến trở. D. giá trị điện trở lớn nhất và cường độ dòng điện lớn nhất được phép qua biến trở. Câu 29: Công thức dùng để xác định điện trở của một dây dẫn đồng chất, tiết diện đều là S l l S A. R = . B. R = . C. R = . D. R = . l S .S .l Câu 30: Một dây dẫn bằng đồng dài 100 m, tiết diện 2 mm2, điện trở suất của đồng là 1,7.10 – 8  m. Điện trở của dây là : A. 85  . B. 0,85  . C. 8,5  . D. 0,085  . Câu 31: Hai dây dẫn bằng nhôm có cùng tiết diện, có điện trở lần lượt là 5  và 10  . Dây thứ nhất dài 10 m, chiều dài của dây thứ hai là A. 15 m. B. 30 m. C. 20 m. D. 40 m. Câu 32: Điện năng được đo bằng : A. Ampe kế. B. Vôn kế. C. Đồng hồ đo điện năng. D. Công tơ điện. Câu 33: Đơn vị đo điện năng là : - 5 -
  6. A. Kilô oát (kW). B. Kilô vôn (kV). C. Kilô ôm (k  ). D. Kilô oát giờ (kWh). Câu 34: Số đếm công tơ điện ở gia đình cho biết : A. thời gian sử dụng điện của gia đình. B. điện năng của gia đình đã sử dụng. C. công suất tiêu thụ điện của gia đình. D. số lượng dụng cụ điện trong gia đình đã sử dụng. Câu 35: Công của dòng điện được tính bằng công thức : P A. A = I.R.t B. A = U.I.t C. A = I.R2.t D. A = . t Câu 36: Công suất điện cho biết : A. năng lượng của dòng điện. B. khả năng thực hiện công của dòng điện. C. mức độ mạnh, yếu của dòng điện. D. lượng điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ trong một đơn vị thời gian. Câu 37: Công thức dùng để xác định công suất là : U A. P = I.R B. P = U.I C. P = I.R2 D. . I Câu 38: Hai điện trở R1 và R2 được mắc song song vào hiệu điện thế không đổi (R1 = 2R2 ). Công suất P1 ; P2 của R1 ; R2 có mối quan hệ là : A. P1 = P2. B. P2 = 2P1. C. P1 = 2P2. D. P1 = 4P2. Câu 39: Trên bóng đèn có ghi (6V – 3W), khi đèn sáng bình thường thì cường độ dòng điện qua đèn là A. 1,5 A. B. 2,0 A. C. 3,0 A. D. 0,5 A. Câu 40: Trên bóng đèn có ghi (220 V – 100 W), đèn sáng bình thường trong thời gian 20 phút. Điện năng tiêu thụ của đèn là A. 120000 J. B. 1200 J. C. 120 J. D. 12000 J. HẾT Cần file Word thì các bạn liên hệ : 0913.540.971 Face book : Thầy Mỹ Lý. ĐỀ SỐ : [04]- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2013- 2014 – Mã đề : 851. MÔN: VẬT LÍ – KHỐI 9 – Thời gian làm bài : 45 phút. PHẦN I. (6 điểm). Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái (A, hoặc B, hoặc C, hoặc D) trước câu trả lời đúng. Câu 1: Theo quy tắc bàn tay trái để tìm chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa A. hướng theo chiều của đường sức từ. B. hướng theo chiều của lực từ. C. hướng theo chiều của dòng điện. D. không hướng theo chiều nào trong ba hướng trên. Câu 2: Quy tắc nắm tay phải dùng để xác định A. kích thước của ống dây có dòng điện chạy qua. B. cường độ dòng điện chạy qua ống dây. C. chiều của đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua. D. chiều của lực điện từ tác dụng lên đoạn dây mang dòng điện đặt trong từ trường. - 6 -
  7. Câu 3: Một đoạn mạch điện gồm ba điện trở R1 = 20  , R2 = 30  và R3 = 50  mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu mạch một hiệu điện thế không đổi U = 10 V. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R3 có giá trị là A. 5 V. B. 20 V. C. 12 V. D. 25 V. Câu 4: Cách sử dụng nào sau đây không tiết kiệm điện năng ? A. Tắt điện khi đi ra khỏi phòng. B. Sử dụng đèn compac thay thế đèn dây tóc. C. Đun nấu bằng bếp điện. D. Không sử dụng quạt điện khi trời mát. Câu 5: Phát biểu nào sau đây về định luật Ôm cho một đoạn mạch là đúng ? A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây dẫn. B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn. C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây dẫn. D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và không phụ thuộc vào điện trở của dây dẫn. Câu 6: Vôn kế được sử dụng để đo A. hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch. B. cường độ dòng điện qua mạch và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch. C. cường độ dòng điện qua mạch. D. công suất tiêu thụ điện. Câu 7: Chọn câu có nội dung sai trong các câu sau ? A. Trong động cơ điện một chiều, bộ phận đứng yên gọi là Stato. B. Trong động cơ điện một chiều, bộ phận quay gọi là Rô-to. C. Từ phổ là hình ảnh cụ thế về các đường sức từ. D. Đối với từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua, đầu có các đường sức từ đi vào gọi là cực Bắc. Câu 8: Điều nào sau đây đúng khi nói về biến trở ? A. Biến trở là dụng cụ dùng để điều chỉnh chiều dòng điện trong mạch. B. Biến trở là dụng cụ dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. C. Biến trở là dụng cụ dùng để điều chỉnh hiệu điện thế. D. Biến trở là dụng cụ dùng để điều chỉnh chiều dài của dây dẫn. Câu 9: Dòng điện có cường độ 0,3 A chạy qua một điện trở 200  trong thời gian 10 phút thì nhiệt lượng toả ra trên điện trở này có giá trị là : A. 18000 J. B. 10800 J. C. 1800 J. D. 1080 J. Câu 10: Một bóng đèn có hiệu điện thế định mức 220 V được mắc vào hiệu điện thế một chiều 110 V. Bóng đèn này sẽ sáng A. yếu hơn mức bình thường. B. không ổn định. C. mạnh hơn mức bình thường. D. bình thường. Câu 11: Có thể dùng dụng cụ nào sau đây để nhận biết có từ trường ? A. Lực kế. B. Vôn kế. C. Ampe kế. D. Kim nam châm. Câu 12: Trên thanh nam châm thẳng, nơi hút các mạt sắt mạnh nhất là : A. ở phần giữa của thanh. B. mọi chỗ trên thanh nam châm đều hút mạnh như nhau. C. chỉ ở cực Bắc của thanh nam châm. D. ở hai đầu của thanh nam châm. PHẦN II. (4 điểm). Giải các bài toán sau : Bài 1: (2 điểm). Một cuộn dây dẫn bằng nikêlin có chiều dài 2,5 m, tiết diện 0,1 mm2 và có – 6 điện trở suất 0,4.10  m. - 7 -
  8. 1) Tính điện trở R1 của cuộn dây ? 2) Mắc cuộn dây trên song song với một điện trở R2 = 30  . Đặt vào hai đầu đoạn mạch song song này một hiệu điện thế không đổi 6 V. Tính điện trở tương đương của mạch và công suất tiêu thụ điện trên cuộn dây ? Bài 2: (2 điểm). Một bóng đèn dây tóc có ghi (220 V – 75 W) được thắp sáng liên tục với hiệu điện thế không đổi 220 V trong thời gian 4 giờ. 1) Cho biết ý nghĩa của các số ghi trên bóng đèn ? 2) Tính điện năng mà bóng đèn tiêu thụ trong 4 giờ theo đơn vị Jun và kWh ? 3) Tính cường độ dòng điện chạy qua đèn trong thời gian trên ? Cần file Word thì các bạn liên hệ : 0913.540.971 Face book : Thầy Mỹ Lý. ĐỀ SỐ : [05]- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ - Phòng giáo dục Quận Bình Thuỷ. ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2009- 2010. MÔN: VẬT LÍ – KHỐI 9 – Thời gian làm bài : 45 phút. PHẦN I. (6 điểm). Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái (A, hoặc B, hoặc C, hoặc D) trước câu trả lời đúng. Câu 1: Trên thanh nam châm, nơi hút các mạt sắt mạnh nhất là A. ở phần giữa của thanh. B. chỉ có từ cực Bắc. C. ở cả hai từ cực. D. mọi chỗ trên thanh nam châm đều hút mạnh như nhau. Câu 2: Từ trường không tồn tại xung quanh A. Trái Đất. B. nam châm. C. điện tích đứng yên. D. dòng điện. Câu 3: Chọn câu có nội dung sai trong các câu sau ? A. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ. B. Trong động cơ điện một chiều, bộ phận đứng yên gọi là Stato. C. Trong động cơ điện kĩ thuật, bộ phận tạo ra từ trường là nam châm điện. D. Đối với từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua, đầu có các đường sức từ đi vào gọi là cực Bắc. Câu 4: Công suất điện cho biết A. năng lượng của dòng điện. B. lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian. C. khả năng thực hiện công của dòng điện. D. mức độ mạnh yếu của dòng điện. Câu 5: Trên một bàn là điện có ghi (220 V – 1100 W). Khi bàn là này hoạt động bình thường, điện trở của nó là A. 0,2  . B. 44  . C. 5  . D. 55  . Câu 6: Cần phải sử dụng tiết kiệm điện vì A. dùng nhiều điện ở gia đình sẽ gây ô nhiễm môi trường. B. dùng nhiều điện dễ gây tai nạn nguy hiểm đến tính mạng con người. C. giảm bớt được chi phí cho gia đình và dành nhiều điện năng cho sản xuất. D. càng dùng nhiều điện thì tốn hao vô ích càng lớn và càng tốn kém cho gia đình và xã hội. Câu 7: Quy tắc nắm tay phải dùng để xác định chiều đường sức từ của A. nam châm hình chữ U. B. một dây dẫn hình dạng bất kỳ có dòng điện chạy qua. - 8 -
  9. C. nam châm thẳng. D. ống dây có dòng điện chạy qua. Câu 8: Khi đặt hiệu điện thế 4,5 V vào hai đầu một đoạn dây dẫn thì dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ 0,3 A. Nếu tăng hiệu điện thế này thêm 3 V thì dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ là A. 0,5 A. B. 0,6 A. C. 0,9 A. D. 0,2 A. Câu 9: Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây ? A. Khối lượng của dây. B. vật liệu làm dây. C. Tiết diện của dây. D. Chiều dài dây dẫn. Câu 10: Đặt một kim nam châm gần một dây dẫn có dòng điện chạy qua, kim nam châm bị lệch là do từ trường của dòng điện đã tác dụng lên kim nam châm A. lực hút. B. lực đẩy. C. trọng lực. D. lực từ. Câu 11: Một bóng đèn có ghi (220 V – 75 W) được mắc vào hiệu điện thế không đổi 110 V thì đèn sáng A. bình thường. B. yếu hơn bình thường. C. mạnh hơn bình thường. D. không ổn định. Câu 12: Một mạch điện gồm hai điện trở R1 = 5  và R2 = 10  mắc song song nhau. Cường độ dòng điện qua điện trở R2 có giá trị là 2 A. Cường độ dòng điện qua mạch chính là A. 6 A. B. 10 A. C. 8 A. D. 4 A. II – TỰ LUẬN (4 điểm) : Giải các bài toán sau : Bài 1: Một cuộn dây dẫn làm bằng nikêlin có chiều dài 2,5 m, tiết diện 0,1 mm2 và có điện trở – 6 suất 0,4.10  m. 1) Tính điện trở R1 của cuộn dây ? 2) Mắc cuộn dây nối tiếp với một điện trở R2 = 20  . Đặt vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp này một hiệu điện thế không đổi 6 V. Tính hiệu điện thế hai đầu cuộn dây và hai đầu điện trở R2 ? Bài 2: ( 2 điểm). Một hộ gia đình sử dụng một bóng đèn (220 V – 5 W) và bàn ủi (220 V – 1000 W). Trung bình mỗi ngày sử dụng bàn ủi 1 giờ, bóng đèn 5 giờ. Biết bóng đèn và bàn ủi hoạt động bình thường với hiệu điện thế bằng hiệu điện thế định mức. Tính tiền điện mà gia đình đó phải trả cho việc sử dụng hai thiết bị này trong một tháng (30 ngày), biết 1 kWh điện có giá 1000 đồng ? Cần file Word thì các bạn liên hệ : 0913.540.971 Face book : Thầy Mỹ Lý. ĐỀ SỐ : [06]- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ - Phòng giáo dục Quận Ninh Kiều. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2007- 2008. MÔN: VẬT LÍ – KHỐI 9 – Thời gian làm bài : 45 phút. [Gõ ngày : 30-08-2019]. PHẦN I. (6 điểm). Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái (A, hoặc B, hoặc C, hoặc D) trước câu trả lời đúng. Câu 1: Có thể xác định điện trở của một vật dẫn bằng dụng cụ nào sau đây ? A. Ampe kế. B. Ampe kế và vôn kế. C. Vôn kế. D. Công tơ điện. Câu 2: Hai điện trở R1 và R2 được mắc nối tiếp với nhau vào hiệu điện thế không đổi UAB. Khi đó, hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1 và U2. Hệ thức nào dưới đây là không đúng ? - 9 -
  10. A. RAB = R1 + R2. B. IAB = I1 + I2. UR 12 C. UAB = U1 + U2. D. . UR 21 Câu 3: Điều nào sau đây đúng khi nói về biến trở ? A. Biến trở là dụng cụ dùng để điều chỉnh chiều dòng điện trong mạch. B. Biến trở là dụng cụ dùng để điều chỉnh hiệu điện thế. C. Biến trở là dụng cụ dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. D. Biến trở là dụng cụ dùng để điều chỉnh chiều dài của dây dẫn. Câu 4: Khi quạt điện hoạt động, điện năng đã biến đổi thành A. quang năng. B. nhiệt năng. C. cơ năng. D. cơ năng và nhiệt năng. Câu 5: Một dòng điện có cường độ 0,002 A chạy qua điện trở R = 3000  trong thời gian 600 s. Nhiệt lượng toả ra trên R trong thời gian này là A. 7,2 J. B. 60 J. C. 120 J. D. 3600 J. Câu 6: Trên một bóng đèn có ghi (6 V – 3 W). Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện qua đèn có cường độ là A. 0,5 A. B. 1,5 A. C. 2,0 A. D. 18,0 A. Câu 7: Dụng cụ nào sau đây dùng để bảo vệ mạch điện khi sử dụng ? A. Ampe kế. B. Vôn kế. C. Cầu chì. D. Công tắc. Câu 8: Lõi sắt non trong nam châm điện có tác dụng làm cho nam châm điện : A. có từ trường mạnh hơn. B. chắc chắn hơn. C. được nhiễm từ lâu hơn. D. chắc chắn hơn và sử dụng lâu hơn. Câu 9: Trường hợp nào dưới đây có từ trường ? A. Xung quanh thanh sắt. B. Xung quanh nam châm. C. Xung quanh viên pin. D. Xung quanh vật nhiễm điện. Câu 10: Chiều của lực điện từ tác dụng lên một dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường có đặc điểm : A. phụ thuộc vào chiều đường sức từ và không phụ thuộc vào chiều dòng điện. B. phụ thuộc vào chiều dòng điện và không phụ thuộc vào chiều đường sức từ. C. phụ thuộc cả chiều dòng điện và chiều đường sức từ. D. không phụ thuộc vào cả chiều dòng điện và chiều đường sức từ. Câu 11: Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng nào dưới đây ? A. Sự nhiễm từ của sắt thép. B. Tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. C. Khả năng giữ được từ tính lâu dài của thép. D. Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. Câu 12: Ba điện trở giống nhau được mắc nối tiếp vào một hiệu điện thế không đổi. Nếu chuyển sang mắc song song ba điện trở và vẫn nối vào hiệu điện thế không đổi này thì cường độ dòng điện trong mạch chính : A. giảm 3 lần. B. tăng 9 lần. C. giảm 9 lần. D. tăng 3 lần. PHẦN II : (4 điểm). Giải các bài toán sau. Bài 1: (2,5 điểm). Một đoạn mạch điện gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song như hình R1 vẽ. Đặt vào hai đầu A, B của mạch điện một A B hiệu điện thế không đổi là 12 V. Biết R1 = 10  . 1) Ampe kế chỉ 2 A. Tính cường độ dòng điện qua các điện trở R1 , R2 và giá trị điện trở R2 R2 ? - 10 -
  11. 2) Thay Ampe kế bằng điện trở R3 thì dòng điện qua điện trở R2 có cường độ 0,32 A. Tính giá trị của điện trở R3 ? Bài 2: (1,5 điểm). Hai bóng đèn dây tóc có ghi (220 V – 40 W) và (220 V – 100 W). Biết rằng dây tóc của chúng có tiết diện như nhau và được làm từ cùng một loại vật liệu. Hỏi đèn nào có dây tóc dài hơn và dài hơn bao nhiêu lần ? HẾT Cần file Word thì các bạn liên hệ : 0913.540.971 Face book : Thầy Mỹ Lý. ĐỀ SỐ : [07]- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ - Phòng giáo dục Quận Ninh Kiều. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2008- 2009. MÔN: VẬT LÍ – KHỐI 9 – Thời gian làm bài : 45 phút. [ Gõ ngày : 31-08-2019]. PHẦN I. (3 điểm). Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái (A, hoặc B, hoặc C, hoặc D) trước câu trả lời đúng. Câu 1: Khi hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu dây dẫn tăng lên 3 lần thì cường độ dòng điện qua dây dẫn thay đổi thế nào ? A. Không thay đổi. B. Giảm 3 lần. C. Tăng 3 lần. D. Không thể xác định được. Câu 2: Đặt vào hai đầu một dây dẫn cố định hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua dây là U I. Ta có thương số : I A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U. B. không đổi. C. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện I. D. tăng khi U tăng. Câu 3: Nếu cắt một dây dẫn làm hai phần có chiều dài bằng nhau và mắc song song hai phần này lại với nhau thì điện trở tương đương của mạch : A. gấp 4 lần điện trở ban đầu. B. gấp 2 lần điện trở ban đầu. C. nhỏ hơn 4 lần so với điện trở ban đầu. D. nhỏ hơn 2 lần so với điện trở ban đầu. Câu 4: Trong đoạn mạch song song : A. điện trở tương đương lớn hơn mỗi điện trở thành phần. B. điện trở tương đương nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần. C. điện trở tương đương bằng tổng các điện trở thành phần. D. điện trở tương đương bằng với mỗi điện trở thành phần. Câu 5: Đơn vị đo điện năng là : A. kW. B. kV. C. k  . D. kWh. Câu 6: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào không phải là đơn vị của công suất? A. J/s. B. Wh. C. V.A. D. kW. Câu 7: Hệ thức định luật Ôm là hệ thức nào dưới đây ? U U R A. U = I.R. B. I = . C. R = . D. I = . R I U - 11 -
  12. Câu 8: Điện trở dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài l , tiết diện S và điện trở suất được biểu thị bằng công thức : S S l l A. R = . B. R = l . . C. R = . D. R = . l .S S Câu 9: Để khảo sát sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn, ta chọn các dây dẫn có đặc điểm là : A. cùng chiều dài. B. cùng tiết diện. C. cùng vật liệu, cùng chiều dài. D. cùng chiều dài, cùng tiết diện. Câu 10: Để đo điện trở của một dây dẫn ta có thể dùng các dụng cụ đo : A. Ampe kế. B. Vôn kế. C. Công tơ điện. D. Ampe kế và vôn kế. Câu 11: Trên một bóng đèn có ghi : 6 V – 3 W. Khi đèn sáng bình thường thì công suất tiêu thụ của đèn là : A. 6 W. B. 3 W. C. 9 W. D. 18 W. Câu 12: Khi kéo con chạy biến trở về phía M thì độ sáng của đèn : A. tăng. B. giảm. C. không thay đổi. D. lúc tăng, lúc giảm. C Đ A B M N PHẦN II. (2 điểm). Chọn từ hay cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau : 1) Biến trở là có thể thay đổi trị số và có thể được sử dụng để cường độ dòng điện trong mạch. 2) Số Oát ghi trên một dụng cụ điện cho biết của dụng cụ đó. Nếu dụng cụ làm việc ở hiệu điện thế đúng bằng thì công suất tiêu thụ điện đúng bằng công suất định mức. 3) Điện trở suất của vật liệu càng nhỏ thì vật liệu đó dẫn điện càng (hay vật liệu đó cản điện càng ). 4) Trong đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song thì : - Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở với giá trị mỗi điện trở. - Nghịch đảo của điện trở tương đương bằng của các điện trở thành phần. PHẦN III. ( 5 điểm). Giải các bài toán sau : Bài 1: (2,5 điểm). Cho một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 6  , R2 = 12  mắc song song vào hai điểm có hiệu điện thế 6 V. a) Vẽ sơ đồ mạch điện. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch ? b) Tính cường độ dòng điện qua các mạch rẽ và cường độ dòng điện ở mạch chính ? Bài 2: (2,5 điểm). Một dây dẫn bằng Nikêlin có đường kính tiết diện là 0,2 mm có điện trở là – 6 80  , điện trở suất của Nikêlin là 0,40.10  m. - 12 -
  13. a) Tính chiều dài của dây ? b) Mắc dây dẫn nói trên vào nguồn điện 220 V trong thời gian 30 phút. Tính : - Công suất tiêu thụ của dây dẫn ? - Điện năng tiêu thụ của dây dẫn trong thời gian nói trên theo đơn vị (J) và (kWh) ? HẾT Cần file Word thì các bạn liên hệ : 0913.540.971 Face book : Thầy Mỹ Lý. ĐỀ SỐ : [08]- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ - Phòng giáo dục Quận Ninh Kiều. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2008- 2009. MÔN: VẬT LÍ – KHỐI 9 – Thời gian làm bài : 45 phút. [ Gõ ngày : 31-08-2019]. PHẦN I. (3 điểm). Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái (A, hoặc B, hoặc C, hoặc D) trước câu trả lời mà em cho là đúng. Câu 1: Ampe kế được sử dụng để đo : A. cường độ dòng điện qua mạch. B. hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch. C. cường độ dòng điện và hiệu điện thế. D. công suất tiêu thụ điện. Câu 2: Trong đoạn mạch gồm hai điện trở khác nhau mắc nối tiếp, phát biểu nào sau đây có nội dung đúng ? A. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở đều bằng nhau. B. Điện trở tương đương của mạch nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần. C. Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở là như nhau. D. Nghịch đảo điện trở tương đương bằng tổng các giá trị điện trở thành phần. Câu 3: Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết : A. thời gian sử dụng điện của gia đình. B. công suất điện mà gia đình sử dụng. C. số dụng cụ và thiết bị điện đang được sử dụng. D. điện năng mà gia đình đã sử dụng. Câu 4: Những dụng cụ nào dưới đây không ứng dụng tác dụng từ của dòng điện ? A. Loa điện. B. Bóng đèn điện. C. Chuông điện. D. Động cơ điện. Câu 5: Một dây dẫn có điện trở R = 1000  được mắc vào hiệu điện thế không đổi 220 V. Nhiệt lượng toả ra trên R trong thời gian 30 phút là A. 87,12 kJ. B. 396 kJ. C. 14,52 kJ. D. 6,6 kJ. Câu 6: Hai dây dẫn đều làm bằng đồng và có cùng tiết diện. Dây thứ nhất có chiều dài 1,5 m, điện trở 0,2  . Dây thứ hai có chiều dài 4,5 m, điện trở của dây thứ hai là A. 0,4  . B. 1,0  . C. 0,6  . D. 0,8  . Câu 7: Một đoạn mạch điện gồm ba điện trở R1 = 20  , R2 = 30  và R3 = 50  mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu mạch một hiệu điện thế không đổi U = 10 V. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R3 có giá trị là : A. 20 V. B. 5 V. C. 12 V. D. 25 V. Câu 8: Theo quy tắc bàn tay trái để tìm chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa - 13 -
  14. A. hướng theo chiều của dòng điện. B. hướng theo chiều của lực điện từ. C. hướng theo chiều của đường sức từ. D. không hướng theo chiều nào trong ba hướng trên. Câu 9: Ống dây có dòng điện chạy qua tương đương với A. chiếc nam châm hình chữ U. B. một nam châm thẳng. C. kim nam châm thử. D. một lõi sắt non. Câu 10: Một bếp điện được mắc vào hiệu điện thế không đổi U. Nếu cắt ngắn chiều dài dây điện trở của bếp đi một nửa và hiệu điện thế đặt vào bếp vẫn là U, nhiệt lượng do bếp toả ra trong 1 giây (so với khi chưa cắt ngắn dây) sẽ A. tăng gấp 4 lần. B. không thay đổi. C. giảm đi một nửa. D. tăng gấp đôi. Câu 11: Muốn cho một cái đinh thép trở thành một nam châm, ta phải : A. hơ đinh trên lửa. B. lấy búa đập mạnh vào đinh. C. dùng len cọ xát mạnh, nhiều lần vào đinh. D. chạm một đầu đinh vào một cực của nam châm. Câu 12: Một bóng đèn có hiệu điện thế định mức 220 V được mắc vào hiệu điện thế một chiều 180 V. Bóng đèn này sẽ sáng A. yếu hơn mức bình thường. B. bình thường. C. mạnh hơn mức bình thường. D. không ổn định. PHẦN II : (4 điểm). Giải các bài toán sau : Bài 1: (2 điểm). Trên một bóng đèn dây tóc có ghi (120 V – 60 W). 1) Cho biết ý nghĩa của các số trên ? 2) Mắc bóng đèn trên vào nguồn điện có hiệu điện thế không đổi 90 V. Tính cường độ dòng điện qua đèn và công suất tiêu thụ điện của đèn lúc này ? Bài 2: (2 điểm). Ba điện trở R1 = 4  , R2 = 6  và R3 = 12  được mắc song song vào giữa hai điểm A và B. Đặt vào A và B một hiệu điện thế không đổi. Khi đó, cường độ dòng điện qua điện trở R3 là 0,5 A. 1) Tính điện trở tương đương của mạch ? 2) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mạch và cường độ dòng điện qua các điện trở R1 và R2 ? HẾT Cần file Word thì các bạn liên hệ : 0913.540.971 Face book : Thầy Mỹ Lý. - 14 -