Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 2: Thực hành Tiếng Việt - Năm học 2022-2023

pptx 22 trang Hàn Vy 03/03/2023 3073
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 2: Thực hành Tiếng Việt - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_10_sach_ket_noi_tri_thuc_bai_2_thuc_ha.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 2: Thực hành Tiếng Việt - Năm học 2022-2023

  1. THỰC HÀNH
  2. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
  3. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Học sinh nhận diện được các lỗi dùng từ, lỗi trật tự từ trong câu và cách sửa lỗi - Học sinh phân biệt được lỗi dùng từ, lỗi trật tự từ trong câu với một số biện pháp tu từ thường được dùng trong các văn bản văn học - Học sinh biết cách tra từ điển để hiểu nghĩa của các từ, tránh được những lỗi sai khi dùng từ - Học sinh biết được các bối cảnh giao tiếp để từ đó biết dùng từ hợp lí, đặt câu hợp lí
  4. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoàn thành bảng sau:
  5. Lỗi dùng từ Tên lỗi Biểu hiện Cách sửa Lưu ý (nếu có) Lặp từ Một từ ngữ được dùng nhiều lần Bỏ từ ngữ bị lặp hoặc thay thế bằng Cần phân biệt lỗi dùng từ với trong một câu, một đoạn từ đồng nghĩa phép lặp trong liên kết câu và lặp tu từ (điệp ngữ Dùng từ không đúng Người viết không hiểu đúng nghĩa Cần thường xuyên sử dụng từ điển nghĩa từ ngữ mình dùng, nhất là các tiếng Việt, từ điển thuật ngữ thành ngữ, từ HV, thuật ngữ khoa chuyên ngành học Dùng từ không đúng Người viết chưa ý thức được Cần quan tâm đến hoàn cảnh giao phong cách, kiểu loại những ràng buộc của ngữ cảnh hay tiếp, nắm vững đặc điểm phong văn bản đặc thù của kiểu loại văn bản cách của kiểu, loại văn bản được sử dụng
  6. Lỗi trật từ và cách sửa Biểu hiện Cách sửa Lưu ý Cụm từ hoặc các từ trong câu không Cần nắm vững quy Cần phân biệt sắp xếp theo trình tự đúng với quy tắc ngữ pháp, hiểu với biện pháp tắc ngữ pháp được mục đích tu từ đảo ngữ giao tiếp
  7. 7 6 3 4 5 . 1 2
  8. Hãy tìm lỗi dùng từ trong các câu sau và đưa ra cách sửa lỗi thích hợp: a. Nhà thơ Cô-ba-y-a-si Ít-sa là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thơ hai-cư Nhật Bản. – Lỗi lặp từ, thừa một từ “nhà thơ”. => Cô-ba-y-a-si Ít-sa là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thơ hai-cư Nhật Bản.
  9. b. Đề tài, chủ đề, cảm hứng cũng như nội dung của các bài thơ hai-cư rất đa dạng, khác nhau. – Lỗi lặp từ đồng nghĩa. Đề tài, chủ đề, cảm hứng đều là các thuật ngữ được bao chứa trong “nội dung”, trong khi đó “đa dạng” và “khác nhau” là hai từ đồng nghĩa. => Đề tài, chủ đề, cảm hứng của các bài thơ hai-cư rất đa dạng. Nội dung của các bài thơ hai-cư rất đa dạng.
  10. c. Bài thơ “Thu hứng” là một trong những thi phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ. – Lỗi lặp từ đồng nghĩa. Bài thơ và thi phẩm là hai từ đồng nghĩa với nhau, trong trường hợp này chỉ nên dùng một từ. => “Thu hứng” là một trong những bài thơ/ thi phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ.
  11. d. Nhà thơ đã mượn trí tưởng tượng của mình để tái hiện bằng ngôn từ một khung cảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống. – Lỗi dùng từ không đúng nghĩa. Từ mượn ở đây là từ không phù hợp, vì mượn thường gắn liền với những gì vốn thuộc về người khác, trong khi đó “trí tưởng tượng” lại là thứ vốn thuộc về bản thân. => Nhà thơ đã dùng/ sử dụng trí tưởng tượng của mình để tái hiện bằng ngôn từ một khung cảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống.
  12. e. Được sinh ra trong một gia đình tri thức, từ nhỏ, nhà văn X đã là một cậu bé say mê đọc sách. – Lỗi dùng từ không đúng nghĩa: tri thức có nghĩa là “hiểu biết, kiến thức”, trong khi đó, để chỉ một thành phần xã hội, ta phải dùng từ trí thức, tức những người có trình độ học vấn cao, làm việc trong những lĩnh vực liên quan đến tư tưởng và khoa học. => Được sinh ra trong một gia đình trí thức, từ nhỏ, nhà văn X đã là một cậu bé say mê đọc sách.
  13. g. Bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử kết lại bằng hình ảnh của nhân vật trữ tình – người phụ nữ nhọc nhằn gánh thóc trên bãi cát trắng. – Lỗi dùng từ không đúng nghĩa. Cũng như câu trên, câu văn mắc lỗi dùng thuật ngữ chưa chính xác. Hình ảnh người phụ nữ gánh thóc kết lại bài Mùa xuân chín chỉ là đối tượng khơi dậy cảm xúc của nhân vật trữ tình vốn được khách thể hoá thành hình tượng “khách xa” trong khổ thơ này. => Bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử kết lại bằng hình ảnh người phụ nữ nhọc nhằn gánh thóc trên bãi cát trắng.
  14. h. Hình ảnh hoa triêu nhan vướng dây gàu khiến nhân vật trữ tình trong bài thơ của Chi-ô rất ư bất ngờ. – Lỗi dùng từ không đúng phong cách khi đem ngôn ngữ nói có tính chất suồng sã, chưa chuẩn mực vào trong văn viết. => Hình ảnh hoa triêu nhan vướng dây gàu khiến nhân vật trữ tình trong bài thơ của Chi-ô rất bất ngờ.
  15. Bài tập 2: Chia nhóm nhỏ và trả lời câu hỏi Trường hợp nào dưới đây được xem là mắc lỗi về trật tự từ? Hãy đưa ra cách sửa lỗi cho trường hợp ấy a. Một bộ phận độc giả đông đảo đã không cảm nhận được cái mới ngay trong thơ Hàn Mặc Tử. b. Là thể thơ ngắn nhất thế giới, hai-cư được xem như một “đặc sản” của văn chương Nhật Bản. c. Nói chung, người đọc thơ trữ tình cần quan tâm đến mạch sự kiện hơn là mạch cảm xúc của bài thơ. d. Rất nhiều hình ảnh đời thường xuất hiện trong thơ hai-cư Nhật Bản. e. Thơ Đường luật mặc dù chặt chẽ bố cục nhưng vẫn có những khoảng trống liên tưởng khơi gợi. g. Điều làm thích thú người đọc ở bài thơ này là cách độc đáo gieo vần. h. Trong bài thơ “Tiếng thu”, đóng vai trò quan trọng là các từ láy tượng thanh. i. Nhà thơ cho phép thơ lãng mạn giải phóng cảm xúc của mình một cách rất phóng khoáng Bài tập về nhà : bài số 3 và bài số 4
  16. VẬN DỤNG THỰC HÀNH TRÊN LỚP Nhận xét và sửa lỗi trong các tình huống dưới: Sáng lạn-> xán lạn Giác-> rác Xổng chuồng-> sổng chuồng
  17. Nhiệm vụ + Chuẩn bị một cuốn sổ tay, kẻ vào sổ khung + Tra từ điển và ghi lại nghĩa của một số từ mà chưa hiểu rõ (Ngoài ra, trong quá trình đọc sách, giao tiếp nếu bắt gặp từ nào ấn tượng em hãy ghi tiếp vào bảng) Lập bảng thống kê các từ mà em còn chưa rõ nghĩa Ttt Từ Nghĩa 1 2 3 4
  18. Bài thơ “Tiếng Việt” của Lưu Quang Vũ:
  19. Một số thực trạng về ngôn ngữ “teen” hiện nay:
  20. Vài câu nói của Bác: