Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 3: Chữ bầu lên nhà thơ - Năm học 2022-2023

pptx 26 trang Hàn Vy 03/03/2023 11921
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 3: Chữ bầu lên nhà thơ - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_10_sach_ket_noi_tri_thuc_bai_3_chu_bau.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 3: Chữ bầu lên nhà thơ - Năm học 2022-2023

  1. Chữ bầu lên nhà thơ (trích) Lê Đạt
  2. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Học sinh nhận biết được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản nghị luận bàn về một vấn đề văn học. Học sinh phân tích được quan niệm độc đáo của nhà thơ Lê Đạt về yếu tố then chốt trong sáng tạo thơ, cũng là yếu tố làm nên khuôn mặt riêng biệt của thơ so với các loại hình sáng tác ngôn từ khác. Học sinh có được nhận thức đầy đủ hơn về lao động thơ và về nhà thơ
  3. 2. Về kỹ năng  Học sinh vận dụng năng lực ngôn ngữ và cảm thụ văn học để đọc hiểu văn bản nghị luận  Học sinh vận dụng năng lực viết để thực hành viết đoạn văn kết nối đọc 3. Về phẩm chất Có tình yêu đối với thơ ca và những giá trị thẩm mĩ trong đời sống
  4. KHỞI ĐỘNG Trò chơi: AI NHANH HƠN Nội dung trò chơi: GV đưa ra 2 ngữ liệu thể hiện các quan niệm khác nhau về nhà thơ. Nhiệm vụ của học sinh là nhận diện được nội dung của các quan niệm đó, bước đầu đưa ra nhận xét về điểm giống và khác nhau trong hai quan niệm. Cuối cùng giáo viên đặt câu hỏi phát vấn
  5. Quan niệm 1 Quan niệm 2 Là thi sĩ nghĩa là ru Là thi sĩ nghĩa là hồn cao với gió khiết Mơ theo trăng và vơ Chí kiên cường sứ mệnh vẩn cùng mây cao siêu Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây Ca tự do, tiến bộ với tình Hay chia sẻ bởi muôn yêu tình yêu mến Yêu nhân loại, hòa bình, (“Cảm xúc”, Xuân công lí. Diệu) (Là thi sĩ, Sóng Hồng)
  6. Quan niệm 1 Quan niệm 2 -> Xuân Diệu định -> Sóng Hồng quan niệm nghĩa về thi sĩ: là người nhà thơ và thơ ca nói có nguồn cảm xúc dạt dào, có sự nhạy cảm, chung phải có sứ mệnh tinh tế, hòa nhập với phản ánh những vấn đề thiên nhiên, cuộc sống. của hiện thực đời sống, Tâm hồn nhà thơ giống của cách mạng, ngợi ca như dây đàn, sẵn sàng rung lên rung lên những giá trị nhân văn, những thanh âm trong tiến bộ của loài người. trẻo trước những vẻ đẹp của cuộc sống. Hai quan niệm trên đều khẳng định vai trò, sứ mệnh của thi sĩ và thơ ca nói chung. Tuy nhiên mỗi quan niệm lại thể hiện một cách nhìn khác nhau về sứ mệnh của nhà thơ.
  7. Em đồng tình với quan niệm nào trong hai quan niệm trên? Vì sao? Theo em, nhà thơ phải là người như thế nào?
  8. ĐỌC VĂN BẢN KHÁM PHÁ VĂN BẢN
  9. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả a. Tiểu sử, sự nghiệp  Tên thật là Đào Công Đạt, (10/09/1929 –21/04/2008)  Quê ở Bắc Giang nhưng sinh ra tại Yên Bái  Là một trong những nhân vật trụ cột của phong trào Nhân văn giai phẩm.  Năm 2007, ông được nhận Giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật.  Tác phẩm chính: Bài thơ trên ghế đá (thơ, in chung với Vĩnh Mai, 1958), Cửa hàng Lê Đạt (trường ca, 1959, Bóng chữ (thơ, 1994)  Ông mất ngày 21/04/2008 tại Hà Nội.
  10. b. Phong cách sáng tác Về thơ, Lê Đạt tự nhận mình là phu chữ, vì thơ ông viết rất kỹ tính, cẩn thận từng câu chữ, chọn lọc, suy nghĩ và dằn vặt rất nhiều.
  11. 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ  Văn bản được in lần đầu trên báo Văn nghệ, số 34, năm 1994  Tiểu luận thể hiện rõ quan niệm của Lê Đạt về nghề thơ, giúp soi sáng phần nào hướng tìm tòi độc đáo trong thơ ông.
  12. b. Bố cục Đoạn 1 Đoạn 2 Đoạn 3 Những ý kiến Đối thoại với Luận về sự được nhà thơ những quan niệm thống nhất phát biểu ở mà tác giả không mà khác biệt các diễn đàn đồng tình trên vấn giữa các con khác nhau, đề lao động thơ và đường thơ và xoay quanh nhận diện tầm vóc thước đo một đặc thù của nhà thơ qua cách nhà thơ chân lao động thơ, nhà thơ tìm phiếu chính. của ngôn từ ủng hộ từ “cử chi trong thơ. chữ”
  13. II. Đọc hiểu văn bản 1. Những ý kiến được nhà thơ phát biểu ở các diễn đàn khác nhau, xoay quanh đặc thù của lao động thơ, của ngôn từ trong thơ.
  14. Ý cốt lõi trong quan niệm thơ của Lê Đạt
  15. - Theo Lê Đạt, chữ là yếu tố chính để hình thành bài thơ, là vấn đề then chốt của việc làm thơ - Chữ trong thơ là loại ngôn ngữ đặc thù khác với ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ văn xuôi, không còn là phương tiện biểu đạt thông thường mà là một đối tượng tự dựng thành cõi riêng, thách thức khám phá
  16. II. Đọc hiểu văn bản 2. Đối thoại với những quan niệm mà tác giả không đồng tình trên vấn đề lao động thơ và nhận diện tầm vóc nhà thơ qua cách nhà thơ tìm phiếu ủng hộ từ “cử tri chữ” ❖ Tác giả đã tranh luận với hai quan niệm khá phổ biến: Thơ gắn liền với Thơ là vấn đề của những cảm xúc bộc những năng khiếu đặc phát, bốc đồng, làm biệt xa lạ với lao động thơ không cần cố lầm lũi và nỗ lực trau dồi gắng học vấn.
  17. Quan điểm, thái độ của tác giả: * Quan điểm của tác giả:  Những cơn bốc đồng thường ngắn ngủi.  Những câu thơ hay, kì ngộ là kết quả của thành tâm kiên trì chứ không phải may rủi  Làm thơ không phải là đánh quả. Không ai trúng số độc đắc suốt đời  Chỉ những nhà thơ chủ yếu sống bằng vốn trời cho mới dễ tàn lụi sớm khi chín sớm. *Thái độ của tác giả: - Ghét định kiến: Các nhà thơ VN thường chín sớm nên tàn lụi sớm - Ưa những nhà thơ lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổ bát mồ hôi lấy từng hạt chữ
  18. Các dẫn chứng tác giả đưa ra:  Tôn – xtoi đã chữa đi chữa lại nhiều lần cuốn tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình”  Phlo – be cân nhắc chữ trên cân tiểu li như người thầy thuốc Ông đưa những tấm gương nhà thơ: Lý Bạch, Xa – a – đi, Gớt, Ta – go làm minh chứng cho việc nhiều nhà thơ ở tuổi xế chiều vẫn lao động miệt mài và cho ra những mùa thơ
  19. - Nhận định “chữ bầu lên nhà thơ”:  Theo nhà thơ gốc Pháp, Gia – bét: không có chức nhà thơ suốt đời . Mỗi lần làm một bài thơ, nhà thơ phải ứng cử trong một cuộc bầu khắc nghiệt của cử tri chữ. “Chữ” là ngôn ngữ nghệ thuật in đậm dấu ấn sáng tác của nhà thơ và chữ trong thơ là loại ngôn ngữ đặc thù
  20. Theo tác giả, nhà thơ là một nghề nghiệp không dễ làm. Mỗi lần làm một bài thơ thì nhà thơ cần phải thông qua một cuộc bầu cử khắc nghiệt của chữ. Chữ trong thơ cũng không giống chữ trong văn chương, không thể chỉ hiểu theo nghĩa từ điển mà phải hiểu theo “ý tại ngôn ngoại”.
  21. 3. Luận về sự thống nhất mà khác biệt giữa các con đường thơ và thước đo một nhà thơ chân chính. Theo tác giả, con đường “Con đường thơ chính là thơ gồm nhiều con số phận của một nhà đường riêng rất khác thơ”: cách nói thể hiện nhau của từng người. sự liên kết, mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà thơ và Không có con đường tác phẩm của họ. chung cho tất cả Nhà thơ phải dùi mài, lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất làm phong phú cho tiếng mẹ đẻ.
  22. III.TỔNG KẾT VỀ NGHỆ THUẬT: VỀ NỘI DUNG: - Lời văn súc tích Tiểu luận thể hiện - Cách trình bày rõ quan niệm của luận điểm rõ ràng Lê Đạt về nghề - Lối viết độc đáo, thơ, giúp soi sáng vừa có tính trí tuệ phần nào hướng vừa giàu liên tìm tòi độc đáo tưởng trong thơ ông. - Câu văn có nhịp điệu, tạo sức cuốn hút
  23. Luyện tập: Viết kết nối đọc Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ)  nêu suy nghĩ về một nhận định mà em cảm thấy tâm đắc nhất trong văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” của Lê Đạt.
  24. Bài làm tham khảo: Trong văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ”, Lê Đạt đã đưa ra quan niệm: “Con đường thơ chính là số phận của một nhà thơ”. Thật vậy! Một người nghệ sĩ chân chính được đánh giá không phải bởi những danh xưng mà người đời đặt cho họ mà bởi chính những con chữ họ tạo ra trên hành trình “cày cuốc trên cánh đồng giấy”. Con đường thơ gồm rất nhiều con đường riêng khác nhau và số phận của một nhà thơ chỉ có thể tồn tại khi họ đi trên con đường của riêng mình. Để tạo được cái riêng ấy, nhà thơ phải lao động, phải suy nghĩ, phải băn khoăn trăn trở cùng những con chữ, dồn nén tâm huyết, tình cảm của mình trong từng con chữ. Như vậy, những bài thơ được tạo ra mới có sức gợi cảm, mới khơi được ở bạn đọc sự đồng cảm và để lại những dấu ấn phong cách riêng. Một nhà thơ có tồn tại lâu bền trong độc giả hay không phụ thuộc vào tinh thần trách nhiệm, ý chí người nghệ sĩ trên con đường thơ của mình.
  25. VẬN DỤNG Học sinh tìm hiểu về một số nhà thơ và tác phẩm tiêu biểu. Học sinh tập làm nhà thơ, sáng tác theo chủ đề: mái trường, quê hương, gia đình Từ đó nêu một số giải pháp để giữ gìn và phát huy giá trị của các tác phẩm văn học.
  26. Gợi ý một số cách để giữ gìn và phát huy giá trị của các tác phẩm văn học: Thường xuyên tổ chức các hoạt động tìm hiểu về nhà thơ, tác phẩm thơ Xây dựng thư viện thơ Hưởng ứng ngày đọc sách do nhà trường, Đoàn, Đội tổ chức nhằm tuyên truyền giá trị văn hóa đọc.