Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 3: Thực hành Tiếng Việt - Lỗi về liên kết và mạch lạc trong đoạn văn, văn bản: Dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa - Năm học 2022-2023

pptx 18 trang Hàn Vy 03/03/2023 6712
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 3: Thực hành Tiếng Việt - Lỗi về liên kết và mạch lạc trong đoạn văn, văn bản: Dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_10_sach_ket_noi_tri_thuc_bai_3_thuc_ha.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 3: Thực hành Tiếng Việt - Lỗi về liên kết và mạch lạc trong đoạn văn, văn bản: Dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa - Năm học 2022-2023

  1. TIẾT 5. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT LỖI VỀ LIÊN KẾT VÀ MẠCH LẠC TRONG ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH CHỈNH SỬA
  2. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
  3. Phép liên kết nào đượcPhép sử dụng thế để liên kết các câu trong đoạn văn sau? Đoạn 1: Rõ ràng Trống Choai của chúng ta đã hết tuổi bé bỏng thơ ngây. Chú chẳng còn phải quấn quýt quanh chân mẹ nữa rồi. (Hải Hồ)
  4. Phép liên kết nào đượcPhép sử dụng nối để liên kết các câu trong đoạn văn sau? Đoạn 2: Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác, đều dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên, ta phải khoan hồng đại độ, ta phải nhận rằng đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. (Hồ Chí Minh)
  5. Phép liên kết nào đượcPhép sử dụng lặp để liên kết các câu trong đoạn văn sau? Đoạn 3: Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! (Thép Mới)
  6. Phép liên kết nào đượcPhép sử dụngđồng để nghĩa, liên kết các câu trong đoạntrái văn nghĩa,sau? liên tưởng Đoạn 4: Người yếu đuối thường hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh (Nam Cao)
  7. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  8. K W L T Điều em đã biết Điều em muốn biết Điều em học được Điều em sẽ dạy lại các bạn
  9. LÍ THUYẾT 1. Yêu cầu để đảm bảo tính mạch lạc, liên kết Trong một văn bản, các đoạn văn đều phải hướng về chủ đề hoặc luận đề chung, được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, nhằm giải quyết từng mục tiêu cụ thể như: triển khai, mở rộng, khái quát lại vấn đề, Trong một đoạn văn, các câu đều phải phục vụ chủ để của đoạn văn và liên kết với nhau bằng phép lặp, phép thế, phép nối,
  10. 2. Các lỗi về liên kết, mạch lạc trong đoạn văn a. Lỗi liên kết trong đoạn văn b. Lỗi về mạch lạc trong đoạn văn Nhận biết lỗi về liên kết trong đoạn văn Nhận biết về lỗi mạch lạc trong đoạn Giữa các câu liền kề không có phương tiện văn kết nối hoặc có nhưng không phù hợp Các câu trong đoạn văn không cùng khiến đoạn văn trở nên rời rạc nói về một vấn đề hoặc có một số câu được triển khai lạc khỏi chủ đề Khắc phục lỗi liên kết trong đoạn văn chung đã xác định. +Xác định phương tiện kết nối cần có giữa các câu liền kề. Khắc phục lỗi mạch lạc trong đoạn +Thay thế hoặc bỏ cụm từ đảm nhiệm chức văn năng kết nối đã bị dùng sai. + Lựa chọn hoặc xác định đúng chủ +Nếu chưa có phương tiện kết nối hợp lí, đề của đoạn văn phải bổ sung. Có thể viết thêm câu phù hợp + Gạch bỏ hoặc sửa lại các câu không nhằm khắc phục sự đứt đoạn của mạch lập hướng vào chủ đề. luận + Viết thêm câu phát triển chủ đề.
  11. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP - Lớp chia thành 4 nhóm + Nhóm 1: Câu 1 (SGK) + Nhóm 2: Câu 2. Đoạn 1 (SGK) + Nhóm 3: Câu 2. Đoạn 2 (SGK) + Nhóm 4: Câu 2. Đoạn 3 (SGK) - Thời gian: 10 phút
  12. HƯỚNG DẪN GIẢI Câu 1 Nhận xét khái quát về liên kết và mạch lạc trong văn bản: - Về mạch lạc: các đoạn văn trong văn bản đều làm nổi bật luận đề chung của văn bản, và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, logic. - Về liên kết: các câu trong đoạn văn đều hướng về chủ đề chính của từng đoạn và được liên kết với nhau bằng các phép lặp, phép thế, phép nối,
  13. HƯỚNG DẪN GIẢI Câu 2 Đoạn 1: a) Lý do đoạn (1) được coi là đoạn văn: - Về hình thức: + Đoạn văn trên được viết giữa hai dấu chấm xuống dòng, chữ cái đầu đoạn được viết lùi vào một chữ và viết hoa. + Đoạn văn trên được tạo thành bằng 4 câu văn được liên kết với nhau bằng phép liên kết hình thức: phép lặp. - Về nội dung: đoạn văn có nội dung viết về lòng đồng cảm của con người, thuộc văn bản Yêu và đồng cảm. b) Các câu trong đoạn văn có sự mạch lạc với nhau, cùng nói về tấm lòng đồng cảm của con người, trong câu đều nhắc đến các từ “tấm lòng” hay “lòng đồng cảm”. c) Dấu hiệu nhận thấy sự mạch lạc giữa các đoạn: - Đoạn văn trên và các đoạn văn khác đều hướng đến làm nổi bật chủ đề của văn bản Yêu và đồng cảm. - Đoạn văn trên là một lí lẽ nằm trong đoạn (5) của văn bản, kết lại vấn đề về tấm lòng đồng cảm của trẻ em và con người. d) Những từ ngữ được lặp lại nhiều lần: con người/người, tấm lòng, lòng đồng cảm, chỉ có/chỉ vì. Tác dụng của việc lặp lại các từ ngữ trên là để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các câu văn, đoạn văn có sự mạch lạc, logic về mặt hình thức.
  14. HƯỚNG DẪN GIẢI Đoạn 2: a) Lý do đoạn văn vẫn rời rạc: Mặc dù từ “hiền tài” được dùng lặp lại trong tất cả các câu nhưng nội dung đoạn văn vẫn rời rạc vì các câu không cùng quy về một chủ đề, nói cách khác, mỗi câu tự dựng lên một chủ đề riêng. b) Người viết đã nhầm lặp từ với liên kết (trên thực tế việc cố ý lặp từ không phải bao giờ cũng đồng nghĩa với việc dùng phép lặp). Chính vì điều này đoạn văn thiếu mạch lạc, các câu không hướng về cùng một chủ đề.
  15. HƯỚNG DẪN GIẢI Đoạn 3: a) Dấu hiệu nổi bật: câu văn thứ hai trong đoạn được triển khai không đúng với chủ đề chung của đoạn văn. b) Dấu hiệu của lỗi liên kết: - Phép nối được sử dụng để liên kết giữa câu một và câu hai chưa phù hợp. - Giữa câu hai và câu ba chưa có phép liên kết hình thức. c) Cách sửa: - Thay thế phép nối “Mặc dù nên ” giữa câu một với câu hai thành “Vì nên ”, trở thành câu: “Vì không tìm thấy được ích lợi của đọc sách trong việc bồi dưỡng tâm hồn, phát huy trí tưởng tượng và rèn luyện cách suy nghĩ nên hầu như mọi người đã vứt bỏ thói quen đọc sách.” - Có thể sửa câu thứ ba thành “Tuy chiếc điện thoại thông minh rất tiện lợi trong việc đáp ứng nhiều nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại, nhưng nó lại khó giúp ta tìm được sự yên tĩnh, lắng sâu trong tâm hồn.”
  16. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, LIÊN HỆ
  17. Bài tập: Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) đảm bảo sự liên kết, mạch lạc trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của suy nghĩ tích cực trong cuộc sống con người.
  18. Đoạn văn tham khảo William James từng nói “Tại sao chúng ta lại nên nghĩ về những điều tươi đẹp? Bởi vì suy nghĩ quyết định cuộc đời ” Thực sự, suy nghĩ tích cực có ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi con người. Vậy, thế nào là suy nghĩ tích cực? Suy nghĩ tích cực là tư duy theo chiều hướng lạc quan, tin tưởng và nhìn nhận mọi thứ, mọi vấn đề theo chiều hướng tốt đẹp. Suy nghĩ tích cực sẽ giúp mỗi người dễ dàng vượt qua những căng thẳng, sống vui, sống khỏe hơn. Hơn nữa, với suy nghĩ tích cực, ta sẽ luôn nhận ra mặt tốt đẹp của mọi vấn đề, nhận ra những cơ hội mà người tiêu cực không thể nhìn thấy, từ đó gặt hái được những thành công trong cuộc sống. Khi nhắc tới những cá nhân tiêu biểu biết vươn mình từ khó khăn, ta không thể không nghĩ tới Henrry Ford, một tỉ phú Mỹ. Cuộc đời ông trải qua không ít lần thất bại nhưng nhờ lối suy nghĩ tích cực như ông đã từng phát biểu:"Thất bại chỉ là nơi để ta dừng chân nghỉ ngơi. Đây là cơ hội để bắt đầu lại mọi thứ một cách khôn ngoan hơn“ mà ông có thể vực dậy, tiếp tục thành công để trở thành một “ông vua xe hơi’, cha đẻ ngành ô tô hiện đại. Đối với gia đình, nếu các thành viên có suy nghĩ tích cực, gia đình sẽ vui vẻ, hạnh phúc, yên ấm hơn. Những cá nhân, những “tế bào” đó sẽ thúc đẩy sự tiến bộ, phát triển của xã hội. Tuy nhiên, điều đáng buồn là hiện nay vẫn còn một số người luôn nhìn đời bằng đôi mắt bi quan, suy nghĩ tiêu cực. Họ dễ chán nản, tuyệt vọng, không nhận thấy ý nghĩa của cuộc sống. Vậy nên, việc xây dựng cho bản thân quan điểm, suy nghĩ tích cực là điều cần thiết. Chúng ta cần cố gắng giữ vững tinh thần lạc quan bằng cách tập thói quen mỉm cười, tránh xa tất cả những ảnh hưởng tiêu cực, hăng hái tham gia các hoạt động trải nghiệm