Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 4: Phần viết - Viết Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề - Năm học 2022-2023

pptx 14 trang Hàn Vy 03/03/2023 5231
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 4: Phần viết - Viết Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_10_sach_ket_noi_tri_thuc_bai_4_phan_vi.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 4: Phần viết - Viết Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề - Năm học 2022-2023

  1. VIẾT Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề
  2. LUẬT CHƠI HS làm việc theo cặp, ghép nối KHỞI ĐỘNG cột I và cột II , đội nào đúng và nhanh nhất sẽ chiến thắng
  3. III I II 1. Anh yêu em như anh yêu đất nước A. Báo cáo nghiên cứu Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần về một vấn đề gợi ra (Nguyễn Đình Thi) từ một tác phẩm văn học 2. Từng có câu: “ Thu là thơ của đất trời, thơ là thu của lòng người”. Có thể B. Báo cáo nghiên cứu còn ai đó hoài nghi cái chân lý này của người xưa. Nhưng nếu một lần đọc về một vấn đề đời sống những bài thơ như “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư thì nỗi hoài nghi vơ vẩn kia dễ dàng tan biến. “Hồn thơ” và “hồn thu” ở đây đã đồng vọng mà thành “Tiếng thu” (Bản hòa âm ngôn từ trong “Tiếng Thu” của Lưu Trọng Lư - Chu Văn Sơn) 3. Không có gì lạ con người của thời đại này, chẳng loại trừ tôi và bạn, rất mê C. Tác phẩm văn học công nghệ thông tin, mê những sản phẩm công nghệ của thời đại thông tin. Bây giờ, nhìn quanh, đâu cũng thấy người đang nói – nghe điện thoại hoặc dán mắt vào điện thoại thông minh. Từ đó, một chứng bệnh mới xuất hiện, tràn lan ở nhiều tầng lớp, đối tượng, thể hiện rõ nhất ở những người trẻ tuổi chúng ta: bệnh nghiện điện thoại thông minh. Đây quả là một hiện tượng đáng phải suy nghĩ. (nhóm biên soạn)
  4. III I II 1. Anh yêu em như anh yêu đất nước C. Tác phẩm văn học Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần (Nguyễn Đình Thi) 2. Từng có câu: “ Thu là thơ của đất trời, thơ là thu của lòng người”. Có thể A. Báo cáo nghiên cứu còn ai đó hoài nghi cái chân lý này của người xưa. Nhưng nếu một lần đọc về một vấn đề gợi ra những bài thơ như “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư thì nỗi hoài nghi vơ vẩn kia dễ dàng tan biến. “Hồn thơ” và “hồn thu” ở đây đã đồng vọng mà thành “Tiếng từ một tác phẩm văn học thu” (Bản hòa âm ngôn từ trong “Tiếng Thu” của Lưu Trọng Lư - Chu Văn Sơn) 3. Không có gì lạ con người của thời đại này, chẳng loại trừ tôi và bạn, rất mê B. Báo cáo nghiên cứu công nghệ thông tin, mê những sản phẩm công nghệ của thời đại thông tin. Bây giờ, nhìn quanh, đâu cũng thấy người đang nói – nghe điện thoại hoặc dán mắt về một vấn đề đời sống vào điện thoại thông minh. Từ đó, một chứng bệnh mới xuất hiện, tràn lan ở nhiều tầng lớp, đối tượng, thể hiện rõ nhất ở những người trẻ tuổi chúng ta: bệnh nghiện điện thoại thông minh. Đây quả là một hiện tượng đáng phải suy nghĩ. (nhóm biên soạn)
  5. 02 Hình thành Kiến thức mới
  6. Nhiệm vụ Học sinh dựa vào phần ghép nối ở trên, trả lời câu hỏi : Thế nào là báo cáo nghiên cứu, Phân loại đối tượng của báo cáo nghiên cứu?
  7. Báo cáo nghiên cứu : là văn bản trình bày kết quả nghiên cứu về một vấn đề dựa trên các dữ liệu khách quan, chính xác, đáng tin cậy. Viết báo cáo nghiên cứu là một hoạt động thực hành giúp bạn phát triển kĩ năng tìm hiểu, khám phá về đời sống xã hội và tự nhiên (con người, sự kiện, địa điểm, môi trường, ) qua tư liệu thu thập được và trình bày kết quả tìm hiểu, khám phá đó. Vấn đề nghiên cứu có thể là một vấn đề đời sống hoặc một vấn đề gợi ra từ tác phẩm văn học mà bạn đã đọc.
  8. Nhiệm vụ Học sinh đọc văn bản Một số dấu ấn của sử thi Ấn Độ Ra-ma-ya-na trong văn hóa Việt Nam , chia nhóm thảo luận Nhóm 1: - Vấn đề (câu hỏi) nghiên cứu của tác giả trong bài viết là gì? - Để triển khai bài viết, tác giả đã sử dụng những luận điểm chính nào? Nhóm 2: Tác giả đã sử dụng những loại bằng chứng nào để làm sáng tỏ các luận điểm chính? Người viết bày tỏ quan điểm bằng câu văn nào? Nhóm 3: Từ ngữ liệu, hãy dựng lại cấu trúc của một bài báo cáo nghiên cứu, với mỗi phần cần chú ý điều gì?
  9. Gợi ý 1. Vấn đề (câu hỏi) nghiên cứu của tác giả trong bài viết là gì? Vấn đề nghiên cứu của tác giả trong bài viết là dấu ấn của sử thi Ấn Độ Ra-ma-ya-na trong văn hóa Việt Nam. 2. Để triển khai bài viết, tác giả đã sử dụng những luận điểm chính nào? - Dấu ấn của sử thi Ra-ma-ya-na trong văn học dân gian và văn học viết thời trung đại + Sử thi Tewa Mưno được xem là phiên bản bản địa của Ra-ma-ya-na + Dạ thoa vương, truyện truyền kì ra đời dưới thời nhà Trần là một phiên bản tóm lược của sử thi này - Dấu ấn của sử thi Ra-ma-ya-na trong nghệ thuật điêu khắc - Dấu ấn của sử thi Ra-ma-ya-na trong văn hóa đương đại
  10. 3. Tác giả đã sử dụng những loại bằng chứng nào để làm sáng tỏ các luận điểm chính? - Bằng chứng liên quan đến những đặc trưng của thể loại sử thi: “Trong sử thi của người Chăm nhân vật” - Bằng chứng liên quan đến văn hóa của dân tộc tiếp nhận dấu ấn (Chăm): “Trong văn hóa cộng đồng của Việt Nam đậm nét nhất” - Bằng chứng liên quan đến vật thể: “Tại bảo tàng điêu khắc sử thi Ấn Độ” 4. Quan điểm của người viết: sử thi Ra-ma-ya-na là một trong số ít tác phẩm để lại dấu ấn sâu sắc lên nhiều cộng đồng văn hóa của người Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại.
  11. * Cấu trúc của một bài báo cáo nghiên cứu và một số chú ý Phần Nhiệm vụ Chú ý Nhan đề Nêu rõ vấn đề nghiên cứu - Ngắn gọn, rõ ràng, hấp dẫn Đặt vấn đề Giới thiệu vấn đề và quan điểm - Nêu khái quát vấn đề của người viết Giải quyết vấn đề Trình bày các kết quả nghiên cứu - Luận điểm trình bày theo trình chính thông qua hệ thống luận tự nhất quán điểm, có các dữ liệu, bằng chứng. - Dẫn chứng chính xác, tiêu biểu Kết luận Tổng hợp lại vấn đề nghiên cứu và - Khẳng định đóng góp của bản đánh giá tầm quan trọng của vấn báo cáo đề đó trong nghiên cứu, gợi mở những hướng tiếp cận mới. Tài liệu tham khảo Nêu được tên tài liệu và tác giả, - Sắp xếp tên tài liệu hoặc tên xuất xứ tài liệu tác giả theo trình tự A-Z
  12. Nhiệm vụ Học sinh chia nhóm thảo luận Nhóm 1: Khi chuẩn bị viết, cần phải lựa chọn đề tài và thu thập thông tin như thế nào? Nhóm 2: Khi xây dựng đề cương, cần có bố cục và trình tự ra sao? Nhóm 3: Khi viết, cần dựng đoạn, liên kết đoạn thế nào cho logic? Nhóm 4: Cần chú ý điều gì khi chỉnh sửa, hoàn thiện sau viết?
  13. QUY TRÌNH VIẾT Bước 1.Chuẩn bị viết : Lựa chọn đề tài và thu thập thông tin Bước 2 .Xây dựng đề cương: lên bố cục và sắp xếp các ý Bước 3. Viết : dựng đoạn, liên kết đoạn Bước 4. Chỉnh sửa, hoàn thiện: đọc và chỉnh sửa từ ngữ, chính tả, trật tự các ý
  14. - Hoạt động luyện tập: Học sinh hoạt động nhóm (2 nhóm) tại nhà và báo cáo kết quả tại tiết nói và nghe Học sinh xây dựng đề cương và viết bài báo cáo hoàn chỉnh cho 1 trong 2 đề bài sau - Đề tài 1: Viết một bài nghiên cứu về một vấn đề văn học mà em yêu thích nhất Đề tài 2. Viết một bài nghiên cứu về một vấn đề toàn cầu mà em quan tâm nhất (bất bình đẳng, đói nghèo, gia tăng dân số, chiến tranh )