Bài kiểm tra chất lượng lần 1 môn Vật lý Lớp 8 (Kèm đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra chất lượng lần 1 môn Vật lý Lớp 8 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_kiem_tra_chat_luong_lan_1_mon_vat_ly_lop_8_kem_dap_an.docx
Nội dung text: Bài kiểm tra chất lượng lần 1 môn Vật lý Lớp 8 (Kèm đáp án)
- BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG LẦN 1 – MÔN VẬT LÝ 8 Thời gian làm bài: 45 phút A. TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Câu 1. Một ôtô đỗ trong bến xe, trong các vật mốc sau đây, đối với vật mốc nào thì ôtô xem là chuyển động? Chọn câu trả lời đúng. A. Bến xe. B. Một ôtô khác đang rời bến. C. Cột điện trước bến xe. D. Một ôtô khác đang đậu trong bến. Câu 2. 18 km/h tương ứng với bao nhiêu m/s? Chọn kết quả đúng. A. 5 m/s. B. 15 m/s. C. 18 m/s. D. 1,8 m/s. Câu 3. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào vận tốc của vật thay đổi? A. Khi có một lực tác dụng lên vật. B. Khi không có lực nào tác dụng lên vật. C. Khi có hai lực tác dụng lên vật cân bằng nhau. D. Khi các lực tác dụng lên vật cân bằng. Câu 4. Một vật có khối lượng m = 8 kg buộc vào một sợi dây. Cần phải giữ dây với một lực là bao nhiêu để vật cân bằng? A. F > 80 N. B. F = 8 N. C. F < 80 N. D. F = 80 N. Câu 5. Một bình hình trụ cao 25 cm đựng đầy nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là A. 25 Pa. B. 250 Pa. C. 2500 Pa. D. 25000 Pa. Câu 6. Chuyển động cơ học là: A. Sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật khác. B. Sự thay đổi phương chiều của vật. C. Sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác. D. Sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác. Câu 7. Công thức tính vận tốc là A. v = t/s. B. v = s/t. C. v = s.t. D. v = m/s. Câu 8. Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào có thể được xem là chuyển động đều? A. Chuyển động của đầu kim đồng hồ đang hoạt động bình thường. B. Nam đi học bằng xe đạp từ nhà đến trường. C. Một quả bóng đang lăn trên sân cỏ. D. Chuyển động của đoàn tàu hỏa khi rời ga. Câu 9. Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là: A. Lực ma sát lăn. B. Lực ma sát nghỉ. C. Lực ma sát trượt. D. Lực quán tính. Câu 10. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng sang phải, chứng tỏ xe: A. Đột ngột giảm vận tốc. B. Đột ngột tăng vận tốc. C. Đột ngột rẽ sang phải. D. Đột ngột rẽ sang trái.
- Câu 11. Một vật chuyển động thẳng đều với tốc độ 5 m/s. Thời gian để vật chuyển động hết quãng đường 200m là A. 50 s. B. 25 s. C. 10 s. D. 40 s. Câu 12. Một vật đang chuyển động thẳng đều chịu tác dụng của hai lực cân bằng, thì vận tốc của vật sẽ như thế nào? A. Không thay đổi. C. Chỉ có thể tăng. B. Chỉ có thể giảm. D. Có thể tăng dần hoặc giảm dần. Câu 13. Đơn vị tính vận tốc là A. N. B. m/s.C. m 3/s. D. Cả A và B đều đúng. Câu 14. Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.10 4 N/m2. Diện tích của bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 300 cm2. Trọng lượng của người đó là A. 51 N. B. 510 N.C. 5100ND. 5,1.10 4 N. Câu 15. Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật A và B khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp đôi diện tích lực tác dụng lên vật B. Nhận định nào sau đây đúng? A. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật B. B. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật A. C. Áp suất tác dụng lên hai vật như nhau. D. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật B. B. TỰ LUẬN (4 điểm) Bài 1. (1,0 điểm) Một học sinh chạy xe đạp với tốc độ trung bình 4 m/s. Biết nhà cách trường học 1,2 km. a) Hỏi chuyển động của học sinh từ nhà đến trường là chuyển động đều hay chuyển động không đều? Tại sao? b) Tính thời gian học sinh đó đi từ nhà đến trường. Bài 2. (1,5 điểm) Một xe máy chạy xuống một cái dốc dài 37,5 m hết 3 s. Khi hết dốc, xe chạy tiếp một quãng đường nằm ngang dài 75 m trong 10 s. a) Tính vận tốc trung bình của xe máy trên đoạn đường thứ nhất? b) Tính vận tốc trung bình của xe máy trên đoạn đường thứ hai? c) Tính vận tốc trung bình của xe máy trên cả hai đoạn đường? Bài 3. (1,5 điểm) Hãy biểu diễn các lực sau với tỉ lệ xích 1 cm = 10 N. a) Một vật nặng 3kg đặt trên mặt sàn nằm ngang. b) Một lực kéo 45N tác dụng lên một vật có phương nằm ngang, chiều từ trái qua phải. c) Lực kéo 70N có phương hợp với phương ngang một góc 300. d) Một vật 10kg trượt trên mặt phẳng nghiêng gồm các lực . Trọng lực thẳng đứng, hướng xuống. . Phản lực 50N có phương vuông góc mặt phẳng nghiêng, chiều hướng lên. . Lực ma sát 30N có phương trùng phương chuyển động, có chiều ngược chiều chuyển động.