Bộ đề thi học kỳ I môn Vật lý Lớp 8

pdf 4 trang thaodu 3381
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề thi học kỳ I môn Vật lý Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbo_de_thi_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_8.pdf

Nội dung text: Bộ đề thi học kỳ I môn Vật lý Lớp 8

  1. ĐỀ SỐ 1: QUẬN TÂN BÌNH, TPHCM, NĂM 2017-2018 Câu 1: Thực tế trong cuộc sống có nhất nhiều dạng chuyển động như chuyển động thẳng, chuyển động cong, tròn, xycloit, và đa số là chuyển động không đều. Ví dụ khi ô tô chuyển động trong thành phố thì chậm hơn so với ô tô chuyển động ở ngoại thành hay trên đường cao tốc, a) Em hãy cho biết thế nào là chuyển động đều? Chuyển động không đều? b) Một ô tô chuyển động xem như đều với vận tốc (chính xác gọi là tốc độ) 60 km/h thì quãng đường ô tô di chuyển trong thời gian 1,25 giờ là bao nhiêu km? Câu 2: Kéo co lag trò chơi dân gian truyền thống của nước ta và đã được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đa quốc gia vào ngày 02/12/2105. Trò chơi này giúp rèn luyện sức khỏe, thể hiện tinh thần tập thể cao. a) Em hãy cho biết phương và chiều lực kéo của hai đội A và đội B. b) Kết thúc hiệp 1, hai đội hòa nhau. Khi đó độ lớn lực kéo của hai đội như thế nào? Từ đó em hãy cho biết thế nào là hai lực cân bằng? ĐỘI A ĐỘI B Câu 3: a) Lực ma sát nào xuất hiện trong các hình a, b, c? A B Hình a: Hình b: Hình c: C Viết phấn Đánh que Viên bi trắng bên diêm lên đang lăn bảng đen thành hộp b) Hình bên mô tả hình ảnh một ô tô đang chạy với tốc độ cao rồi phanh (thắng) gấp tạo nên vệt bánh xe dài trên đường. Theo em lực ma sát lúc này có lợi hay có hại? Vì sao? Câu 4: Tàu ngầm (tiềm thùy đĩnh) là một loại tàu đặc biệt hoạt động được dưới nước. Kỹ sư, doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa đã chế tạo tàu ngầm mini Trường Sa 01, Hoàng Sa và tàu ngầm mini Trường Sa 02. Tàu ngầm Trường Sa 02 có thể lặn và hoạt động ở độ sau 250m. a) Em hãy tính độ lớn áp suất tác dụng lên tàu ngầm Trường Sa 02 khi lặn ở độ sau 250m trong nước biển. Cho trọng lượng riêng của nước biển là 10300 N/m3. b) Khi nổi lên thì độ lớn áp suất tác dụng lên tàu tăng lên hay giảm đi? Vì sao? Trang 2
  2. ĐỀ SỐ 1: QUẬN TÂN BÌNH, TPHCM, NĂM 2016-2017 Câu 1: Độ lớn của vật tốc cho biết chuyển động của một vật như thể nào? Em hãy viết công thức tính vận tốc và nêu rõ các đại lượng có trong công thức. Ô tô chuyển động với vận tốc 54. km/h sẽ nhanh hay chậm hơn taxi chuyển động với vận tốc 16 m/s? Giải thích. Câu 2: Một chiếc xe lăn đứng yên trên bàn thì chịu tác dụng của các lực nào? Vẽ hình minh họa. Các lực này có đặc điểm gì? Búp bê đang đứng yên trên xe lăn. Nếu đẩy nhanh xe về phía trước thì búp bê sẽ ngã về phía trước hay phía sau? Vì sao? Câu 3: Càng lên cao thì độ lớn áp suất khí quyển thay đổi như thế nào? Càng xuống sâu trong chất lỏng thì độ lớn của áp suất chất lỏng tăng lên hay giảm đi? Một vật đã chìm hoàn toàn trong chất lỏng, nếu càng xuống sâu trong chất lỏng thì độ lớn lực đẩy Ác - si - mét tác dụng lên vật thay đổi ra sao? Viết công thức tính lực đẩy Ác - si - mét và chú thích các đại lượng trong công thức. Câu 4: Hình bên là một bình thông nhau, cùng chứa nước. Em hãy cho biết thế nào là bình thông nhau? Các mặt thoáng chất lỏng trong các nhánh của bình thông nhau có đặc điểm gì? Nhánh A làm bằng thủy tinh trong suốt nên ta nhìn thấy mực nước trong nhánh này. Nhánh B, C và D làm bằng vật liệu không trong suốt nên không nhìn thấy các mực nước. Em hãy vẽ hình vào giấy làm bài và xác định mực nước ở các nhánh B, C và D. A B C D Câu 5: Ba bạn Bình mua một két sắt có khối lượng 144kg và đặt trên sàn nhà. Diện tích phần tiếp xúc của đáy két sắt với sàn nhà là 0,24 m2. a) Áp lực tác dụng lên phần sàn nhà tiếp xúc của đáy két sắt có độ lớn bao nhiêu Niuton. Tính độ lớn áp suất do két sắt tác dụng lên phần sàn nhà này. b) Bạn Bình bỏ vào két sắt một con heo đất chứa tiền xu có tổng khối lượng 6 kg. Tính độ lớn áp suất do két sắt tác dụng lên sàn nhà lúc này. ĐỀ SỐ 2: QUẬN 1, TPHCM, NĂM 2016-2017 Câu 1: a) Thế nào là chuyển động không đều? b) Em hãy chọn 1 vật mốc để cho thấy chợ Bến Thành đang đứng yên, 1 vật mốc khác cho thấy chợ Bến Thành đang chuyển động. c) Một du khách muốn đi từ công viên 23/9 đến Thảo cầm Viên bằng xe buýt để tham quan. Biết quãng đường này dài 5,6 km, xe buýt vừa chạy vừa đón trả khách nên tốc độ trung bình là 28 km/h. Hỏi sau bao nhiêu phút thì người khách đến nơi? Câu 2: a) Lực ma sát lăn sinh ra khi nào? b) Tại sao khi đi trên sàn nhà ướt, ta dễ bị ngã? Lúc này lực ma sát giữa mặt đất và chân ta là có lợi hay có hại? c) Khi bị trượt ngã trên sàn nhà ướt, ta thường ngã về phía nào? Tại sao? Câu 3: Một cầu thủ sút vào quả bóng, cho rằng lực tác dụng lên quả bóng có các yếu tố sau: Điểm đặt tại vị trí O trên quả bóng. Phương ngang, chiều hướng qua trái, độ lớn F = 80N. Em hãy biểu diễn lực tác dụng lên quả bóng theo tỉ xích do em chọn. Câu 4: Một máy nén thủy lực có diện tích pit tông nhỏ và pit tông lớn lần lượt là S1 = 3,2 dm2, S2 = 4,8m². Hỏi khi tác dụng một lực F1 = 80 N lên pit tông nhỏ thì lực F2 tác dụng lên pit tông lớn là bao nhiêu? Trang 2
  3. ĐỀ SỐ 1: QUẬN 12, TPHCM, NĂM 2015-2016 Câu 1: a) Áp lực là gì? Tác dụng của áp lực càng mạnh khi nào? b) Một vật có khối lượng 500kg đặt trên mặt sàn nằm ngang. Em hãy tính áp lực và áp suất do vật tác dụng lên sàn biết diện tích tiếp xúc giữa vật với sàn là 50dm2. Câu 2: Lực ma sát trượt sinh ra khi nào? Em hãy nêu một ví dụ cho thấy lực ma sát trượt có lợi và cho biết cách làm tăng ma sát trượt đó. Câu 3: a) Quán tính là tính chất gì của một vật? Quán tính của mỗi vật được thể hiện như thế nào? b) Dựa vào kiến thức về quán tính, em hãy giải thích tại sao khi đi xe buýt, ta không được bước xuống xe khi xe chưa dựng hẳn? Câu 4: Một vật không thấm nước có trọng lượng ngoài không khí là P = 25N. Khi nhúng ngập vật vào trong nước (d1 = 10000N/m3) thì người ta đo được trọng lượng của vật là P’ = 10N. a) Tính độ lớn của lực đẩy Archimede tác dụng lên vật. b) Tính thể tích của vật. c) Nếu nhúng ngập vật trong dầu hỏa (d2 = 8000N/m3) thì vật có trọng lượng P’’ là bao nhiêu? ĐỀ SỐ 2: QUẬN PHÚ NHUẬN, TPHCM, NĂM 2015-2016 Câu 1: a) Thế nào là chuyển động đều? Cho ví dụ? b) Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường với tốc độ 3m/s trong thời gian 10min. Hỏi khoảng cách từ nhà đến trường dài bao nhiêu? (Giả sử học sinh chuyển động đều). Câu 2: Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang chịu tác dụng của lực kéo F1 = 60N theo phương ngang, chiều từ trái sang phải. a) Hãy biểu diễn lực F1 bằng hình vẽ (tỉ xích 1cm ứng với 20N). b) Vẽ thêm lực F2 cân bằng với lực F1. Lúc này vật chuyển động như thế nào? Câu 3: Nêu cách làm tăng áp suất? Vì sao mũi kim, mũi đột phải làm nhọn? Câu 4: Hãy kể tên các loại lực ma sát đã học. Mỗi loại lực ma sát nêu một ví dụ. Câu 5: Một quả cầu đặc được móc vào lực kế theo phương thẳng đứng. Khi vật ở trong không khí, lực kế chỉ 3,1N. Khi nhúng ngập quả cầu trong nước thì lực kế chỉ 1,1N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. a) Tính lực đẩy Archimede của nước tác dụng lên quả cầu? b) Tính thể tích quả cầu. c) Tính trọng lượng riêng của quả cầu. Câu 6: “Rạng sáng 19/4/2011, trên xa lộ Hà Nội – Tp.HCM, một xe tải chở các trụ bê tông nặng vài chục tấn được buộc sơ sài và chạy rất nhanh trên đường. Khi phát hiện xe khác đang dừng chờ đèn đỏ phía trước, xe này đã phanh gấp. Các trụ bê tông nặng trên xe đổ nhào ra phía trước, đè lên đầu cabin, gây ra tai nạn cho người lái xe. “Em hãy vận dụng kiến thức quán tính giải thích vì sao tai nạn lại xảy ra? ĐỀ SỐ 3: QUẬN 3, TPHCM, NĂM 2015-2016 Câu 1: a) Thế nào là áp suất khí quyển? Áp suất này tác dụng lên các vật trong khí quyển theo phương nào? b) Áp suất khí quyển chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? Nêu mối liên quan giữa áp suất khí quyển và độ cao? Câu 2: a) Chất lỏng gây ra áp suất theo phương nào? Tại một nơi trên mặt tiếp xúc với chất lỏng, áp suất chất lỏng có phương nào? b) Nhận xét liên quan giữa độ lớn của áp suất chất lỏng và độ sâu? c) Cột dầu trong bể chứa cao 3m. Tính áp suất do cột dầu gây ra tại vị trí cách đáy 50cm. Biết trọng lượng riêng của dầu là 8000N/m3. Câu 3: Lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ xuất hiện khi nào? Đặc điểm chung của các lực ma sát là gì? Trang 2
  4. ĐỀ SỐ 1: QUẬN 3, TPHCM, NĂM 2014-2015 Câu 1: a) Thế nào là quán tính? Quán tính của một vật được thể hiện như thế nào? b) Dựa trên hiện tượng quán tính để giải thích: Khi ô tô đang chuyển động, đột ngột thắng gấp, hành khách trên xe bị ngã về phía nào? Vì sao? Câu 2: a) Thế nào là lực ma sát? Lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ xuất hiện khi nào? b) Nêu 1 ví dụ cho thấy tác dụng có hại của lực ma sát và biện pháp làm giảm ma sát này. c) Nêu một ví dụ cho thấy tác dụng có lợi của lực ma sát và biện pháp làm tăng ma sát này. Câu 3: a) Thế nào là áp lực? Áp lực có tác dụng càng mạnh khi nào? Đại lượng nào thể hiện tác dụng mạnh yếu của áp lực? b) Xe tải chở hàng hóa có khối lượng tổng cộng 10 tấn đậu trên mặt đường nằm nang. Tính áp suất xe tác dụng xuống mặt đường. Biết xe tải có 10 bánh và diện tích tiếp xúc của mỗi bánh xe với mặt đường là 250cm2. Câu 4: Một bồn chứa nước có trọng lượng riêng 10000N/m3, cột nước trong bồn cao 10m, trên mặt nước là không khí có áp suất 100000Pa. Tính: a) Áp suất nước tác dụng lên một điểm cách đáy 2m. b) Áp suất tác dụng lên đáy bồn chứa. Câu 5: Cùng lúc xe gắn máy xuất phát tại A đi về B mất 3 giờ. Ô tô xuất phát từ B đi về A với vận tốc 54km/h. Biết 2 địa điểm A và B cách nhau 108km trên cùng đường thẳng. a) Tính vận tốc xe gắn máy và thời gian ô tô đi từ B về A. b) Hai xe gặp nhau sau bao lâu kể từ khi xuất phát? Khi gặp nhau, hai xe cách A bao nhiêu km? ĐỀ SỐ 2: QUẬN PHÚ NHUẬN, TPHCM, NĂM 2014-2015 Câu 1: a) Thế nào là tốc độ? Viết công thức, tên gọi và đơn vị đo của các đại lượng có trong công thức. b) Xe A chuyển động với tốc độ 54km/h, xe B chuyển động với tốc độ 20m/s. Xe nào chạy nhanh hơn? Vì sao? Câu 2: a) Hãy mô tả vector lực FC của hình dưới bằng lời. 30N FC A b) Vẽ thêm vector lực FK tác dụng lên vật để vật chuyển động thẳng đều. Câu 3: Cho 3 vật A, B, C cùng nhúng chìm trong nước như hình vẽ: A B C a) Lực đẩy Archimede tác dụng lên vật nào lớn nhất? Vì sao? b) Áp suất chất lỏng tác dụng lên vật nào lớn nhất? Vì sao? Câu 4: Thế nào là áp suất khí quyển? Áp suất này tác dụng lên các vật trong khí quyển theo phương nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến áp suất khí quyển? Kể tên các đơn vị đo áp suất khí quyển. Trang 2