Bài tập Hình học Lớp 11 - Chương 3: Quan hệ vuông góc - Nguyễn Tiên Tiến

doc 3 trang thaodu 2630
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Hình học Lớp 11 - Chương 3: Quan hệ vuông góc - Nguyễn Tiên Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_hinh_hoc_lop_11_chuong_3_quan_he_vuong_goc_nguyen_ti.doc

Nội dung text: Bài tập Hình học Lớp 11 - Chương 3: Quan hệ vuông góc - Nguyễn Tiên Tiến

  1. Hình học 11_Chương 3. Quan hệ vuông góc Page 1 of 3 BÀI TẬP XÁC ĐỊNH KHOẢNG CÁCH LOẠI 1. Khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng Phương pháp: Giả sử ta cần tính khoảng cách từ một điểm M đến mặt phẳng (P .) Ta có thể tiến hành như sau: Bước 1: Lấy một mặt phẳng (Q) đi qua điểm M và vuông góc với mặt phẳng (P) . Tức là mặt phẳng (Q) chứa một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (P) hoặc mặt phẳng (P) chứa một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (Q) . Bước 2: Xác định giao tuyến V của hai mặt phẳng (P) và (Q) . Bước 3: Từ điểm M kẻ MH vuông góc với giao tuyến V , với H Î V . Khi đó MH ^ (P) và do đó đoạn MH là khoảng cách từ điểm M đến mặt phẳng (P) . Việc tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng có thể dựa vào các kết quả của hình học phẳng và thường gắn liền với đường cao trong tam giác: Tam giác vuông; hệ thức lượng trong tam giác. Trên đây là phương pháp chung để giải quyết bài toán này. Ngoài ra, nếu bài toán có sự đặc biệt nào đó ta có thể tính dựa vào các kết quả dưới đây: d(A,(a )) IA Tính chất 1: Đường thẳng AB cắt mặt phẳng (a ) tại điểm I khác A, B thì = . d(B,(a )) IB Tính chất 2: Nếu đường thẳng d song song với mặt phẳng (a , )M là một điểm thuộc d thì d(M,(a ))= d(I,(a )), với mọi điểm I thuộc đường thẳng d. Tính chất 3: Nếu mặt phẳng (a ) song song với mặt phẳng (b) và M là một điểm thuộc mặt phẳng (b) thì d(M,(a ))= d(I,(a )) , với mọi điểm I thuộc (b) . Ví dụ 1. Hình chóp có cạnh bên vuông góc với đáy. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật với AB = a,AD = b . Cạnh bên SA vuông góc với đáy và SA = c . a) Kẻ đường cao AH của tam giác SAB. Chứng minh rằng AH ^ (SBC) và tính khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng (SBC) . b) Tính khoảng cách từ điểm D đến mặt phẳng (SBC) . c) Gọi O là tâm của hình chữ nhật ABCD. Tính khoảng cách từ điểm O đến mặt phẳng (SBC). d) Kẻ đường cao AK của tam giác ABD. Chứng minh rằng BD ^ (SAK) và tính khoảng cách từ B đến mặt phẳng (SAK) . Ví dụ 2. Hình chóp đều. Cho hình chóp đều S.ABC có đáy là tam giác đều cạnh a, cạnh bên SA = a 3 . Gọi O là tâm của đáy. Biên soạn: Nguyễn Tiên Tiến, THPT Gia Viễn B
  2. Hình học 11_Chương 3. Quan hệ vuông góc Page 2 of 3 a) Chứng minh rằng (SAO)^ (SBC) . b) Tính khoảng cách từ đỉnh S đến mặt phẳng (ABC) . c) Gọi M là trung điểm của BC. Kẻ đường cao OH của tam giác SOM. Chứng minh rằng OH vuông góc với mặt phẳng (SBC) . Tính khoảng cách từ điểm O và điểm A đến mặt phẳng (SBC). Ví dụ 3. Hình chóp có các cạnh bên bằng nhau. Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại A, AC = a,AB = a 2 và SA = SB = SC = a 3 . Gọi O là trung điểm của cạnh BC. a) Chứng minh rằng SO ^ (ABC) và tính khoảng cách từ đỉnh S đến mặt phẳng (ABC) . b) Kẻ đường cao BH của tam giác OAB. Chứng minh rằng BH ^ (SAO) và tính khoảng cách từ điểm B đến mặt phẳng (SAO) . c) Gọi G là trọng tâm của tam giác SAB. Tính khoảng cách từ điểm G đến mặt phẳng (SAO) . Ví dụ 4. Hình chóp có mặt bên vuông góc với đáy. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a và mặt bên SAD là tam giác đều nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Gọi I là trung điểm của AD. a) Chứng minh rằng SI ^ (ABCD) và tính khoảng cách từ điểm S đến mặt phẳng (ABCD) . b) Gọi G là trọng tâm của tam giác SBC. Tính khoảng cách từ điểm G đến mặt phẳng (ABCD). c) Gọi J là trung điểm của cạnh BC. Kẻ đường cao IH của tam giác SIJ. Chứng minh rằng IH ^ (SBC) và tính khoảng cách từ điểm I đến mặt phẳng (SBC) . d) Tính khoảng cách từ A đến mặt phẳng (SBC) . LOẠI 2. Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau Phương pháp: Để tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau d1 và d2 , ta có thể tiến hành theo một trong các cách dưới đây: Cách 1: Dựa vào định nghĩa (xác định đường vuông góc chung). Cách này thường được tiến hành khi ta biết được hai đường thẳng d1 và d 2vuông góc với nhau. Khi đó ta làm như sau: Bước 1: Xác định một mặt phẳng (P) chứa d1 và vuông góc với đường thẳng d2 . Tức là đường thẳng d2 vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau nằm trong mặt phẳng (P ,) trong đó có đường thẳng d1 . Bước 2: Tìm giao điểm I của đường thẳng d2 với mặt phẳng (P) . Từ I kẻ IH vuông góc với d1 , với H Î d1 . Khi đó IH là đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng d1 và d2 . Bước 3: Tính độ dài đoạn thẳng IH. Biên soạn: Nguyễn Tiên Tiến, THPT Gia Viễn B
  3. Hình học 11_Chương 3. Quan hệ vuông góc Page 3 of 3 Ta thường vận dụng hệ thức lượng trong tam giác và tam giác đồng dạng; định lý Pitagor để tính độ dài đoạn IH. Cách 2: Dựa vào khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song. Giả sử ta cần tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau d1 và d2 , ta có thể tiến hành như sau: Bước 1: Lấy mặt phẳng (P) chứa đường thẳng d1 và song song với đường thẳng d2 . Khi đó d(d1,d2 )= d(d2 ,(P)). Nên lấy sao cho ta dễ dàng tính được khoảng cách. Bước 2: Tính khoảng cách giữa đường thẳng d2 và mặt phẳng (P) . Ví dụ 5. Hai đường thẳng chéo nhau vuông góc với nhau. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang vuông ở A và D, AB = AD = a, DC = 2a . Cạnh bên SD vuông góc với mặt phẳng (ABCD) và SD = a . a) Kẻ đường cao DH của tam giác SAD. Chứng minh rằng DH là đường vuông góc chung của hai đường thẳng SA và DC. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng SA và CD. b) Gọi M là trung điểm của CD. Chứng minh rằng AM ^ SB . c) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AM và SB. Ví dụ 6. Dựa vào khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang vuông ở A và D, AB = AD = a, DC = 2a . Cạnh bên SD vuông góc với mặt phẳng (ABCD) và SC = a 5 . a) Kẻ đường cao DH của tam giác SAD. Chứng minh rằng DH ^ (SAB) và tính khoảng cách từ điểm D đến mặt phẳng (SAB) . b) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng SB và CD. c) Gọi M là trung điểm của CD và K là chân đường vuông góc kẻ từ D xuống cạnh AM. Chứng minh rằng AM ^ (SDK) . d) Tính khoảng cách từ điểm D và điểm C đến mặt phẳng (SAM) . e) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng SA và BC. Biên soạn: Nguyễn Tiên Tiến, THPT Gia Viễn B