Bài tập Hóa học Lớp 12 - Chương 1: Este - Lipit - Võ Thị Luật

doc 4 trang thaodu 3380
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Hóa học Lớp 12 - Chương 1: Este - Lipit - Võ Thị Luật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_hoa_hoc_lop_12_chuong_1_este_lipit_vo_thi_luat.doc

Nội dung text: Bài tập Hóa học Lớp 12 - Chương 1: Este - Lipit - Võ Thị Luật

  1. Chương 1: Este – Lipit Hóa học 12 CHƯƠNG 1: ESTE - LIPIT A. LÝ THUYẾT Bài 1. ESTE . I. Khái niệm : Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este Este đơn chức: RCOOR’ Trong đó R là gốc hidrocacbon hay H; R’ là gốc hidrocacbon , khác H Este no đơn chức : CnH2nO2 ( với n 2) Tên của este : Tên gốc R’(yl)+ tên gốc axit RCOO (đuôi at) Vd : CH3COOC2H5 : Etylaxetat CH2=CH- COOCH3 metyl acrylat Công thức Tên gọi Công thức Tên gọi HCOOCH3 Metyl fomat CH3COOCH=CH2 Vinyl axetat HCOOC2H5 Etyl fomat CH2=CHCOOCH3 Metyl acrylat CH3COOCH3 Metyl axetat CH2=C(CH3)-COOCH3 Metyl metacrylat CH3COOC2H5 Etyl axetat C2H5COOCH3 Metyl propionat Chú ý: C2H4O2 có 2 đồng phân đơn chức (1 este, 1 axit), C3H6O2 có 3 đồng phân đơn chức (2 este, 1 axit) C4H8O2 có 6 đồng phân đơn chức (4 este, 2 axit) n-2 ESTE no,đơn chức:CTC CnH2nO2 . Số đồng phân este =2 ( n<5 ) *Ngoài ra,còn có một số loại este khác như: ’ - Este tạo bởi axit đơn chức và ancol đa chức: (RCOO)nR . ’ - Este tạo bởi axit đa chức và ancol đơn chức: R(COOR )n. ’ - Este tạo bởi axit đa chức và ancol đa chức: Rn(COO)nmR m. II.Lí tính - Tính chất vật lý: trạng thái, tỷ khối, tính tan, nhiệt độ sôi, mùi đặc trưng. -Một số mùi đặc trưng : Isoamyl axetat : mùi chuối chín ; Etyl butiat ,etyl propionat có mùi dứa Nhiệt độ sôi của este(RCOOR’< nhiệt độ sôi của ancol (ROH) < nhiệt độ sôi của axit cacboxylic (RCOOH) III. Hóa tính : a.Thủy phân trong môi trường axit :tạo ra 2 lớp chất lỏng, là phản ứng thuận nghịch (2 chiều ) H SO d 2 4  ’ RCOOR’ + H2O RCOOH + R OH to b.Thủy phân trong môi trường bazơ ( P/ư xà phòng hóa ) : là ph/ứng 1 chiều 0 RCOOR’ + NaOH t RCOONa + R’OH 0 H2SO4đ ,t IV.ĐIỀU CHẾ : axit + ancol este  + H 2O 0 ’ H2SO4đ ,t ’ RCOOH + R OH  RCOOR + H2O . Bài 2. Lipit. I. Khái niệm:Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống,không hòa tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực. II. Chất béo: 1/ Khái niệm: Chất béo là trieste của glixerol với axit béo gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol. 1 1 2 3 Công thức: R COO-CH2 R ,R ,R : là gốc hidrocacbon  R2COO-CH  3 R COO-CH2 Vd: [CH3(CH2)16COO]3C3H5 hay (C17H35COO)3C3H5 : tristearoylglixerol (tristearin) (C17H33COO)3C3H5 : trioleoylglixerol (triolein); (C15H31COO)3C3H5 : tripanmitglixerol (tripanmitin) Chú ý: Từ 2 axit béo khác nhau và glixerol có thể tạo ra 6 trieste Số đồng phân trieste tạo bởi glixerol và hỗn hợp n axít béo =n2(n +1)/2 2/ Tính chất vật lí: GV:Võ Thị Luật 1
  2. Chương 1: Este – Lipit Hóa học 12 -Ở nhiệt độ thường,chất béo ở trạng thái lỏng( dầu) khi trong phân tử có gốc hidrocacbon không no.Ở trạng thái rắn(mỡ) khi trong phân tử có gốc hidrocacbon no. 3/ Tính chất hóa học: a.Phản ứng thủy phân: H [CH3(CH2)16COO]3C3H5+3H2O 3CH3(CH2)16COOH+C3H5(OH)3 to (tristearin) axit stearic glixerol b. Phản ứng xà phòng hóa: t0 [CH3(CH2)16COO]3C3H5 + 3NaOH 3[CH3(CH2)16COONa] +C3H5(OH)3 tristearin Natristearat → xà phòng c. Phản ứng cộng hidro của chất béo lỏng thành chất béo rắn (bơ nhân tạo) Ni (C17H33COO)3C3H5+3H2  (C17H35COO)3C3H5 175 1950 C lỏng rắn B.BÀI TẬP Câu 1: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 2: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là A. 2.B. 3.C. 4.D. 5. Câu 3: Số đồng phân đơn chức ứng với công thức phân tử C3H6O2 là A. 2.B. 3.C. 4.D. 5. Câu 4: Số đồng phân đơn chức ứng với công thức phân tử C4H8O2 là A. 6.B. 3.C. 4.D. 5. Câu 5: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là: A. etyl axetat.B. metyl propionat.C. metyl axetat.D. propyl axetat. Câu 6: Este etyl axetat có công thức là A. CH3CH2OH. B. CH3COOH. C. CH3COOC2H5. D. CH3CHO. Câu 7: Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là A. CH3COONa và C2H5OH. B. HCOONa và CH3OH. C. HCOONa và C2H5OH. D. CH3COONa và CH3OH. Câu 8: Este etyl fomiat có công thức là A. CH3COOCH3. B. HCOOC2H5. C. HCOOCH=CH2. D. HCOOCH3. Câu 9: Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là A. CH3COONa và CH3OH. B. CH3COONa và C2H5OH. C. HCOONa và C2H5OH. D. C2H5COONa và CH3OH. Câu 10: Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là A. C2H3COOC2H5. B. CH3COOCH3. C. C2H5COOCH3. D. CH3COOC2H5. Câu 11: Este metyl acrilat có công thức là A. CH3COOCH3. B. CH3COOCH=CH2. C. CH2=CHCOOCH3. D. HCOOCH3. Câu 12: Este vinyl axetat có công thức là A. CH3COOCH3. B. CH3COOCH=CH2. C. CH2=CHCOOCH3. D. HCOOCH3. Câu 13: Đun nóng este CH3COOCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là A. CH2=CHCOONa và CH3OH. B. CH3COONa và CH3CHO. C. CH3COONa và CH2=CHOH. D. C2H5COONa và CH3OH. Câu 14: Đun nóng este CH2=CHCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là A. CH2=CHCOONa và CH3OH. B. CH3COONa và CH3CHO. C. CH3COONa và CH2=CHOH. D. C2H5COONa và CH3OH. Câu 15: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là A. 6. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 16: Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là A. C15H31COONa và etanol. B. C17H35COOH và glixerol. C. C15H31COOH và glixerol. D. C17H35COONa và glixerol. Câu 17: Khi xà phòng hóa tripanmitin ta thu được sản phẩm là A. C15H31COONa và etanol. B. C17H35COOH và glixerol. GV:Võ Thị Luật 2
  3. Chương 1: Este – Lipit Hóa học 12 C. C15H31COONa và glixerol. D. C17H35COONa và glixerol. Câu 18: Khi xà phòng hóa triolein ta thu được sản phẩm là A. C15H31COONa và etanol. B. C17H35COOH và glixerol. C. C15H31COONa và glixerol. D. C17H33COONa và glixerol. Câu 19: Khi thuỷ phân trong môi trường axit tristearin ta thu được sản phẩm là A. C15H31COONa và etanol. B. C17H35COOH và glixerol. C. C15H31COOH và glixerol. D. C17H35COONa và glixerol. Câu 20: Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H 2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là (Cho H = 1; C = 12; O = 16). A. 50%B. 62,5%C. 55%D. 75% Câu 21: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là A. 16,68 gam. B. 18,38 gam. C. 18,24 gam. D. 17,80 gam. Câu 22: Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là (cho H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23) A. 3,28 gam. B. 8,56 gam. C. 8,2 gam. D. 10,4 gam. Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 7,8 gam este X thu được 11,44 gam CO2 và 4,68 gam H2O. Công thức phân tử của este là: A. C4H8O4 B. C4H8O2 C. C2H4O2 D. C3H6O2 Câu 24: Thuỷ phân hoàn toàn 11,44 gam este no, đơn chức, mạch hở X với 100ml dung dịch NaOH 1,3M (vừa đủ) thu được 5,98 gam một ancol Y. Tên gọi của X là A. Etyl fomat B. Etyl axetat C. Etyl propionat D. Propyl axetat Câu 25: Xà phòng hoá hoàn toàn 37,0 gam hỗn hợp 2 este là HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH, đun nóng. Khối lượng NaOH cần dùng là A. 8,0g B. 20,0g C. 16,0g D. 12,0g Câu 26. Đốt cháy hoàn toàn 7,4g một este X thu được 13,2g CO 2 và 5,4g H2O. Biết rằng X tham gia phản ứng tráng gương. CTCT của X là A. HCOOC3H7 B. HCOOCH3 C. CH3COOC2H5 D. C2H5COOCH3 Câu 27. Hỗn hợp X gồm 2 este no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần dùng vừa đủ 3,976lit khí oxi (đktc), thu được 6,38g CO2. Mặt khác X tác dụng với NaOH, thu được 1 muối và 2 ancol là đồng đẳng kế tiếp. CTPT của 2 este trong hỗn hợp X là A. C2H4O2 và C3H6O2 B. C3H4O2 và C4H6O2 C. C3H6O2 và C4H8O2 D. C2H4O2 và C5H10O2 Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít (đktc) hỗn hợp 2 este no, đơn chức là đồng đẳng kế tiếp thu được 19,712 lít CO2 (đktc). Xà phòng hóa cùng lượng este trên bằng dung dịch NaOH tạo ra 17 gam một muối duy nhất. CTCT của 2 este là A. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5 B. HCOOCH3 và HCOOC2H5 C. HCOOC2H5 và HCOOC3H7 D. CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7 Câu 29: Thủy phân hoàn toàn 444 gam một lipit thu được 46 gam glixerol và hai loại axit béo. Hai loại axit béo đó là A. C15H31COOH và C17H35COOH B. C17H31COOH và C17H33COOH C. C17H33COOH và C15H31COOH D. C17H33COOH và C17H35COOH Câu 30: Este X có đặc điểm sau: - Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau; - Thủy phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X). Phát biểu không đúng là A. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sản phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O. B. Chất Y tan vô hạn trong nước. C. Chất X thuộc loại este no, đơn chức. 0 D. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170 C thu được anken. Câu 31: Cho các nhận đinh sau: 1/ Lipit bao gồm các chất béo, sáp, sterit, phptpholipit chúng đều là các este phức tạp. 2/ Chất béo là trieste của glixerol với các axit đicacboxylic có mạch cacbon dài không phân nhánh. 3/ Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có mạch cacbon dài, không phân nhánh. 4/ Dầu ăn là các trieste chủ yếu chứa các gốc axit béo không no. GV:Võ Thị Luật 3
  4. Chương 1: Este – Lipit Hóa học 12 5/ Mỡ ăn là các trieste chủ yếu chứa các gốc axit béo không no. Các nhận định đúng là: A. 1, 2, 3 B. 1, 3, 5 C. 2, 3, 5 D. 1, 3, 4 Câu 32: Phát biểu nào sau đây sai? A. Trong công nghiệp có thể chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn B. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối. C. Số nguyên tử hidro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn. D. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa chất béo là axit béo và glixerol Câu 33: Phát biểu nào sau đây sai? A. Trong công nghiệp có thể chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn B. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối. C. Số nguyên tử hidro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn. D. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa chất béo là axit béo và glixerol Câu 34: Để phản ứng este hoá có hiệu suất cao hơn (cho ra nhiều este hơn), ta nên: 1. Tăng nhiệt độ. 2. Dùng H+ xúc tác. 3. Dùng nhiều axit (hay rượu) hơn. 4. Dùng OH– xúc tác. Trong 4 biện pháp trên, nên chọn biện pháp nào? A. 1, 2. B. 3, 4. C. 2, 3. D. 3. Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn 3,7 gam một este đơn chức X thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. CTPT của X là: A. C2H4O2. B. C3H6O2. C. C4H8O2. D. C5H8O2. Câu 36: Một hỗn hợp X gồm 2 este A, B có cùng CTPT C 8H8O2 và đều chứa vòng benzen. Xà phòng hết 0,2 mol X, ta cần 0,3 lít dung dịch NaOH 1M, thu được 3 muối. Tính khối lượng mỗi muối. A. 8,2 gam CH3COONa; 14,4 gam C6H5COONa; 11,6 gam C6H5ONa. B. 4,1 gam CH3COONa; 14,4 gam C6H5COONa; 11,6 gam C6H5ONa. C. 8,2 gam CH3COONa; 7,2 gam C6H5COONa; 5,8 gam C6H5ONa. D. 4,1 gam CH3COONa; 14,4 gam C6H5COONa; 17,4 gam C6H5ONa. Câu 37: Trong các phát biểu sau: 1. Dầu thực vật chỉ chứa este không no. 2. Xà phòng (điều chế từ chất béo với NaOH) ở thể rắn còn xà phòng (điều chế từ axit béo với KOH) ở thể lỏng. 3. Dầu thực vật và dầu bôi trơn (dùng cho các động cơ) có cùng chức hóa học. 4. Dùng dầu thực vật tốt cho sức khỏe hơn mỡ động vật. Chọn phát biểu sai: A. 1, 3. B. 2, 4. C. 1, 4. D. 2, 3. Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp gồm etyl axetat và etyl propionat thu được 15,68 lit khí CO 2 (đktc). Khối lượng H2O thu được là A. 25,2 gam B. 50,4 gam C. 12,6 gam D. 100,8 gam Câu 39: Khi đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam chất hữu cơ X đơn chức thu được sản phẩm cháy chỉ gồm 8,96 lít CO 2 (ở đktc) và 7,2 gam nước. Nếu cho 8,8 gam hợp chất X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 9,6 gam muối của axit hữu cơ Y và chất hữu cơ Z. Tên của X là A. axit propionic. B. etyl axetat. C. metyl propionat. D. ancol metylic. Câu 40: Cho 1,84 g axit fomic tác dụng với ancol etylic, nếu H = 25% thì khối lượng este thu được là: A. 0,75 gam. B. 0,74 gam. C. 0,76 gam. D. Kết qủa khác. Câu 41: Axit béo là? A. Những axit đơn chức có mạch cacbon ngắn phân nhánh B. Những axit đơn chức có mạch cacbon dài phân nhánh C . Những axit đơn chức có mạch cacbon ngắn, không phân nhánh D. Những axit đơn chức có mạch cacbon dài, không phân nhánh GV:Võ Thị Luật 4