Bài tập Hóa học Lớp 12 - Chương VI: Kim loại kiềm – Kiềm thổ – Nhôm

docx 11 trang thaodu 3170
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Hóa học Lớp 12 - Chương VI: Kim loại kiềm – Kiềm thổ – Nhôm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_hoa_hoc_lop_12_chuong_vi_kim_loai_kiem_kiem_tho_nhom.docx

Nội dung text: Bài tập Hóa học Lớp 12 - Chương VI: Kim loại kiềm – Kiềm thổ – Nhôm

  1. HÓA HỌC 12  BÀI TẬP CHƯƠNG VI: KIM LOẠI KIỀM – KIỀM THỔ – NHÔM DẠNG 1: TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT Câu 1. Chọn cấu hình electron của nguyên tử kim loại kiềm: A. [Ar]3d104s1. B. [Ar]3d54s1. C. [Ar]3s1. D. [Ar]4s1. Câu 2. Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 3. Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là A. R2O3. B. RO2. C. R2O. D. RO. Câu 4. Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z =11) là A. 1s22s2 2p6 3s2. B. 1s22s2 2p6. C. 1s22s2 2p6 3s1. D. 1s22s2 2p6 3s23p1. Câu 5. Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa là A. KNO3. B. FeCl3. C. BaCl2. D. K2SO4. Câu 6. Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là A. NaCl. B. Na2SO4. C. NaOH. D. NaNO3. Câu 7. Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch A. KCl. B. KOH. C. NaNO3. D. CaCl2. Câu 8. Ion M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng 3s23p6. M là: A. Na. B. K. C. Li. D. Ag. Câu 9. Ion Na+ có cấu hình electron giống với: A. Ar. B. Ne hoặc F-. C. Ar hoặc Cl-. D. Ne. Câu 10. Phải bảo quản kim loại kiềm bằng cách ngâm trong dầu hỏa vì kim loại kiềm: A. rất nhạy với ánh sáng. B. dễ phản ứng với oxi, hơi nước. C. bị chảy rửa ngay to thường. D. dễ bốc cháy trong không khí. Câu 11. Không thể điều chế kim loại kiềm bằng cách: A. điện phân nóng chảy muối clorua kim loại kiềm. B. điện phân nóng chảy hiđroxit kim loại kiềm. C. điện phân dung dịch muối clorua kim loại kiềm. D. khử các oxit kim loại kiềm hay điện phân dung dịch muối. Câu 12. Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong A. nước. B. rượu etylic. C. dầu hỏa. D. phenol lỏng. Câu 13. Một muối khi tan vào nước tạo thành dung dịch có môi trường kiềm, muối đó là A. Na2CO3. B. MgCl2. C. KHSO4. D. NaCl. Câu 14. Quá trình nào sau đây, ion Na+ không bị khử thành Na? A. Điện phân NaCl nóng chảy. B. Điện phân dung dịch NaCl trong nước C. Điện phân NaOH nóng chảy. D. Điện phân Na2O nóng chảy Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng về kim loại kiềm: A. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp B. Khối lượng riêng nhỏ C. Độ cứng thấp D. Độ dẫn điện cao Câu 16. Các kim loại kiềm có cấu tạo mạng tinh thể kiểu nào trong các kiểu mạng sau A. Lập phương tâm khối B. Lập phương tâm diện C. Lục phương D. Tứ diện Câu 17. Cho hỗn hợp kim loại Na, Al vào nước, quan sát thấy hiện tượng 1 Tài liệu lưu hành nội bộ
  2. HÓA HỌC 12 A. Có bọt khí thoát ra B. Xuất hiện kết tủa keo trắng C. Xuất hiện kết tủa keo trắng và có thể kết tủa bị tan D. Có thể có các hiện tượng trên Câu 18. Dụng cụ bằng chất nào sau đây không nên dùng để chứa dung dịch kiềm? A. Cu B. Fe C. Ag D. Al Câu 19. Cho một miếng Na vào dung dịch CuCl2 từ từ đến dư hiện tượng quan sát được A. Có khí thoát ra B. Có kết tủa màu xanh C. Có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa xanh D. Có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa xanh và sau đó tan ra Câu 20. Để điều chế kim loại kiềm người ta dung phương pháp : A. thuỷ luyện B. nhiệt luyện C. điện phân dung dịch D. điện phân nóng chảy Câu 21. Quá trình nào sau đây, ion Na+ bị khử thành Na? A. Dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch HCl. B. Điện phân NaCl nóng chảy. C. Dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch HCl. D. Dung dịch NaCl tác dụng với dung dịch AgNO3. Câu 22. Khi cho một miếng natri có hình dạng bất kì vào chậu nước có pha thêm vài giọt quỳ tím. Hiện tượng nào không xảy ra trong thí nghiệm này ? A. Miếng natri trở nên có dạng hình cầu. B. Dung dịch thu được làm quỳ tím hoá hồng. C. Trong quá trình phản ứng, miếng natri chạy trên mặt nước. D. Viên natri bị nóng chảy và nổi trên mặt nước. Câu 23. Kim loại kiềm nào được dùng trong tế bào quang điện ? A. Li B. Na. C. K. D. Cs Câu 24. Phương pháp quan trọng để điều chế kim loại kiềm là : A. Điện phân nóng chảy muối halogenua của kim loại kiềm. B. Điện phân dung dịch muối halogenua của kim loại kiềm giữa hai cực có màng ngăn xốp. C. Điện phân dung dịch muối halogenua của kim loại kiềm giữa hai cực không có màng ngăn xốp. D. Cả A, B, C. Câu 25. Tính chất hóa học cơ bản của kim loại kiềm là : A. Tính khử . B. Tính oxi hóa C. Tính axit D. Tính bazơ Câu 26. Điểm khác nhau quan trọng giữa NaHCO3 và Na2CO3 là chỉ: A. NaHCO3 có lưỡng tính. B. Na2CO3 bị thủy phân. C. Na2CO3 tác dụng Ca(OH)2. D. NaHCO3 điện li mạnh. Câu 27. Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư, dung dịch sau phản ứng gồm: A. Na2SO4, CuSO4, H2O, Cu(OH)2. B. Na2SO4, CuSO4, H2O. C. Na2SO4, CuSO4, NaOH, H2O. D. Na2SO4, Cu(OH)2, H2O. Câu 28. Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp điện phân: A. dung dịch NaCl, không có màng ngăn. B. dung dịch NaNO3, không có màng ngăn. 2 Tài liệu lưu hành nội bộ
  3. HÓA HỌC 12 C. dung dịch NaCl, có màng ngăn. D. NaCl nóng chảy. Câu 29. Không tạo thành NaOH khi: A. cho Na hay Na2O vào nước. B. cho Na2CO3 tác dụng với vôi trong. C. cho NaHCO3 phản ứng với lượng dư Ca(OH)2. D. điện phân dung dịch NaCl không màng ngăn. Câu 30. Trường hợp không xảy ra phản ứng với NaHCO3 khi : A. tác dụng với kiềm. B. tác dụng với CO2. C. đun nóng. D. tác dụng với axit. Câu 31. Cho dãy các chất: FeCl2, CuSO4, BaCl2, KNO3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 32. Phản ứng nhiệt phân không đúng là t 0 t 0 A. 2KNO3  2KNO2 + O2. B. NaHCO3  NaOH + CO2. t 0 t 0 C. NH4Cl  NH3 + HCl. D. NH4NO2  N2 + 2H2O. Câu 33. Cho các hiđroxit: NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3. Hiđroxit có tính bazơ mạnh nhất là A. NaOH. B. Mg(OH)2. C. Fe(OH)3. D. Al(OH)3. Câu 34. Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 35. Trong bảng tuần hoàn, Mg là kim loại thuộc nhóm A. IIA. B. IVA. C. IIIA. D. IA. Câu 36. Khi đun nóng dung dịch canxi hiđrocacbonat thì có kết tủa xuất hiện. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 37. Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dd có môi trường kiềm là A. Be, Na, Ca. B. Na, Ba, K. C. Na, Fe, K. D. Na, Cr, K. Câu 38. Để phân biệt hai dung dịch KNO3 và Zn(NO3)2 đựng trong hai lọ riêng biệt, ta có thể dùng dung dịch A. HCl. B. NaOH. C. NaCl. D. MgCl2. Câu 39. Kim loại không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là A. Fe. B. Na. C. Ba. D. K. Câu 40. Hai kim loại đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là A. Sr, K. B. Na, Ba. C. Be, Al. D. Ca, Ba. Câu 41. Chất có thể dùng làm mềm nước cứng tạm thời là A. NaCl. B. NaHSO4. C. Ca(OH)2. D. HCl. Câu 42. Kim loại không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là A. Na. B. Ba. C. Be. D. Ca. Câu 43. Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là A. nhiệt phân CaCl2. 2+ B. dùng Na khử Ca trong dung dịch CaCl2. C. điện phân dung dịch CaCl2. D. điện phân CaCl2 nóng chảy. 3 Tài liệu lưu hành nội bộ
  4. HÓA HỌC 12 Câu 44. Chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa là A. NaOH. B. Na2CO3. C. BaCl2. D. NaCl. Câu 45. So với kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ (cùng chu kì) có: A. tính khử yếu hơn. B. tính khử mạnh hơn. C. khối lượng riêng nhỏ hơn. D. độ âm điện nhỏ hơn. Câu 46. Chọn kim loại kiềm thổ không tác dụng với H2O: A. Ca. B. Be. C. Mg. D. Ba. Câu 47. Cặp oxit nào cho vào nước tan hết? A. BeO và MgO. B. CaO và BaO. C. MgO và BaO. D. BeO và CaO. Câu 48. Kim loại kiềm thổ nào có oxit và hiđroxit lưỡng tính? A. Ba. B. Mg. C. Be. D. Ca. Câu 49. Cho các kim loại: Fe, Na, K, Ca. Số kim loại trong tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 50. Chọn câu phát biểu đúng : A. Mg không phản ứng với nước ở điều kiện thường. B. Mg phản ứng với N2 khi được đun nóng. C. Mg cháy trong khí CO2 ở nhiệt độ cao.` D. Các câu trên đều đúng . Câu 51. Nước cứng tạm thời chứa: A. CaCl2 + Ca(HCO3)2. B. Mg(HCO3)2 + Ca(HCO3)2. C. CaSO4 + MgCl2. D. MgSO4 + Mg(HCO3)2. Câu 52. Để làm mềm nước cứng vĩnh cữu ta có thể dùng: A. Na2CO3 hay Na3PO4. B. Ca(OH)2 hay NaOH. C. HCl hay NaOH. D. Na2CO3 hay NaOH. Câu 53. Loại nước nào có tính cứng? A. Nước mưa, nước suối. B. Nước nhà máy thủy cục. C. Nước giếng, nước sông. D. Nước chưng cất. + 2+ 2+ - Câu 54. Một lọ nước chứa các ion: Na (0, 01 mol), Ca (0, 02 mol), Mg (0, 01 mol), HCO3 (0, 05 mol), Cl- (0, 02 mol). Nước trong lọ thuộc loại: A. mềm. B. có tính cứng tạm thời. C. tính cứng vĩnh cữu. D. có tính cứng toàn phần. Câu 55. Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion A. Cu2+, Fe3+. B. Al3+, Fe3+. C. Na+, K+. D. Ca2+, Mg2+. Câu 56. Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây? A. Gây ngộ độc nước uống. B. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo. C. Làm hỏng các dung dịch pha chế. Làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm. D. Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước. Câu 57. Một dung dịch có chứa Mg(HCO3)2 và CaCl2 là loại nước cứng gì ? A. Nước cứng tạm thời. B. Nước mềm. C. Nước cứng vĩnh cữu. D. Nước cứng toàn phần. 4 Tài liệu lưu hành nội bộ
  5. HÓA HỌC 12 Câu 58. Nước cứng tạm thời là nước cứng có chứa Ca(HCO3)2 . Nước cứng vĩnh cửu là nước cứng có chứa MgCl2 hay MgSO4. Để làm mềm cả 2 loại nước cứng trên trên người ta: A. Đun sôi nước. B. Dùng dung dịch Ca(OH)2. C. Dùng dung dịch Na2CO3 . D. Các câu trên đều đúng. Câu 59. Có các chất sau: (1) NaCl (2) Ca(OH)2 (3) Na2CO3 (4) HCl (5) K3PO4 Các chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là A. 1, 3, 5 B. 2, 3, 4 C. 2, 3, 5 . D. 3, 4, 5 Câu 60. Nước tự nhiên có chứa những ion nào dưới đây thì được gọi là nước có tính cứng tạm thời ? 2+ 2+ – 2+ 2+ 2– A. Ca , Mg , Cl . B. Ca , Mg , SO4 . – 2– – 2+ 2+ 2+ – C. Cl , SO4 , HCO3 , Ca D. Ca , Mg , HCO3 . Câu 61. Chọn muối có thể bị nhiệt phân và thủy phân: A. CaCO3. B. Ca(HCO3)2. C. MgCl2. D. Ba(NO3)2. Câu 62. Chọn muối không tan trong dung dịch loãng của axit vô cơ mạnh: A. BaCO3. B. BaSO4. C. Ba(HCO3)2. D. BaS. Câu 63. Loại muối được dùng trong y học để bó bột khi gẫy xương hoặc trong mĩ thuật để đúc tượng là: A. Ca(HCO3)2. B. CaSO4. C. CaCO3. D. Ca(HSO4)2. Câu 64. Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có A. bọt khí và kết tủa trắng. B. bọt khí bay ra. C. kết tủa trắng xuất hiện. D. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần. Câu 65. Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có A. bọt khí và kết tủa trắng. B. bọt khí bay ra. C. kết tủa trắng xuất hiện. D. kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần. Câu 66. Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương? A. Vôi sống (CaO). B. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O). C. Đá vôi (CaCO3). D. Thạch cao nung (CaSO4.H2O). Câu 67. Sự tạo thạch nhũ trong các hang động đá vôi là quá trình hóa học diễn ra trong hang động hàng triệu năm.Phản ứng hóa học diễn tả quá trình đó là A. CaO + CO2 → CaCO3 B. MgCO3 + CO2 + H2O → Mg(HCO3)2 C. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2+ H2O . D. Ca(OH)2 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 Câu 68. Để điều chế kim loại nhóm IIA , người ta sử dụng phương pháp nào sau đây : A. Nhiệt luyện . B. Điện phân nóng chảy. C. Thủy luyện. D. Điện phân dung dịch. Câu 69. Chất nào sau đây không bị phân hủy khi nung nóng ? A. Mg(NO3)2 B. CaCO3. C. CaSO4. D. Mg(OH)2. Câu 70. Trong bảng hệ thống tuần hoàn, nhôm ở vị trí: A. ô số 27, chu kì 3, nhóm IIIA. B. ô số 13, chu kì 3, nhóm IIIA. C. ô số 13, chu kì 4, nhóm IIIA. D. ô số 27, chu kì 4, nhóm IIIA. Câu 71. So với sắt, các dụng cụ bằng vật liệu Al, khá bền trong không khí đó là do nhôm: 5 Tài liệu lưu hành nội bộ
  6. HÓA HỌC 12 A. chỉ phản ứng mạnh ở nhiệt độ cao. B. có lớp Al2O3 mỏng, cách li với môitrường. C. bị thụ động hóa với các chất khí. D. liên kết kim loại trong mạng tinh thể rất bền. Câu 72. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Al là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 73. Mô tả nào dưới đây không phù hợp với nhôm? A. Ở ô thứ 13, chu kì 2, nhóm IIIA. B. Cấu hình electron [Ne] 3s2 3p1. C. Tinh thể cấu tạo lập phương tâm diện. D. Mức oxi hóa đặc trưng +3. Câu 74. Kim loại Al không phản ứng với dung dịch A. NaOH loãng. B. H2SO4 đặc, nguội. C. H2SO4 đặc, nóng. D. H2SO4 loãng. Câu 75. Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tác dụng được với dung dịch A. Mg(NO3)2. B. Ca(NO3)2. C. KNO3. D. Cu(NO3)2. Câu 76. Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là A. quặng pirit. B. quặng boxit. C. quặng manhetit. D. quặng đôlômit. Câu 77. Kim loại phản ứng được với dung dịch NaOH là A. Ag. B. Cu. C. Fe. D. Al. Câu 78. Làm sạch Ag có lẫn tạp chất là Al, có thể dùng 1. Dd NaOH dư 2. Dd HCl dư 3. Dd Fe(NO3)2 dư 4. Dd AgNO3 dư A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 4 C. 1, 2, 4. D. 1, 3, 4 Câu 79. Tính chất nào sau đây của nhôm là đúng A. Nhôm tác dụng với các axit ở tất cả mọi điều kiện . B. Nhôm tan được trong dung dịch NH3 C. Nhôm bị thụ động hóa với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội . D. Nhôm là kim loại lưỡng tính. Câu 80. Nhôm có thể phản ứng được với tất cả các chất nào sau đây? A. dd HCl, dd H2SO4 đặc nguội, dd NaOH. B. dd H2SO4loãng, dd AgNO3, dd Ba(OH)2. C. dd Mg(NO3)2, dd CuSO4, dd KOH. D. dd ZnSO4, dd NaAlO2, dd NH3. Câu 81. Chọn câu sai trong các câu sau đây: A. Al là kim loại có tính dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim. B. Al(OH)3 được điều chế bằng cách cho dung dịch muối nhôm tác dụng với dung dịch NH3. C. Để điều chế Al người ta dùng H2 khử Al2O3 ở nhiệt độ cao. D. Al không tan trong nước vì có lớp Al2O3 bảo vệ. Câu 82. Dãy nào sau đây gồm các chất đều lưỡng tính? A. ZnO, Ca(OH)2, KHCO3. B. Al2O3, BeO, KHCO3. C. Al2O3, Al(OH)3, KHSO4. D. ZnO, Ca(OH)2, K2CO3. Câu 83. Phân biệt các mẫu chất rắn Mg, Al, Al2O3, có thể dùng dung dịch A. NH3. B. Ba(OH)2. C. HNO3. D. HCl. Câu 84. Thêm từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3, hiện tượng quan sát được là A. không có kết tủa và dung dịch vẫn trong suốt. B. xuất hiện kết tủa dạng keo trắng, không tan. C. xuất hiện kết tủa dạng keo trắng, rồi tan dần. 6 Tài liệu lưu hành nội bộ
  7. HÓA HỌC 12 D. xuất hiện kết tủa dạng keo trắng, chỉ tan một ít. Câu 85. Thêm từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na[Al(OH)4] (hay NaAlO2), hiện tượng quan sát được là A. không có kết tủa và dung dịch vẫn trong suốt. B. xuất hiện kết tủa dạng keo trắng, không tan. C. xuất hiện kết tủa dạng keo trắng, rồi tan dần. D. xuất hiện kết tủa dạng keo trắng, chỉ tan một phần. Câu 86. Để phân biệt ba mẫu hợp kim: a) Mg-Al b) Mg-K c) Mg-Ag. Chỉ cần dùng thêm A. H2O. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch HNO3 đặc. D. dung dịch H2SO4 đặc. Câu 87. Trong những điều kiện thích hợp, bột nhôm có thể khử được A. Cr2O3, Cu(NO3)2. B. MgO, MgCl2. C. CuO, NaCl. D. FeO, Ca(NO3)2. Câu 88. Phèn chua có công thức là A. Al2(SO4)3.12H2O. B. CuSO4.5H2O. C. KAl(SO4)2.12H2O. D. KCr(SO4)2.12H2O. Câu 89. Có 3 chất rắn : Mg , Al , Al2O3 đựng trong 3 lọ riêng biệt Thuốc thử duy nhất có thể dùng để nhận biết mỗi chất là chất nào sau đây : A. HCl đặc . B. H2SO4. C. Dung dịch NaOH . D. dung dịch ammoniac. Câu 90. Để tinh chế CuO có lẫn Al2O3 với khối lượng không đổi, có thể dùng hóa chất A. Dung dịch NaOH . B. Dung dịch NH3 C. Dung dịch HCl D. H2O dư Câu 91. Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hóa học của phèn chua là A. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. B. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O C. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. D. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O Câu 92. Các chất nào sau đây đều tan được trong dung dịch NaOH? A. Na, Al, Al2O3 B. Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH C. MgCO3, Al, CuO D. KOH, CaCO3, Cu(OH)2. Câu 93. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu dưới đây? A. Dùng H2 khử PbO ở nhiệt độ cao thuộc phương pháp nhiệt luyện để điều chế Pb. B. Phương pháp thủy luyện được dùng để điều chế những kim loại có tính khử yếu, như Cu, Hg, Ag, Au, C. Phương pháp sản xuất Al trong công nghiệp là điện phân Al2O3 nóng chảy. D. Có thể điều chế kim loại hoạt động mạnh như Na, Ca, Al bằng phương pháp điện phân dd muối của chúng. Câu 94. Hiện tượng khi nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Al2(SO4)3 cho đến dư, ta thấy A. có kết tủa trắng lớn dần, sau đó tan dần đến không đổi B. có kết tủa keo trắng lớn dần, sau đó tan dần đến hết C. có kết tủa trắng lớn dần, sau đó tan dần đến hết D. có kết tủa trắng keo lớn đến dần không đổi Câu 95. Nhôm hidroxit thu được từ cách nào sau đây? 7 Tài liệu lưu hành nội bộ
  8. HÓA HỌC 12 A. Cho dư dung dịch HCl vào dung dịch natri aluminat. B. Thổi khí CO2 vào dung dịch natri aluminat. C. Cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. D. Cho Al2O3 tác dụng với nước Câu 96. Các dung dịch MgCl2 và AlCl3 đều không màu. Để phân biệt 2 dung dịch này có thể dùng dung dịch của chất nào sau đây? A. NaOH. B. HNO3. C. HCl. D. NaCl. Câu 97. Quặng nào sau đây được sử dụng để tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất nhôm trong công nghiệp? A. Boxit . B. Criolit. C. Xiđerit. D. Manhetit. Câu 98. Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 99. Nguyên liệu dùng để sản xuất Al trong công nghiệp là A. Al2(SO4)3. B. AlCl3. C. Al2O3.2H2O. D. Na3AlF6. Câu 100. Vai trò criolit trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy là A. tăng hiệu suất điện phân. B. hạ nhiệt độ nóng chảy chất điện phân. C. giảm sự hao mòn điện cực. D. nâng cao chất lượng sản phẩm. 8 Tài liệu lưu hành nội bộ
  9. HÓA HỌC 12 DẠNG 2: XÁC ĐỊNH TÊN KIM LOẠI Câu 1. Cho 0,69 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư) thu được 0,336 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm là (Cho Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 85) A. Ca. B. Li. C. Na. D. K. Câu 2. Cho 7,8 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư) thu được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm là (Cho Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 85) A. Rb. B. Li. C. Na. D. K. Câu 3. Cho 2,1 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư) thu được 3,36 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm là (Cho Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 85) A. Rb. B. Li. C. Na. D. Mg. Câu 4. Cho 1,15 gam một kim loại kiềm X tan hết vào nước. Để trung hoà dung dịch thu được cần 50 gam dung dịch HCl 3,65%. X là kim loại nào sau đây? A. K. B. Na. C. Cs. D. Li. Câu 5. Cho 0,975 gam một kim loại kiềm X tan hết vào nước. Để trung hoà dung dịch thu được cần 25 gam dung dịch HCl 3,65%. X là kim loại nào sau đây? A. K. B. Na. C. Cs. D. Li. Câu 6. Cho 3,75 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm tan hoàn toàn trong nước, thu được 2,8 lít khí H 2 (đktc). Hai kim loại kiềm đó là A. Li, Na B. Na, K C. Na, Cs D. K, Cs Câu 7. Cho 3,2 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm tan hoàn toàn trong nước, thu được 1,12 lít khí H 2 (đktc). Hai kim loại kiềm đó là A. Li, K B. Na, K C. Na, Cs D. K, Cs Câu 8. Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 1,792 lít khí (đktc) ở anot và 6,24 gam kim loại ở catot. Công thức hoá học của muối đem điện phân là A. LiCl. B. NaCl. C. KCl. D. RbCl. Câu 9. Điện phân muối MCl nóng chảy người ta thu được 0,896 lít (đktc) khí ở anot và 3,12 gam M ở catot, M là A. Na B. K C. Rb D. Li Câu 10. Điện phân muối MCl nóng chảy người ta thu được 0,4928 lít (đktc) khí ở anot và 1,012 gam M ở catot, M là A. Na B. K C. Rb D. Li DẠNG 3: KIM LOẠI KIỀM – KIỀM THỔ TÁC DỤNG VỚI NƯỚC Câu 11. Cho một m gam Ca tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H 2 (ở đktc). Giá trị m là ? A. 10 gam. B. 12 gam. C. 6 gam. D. 5 gam. Câu 12. Cho một m gam K tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 4,48 lít H2 (ở đktc). Giá trị m là ? A. 12 gam. B. 15,6 gam. C. 18 gam. D. 19,6 gam. 9 Tài liệu lưu hành nội bộ
  10. HÓA HỌC 12 Câu 13. Cho một m gam Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 2,24 lít H 2 (ở đktc). Giá trị m là ? A. 13 gam. B. 13,5 gam. C. 13,7 gam. D. 14 gam. Câu 14. Cho 6,2 gam hỗn hợp 2 kim loại K - Na tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 2,24 lít H2 (ở đktc). Khối lượng K trong hỗn hợp đầu là A. 3,2 gam. B. 3,9 gam. C. 4,2 gam. D. 4,5 gam. Câu 15. Cho 8,85 gam hỗn hợp 2 kim loại Ca - Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Khối lượng Ca trong hỗn hợp đầu là A. 2 gam. B. 4 gam. C. 6 gam. D. 8 gam. DẠNG 4: CO2, SO2 TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH BAZƠ Câu 16. Hấp thụ hết 11,2 lít CO 2 (đktc) vào 350 ml dd Ba(OH)2 1M. Tính khối lượng kết tủa thu được? A. 39,4g B. 78,8g C. 19,7g D. 20,5g Câu 17. Hấp thụ hết 1,344 lít CO 2 (đktc) vào 350 ml dd Ca(OH)2 1M. Tính khối lượng kết tủa thu được? A. 64g B. 10g C. 6g D. 60g Câu 18. Hấp thụ hết 7,84 lít CO 2 (đkc) vào 300ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Tính khối lượng kết tủa thu được? A. 19,7g B. 49,25g C. 39,4g D. 10g Câu 19. Hấp thụ hết V lít CO2 (đkc) vào 300ml dung dịch Ba(OH)2 1M được 19,7 gam kết tủa. Tìm V? A. 2,24 lít B. 11,2 lít C. 2,24 hoặc 11,2 lít D. 2,24 hoặc 3,36 lít Câu 20. Hấp thụ 10 lít hỗn hợp CO2 và N2 (đktc) vào 200ml dd Ca(OH)2 0,2M thấy tạo thành 1g kết tủa. Tính %VCO2 trong hỗn hợp đầu? A. 2,24% B. 15,68% C. 2,24% hoặc 4,48% D. 2,24% hoặc 15,68% DẠNG 5: TÍNH LƯỠNG TÍNH CỦA HỢP CHẤT NHÔM Câu 21. Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam nhôm vào dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được V lít H 2 (đktc). Giá trị của V là? A. 2,24 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 6,72 lít Câu 22. Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam nhôm vào dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được V lít H 2 (đktc). Giá trị của V là? A. 2,24 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 6,72 lít Câu 23. Hòa tan hoàn toàn m gam nhôm vào dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được 8,96 lít H2 (đktc). Giá trị của V là? A. 7 g B. 7,1 g C. 7,2 g D. 7,3 g Câu 24. Hòa tan hoàn toàn m gam nhôm vào dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được 13,44 lít H2 (đktc). Giá trị của V là? 10 Tài liệu lưu hành nội bộ
  11. HÓA HỌC 12 A. 10,2 g B. 10,4 g C. 10,6 g D. 10,8 g Câu 25. Hòa tan hoàn toàn 5,1 gam Al2O3 vào dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là? A. 8,2 g B. 8,4 g C. 8,6 g D. 8,8 g Câu 26. Hòa tan hoàn toàn 10,2 gam Al2O3 vào dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là? A. 16,2 g B. 16,4 g C. 16,6 g D. 16,8 g Câu 27. Hòa tan hoàn toàn 20,7 gam hỗn hợp X gồm Al và Al 2O3 bằng lượng dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau phản ứng thu được 6,72 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch NaOH đã dùng là ? A. 400 ml B. 500 m C. 800 ml D. 200 ml Câu 28. Cho 5,4 gam Al với 1000 ml dung dịch KOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích khí H2 (đktc) thu được là ? A. 4,48 lít B. 0,448 lít C. 6,72 lít D. 0,224 lít Câu 29. Cho 25,8 gam hỗn hợp gồm Al và Al 2O3 tác dụng với dung dịch NaOH được 6,72 lít H 2 (đktc). Khối lượng của Al và Al2O3 trong hỗn hợp lần lượt là ? A. 5,4 gam và 20,4 gam B. 20,4 gam và 5,4 gam C. 0,54 gam và 2,04 gam D. 2,04 gam và 0,54 gam Câu 30. Cho 1,29 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 tan trong dung dịch NaOH dư thu được 0,015 mol khí H2. Thể tích dung dịch HCl 0,2M cần dùng để hòa tan hết hỗn hợp đó là ? A. 900 ml. B. 450 ml. C. 150 ml. D. 300 ml. 11 Tài liệu lưu hành nội bộ