Bài tập Hóa học Lớp 8: Oxi - Không khí - Bùi Đức Minh

doc 10 trang thaodu 4110
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Hóa học Lớp 8: Oxi - Không khí - Bùi Đức Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_hoa_hoc_lop_8_oxi_khong_khi_bui_duc_minh.doc

Nội dung text: Bài tập Hóa học Lớp 8: Oxi - Không khí - Bùi Đức Minh

  1. Biên soạn: Bùi Đức Minh THPT Thống Nhất – SĐT: 0326969888 Trường THPT Thống Nhất Hạ Long Quảng Ninh CHƯƠNG OXI – KHÔNG KHÍ Câu 1: Viết CTHH của các oxit tạo nên từ các nguyên tố sau và gọi tên oxit đó Cu(I) và O(II) Cu2O Cu(I)oxit Cu(II) và O CuO : đồng (II) oxit Al và O Al2O3 Nhôm oxit Zn và O ZnO: kẽm oxit Mg Và O MgO Magieoxit Fe (II) và O FeO: sắt (II) oxit Fe(III) và O Fe2O3 Sắt (III) oxit N(I) và O N2O đinitơ oxit: khí cười N(II) và O NO Nitơ monooxit N(III) và O N2O3 đinitơ trioxit N(IV) và O NO2 nitơ đioxit N(V) và O N2O5 đinitơ pentaoxit P(III) và O P2O3 điphotpho trioxit P (V) và O P2O5 điphotpho pentaoxit S(IV) và O SO2 lưu huỳnh đioxit Na(I) và O Na2O Natri oxit Câu 2: Hoàn thành bảng sau: Công Tên Loại oxit Tính tan trong nước (viết PTHH nếu có) thức (đọc tên của axit hoặc bazơ tạo thành tương ứng) SO3 Lưu huỳnh trioxit Oxit axit SO3 + H2O → H2SO4: axit sunfuric CO Cacbon monooxit Oxit trung tính CuO Đồng (II) oxit Oxit bazơ Na2O Natri oxit Oxit bazơ Na2O + H2O → 2NaOH: natri hiđroxit CaO Canxi oxit Oxit bazơ CaO + H2O → Ca(OH)2 Canxi hiđroxit CO2 Cacbon đioxit Oxit axit CO2 + H2O → H2CO3 axit cacbonic Al2O3 Nhôm oxit Oxit lưỡng tính K2O Kali oxit Oxit bazơ K2O + H2O → KOH: kali hiđroxit Cu2O Đồng (I) oxit Oxit bazơ Cr2O3 Crom (III) oxit Oxit lưỡng tính SO2 Lưu huỳnh đioxit Oxit axit SO2 + H2O → H2SO3: axit sunfurơ NO Nitơ monooxit Oxit trung tính Fe2O3 Sắt (III) oxit Oxit bazơ Fe3O4 Sắt từ oxit Oxit bazơ HgO Thủy ngân oxit Oxit bazơ PbO Chì oxit Oxit Bazơ N2O5 Đinitơ pentaoxit Oxit axit N2O5 + H2O → 2HNO3 axit nitric NO2 Nitơ đioxit Oxit axit 2NO2 + H2O → HNO3 + HNO2: axit nitrit Ag2O Bạc oxit Oxit bazơ P2O3 Diphotpho trioxit Oxit axit P2O3 + 3H2O → 2H3PO3 K2O Kali oxit Oxit bazơ K2O + H2O → 2KOH BaO Bari oxit Oxit bazơ BaO + H2O → Ba(OH)2 CrO3 Crom (VI) oxit Oxit axit CrO3 + H2O → H2CrO4 MnO2 Mangan đioxit Oxit bazơ CrO Crom (II) oxit Oxit bazơ Câu 3: Viết PTHH biểu diễn sự oxi hóa của các chất sau (nếu có) Chất Phản ứng hóa học Al 4 Al + 3O2 → 2Al2O3 Zn 2Zn + O2 → 2ZnO Fe 3Fe + 2O2 → Fe3O4 Cu 2Cu + O2 → 2CuO C C + O2 → CO2 C + CO2 → 2CO S S + O2 → SO2 P 4 P + 5 O2 → 2P2O5 Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 1/10
  2. Biên soạn: Bùi Đức Minh THPT Thống Nhất – SĐT: 0326969888 C2H6O C2H6O + 3O2 → 2CO2 + 3H2O C2H7N 2 C2H7N + 15/2 O2 → 4CO2 + 7H2O + N2 FeS 4 FeS + 7 O2 → 2Fe2O3 + 4SO2 FeS2 4FeS2 + 11O2 → 2 Fe2O3 + 8SO2 H2S 2H2S + 3O2 → 2H2O + 2SO2 CaCO3 Ag Cl2 Br2 FeO 4FeO + O2 → 2Fe2O3 Fe2O3 MgO Câu 4: Hãy lập các phương trình hóa học theo sơ đồ phản ứng sau: 1. Sắt (III) oxit + nhôm → nhôm oxit + sắt Fe2O3 + 2 Al → Al2O3 + 2 Fe 2. Nhôm oxit + cacbon → nhôm cacbua + khí cacbon oxit 2Al2O3 + 9C → Al4C3 + 6CO 3. Hiđro sunfua + oxi → khí sunfurơ + nước 2H2S + 3 O2 → 2SO2 + 2H2O 4. Đồng (II) hiđroxit → đồng (II) oxit + nước Cu(OH)2 → CuO + H2O 5. Natri oxit + cacbon đioxit → Natricacbonat Na2O + CO2 → Na2CO3 6. Magie oxit + điphotpho pentaoxit → Magie photphat. 3MgO + P2O5 → Mg3(PO4)2 Câu 5: Hoàn thành phương trình bên dưới và cho biết phản ứng nào là phản ứng hóa hợp, phản ứng nào là phàn ứng phân hủy 1. N2 + O2 → 2NO (Phản ứng hóa hợp) 2. S + O2 → SO2 (Phản ứng hóa hợp) 3. 2KClO3 →2KCl + 3O2 (phản ứng phân hủy) 4. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (Phản ứng thế) 5. 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O (Phản ứng phân hủy) 6. 4Al + 3 O2 → 2Al2O3 (Phản ứng hóa hợp) 7. 4P + 5O2 → 2P2O5 (Phản ứng hóa hợp) 8. 2 HgO → 2Hg + O2 (Phản ứng phân hủy) 9. 2FeO +2 O2 → Fe2O3 (Phản ứng hóa hợp) 10. 8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe 11. CaCO3 → CaO + CO2 (phản ứng phân hủy) 12. 2H2 + O2 → 2H2O (Phản ứng hóa hợp) 13. Na2O + H2O → 2 NaOH (Phản ứng hóa hợp) 14. 2KNO3 → 2KNO2 + O2 Phản ứng phân hủy 15. 2C2H2 + 5O2 → 4CO2 +2 H2O 16. 2 Mg + CO2 → 2MgO + C DẠNG HOÀN THÀNH CHUỖI BIẾN HÓA Câu 6: Hoàn thành chuỗi biến hóa sau KMnO4 → SO2 → H2SO3 KClO3 → O2 → H2O → NaOH H2O → Fe3O4 → Fe → H2 (1) 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 (2) 2KClO3 → 2KCl + 3 O2 Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 2/10
  3. Biên soạn: Bùi Đức Minh THPT Thống Nhất – SĐT: 0326969888 (3) 2H2O → 2H2 + O2 (4) S + O2 → SO2 (5) SO2 + H2O → H2SO3 (6) O2 + 2H2 → 2H2O (7) Na2O + H2O → 2NaOH (8) 3 Fe + 2O2 → Fe3O4 (9) Fe3O4 + 4H2 → 3Fe + 4H2O (10) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 DẠNG ĐIỀU CHẾ THEO SƠ ĐỒ Câu 1: Từ những hóa chất cho sẵn: KMnO4, Fe, dung dịch CuSO4, dung dịch H2SO4 loãng, hãy viết phương trình hóa học để điều chế các chất theo sơ đồ chuyển hóa: Cu → CuO → Cu 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu 2Cu + O2 → 2CuO CuO + H2 → Cu + H2O Câu 2: Đốt 4,48 lít H2 trên ngọn lửa chứa 3,36 lít O2 sau phản ứng thu được hơi nước và khí B bay ra. Các thể tích khí đo (đktc) 1. Viết phương trình phản ứng xảy ra? 2. Tính lượng nước được sinh ra? Khí B bay ra là khí nào có bao nhiêu mol? 3. Đốt cháy khí B bằng 5,6 gam Fe. Sau phản ứng thu được bao nhiêu gam Fe3O4. Chất nào còn thừa và thừa bao nhiêu gam? Giải: Sô mol H2 = 4,48: 22,4 = 0,2 mol Số mol O2 = 3,36: 22,4 = 0.15 mol 1. 2 H2 + 1 O2 → 2 H2O Theo PTPU 2 1 Theo bài ra 0,2 0,15 Xét tỉ lệ: 0,2/ 2 H2 hết O2 thoát ra Theo phản ứng cứ 2 mol H2 tạo thành 2 mol H2O Theo bài ra 0,2 mol H2 tạo thành 0,2 mol nước Khối lượng nước tạo thành mH2O = 0.2 . 18 = 3,6 gam Theo phản ứng cứ 2 mol H2 phản ứng 1 mol Khí O2 0,2 mol H2 phản ứng 0,2/2 = 0.1 mol Khí O2 Khí B thừa : nO2 = 0.15 – 0.1 = 0,05 mol 3. Số mol Fe: nFe = 5,6: 56 = 0,1 (mol) 3 Fe + 2 O2 → Fe3O4 Theo phương trình Pư 3 2 Theo đề bài 0.1 0.05 Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 3/10
  4. Biên soạn: Bùi Đức Minh THPT Thống Nhất – SĐT: 0326969888 Xét tỉ lệ : 0,1/ 3 > 0,05/2 => Fe dư, O2 hết Cứ 2 mol O2 tạo ra 1 mol Fe3O4 Vậy 0,05 mol O2 tạo ra 0,05: 2 = 0.025 mol Fe3O4 Vậy lượng sắt từ oxit sinh ra là: mFe3O4 = 0.025. 232 = 5,8 gam. Cứ 3 mol Fe cần 2 mol O2 Vậy x mol Fe cần 0.05 mol O2 X = n Fe phản ứng = 0.05 .3 : 2 = 0,075 mol Số mol Fe thừa: 0.1 – 0.075 = 0.025 (mol) Khối lượng sắt dư: 0.025. 56 = 1,4 gam DẠNG GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG VÀ THÍ NGHIỆM, NHẬN BIẾT Câu 1: Bằng kiến thức hóa học em hãy trả lời các câu sau? 1. Muốn cho một vật nào đó có thể bắt cháy và tiếp tục cháy ta phải làm thế nào? - Có đủ oxi. - đạt đến nhiệt độ cháy của vật. 2. Muốn dập tắt ngọn lửa đang cháy thì nguyên tắc là gì? - Hạ nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ cháy. - Cách ly chất cháy với oxi. Câu 2: Giải thích các hiện tượng sau? 1. Than cháy trong oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn khi than cháy trong không khí? Do trong không khí ngoài O2 thì còn N2 ( lượng N2 gấp 4 lần O2) nên một phần nhiệt bị tiêu hao để đốt nóng N2 => nhiệt độ cháy thấp hơn trong O2 tinh khiết 2. Dây sắt nóng đỏ cháy sáng trong oxi, nhưng không cháy được trong không khí? Trong không khí không đủ O2 để thực hiện sự cháy với Fe. 3. Muốn dập ngọn lửa do xăng, dầu cháy gây ra, người ta thường trùm vải dầy hoặc dùng cát phủ lên ngọn lửa mà không dùng nước? Giải thích cách làm này? Nguyên tắc dập cháy là ngăn không cho tiếp xúc với oxi, xăng dầu nhẹ hơn nước, sẽ nổi trên bề mặt tiếp xúc với oxi sự cháy vẫn xảy ra. Người ta phải trùm vải dầy, cát phủ lên ngăn tiếp xúc với oxi. Câu 3: Trong phòng thí nghiệm điều chế oxi theo sơ đồ sau: Hãy giải thích các thao tác sau: 1. Vì sao phải để ống nghiệm chứa chất rắn x có miệng hơi trút xuống? Theo SGK thì chất rắn X là KMnO4 có thể thay bằng KClO3 được không? Khí sinh ra O2 (M = 32> 29) nên để hơi nghiêng để O2 dễ thoát ra 2 KMnO4 → O2 + K2MnO4 + MnO2 2KClO3 → 2 KCl + 3O2 Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 4/10
  5. Biên soạn: Bùi Đức Minh THPT Thống Nhất – SĐT: 0326969888 2. Vai trò của bông tại miệng ống nghiệm là gì? Ngăn không cho KMnO4 khuyếch tán qua bình đựng oxi (làm ảnh hưởng đến màu sắc oxi) 3. Đây là thí nghiệm điều chế khí nên yêu cầu hệ thống phải kín hoàn toàn, làm thế nào để kiểm tra hệ thống sau khi lắp đã kín hay chưa? Để kiểm tra hệ thống kín người ta dùng nguyên lí bình thống nhau: dùng một ít nước cho vào ống nghiệm dẫn khí, nếu mực nước trong ống dẫn khí thấp hơn miệng ống thì hệ thống kín. 4. Đun nóng X một lát sẽ xuất hiện khí, có nên thu ngay khí mới hay là đợi khí thoát ra một ít rồi mới thu? Giải thích vì sao? Không thu khí từ những bọt khí đầu tiên vì có thể lẫn nitơ. Câu 4: Có các chất khí sau: Nitơ, Cacbon đioxit, neon (Ne), oxi, metan (CH4) 1. Khí nào làm than hồng cháy sáng? Viết phản ứng hóa học? khí Oxi làm than hồng cháy sáng C + O2 → CO2 C + CO2 → 2CO 2. Khí nào làm đục nước vôi trong? Viết phản ứng hóa học? CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O 3. Khí nào làm tắt ngọn đèn đang cháy? Neon, cacbonđioxit 4. Khí nào trong các khí trên là khí cháy? Viết phản ứng hóa học? CH4 + 2 O2 → CO2 + 2H2O Câu 5: Có hai lọ thủy tinh, một lọ đựng khí oxi, một lọ đựng không khí? Nêu cách phân biệt hai lọ trên? Dùng que đóm (than nóng đỏ) cho vào hai lọ , lọ nào làm bùng cháy que đóm là lọ chứa oxi. Câu 6: Bằng các phương pháp hóa học hãy phân biệt các khí sau đựng riêng biệt trong các bình mất nhãn: O2, CO2, N2. Cho than nóng đỏ vào các bình chứa các khí - Bình nào làm than nóng đỏ bùng cháy là bình chứa O2. - Bình không có hiện tượng gì: CO2, N2 Dẫn hai khí trong hai bình còn lại đi qua dung dịch nước vôi, khí nào làm xuất hiện kết tủa trắng là khí CO2 CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O Khí còn lại là N2 Câu 7: Khí oxi lẫn CO2, SO2. Làm thế nào thu được khí oxi tinh khiết bằng phản ứng hóa học? Dẫn ba khí đi qua bình đựng dung dịch nước vôi trong CO2, SO2 bị giữ lại trong bình CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O SO2 + Ca(OH)2 →CaSO3 + H2O Khí còn lại là O2 tinh khiết. Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 5/10
  6. Biên soạn: Bùi Đức Minh THPT Thống Nhất – SĐT: 0326969888 Câu 8: Cho sơ đồ phản ứng: 2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2 Nung 15,04 gam Cu(NO3)2 sau một thời gian phản ứng thu được 8,56 gam chất rắn. 1. Tính phần trăm khối lượng Cu(NO3)2 bị phân hủy. 2. Tính thể tích hỗn hợp khí thu được (đktc). Số mol Cu(NO3)2 = 15,04 : 188 = 0.08 (mol) 2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + 1O2 2x 2x 4x x Theo định luật bảo toàn khối lượng: 15,04 = 8,56 + 4x. 46 + 32. x =>216. X = 15,04 – 8.56 = 6,48 => x = 0.03 n Cu(NO3)2 tham gia phản ứng = 2x = 2. 0.03 = 0.06(mol) phần trăm khối lượng Cu(NO3)2 bị phân hủy = 0.06/ 0.08 . 100 = 75% Thể tích hỗn hợp khí thu được: 5x. 22,4 = 5. 0.03 . 22,4 = 3,36 lít Câu 9: Trong phòng thí nghiệm, người ta đun nóng m gam kali pemangannat (KMnO4) để thu được oxi. Toàn bộ lượng oxi thu được dùng đốt cháy hoàn toàn 7,8 gam kim loại kali. 1. Viết phương trình phản ứng xảy ra? 2. Tính giá trị của m? 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + 1O2 (1) 4 K + O2 → 2K2O (2) Số mol Kali là: nK = 7,8 : 39 = 0.2 (mol) Theo (2) nO2 = ¼ . nK = ¼ . 0.2 = 0.05 (mol) Theo (1) nKMnO4 = 2 . nO2 = 2. 0,05 = 0.1 mol Khối lượng của KMnO4 là m KMnO4 = 0.1 . 158 = 15,8 ( gam) Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 6/10
  7. Biên soạn: Bùi Đức Minh THPT Thống Nhất – SĐT: 0326969888 Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn m gam than (chứa 80% cacbon, còn lại là tạp chất không cháy) trong bình chứa khí oxi dư (đktc) thu được khí cacbonic. Toàn bộ lượng khí cacbonic thu được đi qua bình chứa dung dịch nước vôi trong (Ca(OH)2) thì thấy sau phản ứng xuất hiện 5 gam kết tủa. 1. Viết phương trình phản ứng xảy ra? 2. Tính giá trị của m? C + O2 -> CO2 0.05 0.05 CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3 + H2O 0.05 0.05 Số mol kết tủa là: nCaCO3 = 5: 100 = 0,05 mol Khối lượng cacbon đem đốt là: 0.05. 12 = 0.6 gam Khối lượng than là: 0,6 : 80% = 0,75 gam Câu 11: Cho m gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 tác dụng hoàn toàn với 3,36 lít khí O2 (đktc), sau khi phản ứng kết thúc thì thu được 20,4 gam chất rắn duy nhất. 1. Viết phương trình phản ứng xảy ra? 2. Tính phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu. Câu 12: Cho 11,6 gam hỗn hợp gồm FeO và CuO tác dụng vừa đủ với V lít khí O2 (đktc), sau khi kết thức thì thu được 12 gam chất rắn. 1. Viết phương trình phản ứng xảy ra? 2. Tính giá trị của V? 3. Tính phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu. Câu 13: Trộn đều bột than (chứa 90% cacbon) và cát (99,5% SiO2) theo tỉ lệ khối lượng 2:3, đem hỗn hợp đốt cháy hoàn toàn trong 1,68 lít khí oxy (đktc). Biết các tạp chất không cháy trong oxi. 1. Viết phương trình phản ứng xảy ra? 2. Tính khối lượng bột than và cát đã lấy? Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 8,7 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi dư, thu được 15,1 gam hỗn hợp oxit. Tính thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng? Câu 15: Hỗn hợp khí X gồm clo và oxi phản ứng vừa hết với một hỗn hợp gồm 4,8 gam magie và 8,1 gam nhôm tạo ra 37,05 gam hỗn hợp các muối clorua và oxit hai kim loại. 1. Viết phương trình phản ứng xảy ra? 2. Xác định thành phần phần trăm thể tích của oxi và clo trong hỗn hợp. Câu 16: Người ta đốt cháy lưu huỳnh trong bình chứa 15 gam oxi. Sau phản ứng thu được 19,2 gam khí sunfurơ (SO2) 1. Tính số gam lưu huỳnh đã cháy? 2. Tính số gam oxi còn dư sau phản ứng cháy? Giải: Số mol oxi là: nO2 = 15/32 = 0,46875 mol Số mol khí sunfurơ nSO2 = 19.2/ 64 = 0.3 (mol) Phương trinh phản ứng: S + O2 → SO2 (1) Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 7/10
  8. Biên soạn: Bùi Đức Minh THPT Thống Nhất – SĐT: 0326969888 Theo phản ứng (1): Cứ 1 mol S phản ứng 1 mol O2 tạo ra 1 mol SO2 Cứ x mol S phản ứng y mol O2 tạo ra 0,3 mol SO2 => X. 1 = 1. 0,3 => x = 0,3 = nS a, Khối lượng lưu huỳnh đã cháy là: mS = 0.3 . 32 = 9,6 gam. b, Ta có : y. 1 = 1. 0,3 => y = 0.3 mol = n O2 tham gia phản ứng Số mol O2 dư là : 0,46875 – 0,3 = 0,16875 (mol) Khối lượng O2 dư : mO2 = 0,16875. 32 = 5,4 gam Câu 17: Đốt cháy 16,8 gam sắt trong bình chứa 6,72 lít khí oxi (đktc) thu được oxit sắt từ. 1. Viết phương trình hóa học xảy ra? 2. Tính khối lượng oxit sắt từ thu được? Giải: Số mol Fe là: nFe = 16,8/56= 0.3 (mol) Số mol oxi là: nO2 = 6,72/22,4 = 0.3 (mol) Phương trình phản ứng 3 Fe + 2 O2 -> Fe3O4 Theo Pư 3 2 1 Theo bài ra 0.3 0.3 Ta có: 0.3/3 Fe hết, O2 dư. Tính số mol Fe3O4 theo Fe Theo phản ứng: Cứ 3 mol Fe sẽ tạo thành 1 mol Fe3O4 Vậy 0,3 mol Fe sẽ tạo thành x mol Fe3O4 Ta có : 0.3 .1 = 3 . x => x = 0.3: 3 = 0.1 (mol) => n Fe3O4 = 0.1 mol Khối lượng của Fe3O4 là: mFe3O4 = 0.1 . 232 = 23,2 gam Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 8/10
  9. Biên soạn: Bùi Đức Minh THPT Thống Nhất – SĐT: 0326969888 Câu 18: Đốt cháy 12,15 gam nhôm trong bình chứa 6,72 lít oxi (đktc) 1. Chất nào còn dư sau phản ứng và khối lượng còn dư là bao nhiêu? 2. Chất nào được tạo thành? Có khối lượng là bao nhiêu? Giải: Số mol nhôm là: nAl = 12,15: 27 = 0.45 mol Số mol O2 là: nO2 = 6,72/ 22,4 = 0,3 mol Phương trình phản ứng: 4 Al + 3 O2 -> 2 Al2O3 (1) Theo Pư 4 3 2 Theo bài ra 0.45 0.3 Ta có: 0.45/ 4 > 0.3/3 => Al dư, O2 hết . Tính số mol Al2O3 theo O2 Theo (1): Cứ 4 mol Al phản ứng 3 mol O2 tạo thành 2 mol Al2O3 Vậy x mol Al phản ứng 0,3 mol O2 tạo thành y mol Al2O3 => y . 3 = 2. 0,3 => y = 2.0,3: 3 = 0.2 mol = nAl2O3 Khối lượng Al2O3 tạo thành là: m Al2O3 = 0.2. 102 = 20,4 gam Ta có: x. 3 = 0,3 . 4 => x = 0.3.4: 3 = 0.4 = nAl tham gia phản ứng Sau phản ứng Al dư là: nAl dư = 0.45 – 0.4 = 0,05 mol Khối lượng nhôm dư là: mAl dư = 0,05. 27 = 1,35 gam Câu 19: Một bình kín dung tích 5,6 lít chứa đầy không khí (đktc). Cho vào bình 2,48 gam photpho và đem đốt cháy. Hỏi Photpho bị cháy hết không? Biết oxi chiếm 20% thể tích không khí? Thể tích oxi: V O2 = 5,6. 20% = 1,12 lít Số mol Oxi : nO2 = 1,12 : 22,4= 0,05 mol Số mol phot pho là: nP = 2,48: 31 = 0.08 mol Phương trình phản ứng: 4 P + 5 O2 -> 2 P2O5 Theo pư 4 5 Theo bài ra: 0.08 0.05 Ta có: 0.08/ 4 > 0.05/5 => Phốt pho dư, O2 hết Theo phản ứng: Cứ 4 mol P phản ứng 5 mol oxi X mol P phản ứng 0.05 mol oxi  X. 5 = 4 .0.05 => x = 4. 0,05: 5 = 0.04 = nP tham gia phản ứng nP dư = 0,08 – 0.04 = 0.04 (mol) Khối lượng photpho dư = 0.04 .31 = 1,24 gam Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 9/10
  10. Biên soạn: Bùi Đức Minh THPT Thống Nhất – SĐT: 0326969888 Câu 20: Có một quặng hematit chứa 50% Fe2O3 về khối lượng. Khi dùng m gam mẫu quặng này để điều chế sắt thì người ta thu được 2,8 gam sắt. Tính quặng sắt nói trên, biết phương trình điều chế có dạng: Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2 Câu 21: Đốt 125 gam quặng pirit sắt chứa 4% tạp chất trong oxi thì được sắt (III) oxit và khí sunfurơ. Tính thể tích khí sunfurơ thu được? Câu 22: Nhôm là một kim loại có tỉ trọng thấp và có khả năng chống ăn mòn. Các thành phần được làm từ nhôm và hợp kim của nó rất quan trọng cho ngành công nghiệp hàng không, vũ trụ và rất quan trọng cho ngành công nghiệp khác của giao thông vận tải và vật liệu cấu trúc. Các hợp chất hữu ích nhất của nhôm là các oxit và sunfat. Trong thực tế, người ta dùng quặng boxit để sản xuất nhôm theo sơ đồ điện phân nóng chảy như sau: Al2O3 → Al + O2 Hàm lượng Al2O3 trong quặng boxit là 40%. Để có được 4 tấn nhôm nguyên chất cần bao nhiêu tấn quặng boxit. Biết hiệu suất của quá trình sản xuất là 90% Câu 23: Trong phòng thí nghiệm cần điều chế 5,6 lít khí O2 (đktc). Tính khối lượng KClO3 đã dùng, biết rằng khí oxi thu được sau phản ứng bị hao hụt 10%. Câu 24: Đốt cháy 21 gam một mẫu sắt không tinh khiết trong oxi dư, người ta thu được 23,2 gam oxit sắt từ (Fe3O4). Tính độ tinh khiết của mẫu sắt đã dùng. Câu 25: Người ta sản xuất sắt từ quặng pirit theo sơ đồ sau: FeS2 → Fe2O3 → Fe 1. Viết phương trình biểu diễn sơ đồ trên? 2. Người ta dùng 120 tấn quặng pirit sắt có chứa 10% tạp chất để sản xuất Fe, ta thu được 48 tấn sắt. Tính hiệu suất phản ứng trên. Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 10/10