Bài tập ôn tập Hóa học Lớp 8 - Chương I

doc 2 trang thaodu 9264
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập Hóa học Lớp 8 - Chương I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_on_tap_hoa_hoc_lop_8_chuong_i.doc

Nội dung text: Bài tập ôn tập Hóa học Lớp 8 - Chương I

  1. Bài tập ôn tập chương 1 Câu 1. Biết nguyên tử nhôm có 13 proton, 14 nơtron. Khối lượng tính bằng gam của một nguyên tử nhôm là A. 5,32.10-23g. B. 6,02.10-23g. C. 4,48.10-23g. D. 3,99.10-23g. Câu 2. Hãy so sánh xem nguyên tử magie nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với nguyên tử cacbon? Câu 3. Nguyên tử X nặng gấp 4 lần nguyên tử nitơ. Tính nguyên tử khối của X và cho biết X thuộc nguyên tố nào? Câu 4: Nguyên tử khối là A. Khối lượng của nguyên tử tính bằng gam. B. Khối lượng của phân tử tính bằng đvC. C. Khối lượng của nguyên tử tính bằng đvC. D. Khối lượng của phân tử tính bằng gam. Câu 5: Nguyên tử khối của clo là A. 71 đvC. B. 35,5 gam. C. 71 gam. D. 35,5 đvC. Câu 6: Khối lượng của một nguyên tử cacbon là 19,9265. 10 -23 gam. Vậy ta có khối lượng của 1 đvC là A. 8,553. 10-23 g. B. 2,6605. 10-23 g. C. 0,16605. 10-23 g. D. 18,56. 10-23 g. Câu 7: Biết rằng bốn nguyên tử Mg nặng bằng ba nguyên tử của nguyên tố X. Vậy tên của nguyên tố X là A. Lưu huỳnh. B. Sắt. C. Nitơ. D. Can xi. Câu 8: Khối lượng tương đối của một phân tử H2O là A. 18 đvC. B. 18 gam. C.34 đvC. D. 18kg. Câu 9: Biết nguyên tử nitơ gồm có 7 proton, 7 nơtron và 7 electron. Khối lượng của toàn nguyên tử nitơ là A. 14 gam. B. 21 gam. C. 2,34. 10-23 gam. D. 2,34. 10-27 gam. Câu 10: Trường hợp nào đưới đây có sự tương ứng giữa hạt cơ bản với khối lượng và điện tích của chúng? A. proton, m = 0,00055u, q = 1+. B. nơtron, m = 1,0086u, q = 0. C. electron, m = 1,0073u, q =1-. D. proton, m = 1,0073u, q = 1-. Câu 11: Một nguyên tử chỉ có 1 electron ở vỏ nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử có khối lượng xấp xỉ 3u. Số hạt proton và hạt nơtron trong hạt nhân nguyên tử này lần lượt là A. 1 và 0. B. 1 và 2. C. 1 và 3. D. 3 và 0. Câu 12: Hai nguyên tử Mg nặng gấp mấy lần nguyên tử O? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 13: Tỉ số về khối lượng của electron so với proton là A. 1836. B. 5,4463. C. 5,4463.10-4.D. 0,055 Câu 14: Hãy chọn công thức hóa học phù hợp với hóa trị IV của nitơ trong số các công thức sau: A. NO. B. N2O5. C. NH3. D. NO2. Câu 15: Dựa vào quy tắc hoá trị cho biết trường hợp nào viết đúng quy tắc với công thức tổng quát (với a, b lần lượt là hoá trị của A, B) A. a : x = b : yB. ay = Bx C. a.x = b.y D. a + x = b + y Câu 16: Cho hợp chất có công thức hóa học P 2O5, biết P có hoá trị V và O có hoá trị II. Vậy biểu thức nào sau đây viết đúng quy tắc? A. V.2 = II.5 B. V.5 = II.2 C. II.V = 2.5 D. V + 2 = II + 5 Câu 17: Có các hợp chất: PH3, P2O3 trong đó P có hoá trị là A. II. B. III. C. IV. D. V. Câu 18: Một oxit có công thức Mn2Ox có phân tử khối là 222. Hoá trị của Mn trong oxit là A. III. B. IV. C. VII. D. V. Câu 19: Một hợp chất của lưu huỳnh với oxi trong đó oxi chiếm 60% về khối lượng. Hoá trị của S trong hợp chất đó là A. IV. B. V. C. II. D. VI. Câu 20: Biết trong công thức hóa học BaSO4 thì Ba có hóa trị II. Hóa trị của nhóm (SO4) là A. I. B. II. C. III. D. IV.
  2. Câu 21: Cho công thức hóa học H3PO4. Hóa trị của nhóm (PO4) là A. I. B. II. C. III. D. IV. Câu 22: Một oxit có công thức Al2Ox có phân tử khối là 102. Hóa trị của Al là A. I. B. II. C. III. D. IV. Câu 23: Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố có hóa trị I trong hợp chất? A. H, Na, K. B. Mg, O, H. C. O, Cu, Na. D. O, K, Na. Câu 24: Một oxit của Crom là Cr2O3. Muối trong đó Crom có hoá trị tương ứng là A. CrSO4. B. Cr2(SO4)3. C. Cr2(SO4)2. D. Cr3(SO4)2 Câu 25: Biết trong hợp chất giữa S và H thì S có hóa trị II. Công thức hóa học thỏa mãn là A. H2S. B. HS. C. H4S. D. HS2. Câu 26: Hợp chất giữa Cr hoá trị II và (PO4) hoá trị III có công thức hoá học đúng là A. CrPO4. B. Cr2(PO4)3. C. Cr3(PO4)2. D. Cr(PO4)2. Câu 27: Hợp chất của P và H, trong đó P có hóa trị III là A. P3H. B. PH. C. PH3. D. P3H3. Câu 28: Cho biết: - Công thức hoá học của hợp chất tạo nên từ nguyên tố X với nhóm (PO4) hoá trị III là XPO4. - Công thức hóa học của hợp chất tạo nên từ nhóm nguyên tử Y với H là H3Y. Công thức hoá học của hợp chất tạo nên từ X và Y là A. X2Y3. B. XY. C. XY2. D. X2Y. Câu 29: Từ hoá trị của Al trong Al2O3. Hãy chọn công thức hoá của hợp chất giữa Al liên kết với gốc (SO4) có hóa trị II trong số các công thức sau: A. Al2(SO4)3. B. AlSO4. C. Al3(SO4)2. D. Al(SO4)3. Câu 30: Hợp chất nào sau đây C có hóa trị II? A. CaCO3. B. CH4. C. CO. D. CO2. Câu 7: Một hợp chất có phân tử gồm: 3 Ca, 2 P, 8 O. Công thức nào sau đây là đúng? A. Ca2(PO4)3. B. CaPO4. C. Ca3(PO4)2. D. Ca3PO4. Câu 31: Công thức hoá học nào sau đây viết đúng? A. Kali clorua KCl2. B. Kali sunfat K(SO4)2. C. Kali sunfit KSO3. D. Kali sunfua K2S. Câu 32: Kim loại X có hoá trị III, công thức muối sunfat của kim loại X là A. XSO4. B. X(SO4)3. C. X2(SO4)3. D. X3SO4. Câu 33: N có hóa trị IV trong công thức hóa học nào sau đây? A. NO. B. N2O. C. N2O3. D. NO2. Câu 34: Trong các chất sau hãy cho biết dãy nào chỉ gồm toàn đơn chất? A. Fe(NO3), NO, C, S. B. Mg, K, S, C, N2. C. Fe, NO2, H2O. D. Cu(NO3)2, KCl, HCl. Câu 35: Trong số các công thức hóa học sau: O2, N2, Al, Al2O3, H2, AlCl3, H2O, P. Số đơn chất là A. 4. B. 3. C. 5. D. 6. Câu 36: Trong số các công thức hóa học sau: O 2, CO2, CH4, H2S, C2H5OH. Các hợp chất hữu cơ là A. O2, CH4. B. CO2, C2H5OH. C. CH4; H2S. D. CH4, C2H5OH. Câu 37: Trong số các công thức hóa học sau: O 2, Na, K, Cu, Cl2, CO2, H2O. Số đơn chất kim loại là A. 3. B. 4. C.5. D. 6. Câu 38: Khi đốt lưu huỳnh trong không khí, lưu huỳnh hóa hợp với oxi tạo thành một chất khí có mùi hắc gọi là khí sunfurơ. Hỏi khí sunfurơ do những nguyên tố nào cấu tạo nên? Khí sunfurơ là đơn chất hay hợp chất? Câu 39: Khi đun nóng, đường bị phân hủy, biến đổi thành than và nước. Như vậy, phân tử đường do những nguyên tử của nguyên tố nào tạo nên? Đường là đơn chất hay hợp chất? Câu 40: Bari oxit do hai nguyên tố là bari và oxi tạo nên. Khi bỏ bari oxit vào nước, nó hóa hợp với nước tạo thành một chất mới gọi là bari hiđroxit. Bari hiđroxit gồm những nguyên tố nào trong phân tử của nó? Câu 41: Bari cacbonat khi bị nung nóng thì biến thành hai chất mới là bari oxit và khí cacbonic. Vậy bari cacbonat được cấu tạo bởi những nguyên tố nào?