Bài tập ôn tập học kỳ II môn Vật lý Lớp 9

docx 40 trang thaodu 6123
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập ôn tập học kỳ II môn Vật lý Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_on_tap_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_9.docx

Nội dung text: Bài tập ôn tập học kỳ II môn Vật lý Lớp 9

  1. BÀI 33: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU LÝ THUYẾT Định nghĩa dòng điện xoay chiều. Cách tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín. BÀI 34: MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU – LÝ THUYẾT Cấu tạo và phân loại Cấu tạo: Phân loại: Nguyên lý và nguyên tắc hoạt động Nguyên lý hoạt động: Nguyên tắc hoạt động: Trong kĩ thuật, để làm quay các máy phát điện người ta dùng những phương pháp nào ?
  2. – BÀI TẬP TỰ LUYỆN So sánh điểm giống và khác nhau của Đinamô xe đạp và máy phát điện xoay chiều trong kĩ thuật. Nối hai cực của hai cực của bóng đèn vào hai cực của máy phát điện xoay chiều. Khi quay nam châm của máy ta thấy bóng đèn cháy nhấp nháy nghĩa là trong khung dây có dòng điện xoay chiều. Dòng điện đó xuất hiện là vì: Từ trường trong cuộn dây luôn tăng. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luôn tăng. Từ trường trong lòng cuộn dây không biến đổi. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm. Trong máy phát điện, Roto hoạt động thế nào khi máy làm việc? Luôn đứng yên.
  3. Luôn quay quanh trục theo một chiều nhất định. Luôn chuyển động như con thoi. Luân phiên đổi chiều. Máy phát điện bắt buộc phải có các bộ phận chính nào để máy làm việc. Nam châm và cuộn dây. Cuộn dây và lõi sắt. Nam châm và dây dẫn. Nam châm vĩnh cửu, dây dẫn và lõi sắt non. BÀI 35: TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU – LÝ THUYẾT 4 tác dụng của dòng điện xoay chiều. Hãy nêu một vài ví dụ với mỗi tác dụng của dòng điện xoay chiều. Đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện của mạch điện xoay chiều ta dùng những dụng cụ đo gì ? Khi mắc dụng cụ đo ta có cần quan tâm đến thứ tự của chốt cắm hay không ?
  4. BÀI 36: TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG ĐI XA – LÝ THUYẾT Nguyên nhân gây ra hao phí trên đường dây tải điện ? Hãy thiết lập công thức tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải. Cách làm giảm hao phí điện năng. Ưu và nhược điểm của từng cách. II – BÀI TẬP TỰ LUYỆN Chú ý: Khi truyền tải điện năng thì ta phải dùng 2 dây tải. Nên khi giải bài toán ta thường phải tính điện trở trên cả 2 dây. Vì sao khi truyền tải điện năng đi xa bằng dây tải người ta phải dùng đến 2 máy biến thế đặt hai đầu đường dây ? Khi truyền đi cùng một công suất điện mà muốn giảm hao phí trên đường dây tải điện thì dùng cách nào trong 2 cách dưới đây là có lợi hơn ? Vì sao ? - Giảm điện trở của đường dây tải 10 lần. Tăng hiệu điện thế ở hai đầu dây tải lên 10 lần. Đường dây tải điện từ huyện về xã dài 10 km truyền đi một dòng điện có cường độ 200 A. Dây dẫn bằng đồng cứ 1 km thì có điện trở 0,02 Ω. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên dây. ĐS: 16000W
  5. Một nhà máy phát điện có công suất 340 MW. Khoảng cách cần truyền tải là 100 km, biết rằng cứ 1 km dây tải có điện trở 0,1 Ω. Muốn công suất hao phí là 9 MW thì cần đặt vào hai đầu dây tải một hiệu điện thế bao nhiêu ? ĐS: gần 500 000 V Trong một dự án truyền tải điện năng đi xa, người ta đưa ra hai phương án. Một là dùng dây dẫn có tiết diện 1 cm2 và đặt vào hai đầu đường dây một hiệu điện thế 200000 V. Hai là dùng dây dẫn có tiết diện 2 cm2 và đặt vào hai đầu dây tải một hiệu điện thế 100000 V. Dùng phương án nào thì công suất hao phí ít hơn và ít hơn bao nhiêu lần ? Gợi ý: giải bài toán bằng cách lập tỉ số. BÀI 37: MÁY BIẾN THẾ – LÝ THUYẾT Tác dụng của máy biến thế.
  6. Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy biến thế. Cấu tạo: Nguyên tắc hoạt động: Biểu thức liên hệ về tỉ lệ số vòng dây ở cuộn dây sơ cấp và thứ cấp và hiệu điện thế ở hai đầu cuộn dây đó. Trong các thiết bị điện sau, thiết bị nào có thể xem như một máy biến thế ?
  7. – BÀI TẬP TỰ LUYỆN Máy biến thế có thể hoạt động dưới hiệu điện thế không đổi được không ? Vì sao ? Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 8000 vòng, cuộn thứ cấp có 400 vòng. Máy biến áp như trên là loại máy biến áp tăng thế hay hạ thế. Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220 V. Hãy tính hiệu điện thế hai đầu cuộn thứ cấp. ĐS: 11 V Một máy phát điện xoay chiều được gắn ở một khu dân cư. Máy có thể cho một hiệu điện thế xoay chiều ở hai cực của máy là 4000 V. Muốn tải điện đến khu dân cư khác người ta đã tăng thế lên 36000 V. Hỏi người ta phải dùng một máy biến thế có số vòng hai cuộn theo tỷ lệ nào ? ĐS: 1/9 Cuộn dây nào mắc vào hai cực của máy phát điện ? Một máy biến thế đặt ở đầu đường dây tải điện dùng để tăng thế có số vòng lần lượt là 3000 và 18000 vòng. Hiệu điện thế ở hai cực máy phát điện là 5000 V. Tìm hiệu điện thế ở hai đầu đường dây tải điện. ĐS: 30000 V Một nhà máy phát điện có công suất 340 MW. Khoảng cách cần truyền tải là 100 km, biết rằng cứ 1 km dây tải có điện trở 0,1 Ω. Nếu hiệu điện thế ở hai đầu dây tải là 100 kV thì công suất hao phí là bao nhiêu ? Nếu dùng một máy tăng thế có số vòng cuộn sơ cấp và thứ cấp lần lượt là 1000 vòng và 5000 vòng đặt ở đầu đường dây tải thì công suất hao phí khi truyền tải bây giờ là bao
  8. nhiêu ? Nhà máy thủy điện A có thể phát ra một công suất điên 500 kW, hiệu điện thế ở hai cực của máy phát điện là 11 kV. Muốn tải điện đến khu dân cư B nhà máy phải dùng dây tải có điện trở suất 1,7.10-8 Ωm, tiết điện 1,5 cm2. Biết từ nhà máy đến khu dân cư cách nhau 50 km. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây. ĐS: 23347 W Nếu nhà máy gắn một máy tăng thế ở đầu đường dây, máy có số vòng theo tỷ lệ n2/n1=100 thì công suất hao phí trên dây tải điện bây giờ là bao nhiêu ? ĐS: 2,3 W BÀI 40: HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG – LÝ THUYẾT Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Hãy nêu những kết luận về sự khúc xạ ánh sáng khi tia sáng
  9. truyền từ không khí vào nước và từ nước sang không khí. Phân biệt hiện tượng khúc xạ và phản xạ ánh sáng (điểm giống và khác nhau cơ bản nhất). Nêu 2 hiện tượng vật lý mà em đã gặp trong cuộc sống mà nguyên nhân là do sự khúc xạ ánh sáng. – BÀI TẬP TỰ LUYỆN Trên hình 40.2. Tia Si là tia tới. Trong các tia còn lại có một tia là tia khúc xạ của tia SI. Em hãy cho biết tia nào là tia ló của tia tới SI và đánh dấu mũi tên chỉ đường truyền của tia sáng. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng thì góc tới được tạo bởi các đường nào ? Góc khúc xạ được tạo bởi các đường nào ? Trên hình 40.4. Tia SI là tia tới. Trong các tia còn lại có một tia là tia khúc xạ của SI. Em hãy cho biết tia nào là tia ló của tia tới SI và đánh dấu mũi tên chỉ đường truyền của tia sáng. Trong các trường hợp nào sau đây có xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Tia sáng chiếu xiên góc vào mặt gương chải đầu.
  10. Tia sáng chiếu xiên góc vào mặt kim loại nhẵn. Tia sáng chiếu xiên góc vào mặt nước. Tia sáng chiếu vuông góc vào mặt nước. ÀI 42: THẤU KÍNH HỘI TỤ – LÝ THUYẾT Hãy nêu đặc điểm về hình dạng của thấu kính hội tụ (TKHT). Vẽ kí hiệu của TKHT. Xác định quang tâm và trục chính của TKHT. Xác định tiêu điểm, tiêu cự của TKHT. Đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt qua TKHT.
  11. – BÀI TẬP TỰ LUYỆN Vẽ thêm các tia ló ứng với các tia tới trong hình 42.1 cho hoàn chỉnh. Trên hình 42.3 là 3 tia ló (1), (2) và (3). Vẽ thêm 3 tia tới ứng với 3 tia ló trên cho hoàn chỉnh. Tìm cách vẽ thêm tia ló trong hình 42.4 cho hoàn chỉnh.
  12. Trên hình 42.5. Hãy chỉ ra những cặp tia tới và tia ló đúng. Chỉ ra phát biểu sai: Mỗi TKHT có hai tiêu điểm nằm trên trục chính và cách đều quang tâm O. Mỗi TKHT có hai trục chính đi qua quang tâm O của TK. Mỗi TKHT có điểm nằm trong TK mà các tia sáng đi qua đó đều truyền thẳng. Điểm đó gọi là quang tâm của TK. Mỗi TKHT có nhiều tiêu điểm. Tiêu điểm chính nằm trên trục chính còn các tiểu điểm phụ nằm trên các trục phụ. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau đây. Thấu kính hội tụ là loại thấu kính: Có phần rìa mỏng hơn phần chính giữa. Luôn cho chùm tia ló là chùm tia hội tụ. Luôn cho tia ló lệch gần trục chính hơn so với tia tới. Các phát biểu trên đều sai. Chất liệu nào sau đây không thể dùng làm TKHT? Nhựa trong suốt. Thủy tinh. Inox. Nước đá. BÀI 43: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ – LÝ THUYẾT Cách vẽ ảnh của một điểm sáng qua TKHT
  13. Các trường hợp cho ảnh khi đặt một vật sáng trước TKHT Quy ước: d: khoảng cách từ vật đến TK. d/: khoảng cách từ thấu kính đến ảnh. chiều cao của vật sáng. h/: chiều anh của ảnh. tiêu cự của thấu kính. Điền nhận xét thích hợp vào các ô trống trong bảng sau đây: Đặc điểm của ảnh Khoảng cách Thật, Chiều Độ Vẽ hình từ vật đến TK ảo lớn (d) 1 Khi d > 2f 2 Khi 2f > d > f 4 Khi 0 < d < f
  14. – BÀI TẬP TỰ LUYỆN Trên hình bên, cho điểm sáng S, ảnh của điểm sáng là S/ và trục chính ∆. Bằng phép vẽ hãy xác định vị trí đặt thấu kính và các tiêu điểm chính của thấu đó. Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một TKHT, điểm A nằm trên trục chính và cách TK một đoạn d=50cm. Tiêu cự của TK là f=25cm. Vẽ hình theo đúng tỷ lệ. Xác định vị trí và nêu tính chất của ảnh. Chứng tỏ rằng chiều cao của ảnh bằng chiều cao của vật. Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một TKHT có tiêu cự f=20cm, điểm A nằm trên trục chính. Thấy ảnh là ảnh thật và cao gấp 2 lần vật. Vận dụng kiến thức hình học. Vẽ hình (không cần đúng tỉ lệ, chỉ cần đúng ảnh thật). Hãy xác định vị khoảng cách từ vật và ảnh đến thấu kính. ĐS: 30cm; 60cm
  15. Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một TKHT có tiêu cự f=20cm, điểm A nằm trên trục chính cách TK một khoảng d=30cm. Vận dụng kiến thức hình học. Vẽ ảnh theo đúng tỷ lệ. Nêu tính chất của ảnh. Hãy tìm khoảng cách từ ảnh đến thấu kính. Cho biết vật cao 10 cm, hãy tìm chiều cao của ảnh. ĐS: 60cm
  16. Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một TKHT có tiêu cự f, điểm A nằm trên trục chính cách TK một khoảng d=40cm. Thấy ảnh cao bằng nửa vật. Vận dụng kiến thức hình học. Ảnh trên là thật hay ảo, vì sao ? Vẽ hình (Không cần đúng tỉ lệ). Hãy tìm độ dài tiêu cự f của thấu kính. ĐS: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một TKHT có tiêu cự f=16cm, điểm A nằm trên trục chính. Nhìn qua TK thấy ảnh cao gấp 2 lần vật. Ảnh trên là ảnh thật hay ảo ? Vì sao ? Vẽ hình (Không cần đúng tỉ lệ). Vận dụng kiến thức hình học. Tìm khoảng cách từ vật và ảnh đến TK. ĐS: 8cm; 16cm
  17. Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một TKHT, điểm A nằm trên trục chính. Thấy ảnh cao gấp 2 lần vật. Ảnh trên là ảnh thật hay ảo ? Cho tiêu cự của TK là f=36cm. Vận dụng kiến thức hình học. Hãy xác định khoảng cách từ vật đến TK.
  18. Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một TKHT, điểm A nằm trên trục chính và gần sát TK. Sau đó dịch chuyển vật dần ra xa TK thì thấy có 2 vị trí mà ảnh cao gấp 2 lần vật. Hai vị trí đó cách nhau 60cm. Vận dụng kiến thức hình học. Ảnh ở 2 vị trí đó có tính chất gì ? Tìm tiêu cự f của TK đãcho. ĐS: Cho vật sáng AB vuông góc với trục chính của một TKHT có tiêu cự f, khoảng cách từ vật đến TK là d. Vẽ hình và nêu tính chất của ảnh (thật hay ảo, cùng chiều hay ngược chiều, lớn hay nhỏ hơn vật) trong các trường hợp. d = 2f d = f
  19. BÀI 44: THẤU KÍNH PHÂN KÌ – LÝ THUYẾT Hãy nêu đặc điểm về hình dạng của thấu kính phân kỳ (TKPK). Vẽ kí hiệu của TKPK. Xác định quang tâm và trục chính của TKPK. Xác định tiêu điểm, tiêu cự của TKPK.
  20. Đường truyền của 2 tia sáng đặc biệt qua TKPK. II – BÀI TẬP TỰ LUYỆN Trên hình 44.3, cho trục chính ∆, điểm sáng S và ảnh S`. Ảnh trên là ảnh ảo hay ảnh thật. Thấu kính đã sử dụng là loại thấu kính gì? Bằng phép vẽ hãy xác định vị trí đặt thấu kính và các tiêu điểm của TK đã cho. Trên hình 44.4. Hãy xác định các cặp tia tới và tia ló đúng. Vẽ lại hình vào tập cho hoàn chỉnh. Chiếu đến TKPK một tia sáng song song với trục chính. Tia ló sẽ có đường truyền: Đi qua tiêu điểm. Có đường kéo dài đi qua tiêu điểm. Có đường kéo dài đ qua quang tâm. Đi qua quang tâm. Chiếu đến quang tâm O của một TKPK một tia sáng thì tia ló sẽ: Đi qua tiêu điểm F`. Không đổi phương truyền.
  21. Đi qua tiêu điểm F. Tất cả đều sai. Chiếu một chùm sáng song song đến một TKPK. Chùm tia ló sẽ: Là chùm tia phân kì và có đường kéo dài đồng quy tại một điểm. Là chùm tia hội tụ và có đường kéo dài đồng quy tại một điểm. Là chùm tia phân kỳ và khôngđồng quy. Là chùm tia hội tụ và không đồng quy. TKPK có đặc điểm và tác dụng nào dưới đây? Có phần giữa mỏng hơn phần rìa và cho phép thu được ảnh của Mặt Trời. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa và không thu được ảnh của Mặt Trời. Có phần giữa dày hơn phần rìa và cho phép thu được ảnh của Mặt Trời. Có phần giữa dày hơn phần rìa và không thu được ảnh của Mặt Trời. Chiếu một chùm tia sáng song song vào một TKPK theo phương vuông góc với mặt phẳng TK. Chùm tia ló sẽ: thu hẹp lại. loe rộng dần ra. thắt lại. trở thành chùm tia song song. BÀI 45: ẢNH CỦA VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH PHÂN KÌ – LÝ THUYẾT Cách vẽ ảnh của một vật sáng qua TKPK. Tính chất của ảnh tạo bởi TKPK. Cách phân biệt TKHT và TKPK Dựa vào hình dạng Dựa vào chùm tia tới song song Dựa vào tính chất của ảnh Ứng dụng của thấu kính (TKHT và TKPK)
  22. – BÀI TẬP TỰ LUYỆN Một vật sáng AB có chiều cao h được đặt vuông góc với trục chính của một TKPK, điểm A nằm trên trục chính tại tiêu điểm F. Hãy vẽ ảnh của AB. Vận dụng kiến thức hình học. Hãy chứng tỏ ảnh có chiều cao bằng nửa vật. Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một TKPK sao cho A nằm trên trục chính cách TK một khoảng 40cm thì thấy ảnh cách TK 15cm. Vẽ ãnh (không cần đúng tỷ lệ) Tính tiêu cự của TK trên. Biết AB cao 6cm. Tìm chiều cao của ảnh A/B/.
  23. Vật AB cao 8cm được đặt trước TKPK cách TK một khoảng 32cm cho ảnh A/B/ cao 2cm. Hãy vẽ ảnh (Không cần đúng tỉ lệ). Tìm tiêu cự của TK. Muốn ảnh cao 6cm thì phải dịch chuyển ảnh theo chiều nào và dịch chuyển một đoạn bao nhiêu cm ? ĐS: 24cm Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của một TKPK có tiêu cự 36cm, điểm A nằm trên trục chính, cho ảnh A/B/ cách vật AB một khoảng 48cm. Hãy xác định vị trí của vật và ảnh.
  24. ĐS: 72cm; 24cm Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của một TKPK, điểm A nằm trên trục chính cách TK một đoạn 38cm thì thấy ảnh cao bằng nửa vật. Vẽ ảnh (không cần đúng tỷ lệ). Xác định tiêu cự của TKPK trên. ĐS: 38cm
  25. BÀI 47: SỰ TẠO ẢNH TRONG MÁY ẢNH DÙNG PHIM – LÝ THUYẾT Máy ảnh dùng phim có cấu tạo gồm các bộ phận chính nào ? Vẽ đường truyền của tia sáng từ một vật sáng qua máy ảnh khi chụp ảnh. Ảnh của một vật hiện trên phim trong máy ảnh có tính chất gì ? Viết tỷ số chiều cao của vật và chiều cao của ảnh cho bởi máy ảnh. Máy ảnh kỹ thuật số không dùng phim và có thể in ảnh bằng máy in hoặc xem ảnh trực tiếp qua màn hình hiển thị trên máy. – BÀI TẬP TỰ LUYỆN Trên hình 47.2, AB là vật sáng cần chụp hình, O là quang tâm vật kính, PQ là vị trí đặt phim hứng ảnh. Hãy vẽ ảnh của vật hiện lên trên phim PQ (không cần đúng tỷ lệ). Biết vật cách vật kính 2m, phim cách vật kính 5cm. Vật AB cao 1m. Tính chiều cao của ảnh trên phim.
  26. Hãy giải thích: Vì sao chỉ khi chụp ảnh thì ánh sáng mới truyền được vào buồng tối còn lúc bình thường buồng tối luôn bị đóng kín ? Vì sao không dùng TKPK để làm vật kính cho máy ảnh ? Một người cao 1.72m được chụp ảnh và đứng cách máy ảnh 3m. Phim cách vật kính 6cm ảnh hiện rõ nét. Hỏi ảnh người ấy trên phim cao bao nhiêu ? Khi chụp ảnh ta thường thấy người thợ chụp điều chỉnh (xoay) ống kính gắn phía trước máy ảnh. Thao tác đó có tác dụng gì ? Dùng máy ảnh để chụp ảnh một vật cao 80cm, đặt cách máy ảnh 2m. Sau khi tráng phim thấy ảnh trên phim cao 2,2cm. Hãy tính khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh. BÀI 48: MẮT – LÝ THUYẾT Về phương diện quang học, mắt có cấu tạo gồm những bộ phận chính nào ? Nêu những điểm tương tự về cấu tạo của mắt và máy ảnh. Thế nào là sự điều tiết của mắt ? Khi nào tiêu cự thể thủy tinh dài nhất, ngắn nhất ?
  27. Thế nào là điểm cực cận ? Thế nào là điểm cực viễn của mắt ? Khoảng nhìn rõ của mắt. . . . . – BÀI TẬP TỰ LUYỆN Hãy cho biết tiêu cự của thể thủy tinh khi mắt nhìn các vật ở xa và nhìn các vật ở gần thay đổi thế nào ? Biết rằng khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là không thay đổi và ảnh hiện rõ lên trên màng lưới. Khi nhìn một vật ở cực viễn (mắt không điều tiết) và khi nhìn một vật ở cực cận (mắt điều tiết tối đa). Trong hai trường hợp trên thì trường hợp nào tiêu cự thể thủy tinh dài nhất và ngắn nhất ? Có thể coi mắt là dụng cụ quang học tạo ra: Ảnh thật, lớn hơn vật.
  28. Ảnh thật, nhỏ hơn vật. Ảnh ảo lớn hơn vật. Ảnh ảo, bằng với vật. Chọn phát biểu sai: Thể thủy tinh khác với TKHT thường dùng ở điểm sau đây: Tạo ra ảnh thật, nhỏ hơn vật. Không làm bằng thủy tinh. Làm bằng chất trong suốt, dẻo. Có tiêu cự thay đổi được. Trong trường hợp nào sau đây mắt điều tiết mạnh nhất mà vẫn không nhìn thấy rõ vật? Nhìn ở điểm cực cận. Nhìn ở điểm cực viễn. Nhìn ở điểm gần mặt hơn cực cận. Nhìn vật trong khoảng từ cực cận đến cực viễn. Một người đọc được dòng chữ trên Bảng thị lực cách mắt 5m. Bác sĩ cho biết mắt của người ấy không bị tật (10/10). Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau: Điểm cực viễn của mắt người ấy cách mắt 5m. Điểm cực viễn của mắt người ấy cách mắt trên 5m. Điểm cực viễn của mắt người ấy ở vô cực. Điểm cực viễn của mắt người ấy cách mắt dưới 5m. Màn lưới trong con mắt có chức năng giống bộ phận nào trong máy ảnh? Vật kính. Buồng tối. Màn hứng ảnh. Một bộ phận khác. BÀI 49: MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO – LÝ THUYẾT Nêu những đặc điểm của mắt cận. Để khắc phục tật mắt cận ta cần đeo kính loại gì ? Có tiêu cự như thế nào là thích hợp ? Hãy vẽ hình minh họa sự tạo ảnh khi mắt cận đeo kính thích hợp để nhìn vật ở xa.
  29. Nêu những đặc điểm của mắt lão. Để khắc phục tật mắt lão ta cần đeo kính loại gì ? Hãy vẽ hình minh hoạ sự tạo ảnh khi mắt lão đeo kính để nhìn các vật ở gần. – BÀI TẬP TỰ LUYỆN Một người chỉ nhìn rõ các vật cách mắt khoảng 10cm đến 40cm. Mắt người ấy bị tật gì ? Vì sao ? Để khắc phục tật đó người ấy phải đeo kính loại gì ? Tiêu cự của thấu kính người ấy đeo phải bằng bao nhiêu là thích hợp ? Một người bị cận thị nên phải đeo kính có tiêu cự 40 cm. Kính của người ấy đeo là loại kính gì ? Khi không đeo kính người ấy có thể nhìn được vật xa nhất cách mắt bao nhiêu ? Bạn An đeo kính phân kỳ có tiêu cự 40 cm, bạn Bình đeo kính phân kỳ có tiêu cự 50 cm. Hỏi bạn nào cận nặng hơn ? Khi bỏ kính ra thì bạn nào có khả năng nhìn rõ xa hơn và xa hơn bao nhiêu ? Bác Thanh muốn đọc báo thì phải đưa quyển báo ra xa cách mắt ít nhất là 40 cm. Hỏi mắt bác ấy bị cận hay lão ? Vì sao ? Muốn đọc báo đặt cách mắt bình thường như bao người khác thì bác ấy phải đeo kính loại gì ?
  30. Bác Thành muốn đọc sách thì phải đặt quyển sách cách mắt ít nhất là 50 cm. Hỏi trong hai bác thì mắt ai có tính trạng nặng hơn ? Khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2cm. Khi mắt nhìn vật ở rất xa thì mắt không phải điều tiết và tiêu điểm của thể thủy tinh nằm đúng trên màng lưới. Hãy tính độ thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh khi chuyển từ nhìn vật ở rất xa về nhìn vật cách mắt 100cm. Một người bị cận thị phải đeo kính cách mắt 2cm và có tiêu cự 100cm thì nhìn thấy tất cả các vật ở vô cùng. Hỏi khi không đeo kính người ấy có thể nhìn rõ vật xa nhất cách mắt bao nhiêu ? Một người già phải đeo kính sát mắt có tiêu cự 50 cm thì nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 25 cm. Kính người già ấy đeo là loại kính gì ? Khi không đeo kính người ấy nhìn rõ vật gần nhất cách mắt bao nhiêu ? Mắt loại nào sau đây có thể nhìn rõ chữ trên trang sách ở khoảng cách 10 cm? Mắt lão. Mắt cận. Mắt bình thường. Cả ba loại mắt trên. Thấu kính nào sau đây có thể làm kính cận ? TKHT có tiêu cự 30 cm. TKPK có tiêu cự 30 cm. TKHT có tiêu cự 5,5 m.
  31. TKPK có tiêu cự 5,5 m. Một người chỉ có khả năng nhìn rõ các vật từ 60m trở ra. Hỏi mắt người đó bị tật gì ? Lão thị. Cận thị. Mắt tốt. Cả 3 loại mắt trên. Một người chỉ có khả năng nhìn rõ các vật từ 25cm trở ra. Hỏi mắt người đó bị tật gì ? Lão thị. Cận thị. Mắt tốt. B và C đúng. Một người khi đi xe người ấy đeo kính còn khi đọc sách người ấy không cần đeo kính. Hỏi kính người ấy đeo là kính loại gì? Kính lão. Kính cận. Kính viễn. Một loại kính khác. Một người khi nhìn xa thì không đeo kính, khi đọc sách thì đeo kính. Kính người đó đeo là: Kính lão. Kính cận. Kính râm. Tất cả đều sai. BÀI 50: KÍNH LÚP – LÝ THUYẾT Nêu cấu tạo và chức năng của kính lúp. Viết công thức tính độ bội giác của kính lúp và cho biết ý nghĩa của số bội giác ghi trên kính lúp.
  32. Muốn quan sát các vật nhỏ bằng kính lúp thì vật cần quan sát phải đặt ở vị trí nào ? Hãy vẽ hình minh họa sự tạo ảnh bởi kính lúp. Hãy tìm 2 ứng dụng của kính lúp trong đời sống. II – BÀI TẬP TỰ LUYỆN Một kính lúp có ghi 2X. Tính tiêu cự của kính lúp đó. Một kính lúp có ghi 4X. Tính tiêu cự của kính lúp. Một kính lúp khác có tiêu cự 10 cm. Hỏi nên dùng kính nào quan sát vật nhỏ thì rõ hơn ? Hai kính lúp có ghi lần lượt là 5X và 10X. Hai số ghi trên cho ta biết điều gì về kính lúp ? Dùng kính nào quan sát vật thì ta sẽ thấy ảnh của vật to hơn ? Tính tiêu cự của mỗi kính lúp. Kính lúp dùng để quan sát các vật nào dưới đây? Ngôi sao. Xem phim. Vi khuẩn. Con kiến. Thấu kính có tiêu cự nào sau đây có thể dùng làm kính lúp? 25cm 24cm 26cm 30cm
  33. Thấu kính có tiêu cự nào sau đây không thể dùng làm kính lúp? 25cm 24cm 23cm 22cm Ý nghĩa của số bội giác G. Là tỉ số giữa độ lớn ảnh khi dùng kính lúp và khi nhìn trực tiếp không dùng kính lúp. Là tỉ số giữa độ lớn ảnh khi dùng kính lúp và khi dùng một kính lúp khá có cùng tiêu cự. Là tỉ số giữa độ lớn ảnh khi dùng kính lúp và khi không dùng kính lúp. Là tỉ số giữa độ lớn ảnh khi dùng kính lúp và khi nhìn thông qua một loại kính khác không phải là kính lúp. BÀI 52: ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ ÁNH SÁNG MÀU – LÝ THUYẾT Cho ví dụ về nguồn trực tiếp phát ánh sáng trắng. Cho ví dụ về nguồn trực tiếp phát ánh sáng màu. Có thể tạo ra ánh sáng màu bằng cách nào (trực tiếp, gián tiếp) ? Cho một số ví dụ về ứng dụng của nó. Chú ý: Các chất rắn khi nung nóng đến nhiệt độ cao thường sẽ phát ra ánh sáng trắng. Các chất khí nóng sáng thường phát ra ánh sáng màu. – BÀI TẬP TỰ LUYỆN Hãy giải thích vì sao khi chiếu chùm ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ ta thu được phía sau tấm lọc chùm ánh sáng đỏ. Đèn báo rẽ của xe ôtô phát ra ánh sáng màu đỏ. Hãy giải thích cách tạo ra ánh đỏ đó. Chiếu ánh sáng từ đèn LED màu đỏ qua tấm lọc màu. Hãy cho biết ánh sáng màu thu được khi ta dùng tấm lọc màu vàng.
  34. màu đỏ. trong suốt. Nguồn nào sau đây là nguồn phát ánh sáng trắng. A. Đèn LED xanh. B. Đèn nêon trong bút thử điện. C. Con đom đóm. D. Đèn pin. Chỉ ra phát biểu sai: Chỉ có thể thu được ánh sáng đỏ nếu: A. Chiếu một chùm ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu vàng. B. Chiếu chùm ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu đỏ. C. Thắp sáng một đèn LED đỏ. D. Chiếu chùm ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ. Nguồn nào sau đây không phải là nguồn phát ra ánh sáng trắng. A. Mặt Trời. B. Ngọn lửa đèn cồn 900. C. Đèn LED trắng. D. Con đom đóm. BÀI 53: SỰ PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG TRẮNG – LÝ THUYẾT Chùm ánh sáng trắng là gì ? Phân tích chùm ánh sáng trắng là gì ? Trình bày cách phần tích chùm ánh sáng trắng bằng lăng kính và bằng đĩa CD. Tìm thêm một vài ví dụ khác mà ở đó ta thấy sự phân tích chùm ánh sáng trắng. Hãy giải thích hiện tượng cầu vòng.
  35. II – BÀI TẬP TỰ LUYỆN Chiếu chùm ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ. Ta thu được ánh sáng màu gì ? Có thể coi tấm lọc màu như một cách để phân tích chùm ánh sáng trắng không ? Vì sao ? Nhìn vào bong bóng xà phòng ta thấy bong bóng có nhiều màu. Có thể coi đây là một cách phân tích ánh sáng trắng hay không ? Hãy giải thích. Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào là sự phân tích chùm ánh sáng trắng? A. Chiếu chùm ánh sáng trắng vào gương soi. Chiếu chùm ánh sáng trắng qua một tấm thủy tinh. Chiếu chùm ánh sáng trắng qua lăng kính. Chiếu chùm ánh sáng trắng qua một TKHT và TKPK. Trong trường hợp nào sau đây ánh sáng trắng không bị phân tích. Chiếu chùm ánh sáng trắng qua một lăng kính. Chiếu chùm ánh sáng trắng nghiêng góc vào gương soi. Chiếu chùm ánh sáng trắng vào mắt từ của đĩa CD. Chiếu một chùm ánh áng trắng vào ván dầu ăn trên mặt nước. Trường hợp nào sau đây tu thu được sự phân tích ánh sáng? Chiếu ánh sáng từ Led đỏ lên đĩa CD. Chiếu ánh sáng từ LED xanh lên đĩa CD. Chiếu ánh sáng từ bóng đèn pin lên đĩa CD. Tất cả đều không thu được sự phân tích ánh sáng. Chọn đáp án sai. Khi chiếu một tia sáng hẹp vào mặt bên của lăng kính, tia sáng ló ra bên kia của lăng kính có màu: trắng. xanh lục. đỏ. tím. Dùng lăng kính hoặc dĩa CD để phân tích chùm ánh sáng đỏ do một đèn màu đỏ phát ra ta thu được chùm ánh sáng nhiều màu khác nhau. Chọn phát biểu đúng. Có lẽ lăng kính bị hỏng. Có lẽ đĩa CD bị hỏng. Có lẽ chùm ánh sáng đỏ mà bóng đèn đó phát ra có chứa thêm các chùm ánh sáng khác.
  36. Có lẽ ta sử dụng lăng kính hoặc đĩa CD chưa đúng cách. Một người dùng lăng kính để phân tích ánh sáng của đèn LED xanh và LED đỏ. Kết quả với LED xanh ta chỉ thu được ánh sáng xanh còn LED đỏ lại thu được nhiều màu khác nhau. Phát biểu nào sau đây đúng về hai bóng đèn đã dùng: LED xanh phát ánh sáng không đơn sắc, LED đỏ phát ánh sáng đơn sắc. LED xanh phát ánh sáng đơn sắc, LED đỏ phát ánh sáng không đơn sắc. Cả hai LED đều phát ánh sáng đơn sắc. Cả hai LED đều phát ánh sáng không đơn sắc. Chùm sáng đơn sắc là: Là chùm sáng tổng hợp nhiều màu sắc khác nhau. Là chùm sáng chỉ chứa một ánh sáng màu nhất định. Là chùm sáng tổng hợp của 3 ánh sáng màu là đỏ, lục và lam. Là chùm ánh sáng như ánh sáng trắng. Chùm ánh sáng trắng là: Là chùm sáng tổng hợp bởi các chùm sáng từ đỏ đến tím. Là chùm sáng tổng hợp bởi 3 chùm ánh sáng màu đỏ, lục và lam. Là chùm sáng đơn sắc tổng hợp bởi các màu đơn sắc khác nhau. A và B đều đúng. BÀI 54: SỰ TRỘN CÁC ÁNH SÁNG MÀU – LÝ THUYẾT Thế nào là trộn các ánh sáng màu ? Làm thế nào để trộn các ánh sáng màu để được ánh sáng trắng ? Hãy cho 3 ví dụ trong đời sống mà ở đó người ta đã trộn các ánh sáng màu. – BÀI TẬP TỰ LUYỆN Trong dãy ánh sáng màu người ta chia ra các màu chính là: đỏ, da cam, vàng, xanh lục, xanh lam, chàm, tím. Bằng thí nghiệm người ta thấy rằng: Trộn ánh sáng đỏ với vàng thì được ánh sáng màu cam. Trộn ánh sáng cam với lục thì được ánh sáng màu vàng. Em hãy rút ra quy luật trộn ánh sáng màu để ta có thể trộn được một màu bất kỳ trong dãy màu của ánh sáng.
  37. Dựa vào kết quả của bài 1). Em hãy trả lời nhanh các câu hỏi sau: Trộn ánh sáng xanh lam với ánh sáng tím ta được màu gì? Trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng chàm ta được màu gì? Trộn ánh sáng chàm với ánh sáng xanh lục ta được màu gì? Trộn các chùm ánh sáng đỏ, lục và lam trên nền giấy trắng ta thu được ánh sáng: A. Xanh da trời. B. Trắng. C. Nâu. Tím. Trộn hai chùm ánh sáng da cam và xanh lục ta thu được chùm sáng màu: Vàng. Tím. Chàm. Lam. Khi thực hiện trộn các chùm ánh sáng màu với nhau, các chùm sáng phải được chiếu lên nền có màu khác với các màu đang trộn. trùng với một trong các màu đang trộn. có màu trắng. trong suốt như thủy tinh, nhựa trong. BÀI 55: MÀU CÁC VẬT DƯỚI ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ ÁNH SÁNG MÀU – LÝ THUYẾT Ta nhìn thấy vật có màu xanh khi nào ? Ta nhìn thấy vật có màu tím khi nào ? Hãy nêu kết luận về hấp thụ ánh và phản xạ sáng với các vật màu. Dưới ánh sáng trắng, thế nào là vật màu đen ? Vì sao ta lại nhìn thấy được vật màu đen ?
  38. – BÀI TẬP TỰ LUYỆN Hãy giải thích vì sao ban ngày ta nhìn thấy lá cây có màu xanh lục nhưng ban đêm dường như lá cây có màu đen? Vì sao con kỳ nhông khi leo lên cây có màu gì thì cơ thể của nó có màu đó? (Chỉ giải thích theo phương diện vật lý, không đi sâu vào phương diện sinh học). Hãy giải thích: Mặc áo màu trắng nhưng khi đi vào phòng chiếu phim có ánh sáng màu xanh lại thấy áo màu xanh. Mái tóc màu đen dù ở đâu vẫn thấy nó màu đen. Tờ giấy màu xanh nhưng khi đưa vào tối lại thấy màu đen. Hãy giải thích: Màu xanh của biển có phải do phản chiếu màu xanh da trời không? Vì sao lại có biển đỏ (nằm giữa châu Phi và châu Á)? Vì sao có biển đen (nằm ở đông nam châu Âu và vùng tiểu Á)? BÀI 56: CÁC TÁC DỤNG CỦA ÁNH SÁNG – LÝ THUYẾT Ánh sáng gây ra những tác dụng nào ? Với mỗi tác dụng như trên hãy cho 1 ứng dụng trong đời sống.
  39. – BÀI TẬP TỰ LUYỆN Hãy giải thích: Vì sao bình chứa xăng dầu trên xe ôtô thường được sơn màu nhủ bạc hoặc màu sáng mà không sơn màu tối. Khi thóc bị mốc ta đem thóc phơi nắng. Người lớn thường khuyên ta nên đi trong nắng sớm có lợi cho sức khỏe. Trồng cây thanh long muốn cây cho trái nghịch vụ thì phải thắp các bóng đèn cao áp trong vườn. Trong sự quang hợp của lá cây có tác dụng gì của ánh sáng? Phân tích sự biến đổi năng lượng xảy ra trong hiện tượng này. Trong công việc nào sau đây ta đã tận dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng? Đem chậu cây cảnh ra sân phơi cho cây đỡ úa lá. Phơi quần áo ngoài sân. Kê bàn học cạnh của sổ. Dùng pin Mặt Trời. Chỉ ra phát biểu sai: Trong con tàu vũ trụ có thể có những máy móc sau: Pin năng lượng Mặt Trời. Động cơ chạy bằng than củi. Các thiết bị điện tử. Kính thiên văn. Nhà bạn Nam có lắp hệ thống nước nóng trên mái nhà. Thiết bị đó đã tận dụng tác dụng nào của ánh sáng? Tác dụng sinh học. Tác dụng quang điện. Tác dụng nhiệt. Tất cả đều đúng. Tác dụng của ánh sáng gây ra tại màng lưới của mắt là loại tác dụng gì? Tác dụng sinh học. Tác dụng quang điện. Tác dụng nhiệt. Một loại tác dụng khác.