Bài tập ôn tập môn Vật lý Khối 8

doc 6 trang thaodu 3820
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập môn Vật lý Khối 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_on_tap_mon_vat_ly_khoi_8.doc

Nội dung text: Bài tập ôn tập môn Vật lý Khối 8

  1. Câu 1: (2 điểm) a. Khi nào có công cơ học? b. Viết công thức tính công cơ học và giải thích các chữ có trong công thức. a. Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật ấy dịch chuyển. b. Công thức tính công cơ học A F.s . - Trong đó: + A: Công cơ học. + F: Lực tác tác dụng vào vật. Câu 2: ( 2 điểm ). a. Khi nhấn chìm một vật trong chất lỏng, hãy nêu điều kiện để vật chìm, vật nổi và vật lơ lững. b. Nêu ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển. a. Điều kiện: - Vật chìm: P > FA ( 0,5 điểm ). - Vật nổi: P < FA ( 0,5 điểm ). - Vật lơ lững: P = FA ( 0,5 điểm ). b. Học sinh nêu được ví dụ thì chấm 0,5 điểm . -Nắp ấm trà,bình nước lọc thường có 1 lỗ nhỏ để dễ rót nước ra -Bẻ 1 đầu ống tiêm thuốc kg chảy ra đc,bẻ 2 đầu ống tiêm thuốc chảy ra dễ dàng -Dùng kim đâm 1 lỗ vào quả trứng Câu 3: ( 2 điểm ). Hãy dùng khái niệm quán tính để giải thích hiện tượng sau: Khi ôtô đột ngột rẽ sang trái, hành khách trên xe bị nghiêng về bên phải. Khi ôtô đột ngột rẽ sang trái, do quán tính, hành khách trên xe không thể đổi hướng chuyển động ngay mà tiếp tục theo chuyển động cũ nên bị nghiêng về bên phải. Câu 4: ( 2 điểm ). Thể tích của một miếng nhôm là 2,5dm 3. Tính lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên miếng nhôm khi nó được nhúng chìm trong nước (có trọng lượng riêng là 10.000N/m3). Nếu miếng nhôm đó được nhúng chìm ở các độ sâu khác nhau thì lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên miếng nhôm có thay đổi không ? Tại sao ? Đổi đơn vị: V = 2,5dm3 = 0, 0025m3. ( 0,25 điểm ) Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên miếng đồng: FA n = d n x V = 10.000 x 0.0025 = 25N ( 1 điểm ) Lực đẩy Ac-si-met không thay đổi vì nó chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ, không phụ thuộc vào độ sâu của vật. ( 0,75 điểm )
  2. Câu 5: ( 2 điểm ). Một quả dừa có khối lượng 1,8kg rơi từ trên cây cách mặt đất 5m. Tính công của trọng lực. Trọng lượng của quả dừa: P = 10.m = 10.1,8 = 18 ( N ). ( 1 điểm ) Công của trọng lực: A = F.s = P.h = 18.5 = 90 ( N ). ( 1 điểm ) LÝ 8 Câu 1: (2 điểm) a. Thế nào là chuyển động cơ học? Cho ví dụ minh họa. b. Có những dạng chuyển động cơ học thường gặp nào? Cho ví dụ minh họa a. Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học. b. Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động thẳng, chuyển động cong. Hs nêu được ví dụ: Quả bóng bàn CĐ cong,đầu kim giây đồng hồ chuyển động tròn Câu 2: (1 điểm)Viết công thức tính lực đẩy Ác-si-mét và giải thích các đại lượng có trong công thức. Công thức tính áp suất chất lỏng: FA = d.V ( 0,5 điểm ) Giải thích: ( 0,5 điểm ) FA: Lực đẩy Ác-si-mét( N) d: Trọng lượng riêng của chất lỏng ( N/m3 ) V: Thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ ( m3 ) Câu 3: (2 điểm) Khi xe ôtô bị "lầy" trong cát, người lái xe rồ máy rất mạnh nhưng bánh xe chỉ quay tròn tại chỗ mà xe không thể tiến lên được. Trong trường hợp này, ma sát bị "thiếu" hay bị "thừa"? Theo em, cần khắc phục như thế nào để xe có thể vượt qua chỗ "lầy" đó. Trong trường hợp xe bị "lầy" trong cát, ma sát bị thiếu. ( 1 điểm ) Cách khắc phục: Có thể dùng một tấm ván lót dưới bánh xe để tăng ma sát làm cho xe vượt qua. Cũng có thể đổ một ít gạch đá vụn vào chỗ "lầy" để tăng ma sát cho xe vượt qua(1 điểm) Câu 4: (3 điểm) Một vật có thể tích là 0,5dm 3 được thả vào một chậu đựng nước (chậu đủ lớn và nước trong chậu đủ nhiều, nước có trọng lượng riêng là 10.000N/m 3) thì phần vật chìm nước là 60% thể tích của vật. Tính: a. Lực đẩy Ác-si-met tác dụng lên vật.
  3. b. Trọng lượng của vật. c. Trọng lượng riêng của vật Đổi đơn vị: V = 0,5dm3 = 0, 0005m3. ( 0,5 điểm ) Thể tích phần vật chìm trong chất lỏng chính bằng thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chổ. 3 V1 = V.60% = 0,0003m . ( 0,5 điểm ) a. Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật: FA = d n x V1 = 10.000 x 0.0003 = 3(N) ( 1 điểm ) b. Khi vật nổi trên mặt nước thì trọng lượng của vật cân bằng với lực đấy Ac-si-met hay P = FA = 3N ( 0,5 điểm ) P 3 c.Trọng lượng riêng của vật: d 6000(N / m3 ) ( 0,5 điểm ) V 0,0005 Câu 5: (2 điểm) Một xe ô tô chuyển động thẳng đều trên đoạn đường AB dài 90km hết 2giờ. Tại B xe nghĩ 15 phút rồi tiếp tục chuyển động thẳng đều trên đoạn đường BC dài 120km hết 3giờ. a.Tính vận tốc của vật trên mỗi quãng đường. b.Tính vận tốc trung bình của vật trên quãng đường AC. s1 90 Vận tốc của ô tô trên đoạn đường AB: VAB 45(km/ h) ( 0,75 điểm ) t1 2 s2 120 Vận tốc của ô tô trên đoạn đường BC: VBC 40(km/ h) ( 0,75 điểm ) t2 3 s1 s2 90 120 Vận tốc của ô tô trên đoạn đường AC: Vtb 42(km/ h) ( 0,5 điểm ) t1 t2 2 3 Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2017-2018 Câu 1: (2 điểm) a.Vì sao nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối ? Cho vd minh họa. b. Có những loại lực ma sát nào ? Cho ví dụ minh họa MSL,MSN,MST a. Vì một vật có thể chuyển động so với vật này và đứng yên so với vật khác. VD: -Hành khách CĐ so với nhà ga nhưng đứng yên so với đoàn tàu -Người ngồi trên thuyền trôi theo dòng nước b. Có 3 loại lực ma sát là lực ma sát lăn, lực ma sát trượt, lực ma sát nghĩ. - MSL: đẩy vật nặng trên các con lăn,xe đang chạy trên đường - MST: Trượt tuyết,Đẩy cái bàn trên mặt sàn, - MSN: MS ở dây cu roa và MS ở băng truyền tải ở các nhà máy,MS giữa bàn chân với mặt sàn khi di chuyển
  4. Câu 2: ( 2 điểm ) a.,Viết công thức tính áp suất chất lỏng và giải thích các đại lượng có trong công thức. b.Một vật chìm ở độ sâu 3,5m trong nước. Tính áp suất của nước tác dụng lên vật. Biết trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m3. a. Công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h ( 0,5 điểm ) Giải thích: ( 0,5 điểm ) p: Áp suất chất lỏng (N/m2) d: Trọng lượng riêng của chất lỏng ( N/m3 ) h: Độ sâu của vật ( m ) b. Áp suất của nước tác dụng lên vật là: p = d.h = 10000 x 3,5 = 35000N/m2 Câu 3: ( 2 điểm ) Hãy dùng khái niệm quán tính để giải thích tại sao khi nhảy từ bậc cao xuống, chân ta bị gập lại. Khi nhảy từ trên bậc cao xuống, bàn chân chậm đất trước nên đứng yên, do có quán tính phần thân vẫn tiếp tục chuyển động đi xuống. Vì vậy chân phải gập lại để tránh bị tổn thương chân (gãy chân). Câu 4: ( 2 điểm ) Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với vận tốc 2m/s. Trong 5 phút công thực hiện được là 360kJ. Tính: a. Quãng đường xe đi được. b. Lực kéo của con ngựa. Đổi đơn vị: t = 5 phút = 300 giây. A = 360KJ = 360000J( 0,5 điểm ) a. Quãng đường xe đi được s = v.t = 2.300 = 600(m) (0,75 điểm ) A 360000 b.Lực kéo của con ngựa: F 600(N) ( 0,75 điểm ) s 600 Câu 5: ( 2 điểm ) Vào lúc 7h một xe ô tô chuyển động thẳng đều trên đoạn đường AB dài 80km hết 2 giờ. Tại B xe nghĩ 30 phút rồi tiếp tục chuyển động thẳng đều trên đoạn đường BC dài 90km. Biết rằng xe ô tô đến C lúc 12h30. a. Tính vận tốc của vật trên mỗi quãng đường AB, BC. b. Tính vận tốc trung bình của vật trên quãng đường AC. a.Thời gian xe ô tô chuyển động hết quãng đường BC t2 = 12,5 -7h – 2h – 0,5 = 3h ( 0,5 điểm ) s1 80 Vận tốc của ô tô trên đoạn đường AB: VAB 40(km/ h) ( 0,5 điểm ) t1 2
  5. s2 90 Vận tốc của ô tô trên đoạn đường BC: VBC 30(km/ h) ( 0,5 điểm ) t2 3 s1 s2 80 90 b.Vận tốc của ô tô trên đoạn đường AC: Vtb 34(km/ h) ( 0,5 điểm ) t1 t2 2 3 Môn: Vật lí lớp 8 Câu 1: (2 điểm) a. Nêu một ví dụ chứng tỏ một vật chuyển động hay đứng yên có tính tương đối. VD: -Hành khách CĐ so với nhà ga nhưng đứng yên so với đoàn tàu -Người ngồi trên thuyền trôi theo dòng nước b. Nêu ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển. R Câu 2: (2 điểm) a. Viết công thức tính công cơ học và giải thích các đại lượng có trong công thức. b. Một lực sĩ cử tạ đã nâng quả tạ từ từ có khối lượng 50kg từ mặt sàn lên độ cao 1,6m theo phương thẳng đứng. Tính công của lực sĩ thực hiện để nâng quả tạ. a. Công thức tính công cơ học: A = F.s (0,5 điểm) Giải thích: (0,5 điểm) A: Công cơ học (J) F: Lực tác dụng vào vật (N) s: Quãng đường vật dịch chuyển (m) b. Trọng lượng của quả tạ: P = 10m = 10.50 = 500(N) (0,5 điểm) Lực nâng tạ chính bằng trọng lượng của vật. Công của người lực sĩ: A = F.s = P.h = 500.1,6 = 900(J) (0,5 điểm) Câu 3: (2 điểm) Khi bị ngã, ta thường ngã về phía nào? Giải thích tại sao? Khi bị vấp ngã ta thường ngã về phía đang di chuyển (thường là phía trước). Vì khi bị vấp, chân ta đột ngột dừng lại. Do có quán tính, phần thân ta không kịp thay đổi vận tốc một cách đột ngột nên bị ngã về phía trước.
  6. Câu 4: (2 điểm) Thả một vật có thể tích V vào nước, ta thấy 1/2 thể tích của vật bị chìm trong nước và không chạm đáy. a. Tính trọng lượng riêng của chất làm quả cầu. Biết trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m3. b. Tính lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật, biết vật đó có khối lượng là 0,7kg. a. Khi vật nổi trên mặt nước thì trọng lượng của vật cân bằng với lực đấy Ac-si-met V P FA dv .V dn . 2 (1 điểm) d 10.000 d n 5.000(N / m3 ) v 2 2 b. Khi vật nổi trên mặt nước thì trọng lượng của vật cân bằng với lực đấy Ac-si-met P FA hay FA 10.m 10.0,7 7(N) (1 điểm) Câu 5: (2 điểm) Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m trong 20 giây. Xuống hết dốc, xe đi tiếp đoạn đường nằm ngang với vận tốc 2,5m/s trong 10 giây rồi mới dừng hẳn. a. Tính vận tốc của người đi xe đạp trên quãng đường dốc. b. Tính vận tốc trung bình của vật trên quãng đường. s1 100 a.Vận tốc của người đi xe đạp trên đoạn đường dốc: v1 5(m/ s) (0,75 điểm) t1 20 Quãng đường nằm ngang: s2 v2.t2 2,5.10 25(m) (0,5 điểm) s1 s2 100 25 b.Vận tốc của người đi xe đạp trên cả quãng đường: Vtb 4,17(m/ s) t1 t2 30 (0,75 điểm)