Bài tập ôn tập môn Vật lý Lớp 8

docx 7 trang thaodu 8351
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập môn Vật lý Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_on_tap_mon_vat_ly_lop_8.docx

Nội dung text: Bài tập ôn tập môn Vật lý Lớp 8

  1. I. TRẮC NGHIỆM Hãy chọn đáp án trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1. Một vật có vận tốc càng lớn thì? A. Thế năng vật càng lớn. B. Thế năng của vật càng nhỏ. C. Động năng của vật càng lớn. D. Động năng vật càng nhỏ. Câu 2. Quả táo đang ở trên cây, cơ năng của quả táo thuộc dạng nào? A. Thế năng đàn hồi. B. Thế năng trọng trường. C. Động năng. D. Thế năng trọng trường và động năng. Câu 3. Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brao chứng tỏ: A. Các phân tử nước hút và đẩy hạt phấn hoa. B. Các phân tử nước lúc thì đứng yên, lúc thì chuyển động. C. Các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng. D. Hạt phấn hoa hút và đẩy các phân tử nước. Câu 4.Chuyển động nhiệt của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật giảm thì? A. Nhiệt độ của vật giảm. B. Khối lượng của vật giảm. C. Trọng lượng của vật giảm. D. Khối lượng và trọng lượng của vật giảm. Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của một vật? A. Chỉ có những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng. B. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh cũng đều có nhiệt năng. C. Chỉ có những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng. D. Chỉ có những vật có trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng. Câu 6. Nhiệt năng của vật càng lớn khi? A. Vật có khối lượng càng lớn. B. Vật có khối lượng càng nhỏ. C. Vật có nhiệt độ càng thấp. D. Vật có nhiệt độ càng cao. Câu 7. Trong các vật sau đây vật nào có thế năng: A. Quả bóng bay trên cao. B. Hòn bi lăn trên mặt sàn. C. Con chim đậu trên nền nhà. D. Quả cầu nằm trên mặt đất. . Câu 8. Trong các vật sau vật nào có động năng? A. Hòn bi đang lăn trên mặt phẳng nghiêng. B. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn. C. Quả cầu treo cân bằng trên dây D. Chiếc xe đạp đậu trong bãi xe. Câu 9. Trong các vật sau vật nào không có động năng: A. Hòn bi lăn trên mặt đất. B. Hòn bi lăn trên mặt phẳng nghiêng. C. quả bóng đang bay trên cao. D. Con chim đậu trên cành cây.
  2. Câu 10. Trong các vật sau đây vật nào vừa có thế năng, vừa có động năng? A. Hòn bi đang lăn trên mặt sàn. B. Quả bóng đang lăn trên sân. C.Quả cầu treo đứng yên trên cao. D. Quả bóng đang bay trên cao. Câu 11. Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử? A. Chuyển động hổn độn không ngừng B. Có lúc chuyển động có lúc đứng yên. C. Giữa các nguyên tử phân tử có khoảng cách. D. Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao. Câu 12. Khi nhiệt độ của vật tăng thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật: A. chuyển động không ngừng. B. chuyển động nhanh lên. C. chuyển động chậm lại. D. chuyển động theo một hướng nhất định Câu 13. Hiện tượng nào sau đây xảy ra do hiện tượng khuếch tán? A. Bỏ đường và nước khuấy đều lên đường tan B. Gió thổi làm quay cánh quạt. C. Muối tự ngấm vào dưa. D. Nước chảy từ trên cao xuống. Câu 14. Khi nhiệt độ của vật tăng lên câu nhận xét nào sau đấy là đúng: A. Khối lượng của vật tăng . B. Thể tích của vật giảm. C. Nhiệt năng của vật tăng. D. Trọng lượng của vật tăng. Câu 15. Trong sự dẫn nhiệt liên quan đến hai vật, nhiệt năng được truyền từ vật có: A. Khối lượng lớn sang vật có khối lượng nhỏ. B.Thể tích lớn sang vật có thể tích nhỏ. C. Nhiệt năng lớn sang vật có nhiệt năng nhỏ. D. Nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp. Câu 16. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt của chất nào? A. Chỉ ở chất khí. B. Chỉ ở chất lỏng. C. Ở cả chất lỏng và chất khí. D. Chỉ xảy ra ở chất rắn. Câu 17. Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào là bức xạ nhiệt? A. Sự đun nước trong ấm. B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò. C. Sự truyền nhiệt từ nước sang chiếc thìa nhôm trong cốc nước nóng. D.Sự truyền nhiệt đầu thanh kim loại đến đầu kia. Câu 18. Người ta thả ba thỏi đồng, chì, thép có khối lượng bằng nhau vào một chậu đựng nước nóng. Khi cân bằng nhiệt, hãy so sánh nhiệt độ của ba vật trên là: A. Nhiệt độ của chì cao nhất, thép thấp nhất. B. Nhiệt độ của thép cao nhất, chì thấp nhất. C. Nhiệt độ của đồng cao nhất, thép thấp nhất. D. Nhiệt độ của ba thỏi đồng, chì, thép bằng nhau. Câu 19. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh hơn thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng? A. Nhiệt độ. B. Thể tích. C. Nhiệt năng.
  3. D. Khối lượng. Câu 20. Người ta thường làm chất liệu sứ để làm bát ăn cơm, bởi vì: A. Sứ lâu hỏng B. Sứ cách nhiệt tốt C. Sứ dẫn nhiệt tốt D. Sứ rẻ tiền Câu 21. Nước biển mặn vì sao? A. Các phân tử nước biển có vị mặn. B. Các phân tử nước và các phân tử muối liên kết với nhau. C. Các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách. D. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách. Câu 22. Khi nén không khí trong một chiếc bơm xe đạp thì A. Khoảng cách giữa các phân tử không khí giảm. B. Số phân tử không khí trong bơm giảm. C. Khối lượng các phân không khí giảm. D. Kích thước các phân không khí giảm. Câu 23. Trong các vật sau đây: Vật A có khối lượng 0,5 kg ở độ cao 2 m; vật B có khối lượng 1 kg ở độ cao 1,5m; vật C có khối lượng 1,5 kg ở độ cao 3 m. Thế năng của vật nào lớn nhất? A. Vật B. B. Vật A. C. Ba vật có thế năng bằng nhau. D. Vật C. Câu 24. Một học sinh kéo đều một gàu nước trọng lượng 60 N từ giếng sâu 6 m lên, mất hết 0,5 phút. Công suất của lực kéo là: A. 720 W. B. 12 W. C. 180 W. D. 360 W. Câu 25. Một viên đạn đang bay có những dạng năng lượng nào? A. Động năng, thế năng B. Nhiệt năng C. Thế năng, nhiệt năng D. Động năng, thế năng và nhiệt năng Câu 26. Cánh máy bay thường được quyết ánh bạc để: A. Giảm ma sát với không khí. B. Giảm sự dẫn nhiệt. C. Liên lạc thuận lợi hơn với các đài ra đa. D. Ít hấp thụ bức xạ nhiệt của mặt trời. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm). Câu 1. Lấy ví dụ giải thích nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật ?
  4. Câu 2. Động cơ của một ô tô thực hiện lực kéo không đổi F = 4 000N. Biết ô tô chuyển động đều với vận tốc 36km/h. Trong 5 phút, công của lực kéo của động cơ là bao nhiêu. Câu 3. Một máy bay trực thăng khi cách cánh, động cơ tạo ra một lực phát động 11 600 N, sau 1 phút 20 giây máy bay đạt được độ cao 720m. Hãy tính công suất động cơ của máy bay? Câu 4. Một cần cẩu nhỏ khi hoạt động với công suất 2000W thì nâng được một vật nặng 200kg lên đều đến độ cao 15m trong 20 giây. a. Tính công mà máy đã thực hiện trong thời gian nâng vật? b. Tính hiệu suất của máy trong quá trình làm việc? Câu 5. Người ta thả một miếng sắt có khối lượng 1kg ở nhiệt độ 120 0C vào 3 lít nước. Nhiệt độ của miếng sắt nguội xuống còn 300C. Hỏi: a. Nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu ? b. Nước nóng lên thêm bao nhiêu độ ? (Cho biết: nhiệt dung riêng của sắt là 460J/kg.K và nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K) Câu 6. Một con ngựa kéo một cái xe đi đều với vận tốc 2,5 m/s. Lực kéo của con ngựa là 200N. Tính công suất của ngựa ? Câu 7. Một ấm nhôm khối lượng 500g, chứa 2 lít nước ở 20 oC. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước. Câu 8. Một ấm nhôm có khối lượng 400g chứa 1,5 lít nước ở 20°C. Muốn đun sôi âm nước này cần một nhiệt lượng bao nhiêu?
  5. Câu 1: Cần cẩu A nâng được l000kg lên cao 6m trong 1 phút, cần cẩu B nâng được 800kg lên cao 5m trong 30s. Hãy so sánh công suất của hai cần cẩu. A. Công suất của cần cẩu A lớn hơn. B. Công suất của cần cẩu Đ lớn hơn. C. Công suất của hai cần cẩu băng nhau. D. Chưa đủ dữ liệu để so sánh. Câu 2: Một vật M nặng 110N được treo ở độ cao 5m và một vật N nặng 100N đang rơi xuống dưới từ độ cao 5,5m. Cơ năng cùa vật A. M lớn hơn của vật N. B. M bằng của vật N. C. M nhỏ hơn của vật N. D. Cả B, C đều sai. Câu 3: Một học sinh kéo đều một gàu nước trọng lượng 60N từ giếng sâu 6m lên. Thời gian kéo hết 0,5 phút. Công suất của lực kéo là bao nhiêu? A. 18W B. 360W C.12W D.720W Câu 4: Một chiếc ô tô chuyển động đều đi được đoạn đường 36km trong 30 phút. Công suất của ô tô là 10kW. Lực cản lên ô tô là: A. 100N B. 600N C. 500N. D.250N Câu 5: Một vận động viên điền kinh với công suất 600W đã chạy quãng đường l00m hết 10 giây. Một công nhân xây dựng đã sử dụng ròng rọc động để nâng một khối vật liệu nặng 650N lên cao 10m trong 20s. A. Vận động viên thực hiện công suất lớn hơn người công nhân. B. Vận động viên thực hiện công suất nhỏ hơn người công nhân C. Vận động viên thực hiện công suất bằng người công nhân. D. Cả A, B đều sai. Câu 6: Khi nhiệt độ của một miếng đồng tăng thì A. thể tích của mỗi nguyên tử đồng tăng. B. khoảng cách giữa các nguyên tử đồng tăng C. số nguyên tử đồng tăng. D. cả ba phương án trên đều không đúng. Câu 7: Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn trong một chất khí khi A. giảm nhiệt độ của khối khí. B. tăng nhiệt độ của khối khí. C. tăng độ chênh lệch nhiệt độ trong khối khí. D. cho khối khí dãn nở. Câu 8: Khi chuyển động nhiệt của các phân từ cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không thay đổi? A. Nhiệt độ. B. Thể tích. C. Khối lượng. D. Nhiệt năng. Câu 9: Chọn câu trả lời sai. Hãy nêu những quá trình qua đó có thể thấy nhiệt năng của một vật biến đổi khi không thực hiện công A. Cọ xát vật đó với vật khác. B. Va chạm giữa vật đó với vật khác C. Nén vật đó. D. Cho vật tiếp xúc với một vật khác có nhiệt độ khác với nhiệt độ của vật.
  6. Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Động năng là cơ năng của vật có được do dạng chuyển động. B. Vật có động năng có khả năng sinh công. C. Động năng của vật không thay đổi khi vật chuyển động đều. D. Động năng của vật chỉ phụ thuộc vận tốc, không phụ thuộc các đại lượng khác của vật. Câu 11: Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng để quả cầu của con lắc ở vị trí A rồi buông tay cho con lắc dao động (H.17.4). Bỏ qua ma sát của không khí. Phát biếu nào sau dưới đây là không đúng? A. Con lắc chuyển động từ A về đến vị trí C động năng tăng dần, thế năng giảm dần B. Con lắc chuyển động từ C đến B,thế năng tăng dần, động năng giảm dần C. Cơ năng của con lắc ở vị trí C nhỏ hơn ở vị trí A D. Thế năng của con lắc ở vị trí A bằng ở vị trí B Câu 12: Nếu lấy mốc tính độ cao là mặt đất và bỏ qua ma sát với không khí thì tại điểm A và điểm C, con lắc: A. có cơ năng bằng không B. chỉ có thế năng hấp dẫn C. chỉ có động năng D. có cả động năng và thế năng hấp dẫn Câu 13:Thả viên bi lăn trên một cái máng có hình vòng cung (H.17.1) a) Ở vị trí nào viên bi có động năng lớn nhất? hãy chọn câu trả lời đúng. A. Vị trí C B. Vị trí A C. Vị trí B D. Ngoài ba vị trí trên b) Ở vị trí nào viên bi có thế năng nhỏ nhất? Hãy chọn câu trả lời đúng. A. Vị trí B B. Vị trí C C. Vị trí A D. Ngoài 3 vị trí trên Câu 14:Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Động năng là cơ năng của vật có được do đang chuyển động B. Vật có động năng có khả năng sinh động. C. Động năng của vật không tháy đổi khi vật chuyển động đều. D. Động năng của vật chỉ phụ thuộc vận tốc, không phụ thuộc khối lượng của vật. Câu 15:Một vật nặng được móc vào một đầu lo xo treo cách mặt đất một khoảng nhất định. Khi vật ở trạng thái cân bằng hệ vật và lò xo có dạng cơ năng nào? A. Động năng và thế năng hấp dẫn.
  7. B. Chỉ có thế năng hấp dẫn. C. Chỉ có thế năng đàn hồi. D. Có cả thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hổi. Câu 16:Trường hợp nào dưới đây có công cơ học? A. Một quả cam rơi từ cành cây xuống. B. Một lực sĩ cử tạ đang đứng yên ở tư thế đỡ quả tạ. C. Một vật sau khi trượt xuống hết một mặt phẳng nghiêng, trượt đều trên mặt bàn nhẵn nằm ngang coi như không có ma sát. D. Hành khách đang ra sức đẩy một xe khách bị chết máy, nhưng xe vẫn không chuyển động được. Câu 17:Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Jun là công của một lực làm vật chuyển dịch được 1m. B. Jun là công của lực làm dịch chuyển một vật có khối lượng là 1kg một đoạn đường 1m. C. Jun là công của lực 1N làm dịch chuyển một vật một đoạn 1m. D. Jun là công của lực 1N làm dịch chuyển vật một đoạn 1m theo phương của lực. Phần tự luận Câu 18: Một người kéo một vật từ giếng sâu 8m lên đều trong 20s. Người ấy phải dùng một lực 180N. Tính công và công suất của người kéo. Câu 19: Nam thực hiện được một công 36kJ trong thời gian 10 phút, An thực hiện một công 42kJ trong thời gian 14 phút. Ai làm việc khỏe hơn, vì sao?