Bài tập ôn tập Ngữ văn 7 học kì II - Bài ôn tập số 6 - Năm học 2019-2020 (Nghỉ dịch cúm Covid-19) - Trường THCS Thành Nhất

docx 10 trang thaodu 4120
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập Ngữ văn 7 học kì II - Bài ôn tập số 6 - Năm học 2019-2020 (Nghỉ dịch cúm Covid-19) - Trường THCS Thành Nhất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_on_tap_ngu_van_7_hoc_ki_ii_bai_on_tap_so_6_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Bài tập ôn tập Ngữ văn 7 học kì II - Bài ôn tập số 6 - Năm học 2019-2020 (Nghỉ dịch cúm Covid-19) - Trường THCS Thành Nhất

  1. TRƯỜNG THCS THÀNH NHẤT TỔ NGỮ VĂN BÀI TẬP ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ II- BÀI ÔN TẬP SỐ 6 NĂM HỌC: 2019- 2020 ( Nghỉ dịch cúm Covid – 19) Trắc nghiệm: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Câu 1: Tác giả văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của tác giả nào? A. Phạm Văn Đồng B. Hồ Chí Minh C. Tố Hữu D. Đặng Thai Mai Câu 2: Văn bản có xuất xứ như thế nào? A. Trích trong tập “Đường cách mệnh” B. Trong cuốn “Người cùng khổ” C. Trong tập “Việt Bắc” D. Trích trong báo cáo chính trị của tác giả tại Đại hội lần thứ 2, tháng 2 năm 1951. Câu 3: Vấn đề nghị luận của bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta nằm ở vị trí nào ? A. Câu mở đầu tác phẩm B. Câu mở đầu đoạn hai C. Câu mở đầu đoạn ba D. Phần kết luận. Câu 4: Trong bài văn trên, Bác Hồ viết về lòng yêu nước của nhân dân ta trong trời kì nào ? A. Trong quá khứ 1
  2. B. Trong hiện tại C. Trong quá khứ và hiện tại D. Trong tương lai Câu 5: Bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được viết trong thời kì nào ? A. Thời kì kháng chiến chống Pháp B. Thời kì kháng chiến chống Mĩ C. Thời kì đất nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc D. Những năm đầu thế kỉ XX. Câu 6: Bài văn đề cập đến lòng yêu nước của nhân dân ta trong lĩnh vực nào ? A. Trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược B. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước. C. Trong việc giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt D. Cả A và B Câu 7: Trọng tâm của việc chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong bài văn là ở thời kì nào ? A. Trong quá khứ B. Trong cuộc kháng chiến hiện tại C.Trong cuộc chiến đấu của nhân dân miền Bắc D. Trong cuộc chiến đấu dũng cảm của bộ đội ta trên khắp các chiến trường. Câu 8: Những sắc thái nào của tinh thần yêu nước được tác giả đề cập đến trong bài văn của mình ? A. Tiềm tàng, kín đáo B. Biểu lộ rõ ràng, đầy đủ C. Khi thì tiềm tàng, kín đáo; lúc lại biểu lộ rõ ràng, đầy đủ. 2
  3. D. Luôn luôn mạnh mẽ, sôi sục. Câu 9: Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì ? A. Sử dụng biện pháp so sánh B. Sử dụng biện pháp ẩn dụ C. Sử dụng biện pháp nhân hoá D. Sử dụng biện pháp so sánh và liệt kê theo mô hình “từ đến ” Câu 10: Nối một nội dung ở cột A với một nội dung thích hợp ở cột B để được hai câu văn đúng với nội dung của bài . A B a. Thủ pháp liệt kê được (1) thể hiện sức mạnh của lòng yêu nước với nhiều sắc thái sử dụng thích hợp đã có khác nhau. tác dụng b. Các động từ kết thành, (2) thể hiện được sự phong phú với nhiều biểu hiện đa dạng lướt qua, nhấn chìm được của tinh thần yêu nước của nhân dân, ở mọi tầng lớp, giai chọn lọc cấp, lứa tuổi, địa phương. Câu 11: Bài văn có mấy hình ảnh so sánh được coi là đặc sắc ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn . Trắc nghiệm: Sự giàu đẹp của tiếng việt Câu 1: Tác giả Đặng Thai Mai đã chứng minh sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt về những mặt nào ? A. Ngữ âm B. Từ vựng C. Ngữ pháp D. Cả ba mặt trên 3
  4. Câu 2: Để chứng minh sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt, trong bài văn của mình, Đặng Thai Mai đã sử dụng kiểu lập luận gì ? A. Chứng minh B. Giải thích C. Kết hợp chứng minh, giải thích và bình luận vấn đề D. Kết hợp phân tích và chứng minh vấn đề. Câu 3: Bài viết Sự giàu đẹp của tiếng Vịêt của Đặng Thai Mai gần với văn phong nào ? A. Văn phong khoa học B. Văn phong nghệ thụât C. Văn phong báo chí D. Văn phong hành chính Câu 4: Trong các câu sau, câu nào nêu lên vấn đề cần nghị luận của bài văn ? A. Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một một thứ tiếng khá đẹp. B. Tiếng Việt chúng ta gồm có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú. C. Về phương diện này, tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như hình thức diễn đạt. D. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Câu 5: Đoạn mở đầu bài viết:“ Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.” Nêu lên nội dung gì ? A. Nêu lên lí do về lòng tự hào tiếng Việt của người Việt B. Khẳng định vị trí và ý nghĩa của tiếng Việt C. Khẳng định lòng tin tưởng của người Việt với tiếng Việt 4
  5. D. Nói lên tình cảm của tác giả với tiếng Việt Câu 6: Đoạn đầu của bài văn (từ đầu đến qua các thời kì lịch sử), sau khi nêu nhận định tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, tác giả đã sử dụng kiểu lập luận nào ? A. Chứng minh nhận định ấy B. Phân tích nhận định ấy C. Bình luận nhận định ấy D. Giải thích nhận định ấy. Câu 7: Đoạn đầu của bài văn có nhiệm vụ gì ? A. Giới thiệu vấn đề chính sẽ được đề cập và lí giải trong bài viết B. Nêu lên các thao tác lập luận của bài văn C. Định hướng những kết luận mà bài văn sẽ đạt tới D. Nêu các luận cứ cần có của bài văn. Câu 8: Chứng cứ nào không được tác giả dùng để chứng minh “cái hay” của tiếng Việt ? A. Dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt B. Ngữ pháp uyển chuyển, chính xác. C. Một thứ tiếng giàu chất nhạc D. Thoả mãn nhu cầu trao đổi tình cảm, ý nghĩ giữa người với người. Câu 9: Chứng cứ nào không được tác giả dùng để nói lên “cái đẹp” của tiếng Việt ? A. Một thứ tiếng giàu chất nhạc B. Dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt C. Rành mạch trong lối nói D. Hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú. 5
  6. Câu 10: Tính chất của dẫn chứng trong bài văn Sự giàu đẹp của tiếng Việt là gì ? A. Cụ thể, tỉ mỉ B. Phong phú C. Toàn diện, bao quát D. Tiêu biểu, chính xác Câu 11: Nhận xét nào không phải là ưu điểm trong nghệ thụât nghị luận của bài văn ? A. Kết hợp giải thích với chứng minh, bình luận B. Lập luận chặt chẽ C. Các dẫn chứng khá toàn diện, bao quát D. Sử dụng nhiều loại biện pháp tu từ. Câu 12: Trong các loại câu sau, loại câu nào được tác giả sử dụng trong bài văn để vừa làm rõ nghĩa vừa bổ sung thêm các khía cạnh mới hoặc mở rộng điều đang nói ? A. Câu đơn B. Câu đặc biệt C. Câu được mở rộng các thành phần D. Câu rút gọn Câu 13: Dấu câu nào không dùng để tách thành phần câu được mở rộng trong bài văn này ? A. Dấu ngoặc đơn B. Dấu hai chấm C. Dấu phẩy D. Dấu ngoặc đơn và dấu phẩy Câu 14: Kết luận của tác giả khi chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt là gì ? 6
  7. A. Tiếng Việt là thứ tiếng giàu đẹp nhất trong các thứ tiếng trên thế giới. B. Tiếng Việt là ngôn ngữ tốt nhất dùng để giao tiếp ttrong đời sống của người Việt Nam. C. Tiếng Việt có cơ sở để phát triển mạnh mẽ trong tương lai D. Cấu tạo và khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử là một biểu hiện về sức sống dồi dào của tiếng Việt. Câu 15: Văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” của tác giả nào? A. Hồ Chí Minh B. Đặng Thai Mai C. Phạm Văn Đồng D. Hòa Thanh . Trắc nghiệm: Đức tính giản dị của Bác Hồ Câu 1: Bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả đã đề cập đến sự giản dị của Bác ở những phương diện nào ? A. Bữa ăn, công việc B. Đồ dùng, căn nhà C. Quan hệ với mọi người và trong lời nói, bài viết D. Cả ba phương diện trên. Câu 2: Phép lập luận nào được sử dụng chủ yếu trong bài văn ? A. Chứng minh B. Bình giảng C. Bình luận D. Phân tích Câu 3: Để làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã sử dụng các dẫn chứng như thế nào ? A. Những dẫn chứng chỉ có tác giả mới biết 7
  8. B. Những dẫn chứng cụ thể, phong phú, toàn diện và xác thực C. Những dẫn chứng đối lập với nhau D. Những dẫn chứng lấy từ các sáng tác thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu 4: Giản dị là một đức tính, một phẩm chất nổi bật và nhất quán trong lối sống, sinh hoạt, trong quan hệ với mọi người, trong công việc và cả trong lời nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều đó đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai Câu 5: Viết về sự giản dị của Bác Hồ, tác giả đã dựa trên những cơ sở nào ? A. Nguồn cung cấp thông tin từ những người phục vụ của Bác B. Sự tưởng tượng, hư cấu của tác giả C. Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm yêu kính chân thành, thân thiết của tác giả đối với đời sống hàng ngày và công việc của Bác Hồ. D. Những buổi tác giả phỏng vấn Bác Hồ. Câu 6: Dòng nào nói đúng nhất những nguyên nhân tạo nên sức thuyết phục của đoạn trích Đức tính giản dị của Bác Hồ ? A. Bằng dẫn chứng tiêu biểu. B. Bằng lí lẽ hợp lí. C. Bằng thái độ, tình cảm của tác giả. D. Cả 3 nguyên nhân trên. Câu 7: Từ việc trả lời những câu hỏi trên, em hãy cho biết: trong phép lập luận, chứng minh, người viết có được bày tỏ thái độ, tình cảm của mình đối với vấn đề được chứng minh hay không? A. không B. Có Câu 8: Chứng cứ nào không được tác giả dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác Hồ? A. Chỉ vài ba món giản đơn 8
  9. B. Bác thích ăn những món được nấu rất công phu. C. Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm. D. ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất. Câu 9: Trong bài viết, những câu văn có nội dung chính đánh giá, bình luận của tác giả thường xuất hiện ở vị trí nào? A. Đầu mỗi luận cứ. B. Sau các dẫn chứng. C. Sau các dẫn chứng, kết thúc mỗi luận cứ. D. Đầu mỗi đoạn văn. Câu 10: Tính chất nào phù hợp với bài viết Đức tình giản dị của Bác Hồ ? A. Tranh luận. B. So sánh. C. Ngợi ca. D. Phê phán. Câu 11: người đọc , người nghe còn biết được sự giản dị của Bác Hồ thông qua chính những tác phẩm văn học do Người sáng tác. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 12: Theo tác giả, sự giản dị trong đời sống vật chất của Bác Hồ bắt nguồn từ lí do nào? A. Vì tất cả mọi người Việt Nam đều sống giản dị. B. Vì đất nước ta còn quá nghèo nàn, thiếu thốn. C. Vì Bác sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân. D. Vì Bác muốn mọi người phải noi gương Bác. Câu 13: Vì sao tác giả coi cuộc sống của Bác Hồ là cuộc sống thực sự văn minh? A. Vì đó là cuộc sống đề cao vật chất. B. Vì đó là cuộc sống đơn giản. C. Vì đó là cách sống mà tất cả mọi người đều có 9
  10. D. Vì đó là cuộc sống phong phú cao đẹp về tinh thần, tình cảm, không màng đến Câu 14: Dòng nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật nghị luận của bài văn ? A. Dẫn chứng toàn diện, cụ thể, rõ ràng B. Kết hợp chứng minh với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc. C. Thấm đượm tình cảm chân thành D. Dùng nhiều câu mở rộng thành phần. GV ra đề Nguyễn Thị Thanh Hà Chúc các em học tập tốt. 10