Bài tập ôn tập Ngữ văn 7 học kì II - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Hà Thu

docx 2 trang thaodu 4590
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập Ngữ văn 7 học kì II - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Hà Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_on_tap_ngu_van_7_hoc_ki_ii_nam_hoc_2019_2020_nguyen.docx

Nội dung text: Bài tập ôn tập Ngữ văn 7 học kì II - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Hà Thu

  1. TRƯỜNG THCS AN KHƯƠNG MÔN: NGỮ VĂN BÀI TẬP ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2019- 2020 I. Văn bản: Biết được tác giả, tác phẩm, nghệ thuật và ý nghĩa các văn bản sau: 1.Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất 2. Tục ngữ về con người và xã hội 3. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ( Hồ Chí Minh ) II. Tiếng Việt: 1. Thế nào là câu rút gọn? Việc rút gọn câu nhằm mục đích gì? Khi rút gọn câu cần lưu ý điều gì? BT SGK / 16, 17 2. Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt: BT SGK/ 29 3. Trạng ngữ. Về ý nghĩa: Trạng ngữ thêm vào câu để xác định về gì? Về hình thức: vị trí của trạng ngữ? Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngứ thường có ranh giới gì?BT SGK/ 40,45 III.Tập làm văn 1. Thế nào là văn nghị luận? Đặc điểm của văn nghị luận? Bố cục và phương pháp lâp luận trong văn nghị luận? 2. Đặc điểm của lập luận chứng minh? Các bước làm bài văn lập luận chứng minh và bố cục? Một số đề tập làm văn: * Văn chứng minh: Đề 1: Chứng minh câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có ngày nên kim” Đề 2: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý : “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ; “Uống nước nhớ nguồn” Đề 3: Dân gian có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chứng minh nội dung câu tục ngữ đó – SGK/59 Đề 4: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người * Đề 5 : Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ : “Một cây làm chẳng lên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Đề 6: Rừng quý giá vì măng lại nhiều lợi ích cho con người. Em hãy chứng minh điều đó, và nêu lên trách nhiệm của mọi người đối với rừng. Đề 7: Ca dao Việt Nam có những câu quen thuộc: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Em hãy chứng minh vấn đề trên trong câu ca dao ấy. Một số đề tổng hợp Đề 1
  2. I. LÝ THUYẾT: (4đ) Câu 1: Nêu giá trị nội dung của văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" (2đ) Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4-5 câu) với chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng câu đặc biệt II. LÀM VĂN: (6đ) Đề: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người Đề 2 Câu 1: (2 điểm) a) Câu đặc biệt là gì? b) Tìm câu đặc biệt trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của những câu đặc biệt trong đoạn văn đó? Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây Bốn giây Năm giây Lâu quá! Câu 2: (2 điểm) Nêu lên ý nghĩa giá trị của kinh nghiệm hai câu tục ngữ sau? a) Tấc đất tấc vàng. b) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Câu 3: (6 điểm) Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. GV ra đề Nguyễn Thị Hà Thu Chúc các em học tập tốt.