Đề kiểm tra thường xuyên Ngữ văn 7 - Năm học 2021-2022

docx 4 trang Hoài Anh 17/05/2022 6160
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra thường xuyên Ngữ văn 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_thuong_xuyen_ngu_van_7_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra thường xuyên Ngữ văn 7 - Năm học 2021-2022

  1. UBND HUYỆN TÂN HỒNG ĐỀ KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC: 2021 – 2022 Thời gian: 15 phút (Đề kiểm tra này gồm: 04 trang) TRẮC NGHIỆM (10 điểm ) Chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu ( mỗi câu đúng được 0.5 điểm) Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất về thân phận của các con vật thể hiện trong ca dao lớp 7? A-Con Tằm -Thân phận bé nhỏ ,vất vả cơ cực trong cuộc sống lao động B-Con Kiến - Cuộc đời phiêu bạt trong những cố gắng vô vọng C-Con Hạc - Những nỗi khổ oan trái của những con người thấp cổ bé họng D-Con Quốc - Những thân phận suốt đời bị vắt mòn sức lực Câu 2 : Nét tính cách nào sau đây nói về chân dung của “Chú tôi “trong bài ca dao châm biếm thứ nhất ? A -Tham lam ,ích kỉ B- Độc ác ,tàn nhẫn C- Dốt nát ,háo danh D-Nghiện ngập và lười biếng Câu 3: Ai là người bài ca dao “Số cô chẳng giàu thì nghèo” muốn mỉa mai ,châm biếm? A-Ông thầy bói lừa bịp B-Cô gái mê tín C-Cả ông thầy lừa bịp và cô gái mê tín D-Tất cả mọi người Câu 4: Tình cảm và thái độ của người viết thể hiện trong bài thơ“Sông núi nước Nam” là gì? A-Thể hiện về chủ quyền dân tộc B- Khẳng định quyết tâm chiến đấu chống xâm lăng C-Tin tưởng ở tương lai tươi sáng của đất nước D- Gồm hai ý A và B Câu 5: Bài thơ “Phò giá về kinh” của tác giả nào ? A-Trần Quang Khải B- Trần Quốc Tuấn C- Phạm Ngũ Lão D- Lí Thường Kiệt Câu 6: Trong các từ dưới đây, từ nào mang sắc thái phù hợp để diễn tả cái chết của một Hoàng đế? A-Hy sinh C. Mất B. Qua đời D. Băng hà Câu 7: Văn bản” Mẹ tôi” của Ét-môn –đô đơ A-mi-xi được trích trong ?
  2. A-Cuộc đời của các chiến binh B-Giữa trường và nhà C-Những tấm lòng cao cả D-Cuốn truyện của người thầy Câu 8: Trong văn bản” Mẹ tôi”,cha En-ri-cô là người như thế nào? A-Rất yêu thương và nuông chiều con . B- Luôn nghiêm khắc và không tha thứ cho lỗi lầm của con C- Yêu thương nghiêm khắc và tế nhị trong việc giáo dục con . D-Luôn thay mẹ En-ri-cô giải quyết mọi vấn đề trong gia đình. Câu 9: : Trong câu “Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em.” Có bao nhiêu từ láy? A- 1 từ C- 3 từ B- 2 từ D- 4 từ Câu 10: Tại sao nhân vật tôi trong truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” lại “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”? A-Vì lần đầu tiên em nhìn thấy mọi người và cảnh vật trên đường phố B-Vì cảm nhận thấy sắp có dông bão trên đường phố C-Vì dông bão đang dâng trào trong tâm hồn em trong khi cuộc sống vẫn diễn ra như thường nhật D-Vì em thấy xa lạ với mọi người xung quanh Câu 11: Nỗi bất hạnh của bé Thủy trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” là gì ? A-Xa người anh trai thân thiết C- Không được tiếp tục đến trường B- Xa ngôi nhà tuổi thơ D- Gồm tất cả các ý kiến trên Câu 12: Thông điệp nào được gửi gắm qua câu chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”? A-Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình B-Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em C-Hãy hành động vì trẻ em D-Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển tài năng sẵn có Câu 13: Trong các đại từ xưng hô sau, đại từ nào KHÔNG chỉ ngôi thứ nhất? A- Tớ C- Họ B- Tao D- Tôi
  3. Câu 14: Bài ca dao “Công cha như núi ngất trời” là lời của ai nói với ai ? A- Lời của người con nói với mẹ B-Là lời của mẹ nói với con C- Lời của ông nói với cháu D-Lời của cha nói với con Câu 15: Đặc sắc nghệ thuật của bài ca dao trên là gì ? A-Âm điệu hát ru B-Hình ảnh nhân hóa C-Lối so sánh ví von D-Hai ý A và C Câu 16: Nét đặc sắc của bài ca dao “Ở đâu năm cửa nàng ơi ” là gì ? A- Sử dụng hình thức đối đáp B- Sử dụng hình thức đối đáp nhấn mạnh vào những đặc điểm nổi bật của từng địa danh C- Sử dụng phép so sánh D- Sử dụng phép nhân hóa Câu 17: “Cổng trường mở ra” là loại văn bản nào? A- Thuyết minh B- Nghị luận C- Nhật dụng D- Đa dạng Câu 18: Văn bản “Cổng trường mở ra” viết về nội dung gì ? A-Miêu tả quang cảnh ngày khai trường B-Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ C-Kể về tâm trạng một chú bé trong ngày đầu đến trường D-Tái hiện lại tâm tư ,tình cảm cuả người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp Một của con . Câu 19: Trong văn bản “Cổng trường mở ra” tại sao vào đêm trước ngày khai trường người mẹ không ngủ được ? A-Vì chưa chuẩn bị chu đáo cho con trong ngày khai trường đầu tiên B-Vì rất bâng khuâng ,tâm trạng người mẹ luôn suy nghĩ về ngày khai trường của con ,đồng thời mẹ nhớ về ngày khai trường đầu tiên của mình C-Vì lo sợ ngày mai con sẽ khóc không chịu vào lớp học D-Vì chưa dọn dẹp xong nhà cửa ,những thứ đồ chơi con đã bày ra. Câu 20: Dòng nào dưới đây đúng với từ trái nghĩa? A -Là những từ có nghĩa gần giống nhau B -Là những từ có nghĩa trái ngược nhau C- Là những từ phát âm giống nhau
  4. D- Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM Mỗi câu đúng 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A D C D A D C C B C D A C D D B C D B B