Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Lê Mao (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 3290
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Lê Mao (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2016_2017_tru.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Lê Mao (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn Ngữ Văn 7. Thời gian 90 phút Câu 1: (3.0 điểm) Đọc kĩ đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Tre xanh Xanh tự bao giờ? Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh. Thân gầy guộc, lá mong manh, Mà sao nên lũy nên thành tre ơi? Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu (Tre Việt Nam, Nguyễn Duy) a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là gì? b. Trong đoạn thơ có những từ láy nào? c. Chỉ ra biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ. d. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ. e. Viết một đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ. Câu 2 (7 điểm) Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. - HẾT- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn Ngữ Văn 7. Thời gian 90 phút Câu 1: (3.0 điểm) Đọc kĩ đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Tre xanh Xanh tự bao giờ? Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh. Thân gầy guộc, lá mong manh, Mà sao nên lũy nên thành tre ơi? Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu (Tre Việt Nam, Nguyễn Duy) a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là gì? b. Trong đoạn thơ có những từ láy nào? c. Chỉ ra biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ. d. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ. e. Viết một đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ. Câu 2 (7 điểm) Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. - HẾT-
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 7 Câu Yêu cầu về kiến thức và kĩ năng Điểm Câu 1 (3 điểm) a Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Biểu cảm 0,5 b Từ láy: gầy guộc, mong manh 0,5 c Biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ: 0,5 Tre xanh, xanh d Nội dung của đoạn thơ: Bộc lộ cảm xúc về sắc màu và sức sống 0,5 mãnh liệt, bền bỉ của cây tre Việt Nam (Học sinh có thể có cách diễn đạt khác nhưng phải đảm bảo được ý cơ bản trên; chiết đến 0,25 điểm) e Viết một đoạn văn ngắn (5-> 7 câu) phân tích tác dụng của biện 1,0 pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ trên. * Yêu cầu: - Hình thức: Đảm bảo hình thức đoạn văn khoảng 5-> 7 câu; Diễn đạt trong sáng, rõ ràng, mạch lạc; Chính tả, dùng từ, đặt câu đúng (Sai hình thức đoạn văn, trừ 0,25 điểm) - Nội dung kiến thức: + Giới thiệu được tác giả, bài thơ, phép tu từ điệp ngữ. (0,25 điểm) + Chỉ ra phép tu từ điệp ngữ: Nhắc lại hai lần “tre xanh”, “xanh” (0,25 điểm) + Tác dụng: Khẳng định màu xanh bất diệt và sức sống mãnh liệt, bề bỉ của cây tre Việt Nam ; trở thành biểu tượng cho cảnh sắc và sức sống của quê hương, đất nước, của con người Việt Nam. (0,5 điểm) (Tùy vào mức độ bài làm của HS, GV chiết đến 0,25 điểm) Câu 2 Cảm nhận về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh 7 điểm Yêu cầu: * Hình thức: Viết bài văn hoàn chỉnh, bố cục ba phần; trình bày, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng. (HS viết thành đoạn văn: Trừ 1 điểm hình thức) * Nội dung kiến thức: Bài làm của HS có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng cơ bản phải đạt được những ý sau: - Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời (viết năm 1947 ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu cuộc 0,5 kháng chiến chống thực dân Pháp) và nêu cảm nhận chung về bài thơ - Thân bài: Hs cảm nhận về bài thơ : + Rung động trước vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên cảnh khuya ở núi rừng Việt Bắc (HS biết phân tích các tín hiệu nghệ 2.5 thuật trong hai câu thơ đầu: biện pháp tu từ so sánh, điệp từ “lồng”, hình ảnh thơ đậm màu sắc cổ điển )
  3. + Xúc động, ngưỡng mộ trước tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, phong thái ung dung lạc quan và đặc biệt là lòng yêu 2.5 nước sâu nặng của Bác Hồ. (Phân tích biện pháp tu từ điệp ngữ “chưa ngủ” ) + Cảm nhận đánh giá chung về bài thơ: 1.0 Nghệ thuật: Hình ảnh thiên nhiên đẹp; có màu sắc cổ điển mà bình dị tự nhiên; sử dụng các biện pháp tu từ Nội dung: Hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh: nhà thơ, người chiến sĩ cách mạng - Kết bài: Khẳng định cảm nghĩ về bài thơ 0.5 (Chú ý: HS phải đi đúng kiểu bài cảm nghĩ; nêu được cảm nhận của mình về bài thơ qua các từ ngữ biểu cảm trực tiếp. Nếu chỉ phân tích, không có cảm nhận: chỉ cho tối đa 5 điểm) (Tùy vào mức độ bài làm của HS, GV chiết đến 0,25 điểm)