Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Vinh Tân (Có đáp án)

doc 5 trang thaodu 3870
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Vinh Tân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2016_2017_tru.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Vinh Tân (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT VINH ĐỀ KIỂM TRA KỲ I NĂM HỌC 2016 - 2017 TRƯỜNG THCS VINH TÂN NGỮ VĂN 7 - Thời gian làm bài 90 phút Câu 1(3 điểm) : Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “ Mình về với Bác đường xuôi. Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người. Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời. Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường ” (Việt Bắc - Tố Hữu) a. Phương thức biểu đạt chính? b. Nội dung đoạn thơ? c. Xác định các từ đồng nghĩa? d. Liệt kê các từ ghép có trong đoạn thơ? đ. Viết đoạn văn ngắn phân tích tác dụng của phép tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ. Câu 2(7 điểm): Cảm nghĩ về cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy ở cuối truyện: “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài). PHÒNG GD & ĐT VINH ĐỀ KIỂM TRA KỲ I NĂM HỌC 2016 - 2017 TRƯỜNG THCS VINH TÂN NGỮ VĂN 7 - Thời gian làm bài 90 phút Câu 1(3 điểm) : Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “ Mình về với Bác đường xuôi. Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người. Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời. Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường ” (Việt Bắc - Tố Hữu) a. Phương thức biểu đạt chính? b. Nội dung đoạn thơ? c. Xác định các từ đồng nghĩa? d. Liệt kê các từ ghép có trong đoạn thơ? đ. Viết đoạn văn ngắn phân tích tác dụng của phép tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ. Câu 2(7 điểm): Cảm nghĩ về cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy ở cuối truyện: “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài).
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM NGỮ VĂN 7 Câu 1(3 điểm): a. (0,5đ) Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm b. (0,5đ) Nội dung: Tình cảm thương nhớ, kính yêu của đồng bào Việt Bắc đối với Bác Hồ. c. (0,5đ) Từ đồng nghĩa: Bác, Người, Ông Cụ. d. (0,5đ) Từ ghép: Đường xuôi, sáng ngời, áo nâu, túi vải, đẹp tươi, lạ thường. đ. (1,0đ) Viết đoạn văn ngắn phân tích tác dụng của phép tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ. - Hình thức : Đoạn văn ngắn. - Nội dung: + Điệp ngữ: Nhớ + Tác dụng: - Nỗi nhớ da diết, không nguôi của đồng bào Việt Bắc đối với Bác. - Giọng thơ tha thiết, nhịp nhàng. Câu 2(7 điểm): - Bố cục: 3 phần A. Mở bài: Giới thiệu chi tiết cuối truyện và nêu cảm xúc chung. B. Thân bài: Biểu cảm về các ý sau: Ý 1: Cuộc chia tay nghẹn ngào, thấm đẫm nước mắt. Ý 2: Cuộc chia tay thể hiện tình cảm anh em yêu thương thắm thiết. C. Kết bài. Khẳng định, mở rộng cảm xúc.
  3. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2016 - 2017 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề 1 Câu 1(3 điểm) : Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “ Mình về với Bác đường xuôi. Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người. Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời. Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường ” (Việt Bắc - Tố Hữu) a. Phương thức biểu đạt chính? b. Nội dung đoạn thơ? c. Xác định các từ đồng nghĩa? d. Liệt kê các từ ghép có trong đoạn thơ? đ. Viết đoạn văn ngắn phân tích tác dụng của phép tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ. Câu 2(7 điểm): Cảm nghĩ về cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy ở cuối truyện: “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài). Đề 2 Câu 1(3 điểm) : Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Tôi yêu hết và tôi nói là tôi yêu hết: Yêu ngọn cỏ gió đùa, mây trôi lãng đãng, ngọn núi đồi sim, nhựa cây mạch đất, yêu con sâu cái kiến nằm co ro trong tổ bây giờ trỗi lên tìm lá mới hoa non, yêu cô gái mặc quần lĩnh hoa chanh lại cài một cánh hoa hồng trên mái tóc ” (Tháng chạp - Nhớ chợ tết - Vũ Bằng) a.Phương thức biểu đạt chính? b. Nội dung đoạn văn? c. Xác định các từ láy? d. Liệt kê các từ ghép có trong đoạn văn? đ. Viết đoạn văn ngắn phân tích tác dụng của phép tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn. Câu 2(7 điểm): Cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” (Hồ Chí Minh).
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: Đề 1 Câu 1(3 điểm): a. (0,5đ) Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm b. (0,5đ) Nội dung: Tình cảm thương nhớ, kính yêu của đồng bào Việt Bắc đối với Bác Hồ. c. (0,5đ) Từ đồng nghĩa: Bác, Người, Ông Cụ. d. (0,5đ) Từ ghép: Đường xuôi, sáng ngời, áo nâu, túi vải, đẹp tươi, lạ thường. đ. (1,0đ) Viết đoạn văn ngắn phân tích tác dụng của phép tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ. - Hình thức : Đoạn văn ngắn. - Nội dung: + Điệp ngữ: Nhớ + Tác dụng: - Nỗi nhớ da diết, không nguôi của đồng bào Việt Bắc đối với Bác. - Giọng thơ tha thiết, nhịp nhàng. Câu 2(7 điểm): - Bố cục: 3 phần A. Mở bài: Giới thiệu chi tiết cuối truyện và nêu cảm xúc chung. B. Thân bài: Biểu cảm về các ý sau: Ý 1: Cuộc chia tay nghẹn ngào, thấm đẫm nước mắt. Ý 2: Cuộc chia tay thể hiện tình cảm anh em yêu thương thắm thiết. C. Kết bài. Khẳng định, mở rộng cảm xúc. Đề 2 Câu 1(3 điểm) : a. (0,5đ) Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm b. (0,5đ) Nội dung: Tình yêu đối với vẻ đẹp mùa xuân đất Bắc. c. (0,5đ) Từ láy: lãng đãng, co ro. d. (0,5đ) Từ ghép: ngọn cỏ, ngọn núi, đồi sim, nhựa cây, mạch đất, con sâu, cái kiến, lá mới, hoa non, quần lĩnh, hoa chanh, hoa hồng, mái tóc. đ. (1,0đ) Viết đoạn văn ngắn phân tích tác dụng của phép tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ. - Hình thức : Đoạn văn ngắn. - Nội dung: + Điệp ngữ: yêu, tôi yêu hết. + Tác dụng: - Nhấn mạnh, khẳng định tình yêu mùa xuân, yêu thiên nhiên Hà Nội, con người đất Việt rất nồng hậu, đắm say và nỗi nhớ miên man vẻ đẹp bất tận của mùa xuân nẻo Bắc. - Giọng văn nhẹ nhàng thể hiện cảm xúc dạt dào. Câu 2(7 điểm): - Bố cục: 3 phần
  5. A. Mở bài: Giới thiệu bài thơ và nêu cảm xúc chung. B. Thân bài: Biểu cảm về các ý sau: Ý 1: Vẻ đẹp bức tranh đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc. Ý 2: Vẻ đẹp con người Hồ Chí Minh: + Tâm hồn thi sĩ. + Phẩm chất chiến sĩ. C. Kết bài: Khẳng định, mở rộng cảm xúc. *Lưu ý: - Điểm trừ tối đa đối với bài viết không bảo đảm bố cục 1 điểm. - Điểm trừ tối đa đối với bài làm mắc nhiều lỗi chính tả là 1 điểm. - Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt là 1 điểm.