Bộ đề đọc hiểu môn Ngữ văn Lớp 7

docx 202 trang Hoài Anh 17/05/2022 10312
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề đọc hiểu môn Ngữ văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_doc_hieu_mon_ngu_van_lop_7.docx

Nội dung text: Bộ đề đọc hiểu môn Ngữ văn Lớp 7

  1. ĐỌC – HIỂU NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7 PHỤ LỤC STT NGỮ LIỆU TRANG 1. Bài ca dao “Anh đi anh nhớ ” 3 2. Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung 4 3. Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung 6 4. Nguồn Internet 8 5. Phỏng theo Nhìn qua khung cửa sổ, 10 6. Nguồn Internet 12 7. Nguồn Internet 18 8. Hồ Chủ Tịch - “Hình ảnh của dân tộc” của Phạm Văn 21 Đồng 9. Trích “Đất vỡ hoang”- Sôlôkhôp 24 10. Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn và lời bình, NXB 25 Giáo dục, 2002 11. “Sang năm con lên bảy” - Vũ Đình Minh 27 12. Trích "Dòng sông mặc áo" - Nguyễn Trọng Tạo 30 13. Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm 33 14. Trích bài thơ “Quê hương” – Đỗ Trung Quân 37 15. Yêu lắm quê hương - Hoàng Thanh Tâm, 40 www.manhmap.com - Thơ hay về tình yêu quê hương - đất nước 16. Khúc dân ca – Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội 42 nhân dân, 1973 17. Trích Lính đảo hát tình ca trên đảo, Trần Đăng Khoa, 44 Bên cửa sổ máy bay, Nxb Tác phẩm mới, 1985 18. Lương Đình Khoa - Mùa thu và mẹ 46 19. Mai Văn Tạo, “Đất quê hương- tuyển tập truyện kí”, trang 49 12, NXB Văn nghệ An Giang 20. Thầy – Ngân Hoàng 52 1
  2. ĐỌC – HIỂU TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7 STT TÊN VĂN BẢN SỐ ĐỀ SỐ TRANG 1. Cổng trường mở ra 4 55 2. Mẹ tôi 4 62 3. Cuộc chia tay của những con búp bê 7 73 4. Chủ đề: Ca dao – dân ca 9 84 5. Sông núi nước Nam 3 99 6. Phò giá về kinh 2 104 7. Thiên Trường vãn vọng 1 107 8. Bánh trôi nước 3 109 9. Qua đèo Ngang 3 114 10. Bạn đến chơi nhà 3 118 11. Tĩnh dạ tứ 1 125 12. Vọng Lư Sơn bộc bố 1 127 13. Cảnh khuya - Rằm tháng giêng 3 130 14. Tiếng gà trưa 5 137 15. Một thứ quà của lúa non: Cốm 2 145 16. Sài Gòn tôi yêu 2 149 17. Mùa xuân của tôi 4 153 18. Chủ đề: Tục ngữ 6 160 19. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 8 167 20. Đức tính giản dị của Bác Hồ 5 179 21. Ý nghĩa văn chương 2 187 22. Sống chết mặc bay 5 191 23. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu 2 198 24. Ca Huế trên sông Hương 2 201 2
  3. BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU NGỮ LIỆU NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7 ĐỀ SỐ 1: Phần I: Phần đọc –hiểu: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Nhớ ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. Câu 1: Bài ca dao trên viết theo thể thơ nào? Câu 2. Xác định thành ngữ có trong bài ca dao trên Câu 3. Chỉ ra hai biện pháp tu từ nổi bật trong bài ca dao trên và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó Câu 4. Bài ca dao trên gợi cho người đọc tình cảm gì? Câu 5: Có ý kiến nhận xét rằng: “Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta.” Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã được học và đọc thêm, hãy nêu suy nghĩ của em về ý kiến trên. GỢI Ý Phần Câu Nội dung Phần I ĐỌC HIỂU 1 - Thể thơ: Lục bát 2 - Thành ngữ: dãi nắng dầm sương - Hai biện pháp tu từ nổi bật: Điệp ngữ và liệt kê. - Tác dụng: + Điệp ngữ: “nhớ” : nhấn mạnh nỗi nhớ da diết, triền miên khôn nguôi 3 của người xa quê. + Liệt kê: “quê nhà, rau muống, cà dầm tương, ai dãi nắng dầm sương, ai tát nước bên đường”: thể hiện nỗi nhớ từ trừu tượng đến cụ thể về quê hương. 3
  4. 4 - Văn bản gợi cho người đọc về tình yêu quê hương đất nước. Dẫn dắt vào vấn đề hợp lí Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề. Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim người lao động Thuộc phương thức biểu đạt trữ tình của văn học dân gian gồm tục ngữ ,ca dao, dân ca thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau,đa dạng và phong phú xuất phát từ những trái tim lao động của nhân dân. Thơ ca dân gian “thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta” - Tình yêu quê hương, đất nước, yêu thiên nhiên - Tính cảm cộng đồng ( dẫn chứng: Dù ai đi mùng mười tháng ba,Bầu ơi thương lấy một giàn ) 5 - Tình cảm gia đình + Tình cảm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà (Con người có tổ có nguồn, Ngó lên nuột lạt báy nhiêu .) + Tình cảm của con cái đối với cha mẹ (Công cha như núi là đạo con, Ơn cha nặng cưu mang, chiều chiều chín chiều) + Tình cảm anh em huynh đệ (anh em như chân đỡ đần, Chị ngã em nâng .) + Tình cảm vợ chồng (Râu tôm khen ngon, Thuận vợ thuận chồng cũng cạn ) + Tình thầy trò( Muốn sang thầy ) + Tình yêu đôi lứa (Qua đình .bấy nhiêu ) - Đánh giá khái quát lại vấn đề - Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ ĐỀ SỐ 2: Phần I: Phần đọc – hiểu: Đọc kĩ phần trích sau và thực hiện các yêu cầu: 4
  5. Cảm ơn mẹ vì luôn bên con Lúc đau buồn và khi sóng gió Giữa giông tố cuộc đời Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. Mẹ là ánh sáng của đời con Là vầng trăng khi con lạc lối Dẫu đi trọn cả một kiếp người Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru (Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt? Câu 2: Chỉ ra các từ láy có trong phần trích? Câu 3: Trong khổ thơ thứ hai xuất hiện biện pháp tu từ gì? Câu 4: Các từ vì, và, để trong phần trích thuộc từ loại gì? Câu 5: Từ đoạn thơ trên, viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tình mẹ. GỢI Ý Câu 1 - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm Câu 2 - Từ láy: vỗ về, nhẹ nhàng. Câu 3 - BPTT: Điệp ngữ (Mẹ dành). Câu 4 - Các từ và, vì, để là: Quan hệ từ Có một tình yêu thương cao cả và vĩ đại nhất trên đời – không phai nhạt theo tháng năm – đó là tình yêu của người mẹ dành cho con. Không có Câu 5 thứ tình cảm nào thiêng liêng và mạnh mẽ bằng tình mẹ đối với con. Trái tim của người mẹ là vực sâu muôn trượng mà ở dưới đáy, bạn sẽ 5
  6. luôn tìm thấy sự tha thứ. Tình yêu của người mẹ mang đến cho mỗi chúng ta là miễn phí và sự yên bình tốt nhất mà không đâu có được. Nó không cần bạn phải đạt được, nó không cần bạn phải xứng đáng. Mẹ là người sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn, trưởng thành. Mẹ hi sinh và dành tình yêu thương vô điều kiện với mỗi người con. Đừng phụ tình mẹ bởi mẹ là người mang nặng, đẻ đau, nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn. Mẹ dạy ta học ăn, học nói, học những điều hay lẽ phải trong cuộc đời. Lớn lên, mỗi lần vấp ngã trong cuộc đời, mẹ dang tay che chở. Mẹ dõi theo từng bước đi trong cuộc đời “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”. Bổn phận của mỗi đứa con là phải thấu hiểu sự hi sinh của mẹ, ghi nhớ công ơn của mẹ đến suốt cuộc đời. Biết chăm ngoan, học giỏi, nghe lời cha mẹ, sống hiểu thảo, yêu tương, phụng dưỡng cha mẹ khi về già. Tình thương yêu của người mẹ là nguồn năng lượng cho phép một người bình thường có thể làm những chuyện phi thường, là nơi để để mỗi chúng ta trở về nương tựa khi vấp ngã. Bởi thế, đừng ngỗ nghịch hay bất hiếu với mẹ bởi đó là hành vi trái với đạo đức làm người, là đánh mất lương tâm, đánh mất chính mình, phủ nhận nguồn gốc. Không có gì đáng chê trách và khinh bỉ bằng một đứa con bất hiếu. ĐỀ SỐ 3: Câu 1. Cảm ơn mẹ vì luôn bên con Lúc đau buồn và khi sóng gió Giữa giông tố cuộc đời Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. 6
  7. Mẹ là ánh sáng của đời con Là vầng trăng khi con lạc lối Dẫu đi trọn cả một kiếp người Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru (Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung) a. Xác định các từ láy có trong lời bài hát trên. b. Em hiểu thế nào về nghĩa của từ đi trong câu: “Dẫu đi trọn cả một kiếp người”? c. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong những câu sau: Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. Câu 2. Cảm ơn mẹ vì luôn bên con Lúc đau buồn và khi sóng gió Giữa giông tố cuộc đời Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. Những câu ca trên gợi cho em suy nghĩ gì về ý nghĩa của lời cảm ơn trong cuộc sống? Câu Phần Yêu cầu 1 a - Các từ láy: vỗ về, nhẹ nhàng. b - Nghĩa của từ đi: sống, trải qua. c - Nghệ thuật: Điệp ngữ (Mẹ dành). - Tác dụng: + Nhấn mạnh sự chăm lo, hi sinh tuổi xuân, đánh đổi cả cuộc đời để con được trưởng thành, được chạm tới những ước mơ, khát vọng. + Khẳng định vai trò và tầm quan trọng của người mẹ trong cuộc đời mỗi con người. 7
  8. 2 1 Về hình thức: - Bố cục bài viết rõ ràng, kết cấu mạch lạc, ngắn gọn. - Văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt 2 Về nội dung: Thí sinh có thể viết bài theo nhiều cách, dưới đây là những gợi ý định hướng chấm bài. - Giải thích: Cảm ơn là từ đáp thể hiện sự biết ơn của mình với lòng tốt hay sự giúp đỡ của người khác. Nó chính là cách thể hiện tình cảm, lối ứng xử của con người có văn hóa, lịch sự và biết tôn trọng những người xung quanh mình. - Chứng minh: + Khẳng định ý nghĩa và đưa ra những biểu hiện cũng như vai trò, tác dụng của lời cảm ơn trong cuộc sống. + Lấy một số dẫn chứng, những câu chuyện nhỏ trong cuộc sống hay văn học để làm sáng tỏ. + Khẳng định: Cảm ơn là nét sống văn minh của con người có học thức, có giáo dục. Cảm ơn hoàn toàn không phải là hình thức phức tạp hóa ứng xử, là sự khách sáo mà nó là một sự cần thiết, là quy tắc giao tiếp giữa con người với con người. Bạn đang tự làm đẹp mình khi biết nói hai từ cảm ơn! - Phê phán những hành động đi ngược lại lối sống tốt đẹp và văn minh này, đặc biệt trong xã hội ngày nay. - Đưa ra phương hướng và bài học hành động cho bản thân. ĐỀ SỐ 4: Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới: “Mới đây, các giáo sư tâm lý học ở trường Đại học York và Toronto (Canada) đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn. Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại, những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc. 8
  9. Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ được đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn.” Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2: Trong đoạn trích trên, theo nghiên cứu của các giáo sư tâm lý học, việc đọc sách văn học có tác dụng gì với con người? Câu 3: Em có nhận xét gì về văn hóa đọc sách của giới trẻ Việt Nam trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay? Câu 4: Hãy kể tên một tác phẩm văn học mà em thích? Viết 5 đến 7 câu văn chia sẻ về tác dụng của tác phẩm văn học đó đối với bản thân em? GỢI Ý: 1 Nghị luận. 2 Việc đọc sách có tác dụng sau: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn. Đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn. 3 Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay: Giới trẻ hiện nay thờ ơ với việc đọc sách. Chưa có thói quen đọc sách, không dành thời gian để đọc sách. Giớí trẻ không mặn mà với các loại sách văn học . Một số ít đọc theo phong trào ,chưa xác định được mục đích của việc đọc sách Giới trẻ ngày nay hờ hững với văn hóa đọc vì điện thoại vì mạng intơnet.Nói cách khác văn hóa đọc của giới trẻ 4 Tên tác phẩm, tác giả 9
  10. Vì sao thích? Tác dụng của tác phẩm văn học đó đối với bản thân em: •Tác dụng về cung cấp tri thức, hiểu biết. •Bồi dưỡng tâm hồn, rèn giũa nhân cách đạo đức. •Rèn luyện ngôn ngữ, thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ. •Năng cao kĩ năng sống ĐỀ SỐ 5: Phần I. Đọc hiểu văn bản Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Một gia đình nọ mới dọn đến ở trong một khu phố mới. Sáng hôm sau, vào lúc ăn điểm tâm, đứa con thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi. “Tấm vải bẩn thật!" - Cậu bé thốt lên “- Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một thử xà bông mới thì giặt sẽ sạch hơn”. Người mẹ nhìn cảnh ấy nhưng vẫn im lặng. Cậu bé vẫn cứ tiếp tục lời bình phẩm ấy mỗi lần bà hàng xóm phơi tấm vải. Ít lâu sau, vào một buổi sáng, cậu bé ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch, nên cậu nói với mẹ “Mẹ nhìn kìa! Bây giờ bà ấy đã biết giặt tấm vải sạch sẽ, trắng tinh rồi". Người mẹ đáp: “Không sáng nay mẹ đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy”. (Phỏng theo Nhìn qua khung cửa sổ, www.goctamhon.com) Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2 Qua những lời bình phẩm của cậu bé, em nhận thấy những tính cách nổi bật nào của nhân vật. Câu 3. Lời đáp của người mẹ: "Không, sáng nay mẹ đã lau kính cửa sổ nhà mình có ý nghĩa gì? Câu 4: Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu cùng với những trải nghiệm của bản thân, em hãy và một đoạn văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thay đổi cách nhìn cuộc sống theo hướng tích cực. GỢI Ý: 10
  11. Phần I. ĐỌC HIỂU 1 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản: tự sự 2 - Cậu bé quan sát tấm vải qua khung cửa sổ, thấy tấm vải màu đen sạm và kết luận người chủ tấm vải bẩn thỉu, không biết cách giặt giũ => cậu là người tinh ý, biết quan tâm, nhận xét thế giới quanh mình. Thậm chí cậu còn nghĩ tới cả giải pháp giúp người khác thay đổi. Đấy là điểm tích cực ở cậu. - Tuy nhiên, đến một ngày, cậu bé thấy tấm vải trắng sáng và cậu bé thay đổi cách nghĩ về người chủ của nó => cậu có cái nhìn chủ quan, đầy định kiến của mình. 3 Lời đáp của người mẹ: "Không, sáng nay mẹ đã lau kính cửa sổ nhà mình" là một lời giải đáp, giải thích điều cần thay đổi không phải là tấm vải hay người chủ của nó, điều cần thay đổi là khung cửa sổ nhà cậu bé. => Ý nghĩa mà câu nói của mẹ muốn truyền đạt cho người con: Trước khi phê bình ai, ta nên kiểm tra trước phẩm chất cái nhìn của ta. Ta xuất phát từ động cơ gì, từ thiện chí ra sao đối với người khác. Đừng xét nét, hẹp hòi với người khác cũng như vội vàng đánh giá, kết luận về họ mà chưa soi lại cách nhìn nhận, đánh giá của mình. 4 - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự thay đổi cách nhìn cuộc sống theo hướng tích cực. Trong cuộc sống mỗi người đều có một cách nhìn khác nhau trong bất cứ sự vật sự việc nào, nhưng nếu có một cách nhìn cuộc sống theo hướng tích cực thì sự chuyển biến luôn theo hướng tốt hơn với bạn. Hoặc Sự khác biệt giữa người có thái độ sống tích cực với người có thái độ sống tiêu cực biểu hiện rất rõ trong cách cư xử thường nhật. Bàn luận vấn đề - Giải thích: Sự thay đổi cách nhìn cuộc sống theo hướng thích tích cực chính là cách chúng ta rèn luyện một thái độ sống tích cực, luôn giữ cho mình một tinh thần trong sáng, một niềm tin vào cuộc sống tương lai. 11
  12. - Đây là cái nhìn đúng đắn về cuộc sống, về mối liên hệ giữa cá nhân với cuộc đời, về trách nhiệm của bản thân với gia đình và xã hội. - Khi đối mặt với khó khăn luôn nghĩ cách tìm ra các giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề - Tạo dựng được thái độ sống tích cực sẽ giúp ta có được phẩm chất đáng quý của con người, một lối sống đẹp. - Giá trị mà thái độ sống tích cực mang lại. + Người biết thay đổi cách nhìn cuộc sống theo hướng tích cực sẽ có nhiều cơ hội thành công trong cuộc sống cao hơn đồng nghĩa với việc tạo dựng được những thành quả từ chính sức lực, trí tuệ, lối sống của mình. + Xây dựng những giá trị tinh thần đem lại cho con người nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc khi thấy cuộc sống của mình có ích, có nghĩa, được quý trọng, có được sự tự chủ, niềm lạc quan, sự vững vàng từ những trải nghiệm cuộc sống. Bài học nhận thức và hành động: Tích cực phấn đấu rèn luyện trong học tập, trong cuộc sống, bồi dưỡng lòng tự tin, ý thức tự chủ. ĐẾ SỐ 6: Câu 1. Cảm ơn mẹ vì luôn bên con Lúc đau buồn và khi sóng gió Giữa giông tố cuộc đời Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. Mẹ là ánh sáng của đời con 12
  13. Là vầng trăng khi con lạc lối Dẫu đi trọn cả một kiếp người Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru (Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung) a. Xác định các từ láy có trong lời bài hát trên. b. Em hiểu thế nào về nghĩa của từ đi trong câu: “Dẫu đi trọn cả một kiếp người”? c. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong những câu sau: Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. II. Phần làm văn Câu 1. Cảm ơn mẹ vì luôn bên con Lúc đau buồn và khi sóng gió Giữa giông tố cuộc đời Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. Những câu ca trên gợi cho em suy nghĩ gì về ý nghĩa của lời cảm ơn trong cuộc sống? Câu 2. Hình ảnh người dân lao động qua chùm Ca dao than thân và trong truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn. GỢI Ý: Câu Phần Yêu cầu 1 a - Các từ láy: vỗ về, nhẹ nhàng. b - Nghĩa của từ đi: sống, trải qua. 13
  14. c - Nghệ thuật: Điệp ngữ (Mẹ dành). - Tác dụng: + Nhấn mạnh sự chăm lo, hi sinh tuổi xuân, đánh đổi cả cuộc đời để con được trưởng thành, được chạm tới những ước mơ, khát vọng. + Khẳng định vai trò và tầm quan trọng của người mẹ trong cuộc đời mỗi con người. 2 1 Về hình thức: - Bố cục bài viết rõ ràng, kết cấu mạch lạc, ngắn gọn. - Văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt 2 Về nội dung: Thí sinh có thể viết bài theo nhiều cách, dưới đây là những gợi ý định hướng chấm bài. - Giải thích: Cảm ơn là từ đáp thể hiện sự biết ơn của mình với lòng tốt hay sự giúp đỡ của người khác. Nó chính là cách thể hiện tình cảm, lối ứng xử của con người có văn hóa, lịch sự và biết tôn trọng những người xung quanh mình. - Chứng minh: + Khẳng định ý nghĩa và đưa ra những biểu hiện cũng như vai trò, tác dụng của lời cảm ơn trong cuộc sống. + Lấy một số dẫn chứng, những câu chuyện nhỏ trong cuộc sống hay văn học để làm sáng tỏ. + Khẳng định: Cảm ơn là nét sống văn minh của con người có học thức, có giáo dục. Cảm ơn hoàn toàn không phải là hình thức phức tạp hóa ứng xử, là sự khách sáo mà nó là một sự cần thiết, là quy tắc giao tiếp giữa con người với con người. Bạn đang tự làm đẹp mình khi biết nói hai từ cảm ơn! - Phê phán những hành động đi ngược lại lối sống tốt đẹp và văn minh này, đặc biệt trong xã hội ngày nay. - Đưa ra phương hướng và bài học hành động cho bản thân. 14
  15. 1 Yêu cầu chung: 3 - Bài viết có bố cục chặt chẽ, đủ ba phần; dẫn chứng chính xác; văn viết trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt; trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng. - Học sinh biết lựa chọn bài ca dao phù hợp. 2 Yêu cầu cụ thể: Thí sinh có thể sắp xếp các ý theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo những nội dung sau: a. Dẫn dắt, giới thiệu hai văn bản và nêu cảm nhận chung về hình ảnh người dân lao động. b. Hai tác phẩm của hai tác giả khác nhau, ở hai thời điểm và hoàn cảnh khác nhau nhưng đều gặp gỡ ở sự cảm nhận sâu sắc, tinh tế về hình ảnh, thân phận của người dân lao động với sự cảm thương, lo lắng, xót xa trước cuộc sống lầm than của họ trong xã hội cũ. Mở bài 1: Hình tượng người nông dân lao động là đề tài xuyên suốt trong nền văn học Việt Nam từ cổ chí kim, từ dân ca, ca dao đến tục ngữ, từ văn học Trung đại đến văn học Hiện đại. Đó có thể là người lao động như thân phận cái cò, cái vạc, như con kiến con tằm có thể là nỗi bất hạnh là người nông dân bần cùng hoá như Chí phèo (Nam Cao), có thể là cuộc đời đắng cay, đen tối với bao nỗi áp bức đoạ đày như chị Dậu (Tắt đèn), anh Pha (bước đường cùng) Và một lần nữa cuộc đời của họ được thể hiện một cách rõ nét, chân thực qua chùm ca dao than thân và văn bản “sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn. Mở bài 2: Tác giả Nguyễn Văn Siêu từng cho rằng: “Văn chương có 2 loại, đáng thờ và không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chuyên chú về văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú về con người”. Đúng vậy. một tác phẩm nghệ thuật muốn sỗng mãi với thời gian, năm tháng, muốn ở mãi trong tâm trí người đọc thì tác phẩm đó phải hướng đến cuộc sống con người, vì cuộc sống con người. Vì thế hình ảnh người lao động trong văn chương bao giờ 15
  16. cũng được tái hiện một cách chân thực đến đáng thương, nhất là trong ca dao than thân và văn bản sống chết mặc bay của PDT Luận điểm 1: Trước hết đó là hình ảnh người dân lao động trong được thể hiện sâu sắc trong chùm ca dao than thân. Đó là hình ảnh người lao động gian khổ vất vã, nhọc nhằn, gian khổ Thương thay lũ kiến li ti Kiếm ăn đợc mấy phải đi tìm mồi - Phân tích từ thương thay (cụm từ này có thể phân tích sau cùng) - Lũ kiến li ti là hình ảnh ẩn dụ cho người lao động thấp cổ, bé họng + Trước hết, hai chữ Thương thay được điệp lại bốn lần ở vị trí đầu câu lục là lời tự than và than cho những kiếp người khác của người dân lao động đã làm cho giọng điệu bài ca dao đầy xót thương, oán trách. +) Đó còn là hình ảnh người lao động bị bòn rút sức lực đến cạn kiệt. Thương thay thân phận con tằm Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ + Con tằm và lũ kiến là hai hình ảnh ẩn dụ cho những thân phận nhỏ nhoi, thấp cổ bé họng sống âm thầm dưới đáy xã hội cũ. Đó là những kiếp người suốt đời đầu tắt mặt tối bị bòn rút sức lực, kiếm ăn được mấy mà cả đời phải đi tìm mồi. Thật bất công, kẻ thì ngồi chỗ mát ăn bát vàng; kẻ thì ăn không hết, người lần chẳng ra. +) Ca dao còn phản ánh hình ảnh người lao động + Hạc và con cuốc lại là ẩn dụ về những thân phận phải nếm trải nhiều oan trái, bi kịch cuộc đời. Hạc muốn lánh đường mây để tìm một cuộc sống khoáng đạt, để thỏa chí tự do nhưng chim cứ bay mỏi cánh giữa bầu trời với những cố gắng thật vô vọng. Con cuốc lại là biểu hiện của phận người với nỗi oan trái, bất công dù có kêu ra máu cũng không được lẽ công bằng nào soi tỏ. 16
  17. + Đánh giá: (3 ý) a. Với biện pháp nghệ thuật điệp ngữ và ẩn dụ, bài ca dao như một bức tranh sống động về nỗi khổ nhiều bề của người dân lao động trong xã hội cũ. b. Qua đó, thể hiện niềm đồng cảm, xót thương c. Đồng thời lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công. Luận điểm 2: Hình ảnh người dân lao động với trăm nỗi đớn đau còn thể hiện chân thực trong truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn: + Làm nổi bật 2 bức tranh tương phản cuộc sống của người dân lao đọng và tên quan phụ mẫu và đám tuỳ tùng. + Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn được coi là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Với hai thủ pháp đặc sắc là tương phản và tăng cấp, tác giả đã làm sống lại cuộc sống lầm than, cơ cực của người dân lao động dưới chế độ thực dân nửa phong kiến. + Trong tác phẩm, Phạm Duy Tốn đã đặt người dân vào bối cảnh: Ra sức vật lộn để giữ gìn tính mạng một khúc đê làng X, thuộc phủ X (Học sinh lựa chọn chi tiết để phân tích). Đó là một cảnh tượng nhốn nháo, căng thẳng, cơ cực, khốn khổ và nguy hiểm vô cùng trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc. + Sự bất lực của sức người trước sức nước, sự yếu kém của thế đê trước sức mạnh ngày càng tăng của thiên nhiên thì thảm họa tất sẽ xảy ra: cảnh đê vỡ. Người dân rơi vào thảm cảnh, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết. + Đánh giá: (3 ý) a. Với hai thủ pháp tương phản và tăng cấp, Sống chết mặc bay đã thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân lao động đồng thời lên án, tố cáo thái độ vô trách nhiệm, vô nhân tính của quan lại phong kiến với bản chất lòng lang dạ thú. 17
  18. b.Lòng cảm thương cho số phận của người nông dân lao động thấp cổ bé họng - Lên án, vạch trần tội ác, lòng lang dạ thú của tên quan và cả XHPK bất công, vô nhân tính =>c. Qua hai văn bản, ta dễ dàng nhận thấy sự giao thoa trong cảm xúc của các tác giả. Nếu tác giả dân gian sử dụng hình thức lời thơ lục bát với giọng điệu xót xa, thương cảm cùng những hình ảnh mang tính biểu tượng thì Phạm Duy Tốn lại dùng lời văn cụ thể, sinh động với việc vận dụng khéo léo hai thủ pháp tương phản và tăng cấp. Sự cảm nhận và phản ánh của các tác giả thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm với lòng cảm thương, xót xa trước cuộc sống lầm than, cơ cực của người dân lao động. Đó còn là lời phản kháng, lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công, vô nhân tâm, vô nhân tính. e. Khái quát lại vấn đề và rút ra bài học. ĐỀ SỐ 7: Câu 1: Hãy nghe một viên sỏi kể về nguồn gốc của mình: “Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đăng đẳng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ.” Bạn nghĩ gì khi nghe câu chuyện trên? Cảm thấy lý thú với chuyến đi của hòn sỏi hay xúc động trước ánh mắt lạc quan của nó đối với cuộc đời đầy biến động? Đã bao giờ bạn thấy được rằng chính những chông gai mới tạo nên những hình hài đẹp và ấn tượng, dù là hình hài được tạo bởi chính những vết thương và sự đớn đau? [ ] a. Hãy đặt nhan đề thích hợp cho mẩu chuyện. b. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy, nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản. c. Câu chuyện muốn gửi đến thông điệp gì ? 18
  19. d. Viết bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của câu chuyện trên. GỢI Ý: Câu 1 - Những điều ngọt ngào: là những lời nói ngọt, những cử chỉ thái độ cư xử dịu dàng, âu yếm , những hành động mang ý nghĩa tích cực như: động viên, khen ngợi, tán dương, chiều chuộng, cưng nựng - Yêu thương: là tình cảm yêu mến, ưu ái, gắn bó giữa người với người. => Ý kiến này đã gợi ra cho mỗi chúng ta suy ngẫm về cách thể hiện tình yêu thương trong cuộc sống: Người ta thường nghĩ những điều ngọt ngào mới là biểu hiện của tình yêu thương, nhưng thực ra có nhiều cách biểu hiện tình yêu thương 2. Bàn luận về vấn đề: Luận điểm 1 : Trước hết những điều ngọt ngào sẽ làm nên tình yêu thương. - Dẫn chứng và phân tích. (những lời ngọt ngào của thầy cô dành cho học sinh, lời của cha mẹ dành cho co cái trước mỗi việc làm và sự tiến bộ) - TẠI SAO ? Những điều ngọt ngào luôn đem lại cho người ta cảm giác vui sướng, hạnh phúc. Nó làm ta thấy hài lòng, thích thú, đôi khi khiến ta có thêm niềm say mê, quyết tâm (Ví dụ: sự quan tâm, chiều chuộng , những lời khen ngợi, động viên khích lệ của thầy cô, cha mẹ , lời khen, lời tán dương của bạn bè ) => Vì vậy khi đón nhận những điều ngọt ngào thì ta thường coi đó là biểu hiện của tình yêu thương. - LẬT NGƯỢC VẤN ĐỀ. Có phải khi nào ngọt ngào cũng làn nên yêu thương không ? Có phải yêu thương là phải ngọt ngào không ? Luận điểm 2 Nhưng không phải lúc nào những điều ngọt ngào cũng làm nên yêu thương. Nhiều khi sự khắt khe, nghiêm khắc, thậm chí những điều cay đắng cũng là biểu hiện của tình yêu thương. Những điều ấy có thể khiến ta cảm thấy khó chịu, nhưng nó lại xuất phát từ sự chân thành, từ mong muốn những điều tốt cho ta , đó cũng chính là biểu hiện của yêu thương thật sự. 19
  20. (Phân tích Dẫn chứng truyện cổ tích Lưu Bình Dương Lễ- xem trên mạng ) Luận điểm 3 : Trong thực tế cuộc sống, có những ngọt ngào không xuất phát từ yêu thương và có những điều cay đắng không làm nên yêu thương. - Dẫn chứng : Chỉ vì lỡ lời mà một em học sinh phải đón nhận 231 cái tát của cô giáo và bạn bè. - Chỉ vì - Cuộc sống phong phú và muôn màu muôn vẻ, nếu chúng ta có cái nhìn phiến diện, đơn giản về tình yêu thương như vậy, nếu chỉ biết đón nhận tình yêu thương thông qua những ngọt ngào thì nhiều khi ta sẽ bỏ lỡ nhiều yêu thương thực sự, cũng như phải nhận những yêu thương giả dối (HS lấy dẫn chứng, phân tích ) Luận điểm 3 : Mỗi chứng ta cần nhận thức đúng tình yêu thương chân thành để có cách đón nhận phù hợp (Bài học nhận thức và hành động) (Phần này cho:2,0 điểm) - Cần nhận thức đúng đắn về tình yêu thương: không phải chỉ ngọt ngào mới làm nên yêu thương. Cần biết lắng nghe, trân trọng cả những điều "không ngọt ngào", nếu những điều ấy xuất phát từ sự chân thành, nếu những điều ấy là cần thiết để giúp ta hoàn thiện hơn bản thân mình - Biết trân trọng những tình yêu thương chân thành mà bản thân nhận được từ mọi người xung quanh - Có ý thức và hành động cụ thể để đem sự yêu thương đến cho mọi người và cho chính bản thân mình. (Liên hệ bản thân) 3. Kết bài : Đánh giá câu nói Phải chăng chỉ có những điều ngọt ngào mới làm nên yêu thương?đúng nhưng chưa đủ. Vì tình yêu thương đôi khi còn được xây dựng từ những điều cay đắng và sự nghiêm khắc. Vì thế mỗi bản thân 20
  21. ĐỀ SỐ 8: Câu 1: Cho đoạn văn sau: “ Ngót ba mơi năm, bôn tẩu bốn phơng trời, Ngời vẫn giữ thuần tuý phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một ngời Việt Nam. Ngôn ngữ của Ngời phong phú, ý vị nh ngôn ngữ của một ngời dân quê Việt Nam. Ngời khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, th- ờng có lối châm biếm kín đáo và thú vị. Làm thơ, Ngời thích lối ca dao vì ca dao việt Nam cũng nh núi Trờng Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mời vàng .” (Hồ Chủ Tịch - “Hình ảnh của dân tộc” của Phạm Văn Đồng) a. Đoạn văn trên sử dụng những phép tu từ nào? tác dụng? b. Chuyển đổi câu: “Ngừời khéo dùng từ ngữ, hay nói ví, thờng có lối châm biếm kín đáo và thú vị.” thành câu bị động rồi rút gọn đến mức có thể mà ít làm tổn hại đến ý chính của câu. Câu 2: Viết đoạn văn ( không quá 15 dòng) làm rõ tình cảm bà cháu trong bài thơ “Tiếng gà tra” của Xuân Quỳnh ( Ngữ Văn 7 tập 1). Câu 3: Chứng minh rằng: Ca dao luôn bồi đắp cho tuổi thơ chúng ta tình yêu tha thiết đối với đất nước, quê hương . GỢI Ý: Câu 1 a Các phép tu từ đợc sử dụng trong đoạn văn + So sánh: - Ngôn ngữ của Ngời .nh ngôn ngữ ngời dân - Ca dao là Việt Nam cũng nh núi Trờng Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mời. + Liệt kê: - Phong độ, ngôn ngữ, tính tình - Phong phú, ý vị => Tác dụng: Góp phần làm nổi bật sự giản dị của Bác trong lối sống, trong lời nói và trong bài viết của mình. b Chuyển thành câu bị động 21
  22. - Tục ngữ, nói ví, châm biếm kín đáo và thú vị .đợc Ngời hay sử dụng trong lời ăn tiếng nói của mình. - Rút gọn: Lời nói của Ngời đậm chất dân gian Câu 2 * Yêu cầu: - Hình thức không quá 15 dòng - Nội dung: Đảm bảo làm rõ tình bà cháu đợc thể hiện qua nỗi nhớ của cháu về bà. + Nhớ lời trách mắng suồng sã, thân yêu của bà. + Nhớ hình ảnh bàn tay già nua nhăn nheo của bà chắt chiu soi trứng cho gà ấp. + Nhớ khuôn mặt và đôi mắt đục mờ của bà nhìn trời mà lo cho đàn gà- mong trời đừng rét để bán gà may quần áo mới cho cháu. + Tình bà cháu làm phong phú tình yêu quê hơng đất nước. Câu 3 * Yêu cầu: - Phơng thức: Chứng minh - Nội dung: Ca dao bồi đắp tỡnh yờu tha thiết đối với đất nước, quờ hương - Phạm vi : Dẫn chứng lấy trong kho tàng ca dao Việt Nam. * Cụ thể: a. Mở bài: - Giới thiệu được ca dao là tiếng nói tình cảm, là sản phẩm tinh thần của người lao động xưa. - Ca dao biểu hiện đời sống tâm hồn phong phú nhất là tình yêu quê hương đất nước. b. Thân bài: Chứng minh được trên các phương diện sau: + Ca dao ca ngợi cảnh đẹp quê hương đất nước: - VD: Ở xứ Lạng “ Đồng Đăng có phố Kì Lừa Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh” Ở Thăng Long “ Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương 22
  23. Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ” Ở Miền Trung “ Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ” + Ca dao giới thiệu sản vật quý của mọi miền: - VD: Ở Phú Thọ “ Bưởi Chi Đán, quýt Đan Hà Cà phê Phú Hộ, đồi chè Thái Ninh” Nói đến sự giàu có của quê hương “ Nước ta bể bạc non vàng Bể bạc Nam Hải, non vàng Bồng Lai” “ Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát. Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông. Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai” + Ca dao diễn tả tình cảm gắn bó với quê hương: “ Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương. Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao” + Ca dao tự hào về lịch sử anh hùng của đất nước: “ Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” c. Kết bài: - Nhấn mạnh giá trị, tác dụng của ca daoViệt Nam. -Suy nghĩ, ấn tượng, cảm xúc của em về ca dao Việt Nam. ĐỀ SỐ 9: I. Đọc hiểu văn bản: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Đất mọng nước mưa, và khi gió xua tan mây ra, đất ngây ngất dưới ánh nắng chói lọi và tỏa ra một làn khói lam. Sáng sáng, sương mù dâng lên từ một con ngòi, 23
  24. từ vùng trũng bùn lầy nước đọng. Sương trôi như sóng, lao ra ngoài đồi núi thảo nguyên và ở đó nó tan ra thành một lớp khói lam mịn màng. Và trên những cành lá đâu đâu cũng la liệt những giọt sương nặng nom như những hạt đạn ghém đỏ rực, đè trĩu ngọn cỏ. Ngoài thảo nguyên, cỏ băng mọc cao hơn đầu gối. Lúa vụ đông trải ra đến tận chân trời như một bức tường xanh biếc. Những khoảnh ruộng cát xám tua tủa những ngọn ngô non như muôn ngàn mũi tên. Tới thượng tuần tháng 6, thời tiết đã đẹp đều, trời không gợi một bóng mây, và thảo nguyên nở hoa sau những trận mưa phơi mình ra lộng lẫy dưới ánh nắng. Giờ đây, thảo nguyên nom như một thiếu phụ đang nuôi con bú, xinh đẹp lạ thường, một vẻ đẹp lắng dịu, hơi mệt mỏi và rạng rỡ, nụ cười xinh tươi hạnh phúc và trong sáng của tình mẹ con.” (Trích “Đất vỡ hoang”- sôlôkhôp) Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên là gì? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Câu 3. Trong đoạn trích trên, nhà văn đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó? Câu 4. bằng trải nghiệm văn học của bản thân, hãy lấy một ví dụ trong văn thơ có sử dụng biện pháp tu từ mà em vừa tìm ở trên?. GỢI Ý: CÂU NỘI DUNG PHẦN I: ĐỌC HIỂU Câu 1: phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn: Miêu tả Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn trên: Vẻ đẹp của thảo nguyên vào mỗi buổi sớm bình minh và sau những trận mưa vào thượng tuần tháng 6. Câu 3: Các biện pháp nghệ thuật đặc sắc: so sánh, nhân hóa. - Biện pháp so sánh: + Sương trôi như sóng + Những giọt sương lặn non như những hạt đạm ráng đỏ rực. + Lúa vụ đông như bức tường thành xanh biếc + Những ngọn ngô non như muôn ngàn mũi tên + Thảo nguyên như một thiếu phụ đang cho con bú 24
  25. CÂU - Biện pháp nhân hóa: 1 + Đất - ngây ngất dưới ánh nắng + Sương - lao ra ngoài đồi núi Thảo Nguyên + Thảo nguyên - phơi mình lộng lẫy xinh đẹp lạ thường, một vẻ đẹp lắng dịu, hơi mệt mỏi và rạng rỡ, nụ cười xinh tươi hạnh phúc và trong sáng của tình mẹ con. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật: phép so sánh và nhân hóa làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt; làm cho hình ảnh thiên nhiên thảo nguyên hiện lên cụ thể đẹp đẽ, lung linh, sống động, có tâm hồn sống ảnh và mang đậm hơi thở ấm áp của con người. * Chú ý: Học sinh có thể diễn đạt khác nhưng vẫn đảm bảo đủ ý thì vẫn cho điểm tối đa. Câu 4: Học sinh lấy chính xác một ví dụ trong văn thơ ( trong hoặc ngoài chương trình) có sử dụng một trong hai biện pháp so sánh nhân hóa. Nếu ví dụ do học sinh tạo sáng tạo viết ra diễn đạt hay có hình ảnh thì giáo viên có thể linh động cho nửa số điểm. ĐỀ SỐ 10: PHẦN I: ĐỌC HIỂU: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn và lời bình, NXB Giáo dục, 2002) 25
  26. Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2: Từ “Bàn tay” trong câu thơ “Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về” được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Nhân vật ấy muốn bày tỏ tình cảm gì? Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN: Câu 1: Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ, tương đương 20 – 25 dòng) trả lời câu hỏi: Tại sao chúng ta phải có lòng hiếu thảo. GỢI Ý: CÂU NỘI DUNG PHẦN I. ĐỌC HIỂU 1.Thể thơ: Lục bát 2. “Bàn tay” được hiểu theo nghĩa gốc. 3. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người con đang bày tỏ tình cảm biết ơn với người mẹ của mình. 4. Biện pháp tu từ: CÂU + Ẩn dụ: “giấc tròn”: Cách nói ẩn dụ “giấc tròn” không phải chỉ là giấc ngủ 1 của con mà mang ý nghĩa cuộc đời con luôn có mẹ theo sát bên nâng bước con đi, che chở cho con, dành tất cả tình yêu thương. + So sánh: “Mẹ là ngọn gió”: Đây là một hình ảnh so sánh đặc sắc về mẹ: “Mẹ là ngọn gió” – ngọn gió mát lành làm dịu êm những vất vả trên đường, ngọn gió bền bỉ theo con suốt cuộc đời. Hình ảnh thơ giản dị nhưng giúp ta thấy được tình thương yêu lớn lao, sự hi sinh thầm lặng, bền bỉ suốt cuộc đời mẹ đối với con. PHẦN 2. TẠO LẬP VĂN BẢN Nghị luận về lòng hiếu thảo 26
  27. a.Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn: Mở đoạn giới thiệu vấn đề; Thân đoạn làm rõ vấn đề, triển khai được các ý rõ ràng; Kết đoạn khái quát được nội dung. b. Xác định đúng vấn đề: Con người cần có lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. c. HS triển khai vấn đề cụ thể, rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác viết đoạn CÂU văn. Có thể trình bày theo định hướng sau: 1 - Hiếu thảo là hành động đối xử tốt với ông bà, cha mẹ, luôn yêu thương họ. - Lòng hiếu thảo là phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi ốm yếu, già cả. * Vì sao chúng ta cần phải có lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? - Ông bà, cha mẹ là người đã sinh ra ta, đã mang lại cuộc sống cho chúng ta. - Họ là những người đã nuôi nâng, chăm sóc và dạy bảo chúng ta nên người. - Sống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là thể hiện sống có trách nhiệm của mỗi người. - Người có lòng hiếu thảo sẽ được mọi người yêu mến và quý trọng. Giá trị của bạn sẽ được nâng cao nếu sống có hiếu thảo. - Lòng hiếu thảo gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau, thể hiện tình yêu thương gia đình. - Phê phán những người sống bất hiếu, vô lễ, đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi ông bà, cha mẹ. ĐỀ SỐ 11: I. Phần Đọc hiểu: Hãy đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ 1-5: “Sang năm con lên bảy Cha đưa con đến trường Giờ con đang lon ton Khắp sân vườn chạy nhảy Chỉ mình con nghe thấy Tiếng muôn loài với con. 27
  28. Mai rồi con lớn khôn Chim không còn biết nói Gió chỉ còn biết thổi Cây chỉ còn là cây Đại bàng chẳng về đây Đậu trên cành khế nữa Chuyện ngày xưa, ngày xửa Chỉ là chuyện ngày xưa. Đi qua thời ấu thơ Bao điều bay đi mất Chỉ còn trong đời thật Tiếng người nói với con Hạnh phúc khó khăn hơn Mọi điều con đã thấy Nhưng là con giành lấy Từ hai bàn tay con.” (“Sang năm con lên bảy” - Vũ Đình Minh) 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu nội dung chính bài thơ. 2. Theo em, phương thức biểu đạt chính tác giả sử dụng trong bài thơ trên là gì? Lí giải ý kiến của mình? 3. Giải nghĩa từ “đi” trong câu thơ “Đi qua thời ấu thơ”. Từ “đi” thuộc loại từ nào? 4. Qua đoạn thơ người cha muốn nói với con điều gì khi con lớn lên và từ giã thời thơ ấu? 5. Cảm nhận sâu sắc của em về bài thơ trên II. Phần Làm văn: Câu 1: Từ nội dung của bài thơ trên, hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về bổn phận, trách nhiệm của con cái với cha mẹ. 28
  29. GỢI Ý: ĐỌC HIỂU 1 - Thể thơ: năm chữ (ngũ ngôn) - Nội dung: Bài thơ là lời người cha muốn nhắn nhủ với con của mình. Khi con lên bảy tuổi, con sẽ đi học, những truyện cổ tích và thế giới trẻ thơ sẽ nhường bước cho một thế giới mới, nhiều khó khăn nhưng cũng đầy thú vị mà tự con sẽ khám phá. 2 - Phương thức biểu đạt chính tác giả sử dụng trong bài thơ trên là biểu cảm - Vì bài thơ thể hiện rõ tình cảm của người cha với con. 3 - Nghĩa của từ “đi”: quãng thời gian trong thời ấu thơ của người con. - Từ “đi”trong câu thơ “Đi qua thời ấu thơ” được hiểu theo nghĩa chuyển.=> Từ “đi” là từ nhiều nghĩa. 4 Khi lớn lên và từ giã thời ấu thơ, con sẽ bước vào cuộc đời thực có nhiều thử thách gian nan nhưng cũng rất đáng tự hào. Con phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, công sức và trí tuệ (bàn tay khối óc) của chính bản thân mình. 5 Học sinh bày tỏ cảm nhận sâu sắc của mình về bài thơ. Hình thức: đoạn văn. Nội dung: cần hướng tới bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về sự quan tâm, chăm lo của người cha dành cho con khi con bắt đầu đi học.Khi lớn lên và từ giã thời ấu thơ, con sẽ bước vào cuộc đời thực có nhiều thử thách gian nan nhưng cũng rất đáng tự hào. Để có được hạnh phúc con phải vất vả khó khăn vì phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, công sức và trí tuệ (bàn tay khối óc) của chính bản thân mình. Nhưng hạnh phúc của con giành được trong cuộc đời thực sẽ thật sự là của con (do chính công sức lao động và khối óc của con làm ra) sẽ đem đến cho con niềm tự hào kiêu hãnh. LÀM VĂN Câu 1 Từ nội dung của bài thơ trên, hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về bổn phận, trách nhiệm của con cái với cha mẹ. 29
  30. I.Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh biết viết đoạn văn; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. II. Yêu cầu về kiến thức: Bài viết cần đảm bảo được những kiến thức cơ bản sau: - Khẳng định công lao to lớn của cha mẹ trong việc sinh thành, nuôi dưỡng con cái. - Con cái cần làm tròn trách nhiệm của mình đối với cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ cho đến lúc trưởng thành. Khi còn nhỏ, bổn phận của con cái là phải biết vâng lời cha mẹ, chăm chỉ học tập rèn luyện để cha mẹ được vui lòng. Khi con cái dần trưởng thành cũng là lúc cha mẹ ngày càng già yếu đi, đây chính là lúc những người làm con cần làm làm tròn chữ hiếu của mình, đó là phải phụng dưỡng, chăm sóc chu đáo cho cha mẹ của mình, có như vậy mới làm tròn chữ hiếu của đạo làm con. - Phê phán những người con không làm tròn trách nhiệm của mình đối với cha mẹ. ĐỀ SỐ 12: I. ĐỌC HIỂU: Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha Trưa về trời rộng bao la Áo xanh sông mặc khác nào mới may Chiều chiều thơ thẩn áng mây Cài lên màu áo hây hây ráng vàng Đêm thêu trước ngực vầng trăng Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên (Trích "Dòng sông mặc áo" - Nguyễn Trọng Tạo) Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của bài thơ trên. Câu 2. Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của dòng sông qua các thời điểm nào? Tác dụng? 30
  31. Câu 3. Bài thơ sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ, biện pháp nghệ thuật nào? Hãy chỉ rõ các từ ngữ thể hiện BPTT, biện pháp nghệ thuật đó. Câu 4. Nêu cảm nhận chung của em về nội dung bài thơ. II. LÀM VĂN : Câu 1: Từ hình ảnh dòng sông quê hương trong bài thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ, tương đương 20 – 25 dòng) nêu suy nghĩ về vai trò của quê hương trong cuộc đời mỗi con người. GỢI Ý: I. ĐỌC HIỂU Câu - Thể thơ: lục bát. 1. - Phương thức biểu đạt: Miêu tả và biểu cảm. - Miêu tả qua 4 thời điểm: Sáng, trưa, chiều, tối (chỉ rõ các từ ngữ thể hiện các thời điểm đó). 2. - Tác dụng: Làm hiện lên một dòng sông quê rất đẹp, vẻ đẹp đó thay đổi theo những thời điểm trong cả đêm ngày. - Biện pháp tu từ: Nhân hóa, sử dụng từ láy. 3. - Chỉ rõ từ ngữ thể hiện. - Một dòng sông rất đẹp, rất thơ mộng. - Chẳng những thế, dòng sông sống động, có hồn, giống như một người thiếu nữ xinh đẹp, điệu đà, duyên dáng, biết làm đẹp cho mình bằng những tấm áo tuyệt diệu, những tấm áo ấy được thay đổi liên tục khiến dòng sông biến hóa 4. bất ngờ, mỗi lần biến hóa lại mang một sắc màu lung linh, lại là một vẻ đẹp quyến rũ, vừa thực lại vừa như mơ , một vẻ đẹp đến ngỡ ngàng khiến người đọc phải say đắm (Xuất phát từ thực tế: ánh nắng, màu mây trời và cả bầu trời lấp lánh trăng sao buổi tối in hình xuống mặt sông, làm ánh lên những sắc màu lung linh, 31
  32. rực rỡ. Màu nắng, màu mây trời ở các thời điểm trong ngày luôn thay đổi khiến màu sắc của sông cũng thay đổi, như là dòng sông liên tục thay áo mới). * Dòng sông vốn là ảnh quen thuộc trong cuộc sống, nhưng tác giả đã khiến dòng sông trở nên sống động, vừa đẹp vừa quyến rũ, đáng yêu như một con người. * Bài thơ thể hiện cái nhìn, sự quan sát vô cùng tinh tế, tài tình của nhà thơ về cảnh vật và ta cũng thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên của nhà thơ. II. LÀM VĂN - Vị trí, vai trò của quê hương trong đời sống của mỗi con người: + Mỗi con người đều gắn bó với quê hương, mang bản sắc, truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương. Chính vì thế, tình cảm dành cho quê hương ở mỗi con người là tình cảm có tính chất tự nhiên, sâu nặng. + Quê hương luôn bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao quí (tình làng nghĩa xóm, tình cảm quê hương, gia đình sâu nặng ). + Quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ, động viên, là đích hướng về của con người. - Bàn bạc mở rộng: + Phê phán một số người không coi trọng quê hương, không có ý thức xây dựng quê hương, thậm chí quay lưng, phản bội quê hương, xứ xở. + Tình yêu quê hương cũng đồng nhất với tình yêu đất nước, Tổ quốc. - Phương hướng, liên hệ: + Xây đắp, bảo vệ quê hương, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mổi con người. + Là học sinh, ngay từ bây giờ phải tu dưỡng, tích lũy kiến thức để sau này xây dựng, bảo vệ quê hương. d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề e.Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu. 32
  33. ĐỀ SỐ 13: Phần I. Đọc – hiểu: MẸ VÀ QUẢ Nguyễn Khoa Điềm “ Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ vẫn chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn là một thứ quả non xanh?” 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì? 2. Nêu nội dung của đoạn thơ. 3. Chỉ ra biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh được sử dụng trong bài thơ trên? Tác dụng của các biện pháp đó? Phần II. Làm văn: Câu 1: Đọc mẩu chuyện sau: "Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: - Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là Người thầy giáo già hoảng hốt: - Thưa ngài, ngài là - Thưa thầy, với thầy con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào " (Quà tặng cuộc sống) Bằng một bài văn ngắn, hãy nêu suy nghĩ của em về những điều tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện trên. Câu 2: Đánh giá về ca dao, có ý kiến cho rằng: 33
  34. “Ca ngợi tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước thiết tha là một nội dung đặc sắc của ca dao”. Qua các bài ca dao đã học và những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. GỢI Ý: Câu PHẦN I 1 Biểu cảm. 2 Thể hiện lòng biết ơn của người con đối với mẹ. - So sánh:Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống - Ẩn dụ: Quả xanh non – sự dại dột chưa trưởng thành của người con. - Tác dụng: +Làm nổi bật công lao to lớn của mẹ, sự vun trồng bồi đắp để con là một 3 thứ quả ngọt ngào. Giọt mồ hôi mẹ nhỏ xuống như một thứ suối nguồn bồi đắp để những mùa quả thêm ngọt thơm. + Lay thức tâm hồn con người về ý thức trách nhiệm, sự đền đáp công ơn sinh thành của mỗi con người chúng ta với mẹ 1. Về kĩ năng - Viết đúng thể thức của một bài văn ngắn, đúng kiểu bài nghị luận xã hội. - Bố cục 3 phần cân đối, lập luận chặt chẽ; luận điểm rõ ràng. - Diễn đạt lưu loát; dẫn chứng xác thực; liên hệ mở rộng tốt. - Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả. 2. Về kiến thức Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần làm rõ được các yêu cầu cơ bản sau: + Tóm tắt nội dung câu chuyện: 1. - Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa người học tò cũ và thầy giáo già. 34
  35. - Câu chuyện thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn thầy giáo cũ của một danh tướng. + Ý nghĩa câu chuyện - Ca ngợi lòng biết ơn vô hạn của danh tướng với thầy giáo cũ. Người học trò tuy đã trở thành một nhân vật nổi tiếng, có quyền cao chức trọng (một vị danh tướng) nhưng vẫn luôn nhớ tới những người thầy đã dạy dỗ, giáo dục mình nên người. Việc người học trò trở về thăm trường, gặp thầy giáo cũ và có những cách ứng xử rất khiêm tốn và đúng mực, thể hiện thái độ kính trọng và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy giáo mình. Ngay cả khi người thầy giáo già gọi vị tướng là ngài thì ông vẫn không hề thay đổi cách xưng hô (con – thầy). - Đem đến lời nhắc nhở với những kẻ vong ân bội nghĩa trong xã hội. + Bài học cho bản thân về lòng biết ơn. - Cần biết ơn và quí trọng thầy cô trong bất cứ hoàn cảnh nào. Dù sau này trở thành người tài giỏi, địa vị cao sang cũng luôn nhớ và kính trọng thầy cô giáo, những người đã dạy dỗ em nên người. - Biết ơn thầy cô không phải đem quà cáp tặng thầy cô mà chỉ cần những cử chỉ lời nói lễ phép, kính trọng. Đó là món quà quí giá nhất. 1) Yêu cầu: a, Về hình thức: Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, diễn đạt tốt, trôi chảy, có cảm xúc. 2. b, Về nội dung: Học sinh trình bày trên cơ sở hiểu biết về ý nghĩa của ca dao, làm nổi bật được: “Tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước” trong ca dao. A. Mở bài : Dẫn dắt vấn đề - Trích dẫn ý kiến. 35
  36. B. Thân bài : * Giải thích: Nước ta có một nền văn hóa nước lâu đời. Cuộc sống của nhân dân luôn gắn liền với làng quê, cây đa, bến nước, con đò và đồng quê thẳng cánh cò bay. Từ khi cất tiếng khóc chào đời người nông dân xưa đã gắn bó với làng quê và với họ ca dao là những câu hát dân gian phản ánh tâm tư, tình cảm trong đời sống , trong lao động, là “ bài ca sinh ra từ trái tim.” Qua ca dao, họ gửi trọn tình yêu cho những người thân ruột thịt của mình, cho ruộng đồng, lũy tre, cho quê hương, đất nước. * Chứng minh tình cảm trong ca dao được thể hiện: - Tình cảm gia đình đằm thắm được ca dao thể hiện qua: + Lòng kính yêu với ông bà, cha mẹ. (dẫn chứng – phân tích) + Tình cảm anh em, tình nghĩa vợ chồng. (dẫn chứng – phân tích) - Tình yêu quê hương đất nước được ca dao thể hiện qua: + Lòng tự hào yêu mến, gắn bó với xóm làng thân thuộc, với cảnh vật tươi đẹp của quê hương, đất nước. (dẫn chứng – phân tích) + Niềm tự hào, yêu mến, gắn bó với nếp sống, phong tục, tập quán tốt đẹp và những địa danh nổi tiếng của đất nước. (dẫn chứng – phân tích). * Đánh giá: Tình cảm gia đình đằm thắm và tình yêu quê hương đất nước được nhân dân ta thể hiện trong ca dao rất phong phú và đa dạng. Nó được thể hiện ở nhiều phương diên, nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Đọc ca dao ta không chỉ hiểu, yêu mến, tự hào về phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình, về cảnh đẹp làng quê, non sông đất nước mình mà còn cảm phục, trân trọng tình nghĩa sâu nặng, cao đẹp của người dân lao động. C. Kết bài : - Khẳng định ý nghĩa của ca dao . - Liên hệ cảm nghĩ bản thân . 2) Thang điểm. - Điểm 9-10: Đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Văn viết có cảm xúc, dẫn chứng phong phú, phân tích và bình giá tốt, làm nổi bật được trọng tâm, diễn đạt trong sáng. Có thể còn một vài lỗi nhỏ. 36
  37. - Điểm 7-8: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, phân tích và bình giá chưa thật sâu sắc. - Điểm 5-6: Bài làm có bố cục, có luận điểm nhưng dẫn chứng chưa phong phú, văn viết chưa hay, còn một vài lỗi về diễn đạt, dùng từ, đặt câu. - Điểm 3-4: Bài làm thể hiện được luận điểm nhưng dẫn chứng quá sơ sài hoặc chưa lấy được dẫn chứng, chỉ bàn luận chung chung, dẫn chứng mang tính liệt kê. Bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu. - Điểm 1-2: Không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và phương pháp. Các điểm 1,3, 5: Giám khảo cân nhắc các mức thang điểm trên cho điểm phù hợp. ĐỀ SỐ 14: PHẦN I: ĐỌC HIỂU : Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “ Quê hương là vòng tay ấm Con nằm ngủ giữa mưa đêm Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm . Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.” (Trích bài thơ “Quê hương” – Đỗ Trung Quân) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên? Câu 2: Xác định nội dung của đoạn thơ? Câu 3:Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ? Câu 4: Qua đoạn thơ tác giả muốn gửi gắm tới người đọc thông điệp gì? PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN 37
  38. Hoài Thanh nhận xét: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. GỢI Ý: Phần Câu Yêu cầu cần đạt I ĐỌC HIỂU 1 Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 2 - Đoạn thơ đã thể hiện được tình cảm yêu thương, gắn bó tha thiết, sâu nặng với quê hương của tác giả. 3 - Biện pháp tu từ: + Điệp ngữ “quê hương” được lặp lại 4 lần. + So sánh: Quê hương là vòng tay ấm; là đêm trăng tỏ; như là chỉ một mẹ thôi. - Tác dụng: Nhẫn mạnhtình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả. Đồng thời đã làm nổi bật hình ảnh quê hương thật bình dị, mộc mạc nhưng cũng thật ấm áp, gần gũi, thân thương, máu thịt, thắm thiết. 4 - HS trình bày thành một đoạn văn (từ 5-7 câu) - HS xác định thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân: + Vai trò của quê hương. + Giáo dục tình yêu quê hương. 1. Giới thiệu vấn đề nghị nghị luận và tác phẩm lien quan đến vấn đề nghị luận: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có” qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. 2. Giải thích ý kiến trên: - Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: Trước khi đọc tác phẩm văn chương, những tình cảm đó chưa xuất hiện trong ta. Sau khi đọc 38
  39. tác phẩm, văn chương khơi gợi, giúp ta tiếp thu những tình cảm cao đẹp, mới mẻ, những nét ứng xử tinh tế, những bài học về cuộc đời để ta làm giàu thêm tâm hồn. - Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có: Văn chương bồi đắp thêm tình cảm, giúp ta nhận thức sâu sắc thêm về vấn đề để ta biết suy nghĩ, ý thức về mình, về những tình cảm đã có, để cho tình cảm ấy sâu sắc hơn, cao đẹp hơn. 3. Phân tích, chứng minh qua bài thơ “Bánh trôi nước”: * Bài thơ “Bánh trôi nước” bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có: - Bài thơ lấy đề tài dân dã, gần gũi, bình dị (Bánh trôi nước). Qua hình ảnh chiếc bánh trôi, bài thơ gửi gắm chủ đề về người phụ nữ trong XH phong kiến – một chủ đề quen thuộc của văn học trung đại Việt Nam (vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ trong XHPK). - Bánh trôi nước là một bài thơ vịnh vật tài tình, tả chính xác chiếc bánh trôi đồng thời còn khơi gợi như Những liên tưởng sâu xa: + Bài thơ thể hiện niềm kiêu hãnh, tự hào của tác giả về vẻ đẹp ngoại hình, đặc biệt là ngợi ca, khẳng định vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của người phụ nữ (dẫn chứng) + Bài thơ làm người đọc xúc động, thương cảm sâu sắc về thân phận chìm nổi, đắng cay, bất hạnh, phụ thuộc của người phụ nữ trong XHPK bất công (dẫn chứng). * Bài thơ “Bánh trôi nước” gợi mở cho ta những tình cảm ta không có: - Tác phẩm đã giúp chúng ta hiểu thêm về XHPK xưa – một XH trọng nam khinh nữ. - Từ đó khơi gợi trong lòng người đọc niềm căm phẫn, thái độ tố cáo XH đầy rẫy những bất công tàn bạo đã chà đạp lên số phận của người phụ nữ. * Nghệ thuật thể hiện: - Hình ảnh, ngôn ngữ dân dã, gần gũi, không cầu kì kiểu cách, ước lệ mà tự nhiên, mang đậm dấu ấn dân giân. - Giọng điệu: vừa kiêu hãnh, tự hào, vừa ngậm ngùi, xót xa, có thách thức. 39
  40. - Thể thơ và kết cấu: Thể thơ Đường luật được sử dụng nhuần nhuyễn và sáng tạo. Kết cấu chặt chẽ và độc đáo, sự đối lập giữa thân phận và phẩm chất, bài thơ đã tạo ấn tượng về một vẻ đẹp ngời sáng của người phụ nữ, về một bản lĩnh Xuân Hương kiên cường, mạnh mẽ dám nhìn thẳng vào số phận, vượt lên số phận và thách thức với hoàn cảnh sống. 4. Đánh giá, mở rộng: - Nhận định trên cho thấy giá trị của văn chương: nuôi dưỡng, bồi đắp tình cảm con người, tạo ra phép màu trong cuộc sống, mở rộng cánh cửa lòng nhân ái, giúp ta hiểu thêm tình đời, tình người. - Bài thơ vừa ca ngợi vẻ đẹp cao quý, son sắt của người phụ nữ trong XHPK, vừa thể hiện niềm thương cảm đối với thân phận khổ đau của họ. “Bánh trôi nước” là một bài thơ hay bởi nó giản dị, để lại xúc động và ám ảnh trong lòng người đọc, có sức sống lâu bền trong trái tim những người yêu thơ. d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. ĐỀ 15: PHẦN I: ĐỌC HIỂU. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em yêu cánh võng đong đưa Cánh diều no gió chiều chưa muốn về Đàn trâu thong thả đường đê Chon von lá hát vọng về cỏ lau Trăng lên lốm đốm hạt sao Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên Em đi cuối đất cùng miền Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân (Yêu lắm quê hương - Hoàng Thanh Tâm, www.manhmap.com - Thơ hay về tình yêu quê hương - đất nước) 40
  41. Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính. Câu 2:Cho biết thể thơ được sử dụng trong đoạn trích. Câu 3: Tìm từ láy trong các từ: thong thả, đường đê, chon von, vọng về, lốm đốm, rười rượi. Câu 4: Nội dung của đoạn thơ đã gợi em nghĩ đến điều gì? PHẦN II: LÀM VĂN. Câu 1: Từ việc đọc hiểu văn bản Một thứ quà của lúa non: cốm - ngữ văn 7, tập I em hãy cho biết tại sao nhà văn Thạch Lam lại cho rằng ăn cốm phải ăn thong thả và ngẫm nghĩ. GỢI Ý: Câu Nội dung 1 - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. - Thể thơ: Lục bát. - Từ láy trong các từ: thong thả, đường đê, chon von, vọng về, lốm đốm, rười rượi. là: thong thả, chon von, lốm đốm, rười rượi. - Đoạn thơ gợi người đọc nghĩ đến tình yêu quê hương đất nước với những cái đẹp đơn sơ, mộc mạc, bình dị nhưng lại gắn bó, nghĩa tình. 2 Cần làm rõ đây là một nghệ thuật thưởng thức cốm rất tinh tế trong truyền thống ẩm thực của con người Hà Nội ngàn năm văn hiến được nhà văn Thạch Lam thể hiện trong tập tùy bút “Hà Nội băm sáu phố phường”. Ăn cốm phải ăn thong thả và ngẫm nghĩ tức là phải ăn từ tốn, chậm rãi và khoan thai đó là bởi vì: - Để thưởng thức đến tận cùng sức hấp dẫn của món quà bình dị nhưng hết sức độc đáo này. Mỗi hạt lúa non là một hạt sữa của đất trời kết đọng trong đó ngàn hoa cỏ nội nước Nam. Phải ăn thật chậm rãi thì mới cảm nhận được những điều thú vị này. - Cũng phải ăn thong thả và ngẫm nghĩ để thể hiện một phong thái lịch lãm trong nét đẹp của văn hóa ẩm thực. Ăn chậm rãi và khoan thai không chỉ là để 41
  42. thưởng thức mà còn là để bày tỏ sự nâng niu trân trọng và biết ơn đối với những con người lao động bình dị đã làm ra sản phẩm hạt cốm. ĐỀ SỐ 16: I. ĐỌC HIỂU: Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4: Con cò bay lả bay la Theo câu quan họ bay ra chiến trường Nghe ai hát giữa núi non Mà hương đồng cứ rập rờn trong mây Nghìn năm trên dải đất này Cũ sao được cánh cò bay la đà Cũ sao được sắc mây xa Cũ sao được khúc dân ca quê mình! (Khúc dân ca – Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? 2. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? 3. Tìm biện pháp tu từ nổi bật và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong 4 câu cuối đoạn trích trên. 4. Đoạn thơ trên khơi gợi trong em tình cảm, cảm xúc gì? II. LÀM VĂN: Đánh giá về ca dao, có ý kiến cho rằng: “Ca ngợi tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước thiết tha là một nội dung đặc sắc của ca dao”. Qua các bài ca dao đã học và những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. GỢI Ý: 42
  43. I. ĐỌC HIỂU. Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: biểu cảm Câu 2. Thể thơ: lục bát Câu 3. - BPTT nổi bật: + điệp ngữ: cũ sao - Hiệu quả của BPTT: + Nhấn mạnh những câu hát dân ca không bao giờ lạc hậu, xưa cũ. + Thể hiện niềm tin vào sức sống bền bỉ mãnh liệt của dân ca nói riêng và giá trị văn hóa truyền thống nói chung Câu 4. Học sinh có thể tự do phát biểu cảm xúc của mình: tự hào, yêu quý đối với khúc hát dân ca quê hương tình yêu, sự gắn bó với nguồn cội với quê hương, đất nước II. LÀM VĂN. A. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề - Trích dẫn ý kiến B. Thân bài: * Giải thích: Nước ta có một nền văn hóa nước lâu đời. Cuộc sống của nhân dân luôn gắn liền với làng quê, cây đa, bến nước, con đò và đồng quê thẳng cánh cò bay. Từ khi cất tiếng khóc chào đời người nông dân xưa đã gắn bó với làng quê và với họ ca dao là những câu hát dân gian phản ánh tâm tư, tình cảm trong đời sống , trong lao động, là “ bài ca sinh ra từ trái tim.” Qua ca dao, họ gửi trọn tình yêu cho những người thân ruột thịt của mình, cho ruộng đồng, lũy tre, cho quê hương, đất nước. * Chứng minh tình cảm trong ca dao được thể hiện: - Tình cảm gia đình đằm thắm được ca dao thể hiện qua: + Lòng kính yêu với ông bà, cha mẹ. (dẫn chứng – phân tích) + Tình cảm anh em, tình nghĩa vợ chồng. (dẫn chứng – phân tích) - Tình yêu quê hương đất nước được ca dao thể hiện qua: + Lòng tự hào yêu mến, gắn bó với xóm làng thân thuộc, với cảnh vật tươi đẹp của quê hương, đất nước. (dẫn chứng – phân tích) 43
  44. + Niềm tự hào, yêu mến, gắn bó với nếp sống, phong tục, tập quán tốt đẹp và những địa danh nổi tiếng của đất nước. (dẫn chứng – phân tích) Đánh giá: Tình cảm gia đình đằm thắm và tình yêu quê hương đất nước được nhân dân ta thể hiện trong ca dao rất phong phú và đa dạng. Nó được thể hiện ở nhiều phương diên, nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Đọc ca dao ta không chỉ hiểu, yêu mến, tự hào về phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình, về cảnh đẹp làng quê, non sông đất nước mình mà còn cảm phục, trân trọng tình nghĩa sâu nặng, cao đẹp của người dân lao động. C. Kết bài : - Khẳng định ý nghĩa của ca dao. - Liên hệ cảm nghĩ bản thân. ĐỀ SỐ 17: Phần I. Đọc - hiểu: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Đá san hô kê lên thành sân khấu Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa ( ) Những giai điệu ngang tàng như gió biển Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời (Trích Lính đảo hát tình ca trên đảo, Trần Đăng Khoa, Bên cửa sổ máy bay, Nxb Tác phẩm mới, 1985) Câu 1. Xác định thể thơ. Câu 2. Tìm những từ cùng trường nghĩa với từ sân khấu. Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: Những giai điệu ngang tàng như gió biển/ Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi. 44
  45. Câu 4. Hình dung của em về hình ảnh người lính đảo Trường Sa qua đoạn thơ trên? Phần II. Làm văn: Câu 1. Trong bức thư gửi thầy Hiệu trưởng ngôi trường con trai mình đang học, Tổng thống Abraham Lincoln có viết: Xin hãy giúp cho cháu thấy được thế giới kì diệu của sách. Nhưng cũng hãy cho cháu có đủ thời gian lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống. Trình bày suy nghĩ của em về thế giới kì diệu của sách. Phần Câu Nội dung I 1 Thể thơ: tự do 2 Các từ cùng trường nghĩa với từ sân khấu: cánh gà, phông màn, giai điệu, lời ca 3 Chỉ ra một trong hai biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: so sánh, đối lập 4 Hình ảnh người lính Trường Sa: cuộc sống khó khăn, gian khổ; tâm hồn giàu cảm xúc, lạc quan yêu đời; vẻ đẹp rắn rỏi, ngang tàng II 1 Viết bài văn bàn về thế giới kì diệu của sách. * Thế giới kì diệu: Thế giới đầy phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn với nhiều vẻ đẹp tươi mới * Thế giới kì diệu của sách: - Mở ra một chân trời tri thức - Bồi dưỡng tâm hồn mỗi con người - Góp phần làm cho cuộc sống mỗi con người và cả xã hội ngày càng trở nên tốt đẹp hơn -> Từ đó thấy được vai trò ý nghĩa của sách trong đời sống * Bài học về đọc sách: - Coi trọng việc đọc sách - Biết lựa chọn loại sách phù hợp để đọc 45
  46. - Đọc sách phải biết suy ngẫm về những vấn đề mà sách đặt ra và không tách rời với việc trải nghiệm cuộc sống thực tế ĐỀ SỐ 18: I. ĐỌC HIỂU Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn Rồi rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ Ôi, những trái na, hồng, ổi, thị . Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu. Con nghe mùa thu vọng về những thương yêu Giọt mồ hôi rơi trong chiều của mẹ Nắng mong manh đậu bên thật khẽ Đôi vai gầy nghiêng nghiêng! Heo may thổi xao xác trong đêm Không gian lặng im Con chẳng thể chợp mắt Mẹ trở mình trong tiếng ho thao thức Sương vô tình đậu trên mắt rưng rưng! (Lương Đình Khoa - Mùa thu và mẹ ) 46
  47. Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên? Câu 2: Chỉ ra các từ láy trong bài thơ? Câu 3: Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Sương vô tình đậu trên mắt rưng rưng!” Câu 4: Bài thơ trên đã thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với mẹ? II. TẬP LÀM VĂN Câu 1: Từ nội dung của bài thơ ở phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn với chủ đề: Tấm lòng người mẹ. Câu 2: Nhận xét về bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Rằm tháng giêng” là cả một sự hài hòa tuyệt đẹp”. Bằng những cảm nhận về bài thơ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. GỢI Ý: PHẦN CÂU NỘI DUNG I. ĐỌC 1 - Phương thức biểu đạt chính của bài thơ : Biểu cảm HIỂU 2 - Các từ láy trong bài thơ: rong ruổi, lặng lẽ, ngọt ngào, chắt chiu, mong manh, nghiêng nghiêng, xao xác, thao thức, rưng rưng. 3 Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Sương vô tình đậu trên mắt rưng rưng!” là nhân hóa Với biện pháp nhân hóa đã tạo cho câu thơ mang tính gợi hình gợi cảm; diễn đã sinh đông, và thể hiện sâu sắc tình càm: Giọt nước mắt của con xót thương mẹ 4 - Tình cảm của nhà thơ đối với mẹ: Lòng biết ơn, tình yêu thương, kính trọng đối với người mẹ tảo tần, giàu đức hi sinh . II. TẬP 1 a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn LÀM b. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn. Có thể viết đoạn văn VĂN theo hướng sau: 47
  48. - Mẹ là người đã ban cho con hình hài, nuôi con khôn lớn, chăm sóc con an cần chu đáo - Mẹ là người dạy cho con kĩ năng sống, đạo lí làm người - Mẹ là bến đỗ bình yên đón đợi con sau những dông bão cuộc đời, giúp con vượt lên những khó khăn trong cuộc sống, giúp con sống tốt hơn, đẹp hơn. - Mẹ là niềm tin, khát vọng để con bay cao, vươn xa c. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng. d. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa T iếng Việt. b. yêu cầu về kiến thức: 1- Mở bài: - Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm. - Nêu vấn đề: Bài thơ là cả một sự hài hòa tuyệt đẹp. 2- Thân bài. - Giới thiệu chung về bài thơ: Là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt độc đáo. Tác phẩm viết về khung cảnh một đêm trăng nới chiến 2 khu Việt Bắc. Sự hài hòa là sự kết hợp cân đối giữa các yếu tố, các thành phần, gây ấn tượng về cái đẹp cái hoàn hảo. Sự hài hòa trong thơ tạo nên nét đẹp trong thơ. Nó sẽ tạo nên những vần thơ tuyệt đẹp, hoàn hảo. - Phân tích làm rõ sự hài hòa được thể hiện trong bài thơ: Sự hài hòa trong bài thơ được thể hiện ở các phương diện sau: * Hài hòa giữa màu sắc cổ điển và dáng vẻ hiện đại của con người + Vẻ đẹp của thiên nhiên: Ánh trăng tràn ngập , tỏa sáng một vùng sông nước; tất cả cảnh vật tràn ngập sắc xuân phơi phới. + Hình ảnh con người: Thi nhân không ẩn mình ,tan biến vào thiên nhiên mà xuất hiện với một tư thế ung dung, tự chủ của 48
  49. một con người đang làm chủ thiên nhiên,đang dựa vào thiên nhiên để xoay chuyển lịch sử. Đó là một việc làm vĩ đại. * Sự hài hòa giữa tâm hồn nghệ sĩ và cốt cách chiến sĩ . + Tâm hồn nghệ sĩ: tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm luôn mở rộng lòng mình để đón nhận vẻ đẹp của thiên nhiên + Cốt cách chiến sĩ: Người thưởng trăng không phải như các tao nhân mặc khách xưa, mà là một con người hành động, một vị lãnh tụ đang “ bàn việc quân” để lãnh đạo nhân dân kháng chiến . Con người mang trong mình một ước mơ, hoài bão lớn lao: Lãnh đạo nhân dân đánh giặc cứu nước. - Đánh giá về bài thơ: + Là một tác phẩm trữ tình đặc sắc. Bài thơ là sự thể hiện một cách sinh động chất cổ điển và tính hiện đại trong thơ Bác. + Tác phẩm đã cho thấy một tâm hồn thanh cao và một lẽ sống đẹp của Người. 3- Kết bài - Đánh giá về tác phẩm: Là một bài thơ trăng tuyệt bút của Bác. - Những ảnh hưởng của tác phẩm với bản thân: Kính yêu Bác . Đọc thơ Bác ta càng thêm yêu vẻ đẹp của thiên nhiên ĐỀ SỐ 19: Phần I: Đọc hiểu (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi. Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trông xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngập màu xanh. Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kênh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù 49
  50. mịt khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xoá sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về con rạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xác xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa ngoài đồng bãi. (Mai Văn Tạo, “Đất quê hương- tuyển tập truyện kí”, trang 12, NXB Văn nghệ An Giang) Câu 1. Tác giả đã yêu những gì của quê hương? Câu 2. Tìm câu rút gọn trong đoạn văn và cho biết thành phần nào của câu được rút gọn. Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các câu văn sau và nêu tác dụng: “Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mịt khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xoá sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi.” Câu 4. Đặt câu có thành phần trạng ngữ nêu nhận xét về tình cảm của tác giả với quê hương trong đoạn trích trên. Chỉ rõ thành phần trạng ngữ ấy. Phần II: Làm văn (6.0 điểm) Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim.” GỢI Ý: Phần Câu/ý Nội dung I ĐỌC HIỂU 1 *Mức tối đa. - Xác định được 5 hình ảnh: những cánh đồng, tiếng chuông chùa, ánh nắng chiều, màu đá xám đen, tấm phên xác xơ * Mức chưa tối đa: Xác định được từ 1 đến 4 hình ảnh, mỗi hình ảnh xác định đúng sẽ được 0,2 điểm. *Mức không đạt: HS không làm hoặc làm sai. 2 *Mức tối đa. - Chỉ được câu rút gọn: “Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya.” (0,5 điểm) 50
  51. -Xác định được thành phần rút gọn: Chủ ngữ (0,5 điểm) * Mức chưa tối đa: Chỉ xác định đúng được câu rút gọn. *Mức không đạt: HS không làm hoặc làm sai. 3 *Mức tối đa. -Xác định được biện pháp tu từ điệp ngữ “tôi yêu” hoặc “yêu” (0,5 điểm) - Tác dụng: Giúp ta thấy rõ tình yêu quê hương sâu sắc, chân thành của tác giả. Yêu quê hương là yêu những gì bình dị gần gũi, thân quen nhất của quê hương. (0,5 điểm) * Mức chưa tối đa: - Chỉ xác định được biện pháp tu từ điệp ngữ *Mức không đạt: HS không làm hoặc làm sai. 4 *Mức tối đa: - Đặt câu có trạng ngữ đảm bảo nội dung theo yêu cầu (0,5 điểm) - Chỉ rõ trạng ngữ trong câu (0,5 điểm) * Mức chưa tối đa: - Đặt câu có trạng ngữ đảm bảo nội dung theo yêu cầu. *Mức không đạt: HS không làm hoặc làm sai. II LÀM VĂN Chứng minh câu tục ngữ a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (chứng minh một vấn đề): Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Học sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo những nội dung sau: *Mở bài. Dẫn dắt, nêu được vấn đề cần chứng minh: Kiên trì, nhẫn nại sẽ mang lại thành công. *Thân bài. Giải thích, rút ra ý nghĩa câu tục ngữ. 51
  52. - Câu tục ngữ đã nêu lên một chân lí lớn bằng những hình ảnh tượng trưng đầy sức thuyết phục. - “Sắt” là một thứ kim loại cứng tưởng là không có cách nào mòn được. Thế mà với sự bền chí, người ta có thể mài thỏi sắt to thành một cây kim bé nhỏ, hữu ích. - Con người nếu biết bền tâm nhất trí, không ngã lòng trước mọi trở ngại, không chùn bước trước mọi khó khăn nguy hiểm, thì có thể làm được những kì công to lớn, tưởng như không cách nào thực hiện nổi. -> Nghĩa của cả câu (lời khuyên): Cần phải có sự kiên trì, bền chí trong tinh thần sẽ thành công trong mọi việc. Chứng minh Học sinh đưa ra được những lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục để làm sáng tỏ vấn đề cần chứng minh là kiên trì, bền bỉ sẽ mang lại thành công: trong thực tế đời sống và trong văn học *Kết bài. Khẳng định kiên trì, nhẫn nại sẽ mang lại thành công, rút ra bài học c. Sáng tạo: Có cách trình bày, diễn đạt độc đáo; có suy nghĩ mới mẻ, sâu sắc về nội dung . d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu của tiếng Việt. ĐỀ SỐ 20: I. Phần I: ĐỌC HIỂU THẦY Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi Bao năm rồi? Đã bao năm rồi hở? Thầy ơi Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại Mái chèo đó là những viên phấn trắng 52
  53. Và thầy là người đưa đò cần mẫn Cho chúng con định hướng tương lai Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu . Câu 1: Xác định thể thơ Câu 2: Phương thức biểu đạt chính Câu 3: Xác định phép tu từ và tác dụng của nó trong 2 câu thơ sáu Mái chèo đó là những viên phấn trắng Và thầy là người đưa đò cần mẫn Câu 4: Nêu nội dung chính của bài thơ Câu 5: Bài học em nhận thức sau khi đọc bài thơ là gì? Câu 6: Từ bài thơ trên, em hãy viết bài nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vai trò của người thầy GỢI Ý: PHẦN I. ĐỌC – HIỂU 1. - Lục bát 2. - Biểu cảm 3. - So sánh => Qua hình ảnh so sánh, tác giả đã ngợi công lao to lớn, cao đẹp cũng như sự vất vã nhọc nhằn người thầy khi đã dùng tất cả tài năng, tâm huyết của mình để chắp cánh cho bao thế hệ học trò. Hình ảnh đó cũng giống như người lái đò đưa khách sang sông. 4. - Nhận thức được công lao to lớn và nỗi gian khó, vất vã, nhọc nhằn của thầy. Biết ơn, cảm phục, quý trọng người thầy đồng thời ra sức quyết tâm học tập, tu dưỡng để không phụ công lao và ước mong của thầy. 5. - Biết ơn công lao thầy cô. - Yêu kính người thầy. 6. I. Mở bài: – Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. 53
  54. II. Thân bài: – Giải thích: Tình thầy trò là gì ? Tình thầy trò là mối quan hệ tình cảm đặc biệt giữa người dạy với người học. – Bàn luận: + Quan niệm của dân tộc ta từ xưa đến nay về tình cảm thầy trò như thế nào ? Từ xưa, tình thầy trò là một tình cảm thiêng liêng góp phần tạo nên đạo lý làm người của dân tộc Việt Nam. Ngày nay, tình cảm đó vẫn tiếp tục được duy trì và phát huy. + Tình thầy trò được thể hiện trong trường hiện nay như thế nào ? - Thời gian và không gian hình thành tình thầy trò - Tình cảm thầy trò được xây dựng từ cơ sở nào ? (tình cảm của trò đối với thầy; tình cảm của thầy đối với trò). + Phản đề: Nói chung từ xưa đến nay tình thầy trò là tốt đẹp, nhưng cá biệt trong lớp học, trong nhà trường, cũng có những học trò chưa có mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô; và ngược lại cũng có những thầy cô giáo chưa có mối quan hệ tốt với học trò, thậm chí có trường hợp vi phạm đạo đức nhà giáo, đạo đức của người học sinh. – Bài học nhận thức và hành động: Muốn cho tình cảm ấy ngày càng tốt đẹp thì mỗi chúng ta cần phải nghĩ gì, làm gì để tình cảm ấy bền vững hơn, thiêng liêng hơn ? III. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận. 54
  55. BỘ ĐỀ ĐỌC – HIỂU TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7 VĂN BẢN “CỔNG TRƯỜNG MỞ RA” ĐỀ SỐ 1: Phần I. Đọc - hiểu Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. (Trích Cổng trường mở ra, Lí Lan) Câu 1. Tìm cặp từ trái nghĩa trong đoạn văn trên. Câu 2. Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 3. Theo em "thế giới kì diệu" đó là gì? Câu 4. Ý nghĩa của câu văn “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.” Phần II. Làm văn : Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 - 7 câu) về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình. GỢI Ý: Phần Câu Nội dung 1 Cặp từ trái nghia: đêm - ngày 2 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là Tự sự "Thế giới kì diệu" đó là: PHẦN I. - Là thế giới của những điều hay lẽ phải, thế giới của tình thương 3 ĐỌC – - Là thế giới của tri thức, của những hiểu biết lí thú HIỂU - Là thế giới của tình bạn, tình thầy trò cao đẹp - Là thế giới của những ước mơ, khát vọng, * Ý nghĩa: Niềm tin vào vai trò to lớn của nhà trường đối với 4 cuộc sống mỗi con người, tin vào con đường đi lên bằng học vấn, tin vào tương lai tươi sáng đang chờ con của người mẹ. Cổng 55
  56. trường mở ra đồng nghĩa với việc cánh cửa tâm hồn trí tuệ của con người mở ra. HS viết đoạn văn: Trên cơ sở nội dung của đoạn trích, bày tỏ tình yêu của mình đối với mẹ. Về hình thức phải có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. Các câu phải liên kết với nhau chặt chẽ về nội dung và hình thức a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn và đảm bảo số câu b. Xác định đúng vấn đề : bày tỏ tình yêu của em đối với mẹ. c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các phương thức biểu đạt. Có thể viết đoạn văn theo ý sau: - Những kỉ niệm ngày đến trường đầu tiên khi vào học lớp 1 em vẫn nhớ như in. PHẦN II. - Sáng sớm hôm đó mẹ gọi em dậy để chuẩn bị vệ sinh cá nhân và LÀM ăn sáng. VĂN - Xong xuôi, mẹ cho em được mặc bộ quần áo trắng tinh tươm và khoác chiếc cặp mới mẹ đã mua tặng em nhân ngày khai giảng. - Mẹ đã dặn dò em phải lễ phép chào hỏi khi gặp thầy cô. - Khi đến trường, em cũng nh bao bạn nhỏ khác đều háo hức đón chờ để nhận lớp với những người bạn mới. - Ngày đầu tiên đi học trong sáng mùa thu tháng 9, bầu trời trong xanh và gió mát trong lành đã để lại trong em bao kỉ niệm đẹp về quãng đường học sinh. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. ĐỀ SỐ 2: Câu 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “ Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những 56
  57. cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cách cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào ” (Trích SGK Ngữ văn 7, tập 1). a. Cho biết chủ đề của đoạn văn bản trên. b. Tìm các từ láy trong đoạn văn. Phân tích tác dụng của các từ láy trong việc diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong đoạn văn. c. Xác định chủ ngữ, vị ngữ và kiểu câu trong câu văn: Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. d. Trình bày cảm nhận của em về nhân vật người mẹ trong văn bản. e. Viết đoạn văn, nêu suy nghĩ của em về vai trò của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. GỢI Ý: a/ Chủ đề của đoạn văn trên là tâm trạng nôn nao, hồi hộp và ấn tượng sâu đậm về ngày đầu tiên đi học của người mẹ. b/ - Các từ láy trong đoạn văn: mãi mãi, nhẹ nhàng, cẩn thận, rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến, hoàn toàn, nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng. - Tác dụng của các từ láy: diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn tâm trạng và cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến, hồi hộp của người mẹ vào đêm trước ngày khai trường vào lớp Một của con. c/ - Chủ ngữ: "Mẹ" - Vị ngữ: "muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy" - Kiểu câu đơn mở rộng thành phần vị ngữ d/ Người mẹ trong văn bản "Cổng trường mở ra" có tâm hồn nhạy cảm, hết lòng thương yêu con, muốn dành tất cả những điều tốt đẹp nhất cho đứa con thân yêu của mình. 57
  58. Người mẹ ấy không chỉ rất thương yêu con mà còn hiểu rẩt rõ vai trò của giáo dục có ý nghĩa vô cùng to lớn trong cuộc đời mỗi con người. e/ Nhà trường - nơi chắp cánh những giấc mơ, cung cấp cho ta những kiến thức đầu đời, dạy cho ta đạo nghĩa, xây đắp trong ta những hoài bão lớn lao. Nhà trường - nơi mẹ cha tin cậy, giao phó những đứa con của mình chờ mong sự lớn lên của mầm non được chăm bẵm bởi đôi tay dịu dàng của những người thầy, người cô. Nhà trường - nơi xã hội tin tưởng, nơi được hàng ngàn cặp mắt dõi theo, nơi gieo biết bao hi vọng về một tương lai tiến bộ Và hơn hết, mỗi người nếu muốn trở nên hữu ích đều cần phải trải qua một môi trường rèn dũa, giáo dục. Đó là vai trò lớn lao nhất của nhà trường! ĐỀ SỐ 3: I. Đọc hiểu: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hằng năm cứ vào cuối thu Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”. Câu 1. Đoạn văn được trích từ văn bản nào? Câu 2. Tìm một phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn?. Câu 3. Đoạn văn viết về ai? Về việc gì? Câu 4. Đoạn văn được viết theo phương thức nào biểu đạt nào? Chỉ ra một số biểu hiện của phương thức biểu đạt đó trong đoạn văn? Câu 5: Từ cảm xúc của người mẹ trong văn bản nêu trên. Hãy viết bài văn nêu cảm nghĩ về người mẹ thân yêu của em. GỢI Ý: Câu 1 Phương thức biểu đạt: biểu cảm Câu 2 Biện pháp tu từ so sánh: Dường như bên tai 58
  59. Câu 3 Viết về tâm trạng cuả người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con. Phương thức biểu cảm qua dấu chấm than, từ thể hiện cảm xúc như: lo lắng, Câu 4 nhớ Mở bài: - Giới thiệu về mẹ. Đối với tất cả mọi người, người mẹ thật thiêng liêng và cao cả. Dù có thế nào mẹ vẫn luôn rộng lòng tha thứ, bao dung cho chúng ta. Mẹ là người mà ta mãi không quên trong đời. Thân bài: - Mỗi con người đều có một trái tim cũng như chỉ có một mẹ. - Tình yêu của mẹ dành cho con (Mẹ yêu con bằng chính trái tim, cho con những gì mẹ có, ). Câu 5 - Từ khi mới lọt lòng, chúng ta đã cần những gì ở mẹ (dòng sữa mẹ, ôm ấp trong vòng tay mẹ, những lời ru của mẹ, ). - Mẹ luôn vững bước theo sát ta, luôn ủng hộ ta. - Tình cảm của mẹ dành cho con như thế nào (thật tha thiết, bao la và ấm áp, ). - Không chỉ có con người cần mẹ mà muông thú cũng cần mẹ (từ những con hổ dũng mãnh đến những con thỏ yếu ớt đều cần mẹ). - Mẹ thật quan trọng đối với ta (luôn quan tâm chăm sóc ta và dù có thế nào mẹ vẫn luôn ở bên ta). Kết bài: Nêu cảm xúc, tình cảm về mẹ. ĐỀ SỐ 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi “Cái ấn tượng ghi sâu mãi trong lòng một con người về cái ngày “hôm nay tôi đi học” ấy, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào.” (Trích SGK Ngữ văn 7, tập 1) Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? 59
  60. Câu 2. Trong đoạn văn, người mẹ mong muốn điều gì? Câu 3. Tìm ba câu ca dao, tục ngữ hoặc danh ngôn về thầy cô, bạn bè và mái trường. Câu 4. Một bạn cho rằng, có rất nhiều ngày khai trường, nhưng ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? Chia sẻ về ngày đầu tiên đi học vào lớp Một của em. GỢI Ý: 1 Đoạn văn trích trong văn bản “Cổng trường mở ra”, của Lý Lan 2 Mẹ mong ấn tượng về ngày đầu tiên đi học sẽ khắc sâu mãi trong lòng con. 3 Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy. Ơn thầy soi lối mở đường Cho con vững bước dặm trường tương lai - Tiên học lễ, hậu học văn - Bán tự vi sư, nhất tự vi sư - Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy - Không thầy đố mày làm nên - Học thầy không tày học bạn 4 Ý kiến vào lớp Một là ngày có ấn tượng sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người là đúng, vì: - Lớp Một là lớp đầu tiên của cấp học trong hệ thống giáo dục 12 năm. Bất cứ cái gì đầu tiên cũng có sự thiêng liêng và ấn tượng đặc biệt. - Vào lớp Một đó là dấu hiệu chứng tỏ của sự khôn lớn của các bạn ở tuổi nhi đồng và không còn là em bé mẫu giáo nữa. - Tất cả các bạn vào lớp Một đều được sự quan tâm đặc biệt của ông bà, cha mẹ, thầy cô. - Chia sẻ về ngày đầu tiên đi học vào lớp Một: Được làm quen với môi trường học tập mới, được đọc, được viết, được học toán, tâm trạng lo lắng, hồi hộp, chơi vơi của người lần đầu tiên cắp sách đi học 60
  61. VĂN BẢN “MẸ TÔI” ĐỀ SỐ 1: Câu 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu a đến câu e: “Enricô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là dường nào! Cha chắc chỉ trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mù, trẻ câm, chúng cũng đều học cả Cố lên! Tên lính nhỏ trong đạo quân lớn lao kia! Cố lên! Con ơi! Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường, coi sự ngu dốt là cứu địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn, con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát.” (Trích Chương 8, Những tấm lòng cao cả, Ét-môn-đô đơ A-mi- xi) a. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? b. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích. c. Xác định ít nhất 2 từ Hán Việt có trong đoạn trích. d. Qua đoạn trích người bố muốn khuyên En-ri-cô điều gì? e. Trong học tập em thấy mình là một tên lính hèn nhát hay dũng cảm? Em hãy trả lời bằng một đoạn văn ngắn từ 2-3 dòng. Câu 2: Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5- 7 câu về chủ đề “Niềm vui trong học tập” có sử dụng 1 cặp từ trái nghĩa (lưu ý gạch chân xác định). Câu 3: “Tạ ơn thầy dẫn con vào rừng tri thức Cảm nghĩa cô dắt con đến biển yêu thương” 62
  62. Thật khó có thể nói hết ngàn lời yêu thương, có thể dùng từ ngữ mà bật lên tiếng tri ân thầy cô từ sâu thẳm tâm hồn những con người vĩ đại suốt đời hi sinh cho sự nghiệp trồng người. Em hãy viết một bài văn phát biểu cảm nghĩ về người thầy hoặc cô mà em kính yêu.  HẾT  63
  63. GỢI Ý: 1a - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 1b Nội dung: - En-ri-cô chưa ham học trong khi tất cả mọi người đều phải học. - Việc học tập như chiến trường, En-ri-cô phải cố gắng để không là một tên lính hèn nhát. 1c - Từ Hán Việt: thiếu nữ, binh lính, luyện tập, khí giới, chiến trường (hs chỉ cần xác định đúng 2 từ là được trọn điểm) 1d - Nói về sự cần thiết của việc học. - Cha mong con phải cố gắng để không là tên lính hèn nhát trong chiến trường chinh phục kiến thức. 1e HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau miễn là làm rõ được yêu cầu của đề. Một số gợi ý: - Là tên lính hèn nhát vì: Chưa có sự cố gắng, còn ngại khó, ngại khó, ngại khổ, chưa coi việc học là niềm vui, là mục đích phấn đấu - Là tên lính dũng cảm vì: Chăm chỉ, chịu khó. Không ngại khó khăn, gian khổ, tìm tòi, sáng tạo 2 - Viết đúng đề tài: Niềm vui trong học tập Mở đoạn: Được cắp sách đến trường là niềm mơ ước của bao bạn nhỏ vùng cao. Hằng ngày được cắp sách đến trường là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn nhất của em. Thân đoạn: Ở trường học, nơi có bao điều kì diệu với tri thức, bạn bè, thầy cô, với bác trống trường thân quen. - Cần xác định đúng mục đích, ý nghĩa của việc học. - Từ đó tìm thấy niềm vui trong học tập. - Nêu ra một số việc làm: Cảm thấy hạnh phúc khi được đến trường; không thấy áp lực trong việc học, điểm số; tìm tòi, giải đáp những thắc mắc của bản thân bằng kiến thức học được, Kết đoạn: Em hứa sẽ cố gắng học tập 64
  64. Câu 3 1. Yêu cầu về kỹ năng: - HS viết được một bài phát biểu cảm nghĩ có bố cục rõ ràng. - Biết kết hợp các yếu tố miêu tả kết hợp tự sự vào bài văn. 2. Về kiến thức: HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau miễn là làm rõ được yêu cầu của đề. Một số gợi ý: a. Mở bài: - Giới thiệu về người thầy (cô) giáo. b. Thân bài: - Những câu danh ngôn và ca dao tục ngữ hay về thầy cô. - Phẩm chất của thầy (cô) giáo: tận tụy với công việc dạy chữ, dạy người. - Kỉ niệm sâu sắc với thầy (cô) giáo. c. Kết bài: Tình cảm đối với thầy (cô) giáo. ĐỀ SỐ 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: "En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là dường nào! Cha chắc chỉ trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mù, trẻ câm, chúng cũng đều học cả. Cố lên! Tên lính nhỏ trong đạo quân lớn lao kia! Cố lên! Con ơi! Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường, coi sự ngu dốt là cừu địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn, con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát". 65
  65. (Trích “Những tấm lòng cao cả”, Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi, Dịch giả: Hoàng Thiếu Sơn) Câu 1. Tác giả đã dùng phương thức biểu đạt chính nào trong đoạn trích trên? Câu 2. Cụm từ “tên lính nhỏ” trong đoạn trích trên chỉ ai ? Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của nó. Câu 4. Em có suy nghĩ gì về cách giáo dục của người bố trong đoạn trích trên ? Từ đó viết bài văn kể về người bố thân yêu của em. Phần Câu Nội dung 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: biểu cảm 2 Cụm từ “tên lính nhỏ” trong đoạn trích trên chỉ En-ri-cô Đọc- 3 - Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên là điệp ngữ kết hợp với hiểu liệt kê : + Những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. + Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường, và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn - Tác dụng : + diễn tả đầy đủ, sinh động và nhấn mạnh sự cần thiết của việc học ở mọi tầng lớp người, mọi lứa tuổi, + Người cha muốn động viên, khích lệ tinh thần, ý chí học tập của người con. 4 Người bố trong đoạn trích: - Có phương pháp giáo dục con hiện đại, khoa học: Thay vì nghiêm khắc quở trách con, khi con chưa tập trung học tập, người cha viết thư cho con. Sử dụng từ ngữ trìu mến, khích lệ, động viên con học tập. => Yêu thương con, mong muốn con có được những điều tốt đẹp nhất. Nêu suy nghĩ về người bố: I/ Mở bài • Dẫn dắt giới thiệu về bố 66
  66. Phần Câu Nội dung Cha là bóng mát giữa trời Cha là điểm tựa bên đời của con Quả đúng vậy, người cha hay người bố lúc nào cũng là chỗ dựa vững chắc cho con cái. Mỗi khi đọc đến hai câu ca dao này trong lòng em lại dâng lên tình cảm yêu quý, kính trọng với người bố của mình. II/ Thân bài a. Kể về ngoại hình • Bố em năm nay ngoài 40 tuổi • Dáng người bố cao to, khỏe mạnh với nét rắn chắc của một người thợ phu hồ. • Khuôn mặt chữ điền rắn rỏi đầy vẻ cương nghị. • Làn da đượm một màu bánh mật vì vất vả dãi dầu sương gió. • Mái tóc bố không còn đen như trước nữa mà đã lấm tấm nhiều sợi bạc. • Đôi bàn tay chai sần bê những xô cát, xi măng nặng trịch. Đôi bàn tay nứt nẻ nâng đỡ trọng trách gia đình. b. Kể về tính cách • Bố em có tính cách giản dị lắm. Quần áo của bố mãi chỉ xoay quanh bộ đồ công nhân màu xanh đậm. Bố rất ít khi sắm đồ mới cho mình, bố luôn cười và nói với chị em em rằng: “Bố đi thu hồ nên cần gì nhiều quần áo, mấy cái áo xanh này là đủ rồi, mặc vừa tiện vừa đẹp” • Bố là người đàn ông vô cùng chu đáo với gia đình. Ít chăm lo cho mình nhưng bố không để chị em em thiếu thốn cái gì bao giờ. Quần áo sách vở của chúng em lúc nào cũng đẹp đẽ, mới cứng. Bố bảo bố không thể để hai cô công chúa của bố thua kém bạn bè được. • Bố dành trọn tình yêu thương cho ba mẹ con em. Bố giúp mẹ trong việc nội trợ. Bố dạy em học không chỉ kiến thức trong sách vở mà còn dạy em những bài học đối nhân xử thế. • Là đàn ông nhưng bố em rất giỏi nấu ăn. Mẹ em là công nhân làm ca đêm hay về muộn nên cơm nước hầu như một tay bố quán xuyến cả. 67
  67. Phần Câu Nội dung Những món ăn bố làm tuy giản dị nhưng thơm nức mũi và mùi vị không kém cạnh đầu bếp chuyên nghiệp nào. • Đối với họ hàng hay bà con làng xóm, bố tốt bụng và chu đáo. Trong xóm có việc cần người giúp bố không bao giờ nề hà mà sẵn sàng giúp đỡ. Vì thế mọi người ai cũng yêu quý và kính trọng bó. c. Kỉ niệm và suy nghĩ về bố • Em yêu nhất là nụ cười của bố. Bố cười không chỉ vì vui mà còn để động viên chúng em. • Có một thời gian khoảng đầu năm lớp 6, do chưa thích nghi được với môi trường học tập mới nên kết quả học tập của em sa sút hẳn. Nhớ lúc đó, bố không hề mắng chửi mà mỉm cười khích lệ em, giúp em vượt qua khó khăn và vươn lên học tập tốt hơn. • Em thích lắm đêm trung thu trăng sáng, bố ngồi giữa sân vót những nan tre để làm cho chúng em những chiếc đèn ông sao thật đẹp. III/ Kêt bài • Nêu cảm nghĩ về bố Công ơn dưỡng dục sinh thành bao la của bố làm sao con có thể trả hết? Vì thế em sẽ cố gắng học tập thật giỏi, trở thành một người con ngoan để bố vui lòng. ĐỀ SỐ 3: Phần I: Phần đọc – hiểu: Đọc kĩ phần trích sau và thực hiện các yêu cầu: Cảm ơn mẹ vì luôn bên con Lúc đau buồn và khi sóng gió Giữa giông tố cuộc đời Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên Mẹ dành hết tuổi xuân vì con 68
  68. Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. Mẹ là ánh sáng của đời con Là vầng trăng khi con lạc lối Dẫu đi trọn cả một kiếp người Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru (Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung) Câu 1: Bài thơ trên gợi nhớ đến văn bản nhật dụng nào mà em đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 7? Câu 2: Văn bản mà em xác định được ở câu 1 là lời của ai nói với ai? Hoàn cảnh nào dẫn đến sự việc đó? Câu 3: Giải thích nhan đề của văn bản mà em tìm được ở câu 1? Câu 4: Xác định biện pháp tu từ có trong khổ thơ thứ 2? Câu 5: Các từ vì, và, để trong bài thơ thuộc từ loại gì? GỢI Ý: Câu 1: Văn bản: Mẹ tôi - Lời nhắn nhủ của người cha đối với con là En-ri-cô. Câu 2: - Hoàn cảnh: Trong một lần cô giáo đến thăm, En-ri-cô đã thiếu lễ độ với mẹ. Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con nhưng tác giả lại lấy nhan đề là Mẹ tôi vì: • Hình thức của văn bản là bức thư của người bố gửi cho con nhưng nội dung mà bức thư đề cập đến lại là người mẹ. Người mẹ là hình ảnh trung tâm của câu chuyện, mang giá trị biểu cảm Câu 3: cho tác phẩm. • Người bố viết thư vì thái độ vô lễ của con đối với mẹ. Vai trò cao cả và lớn lao của người mẹ là điều mà người bố muôn En - ri - cô hiểu được khi cậu trót vô lễ với mẹ. Vì vậy nhan đề “Mẹ tôi” là hoàn toàn chính xác. 69
  69. • Thông qua người bố, En-ri-cô sẽ hiểu được một cách khách quan những gian khổ, hi sinh mà người mẹ đã âm thầm, lặng lẽ dành cho đứa con. Câu 4 - BPTT: Điệp ngữ (Mẹ dành). Câu 5 - Các từ và, vì, để là: Quan hệ từ ĐỀ SỐ 4: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: “ Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En-ri-cô này ! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó ” (Trích “Mẹ tôi”- Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Ngữ văn 7, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr.10) a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? b. Người bố đã dự đoán En-ri-cô sẽ mong ước điều gì khi đã trở thành người trưởng thành, dũng cảm. c. Dù không trực tiếp xuất hiện nhưng em cảm thấy mẹ của En-ri-cô là người mẹ như thế nào? d. “ Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó Em hiểu như thế nào về câu văn này? 70
  70. e. So với câu: “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc/ Đừng để buồn trên mắt mẹ nghe không ” thì đoạn văn trên có nét riêng nào trong việc thể hiện và khẳng định về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ? f. Đoạn trích trên gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ. Gợi ý: a. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự b. Người bố đã dự đoán En-ri-cô sẽ mong ước: mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng c. Dù không xuất hiện trực tiếp nhưng ta vẫn thấy rõ người mẹ En-ri-cô là người mẹ hết lòng yêu thương con, hy sinh tất cả vì con. d. - Câu nói khẳng định tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm cao đẹp nhất, thiêng liêng nhất của mỗi người; cần lên án những kẻ không biết trân trọng, nâng niu, giữ gìn tình cảm đó. e. So với câu thơ: “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc/ Đừng để buồn trên mắt mẹ nghe không ” thì đoạn văn trên dù vẫn sử dụng cách lập luận giả thiết, kết luận nhưng cách viết của đoạn văn này chỉ rõ vai trò to lớn của mẹ đối với cuộc đời mỗi con người, niềm hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời của mỗi con người là có mẹ và từ đó nghiêm khắc khẳng định lòng hiếu thảo của cái đối với cha mẹ cần thể hiện ngay và luôn lúc này chứ không đợi chờ đến ngày mai. f a. Mở bài : Giới thiệu vấn đề nghị luận : Tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ. b. Thân bài : 1. Giải thích : - Yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm cao cả và thiêng liêng nhất : + Công lao không gì sánh nổi của cha mẹ : cho con cuộc sống, thương yêu dạy dỗ, chịu đựng bao gian lao vất vả, hi sinh thầm lặng vì con. + Những lo toan cho tương lai, hạnh phúc của con. 71
  71. + Trong mọi buồn vui, được mất trong cuộc đời luôn có sự an ủi, động viên, vỗ về khích lệ của cha mẹ. 2. Bình luận : - Khẳng định tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm cao đẹp nhất, là truyền thống đạo lí dân tộc, phẩm chất đạo đức con người. - Biết yêu thương kính trọng cha mẹ con người sẽ biết trân trọng cội nguồn, sống nhân hậu, biết hi sinh. - Từ tình yêu gia đình, yêu cha mẹ con người mới biết yêu quê hương, tổ quốc. - Phê phán một số người chưa biết trân trọng tình cảm, công lao của cha mẹ, sống thờ ơ, buông thả, ích kỉ, lời nói hành vi làm tổn thương đến cha mẹ , làm mất đi những giá trị tốt đẹp trong truyền thống đạo lí dân tộc, gây ảnh hưởng đến gia đình và xã hội. 3. Liên hệ : - Biết tôn trọng đạo lí, sống xứng đáng đền đáp công ơn cha mẹ. - Luôn tự hào, yêu thương chăm sóc cha mẹ. c. Kết bài : Khẳng định tình cảm yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm cao đẹp nhất. 72
  72. VĂN BẢN “CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ” ĐỀ SỐ 1: Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều, tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ. Nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra đặt sang hai phía thì em bỗng tru tréo lên giận dữ a. Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai? b. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? c. Từ “tôi” trong đoạn trích trên chỉ ai? d. Chỉ ra từ láy được sử dụng trong đoạn văn trên? e. Tìm từ đồng nghĩa với từ “giận dữ”? g. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? GỢI Ý: a. - Văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê - Tác giả : Khánh Hoài b. - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự c. - Từ “tôi” trong đoạn trích trên chỉ: Thành d. - Từ láy được sử dụng trong đoạn văn trên: khe khẽ; tru tréo e. - Từ đồng nghĩa với từ “giận dữ” là: tức giận, thịnh nộ g. * Nội dung chính của đoạn văn trên là: - Nỗi đau buồn của Thủy khi cha mẹ li hôn và sự giận dữ của em khi phải chia cả những con búp bê- đồ chơi gắn bó với hai anh em. (Học sinh có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau nhưng cần nói được cơ bản những nội dung trên). ĐỀ SỐ 2: Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. 73