Bài tập trắc nghiệm Hóa học Khối 12

docx 6 trang thaodu 5120
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Hóa học Khối 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_hoa_hoc_khoi_12.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm Hóa học Khối 12

  1. TRẮC NGHIỆM DẠNG ĐẾM Câu 1: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2. (2) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3. (3) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (4) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4. (5) Sục khí CO2 tới dư vào nước vôi trong. (6) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S. (7) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2 (8) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2 (9) Cho dung dịch KOH vào dung dịch Ca(HCO3)2. (10) Sục khí H2S vào dung dịch Pb(CH3COO)2 Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là A. 5. B. 6. C. 7. D. 8. Câu 2: Có bao nhiêu tác nhân dưới đây làm dung dịch KI có pha hồ tinh bột hóa xanh? 1. H2O2 2. Fe2(SO4)3 3. Cl2 4. O3 5. (KMnO4 + H2SO4) A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 3: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Đốt dây sắt trong khí clo. (2) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng, dư). (3) Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư. (4) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư). (5) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (không có oxi) (6) Cho Fe2O3 vào dung dịch HI Có bao nhiêu thí nghiệm khi kết thúc tạo ra muối sắt (III) ? A. 5. B. 6. C. 3. D. 4. Câu 4: Có bao nhiêu chất hữu cơ là dẫn xuất của benzen, công thức phân tử là C7H8O có khả năng tác dụng với nước brom? A. 3. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 5: Cho các dung dịch sau: Na2S; CH3CH2NH3Cl; CH3COONa; NH3ClCH2COOH; NH2CH2COONa; Na2CO3; AlCl3 ; NaAlO2; NaHCO3 và NaHSO4 Số các dung dịch có pH < 7 là: A. 5. B. 6. C. 7. D. 4. Câu 6: Có bao nhiêu chất hữu cơ C3H9NO2 là đồng phân cấu tạo của nhau khi tác dụng với NaOH đều giải phóng được khí có khả năng làm xanh giấy quì ẩm? A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 7: Thủy phân hoàn toàn tetrapeptit mạch hở X được hỗn hợp chỉ gồm glyxin và phenylalanin . X có thể có tối đa bao nhiêu công thức cấu tạo? A. 8. B. 6. C. 14. D.12. Câu 8: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: (a) Saccarozơ và mantozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng). (b) Tinh bột và xenlulozơ là 2 đồng phân cấu tạo của nhau. (c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam. (d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. (e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag. (f) Saccarozơ ; mantozơ ; tinh bột và xenlulozơ là các polime thiên nhiên. Số phát biểu đúng là: A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. 1
  2. Câu 9: Cho các phản ứng: t o a/ F2 + H2O b/ MnO2 + HCl đặc c/ CaOCl2 + HClđặc d/ FeCl2 + AgNO3dư e/ FeS + HCl f/ Cu + KNO3 + H2SO4 loãng Số phản ứng oxi hóa - khử xảy ra là: A. 5. B. 6. C. 4. D. 7. Câu 10: Có các thí nghiệm sau 1. Hòa tan Fe (dư) trong HNO3 2. Hòa tan Fe2O3 trong HNO3 3. Hòa tan Fe3O4 trong H2SO4 đặc, nóng 4. Hòa tan FeS2 trong dung dịch HNO3 5. Hòa tan Fe(NO3)2 trong H2SO4 loãng 6. Hòa tan FeCl2 trong dung dịch AgNO3 (dư) Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm tạo Fe3+ là A. 5. B. 6. C. 4. D. 7. Câu 11: Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là: A. 5. B. 3. C. 4. D. 6. Câu 12: Cho dãy các oxi sau: SO2, NO2, NO, SO3, CrO3, P2O5, CO, N2O5, N2O. Số oxit trong dãy tác dụng được với H2O ở điều kiện thường là: A. 5. B. 6. C. 4. D. 7. Câu 13: Cho các phản ứng (a) Sn + HCl (b) FeS + HCl (c) MnO2 + HCl (đặc) (d) Fe2O3 + HCl (e) Al + HCl (f) KMnO4 + HCl (đặc) Số phản ứng trong đó HCl đóng vai trò chất oxi hóa là: A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 14: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Đun nóng dung dịch bão hòa NH4NO2 (b) Đun nóng NaCl tinh thể với dung dịch H2SO4 (đặc) (c) Cho clorua vôi vào dung dịch HCl đặc (d) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). (e) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. (g) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3. (h) Cho CuS vào dung dịch HCl (loãng). (i) Cho F2 tác dụng với nước. Số thí nghiệm sinh ra chất khí là: A. 5. B. 6. C. 4. D. 7. Câu 15: Cho các phát biểu sau: (a) Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 hidrocacbon mạch hở, nếu thu được số mol H2O bằng số mol CO2 thì X là hỗn hợp 2 anken. (b) Trong thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon. (c) Các hiđrocacbon có cùng phân tử lượng đều là các đồng phân của nhau. (d) Những hợp chất hữu cơ có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 là đồng đẳng của nhau. (e) Anđehit fomic, axit axetic, glucozơ và saccarozơ có cùng công thức đơn giản nhất. (g) Ure không phải hợp chất hữu cơ (h) Phân tử lượng của hợp chất hữu cơ chỉ chứa C,H hoặc C, H, O luôn là số chẵn. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 6. C. 4. D. 2. Câu 16: Cho các tơ sau: tơ xenlulozô axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6 và tơ lapsan. Có bao nhiêu loại tơ poliamit? A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 17: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: (a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. (b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit (c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam. 2
  3. (d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. (e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag. (g) Sacarozơ chỉ tồn tại ở dạng mạch vòng. Số phát biểu đúng là: A. 5. B. 6. C. 4. D. 3. Câu 18: Cho các phát biểu sau: (a) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử (b) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen (c) Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một (d) Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2 (e) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ (f)Trong công nghiệp, axeton được sản xuất từ cumen Số phát biểu đúng là A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 19: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nhiệt phân Cu(NO3)2 (b) Nung FeS2 trong không khí (c) Nhiệt phân KNO3 (d) Cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch NH3 (dư) (e) Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 (g) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 (dư) (h) Nung Ag2S trong không khí (i) Nhiệt phân HgO. Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi các phản ứng kết thúc là A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 20: Cho các phát biểu sau: (a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ (b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau (c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 (d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam (e)Trong dung dịch, fructozơ và glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 21: Trong số các chất sau, có bao nhiêu chất có thể điều chế trực tiếp được ancol etylic: etan; etylen; metyl fomat; etyl clorua; axit axetic; anđehit axetic và ancol metylic? A. 5. B. 6. C. 4. D. 3. Câu 22: Trong các thí nghiệm sau : (1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF. (2) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S. (3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng. (4) Cho CaOCl2 tác dụng với dung dịch HCl đặc. (5) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH. 6) Cho khí O3 tác dụng với Ag. (7) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng. (8) Cho khí Cl2 tác dụng với dung dịch H2S. Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là: A. 5. B. 7. C. 4. D. 6. Câu 23: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Đốt dây sắt trong hơi iot. (2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi). (3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng, dư). (4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3. (5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư). (6) Cho FeCl3 vào dung dịch AgNO3 (dư) Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt (II) ? A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. 3
  4. Câu 24: Thực hiện các thí nghiệm sau : (I) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4 (II) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S (III) Sục hỗn hợp khí NO2 và O2 vào nước (IV) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng (V) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (VI) Cho SiO2 vào dung dịch HF Số thí nghiệm có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra là A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 25: Có các phát biểu sau : (1) Lưu huỳnh, photpho đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3 (2) Ion Fe3+ có cấu hình electron viết gọn là [Ar]3d5 (3) Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo (4) Phèn chua có công thức Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O (5) Al; Al2O3; Al(OH)3 là các chất lưỡng tính (6) Hỗn hợp H2 và F2 nổ mạnh ở ngay nhiệt độ rất thấp. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 26: Trong số các phát biểu sau về phenol (C6H5OH): (I) Phenol tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch HCl (II) Phenol có tính axit, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím (III) Phenol dùng để sản xuất keo dán, chất diệt nấm mốc (IV) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen (V) Phenol có thể điều chế trực tiếp từ cumen Số phát biểu đúng là A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 27: Cho một số nhận định về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí như sau: (1) Do hoạt động của núi lửa. (2) Do khí thải công nghiệp, khí thải sinh hoạt. (3) Do khí thải từ các phương tiện giao thông. (4) Do khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh. (5) Do nồng độ cao của các ion kim loại: Pb2+, Hg2+, Mn2+, Cu2+ trong các nguồn nước. Số nhận định đúng là: A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 28: Cho các cặp chất với tỉ lệ số mol tương ứng như sau: (a) Fe3O4 và Cu (1:1) (b) Sn và Zn (2:1) (c) Fe2O3 và Cu (1:1) (d) Fe2(SO4)3 và Cu (1:1) (e) FeCO3 và Cu (2:1) (g) FeCl3 và Cu (1:1) Số cặp chất tan hoàn toàn trong một lượng dư dung dịch HCl loãng nóng là A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 29: Cho các chất: (1) axit picric; (2) cumen; (3) xiclohexanol; (4) 1,2-đihiđroxi-4-metylbenzen; (5) 4- metylphenol; (6) -naphtol; (7) ancol benzylic. Số chất thuộc loại phenol là: A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 30: Cho các chất : phenol; anilin; metyl phenyl ete; ancol benzylic; axit benzoic; benzen; toluen; stiren và xiclohexan. Số chất tác dụng được với nước brom là A. 5. B. 6. C. 4. D. 3. Câu 31: Có các nhận xét sau: (1) HF có tính axit mạnh hơn HI. (2) Nước Javen có tính giặt rửa rất tốt. 3+ 5 (3) Fe có cấu hình [Ar]3d . (4) SiO2 tan trong NaOH loãng đun sôi. (5) Al; Al2O3 và Al(OH)3 là các chất lưỡng tính. (6) NO; CO; N2O là các oxit trung tính. Số nhận xét đúng là A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 32: Có bao nhiêu chất dưới đây cho được phản ứng tráng gương: axit fomic; etyl fomat; axeton; glucozơ; fructozơ; saccarozơ; anđehit acrylic và axetylen? A. 5. B. 6. C. 4. D. 7. Câu 33: Cho isopren tác dụng với HBr theo tỉ lệ mol 1 : 1. Số dẫn xuất monobrom tối đa thu được là A. 5. B. 6. C. 4. D. 7. 4
  5. Câu 34: Có bao nhiêu este mạch hở, công thức phân tử C4H6O2? A. 5. B. 6. C. 4. D. 7. Câu 35: Cho lần lượt các dung dịch MgCl 2; FeCl2; AlCl3; CuCl2; ZnSO4 vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy sau phản ứng được x kết tủa. Cũng cho lần lượt các dung dịch trên vào nước NH 3 dư thấy sau phản ứng được y kết tủa. Giá trị (x + y) là A. 5. B. 7. C. 8. D. 6. Câu 36: Trong số các chất sau đây, có bao nhiêu chất không có đồng phân hình học: but-1-en; 2,3-đimetylbut- 2-en; pent-2-in; penta-1,3-đien; buta-1,3-đien; ancol anlylic và vinyl axetat? A. 5. B. 6. C. 4. D. 7. Câu 37: Công thức đơn giản nhất của một axit cacboxylic là CHO. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol axit cacboxylic trên được chưa đến 6 mol CO2. Số axit cacboxylic thỏa mãn các tính chất đã nêu là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 38: Trong tự nhiên, nguyên tố hiđro có 3 đồng vị là 1 H; 2 H và 3 H; Nguyên tố oxi cũng có 3 đồng vị là 1 1 1 16 O ; 17 O và 18 O . Số phân tử nước tối đa có thể tạo ra từ các đồng vị trên là 8 8 8 A. 12. B. 9. C. 15. D. 18. 3+ 2+ + 2+ Câu 39: Cho dãy các chất và ion : HCl, Cr , Fe, Cl2, SO2, NO2, C, Al, Mg , Na , Fe , FeCl3 và H2O. Số chất và ion vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là: A. 5. B. 6. C. 9. D. 7. Câu 40: Cho các phát biểu sau: (a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic. (b)Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước. (c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói. (d) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết -1,4-glicozit. (e) Sacarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc. (f) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 41: Cho các cân bằng sau (I) 2HI (k) H2 (k) + I2 (k) (II) CaCO3 (r) CaO (r) + CO2 (k) (III) N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k) (IV) 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k) (V) 2NO2 (k) 2NO (k) + O2 (k) (VI) Fe2O3 (r) + 3CO (k) 2Fe (r) + 3CO2 (k) Khi giảm áp suất của hệ, số cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 42: Một học sinh nhận định: “Muốn làm sạch một mẫu bạc bị lẫn tạp chất là nhôm và kẽm, ta ngâm mẫu bạc này vào một trong các lượng dư dung dịch: NaOH; HCl; FeCl3 hoặc AgNO3”. Số dung dịch có thể giúp học sinh này thành công là A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 43: Hợp chất hữu cơ X chứa vòng benzen có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Trong X, tỉ lệ khối lượng các nguyên tố là m C : mH : mO = 21 : 2 : 8. Biết X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là A. 9. B. 7. C. 4. D. 6. Câu 44: Nhúng một lá kim loại M vào dung dịch Fe(NO3)3. Sau một thời gian lấy lá kim loại M ra cân thấy khối lượng không đổi. Có bao nhiêu kim loại trong số các kim loại sau thỏa tính chất của kim loại M nói trên: Fe; Cu; Mg và Ag? A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 45: Biết rằng a mol kim loại M tan hết trong dung dịch HCl chứa 3a mol HCl và cũng tan hết trong dung dịch HNO3 chứa 3a mol HNO3 (tạo NO là sản phẩm khử duy nhất). Có bao nhiêu kim loại M trong số các kim loại sau thỏa mãn điều kiện trên: Fe; Mg; Zn và Al? A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 5
  6. Câu 46: DHA (docosahexaenoic acid) có trong mỡ của các loài cá sống ở vùng biển lạnh và sâu, là một axit béo chưa no thuộc nhóm omega-3. DHA đã được các nhà khoa học chứng minh có lợi cho việc phát triển trí não của trẻ, giúp giảm loạn nhịp tim, giảm tỷ lệ bị bệnh suy động mạch vành, giảm chứng nhồi máu cơ tim ở người lớn. DHA có công thức C21H31COOH, mạch không phân nhánh, phân tử chỉ chứa toàn nối đơn và nối đôi. Số nối đôi C=C trong một phân tử axit béo chưa no DHA là A. 4 B. 5C. 6 D. 7 Câu 47: Có các thí nghiệm (1) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3. (2) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3. (3) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]). (4) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4. (5) Sục khí CO2 tới dư vào nước vôi trong. (6) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S. (7) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2. (8) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]). Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa? A. 5 B. 6C. 7 D. 4 Câu 48: Có các chất (hoặc dung dịch) sau: 1/ Thủy ngân 2/ Dung dịch NaCN 3/ Axit flohidric. 4/ Nước cường toan Số chất (hoặc dung dịch) có khả năng hòa tan được vàng là A. 4 B. 2. C. 3 D. 1. Câu 49: Cho buta-1,3-đien phản ứng cộng với HBr theo tỉ lệ mol 1:1. Số dẫn xuất monobrom (đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học) thu được là: A. 5 B. 4C. 3 D. 6 Câu 50: Có bao nhiêu chất trong số các chất sau vừa có liên kết ion, vừa có liên kết cộng hóa trị trong phân tử: NH3; Na2O; CaF2; NaOH và HClO? A. 4 B. 2. C. 1 D. 3. 6