Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 12 - Chương 2: Cacbohidrat

pdf 6 trang hangtran11 11/03/2022 4351
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 12 - Chương 2: Cacbohidrat", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_tap_trac_nghiem_hoa_hoc_lop_12_chuong_2_cacbohidrat.pdf

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 12 - Chương 2: Cacbohidrat

  1. HÓA HỌC 12 – CHƯƠNG II: CACBOHIDRAT TRẮC NGHIỆM MỆNH ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ CACBOHIDRAT Ngày hoàn thành: 27/8/2021 Do tài liệu mới được soạn quý thầy, cô, cùng các bạn độc giả nếu thấy sai sót hoặc chưa phù hợp với nội dung chương trình vui lòng nhắn đến địa chỉ email: nguyenquocdat0834@gmail.com để cùng nhau hoàn thiện tài liệu này. Quý thầy, cô, cùng các bạn độc giả cần file word vui lòng nhắn tin đến địa chỉ: nguyenquocdat0834@gmail.com . Câu 1: Cho các phát biểu sau: (1) Glucozơ là chất kết tinh, không màu, không vị, dễ tan trong nước. (2) Do phân tử fructozơ chứa 5 nhóm OH trong đó có 4 nhóm liền kề và 1 nhóm chức C = O nên có các tính chất hóa học của ancol tạp chức và xeton. (3) Gluxit là các hợp chất hữu cơ phức tạp, trong phân tử lại có nhiều nhóm -OH và nhóm cacbonyl (-CHO; -CO ). (4) Saccarozo sở hữu tính chất của poliancol liền kề, hòa tan Cu(OH)2 tạo phức đồng màu xanh lam. (5) Tinh bột, phân tử gồm nhiều mắt xích α - glucozơ liên kết với nhau và có công thức phân tử là (C6H10O5)n. Số phát biểu đúng là: A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 2: Cho các phát biểu sau: (1) Xenlulozơ khi thủy phân tạo ra glucozo và fructozo. (2) Khi cho dung dịch glucozơ hòa tan Cu(OH)2 đun nóng sẽ có kết tủa màu đỏ gạch. (3) Saccarozo, tinh bột và xenlulozo đều có phản ứng thủy phân. (4) Glucozơ cũng có trong cơ thể người và động vật. Trong máu người có một lượng nhỏ glucozơ không đổi là 0,01%. (5) Saccarozơ, mantozơ, tinh bột và xenlulozơ đều bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác. Số phát biểu đúng là: A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 3: Cho các phát biểu sau: (1) Các mắt xích α – glucozơ trong tinh bột liên kết với nhau tạo thành hai dạng: amilozơ và amilopectin. (2) Glucozo làm đậm màu nước brom. (3) Gluxit là một loại chất hữu cơ gồm có 3 nguyên tử là cacbon (C), oxi (O) và Hidro (H) với tỷ lệ H:O = 1:2. (4) Glucozơ, fructozơ và mantozơ đều có phản ứng tráng bạc. (5) Trong công nghiệp người ta thường sản xuất saccarozơ từ mía. Số phát biểu sai là: A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 4: Cho các phát biểu sau: (1) Trong mật ong có nhiều glucozơ (khoảng 30%). (2) Glucozơ là sản phẩm trung gian trong sản xuất ancol etylic từ các nguyên liệu có tinh bột và xenlulozơ. (3) Nhỏ dung dịch I2 vào lát cắt của củ khoai lang thì xuất hiện màu xanh tím. (4) Phản ứng thủy phân mantozo cũng xảy ra trong cơ thể người và động vật. (5) Fructozơ không có phản ứng làm mất màu dung dịch brom. Số phát biểu đúng là:
  2. A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 5: Cho các phát biểu sau: (1) Xenlulozơ là một polisaccarit, phân tử gồm nhiều gốc β-glucozơ liên kết với nhau thành mạch kéo dài. (2) Ở dạng mạch hở glucozơ tồn tại 2 dạng: dạng α và dạng β. (3) Glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người ốm. (4) Glucozo và fructozo vào dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng xảy ra phản ứng tráng bạc. (5) Gluxit gồm 3 loại: Monosaccharide, Disaccarit, Polysaccarit. Số phát biểu sai là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 6: Cho các phát biểu sau: (1) Glucozơ và fructozơ là đồng đẳng của nhau. (2) Trong công nghiệp, glucozơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột nhờ xúc tác là axit clo hiđric loãng hoặc enzim. (3) Glucozơ có nhiều trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho. (4) Saccarozo và mantozo là đồng phân của nhau. (5) Saccarozo có tính chất của ancol đa chức và monosaccarit. Số phát biểu đúng là: A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 7: Cho các phát biểu sau: (1) Tinh bột, xenlulozơ và saccarozơ khi thủy phân đều thu được một loại monosacrit. (2) Trong tự nhiên, có rất nhiều loại thực phẩm có chứa gluxit, bao gồm các loại như: đường, chất xơ, tinh bột (3) Ở trạng thái tính thể, phân tử mantozơ gồm hai gốc α-glucozơ liên kết với nhau. (4) Glucozơ có công thức phân tử là C6H10O6. (5) Saccarozo có phân tử khối là 344. Số phát biểu đúng là: A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 8: Cho các phát biểu sau: (1) Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng. (2) Glucozo tác dụng với Cu(OH)2 trong NaOH ở điều kiện thường thể hiện tính chất của ancol đa chức. (3) Saccarozo có nhiều trong các loại thực vật và là thành phần chủ yếu của đường mía, đường củ cải, đường thốt nốt. (4) Mantozơ thuộc loại đisaccarit có tính khử. (5) Trong công nghiệp, glucozơ được chuyển hoá từ saccarozơ dùng để tráng gương, tráng ruột phích. Số phát biểu sai là: A. 3. B. 2. C. 1. D. 0. Câu 9: Cho các phát biểu sau: (1) Trong nước nóng, hạt tinh bột sẽ ngậm nước và trương phồng lên tạo thành dung dịch keo, gọi là hồ tinh bột. (2) Glucozo và fructozo có công thức phân tử giống nhau. (3) Trong phân tử saccarozo, gốc β - glucozơ và gốc α - fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi giữa C1 của glucozơ và C2 của fructozơ (C1 - O - C2). (4) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc hay phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng.
  3. (5) Khi dẫn khí hiđro vào dung dịch glucozơ đun nóng (xúc tác Ni), thu được một poliancol có tên là sobitol. Số phát biểu sai là: A. 3. B. 2. C. 1. D. 0. Câu 10: Cho các phát biểu sau: (1) Xenlulozơ là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo như tơ visco, tơ axetat, chế tạo thuốc súng không khói và chế tạo phim ảnh. (2) Cây xanh tổng hợp ra monosaccarit từ CO2 và H2O nhờ năng lượng của ánh sáng mặt trời và chất clorophin (chất diệp lục) có sẵn trong cây xanh. (3) Công thức cấu tạo của frutozơ tương tự như công thức cấu tạo của glucozơ. (4) Ở dạng mạch vòng nhóm – OH ở vị trí C số 1 được gọi là OH – hemiaxetal. (5) Saccarozo được dùng làm thức ăn cho người. Số phát biểu đúng là: A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 11: Cho các phát biểu sau: (1) Trong dung dịch, gốc α−glucozơ của mantozơ có thể mở vòng tạo ra nhóm CH=O. (2) Saccarozo được sử dụng nhiều trong nền công nghiệp thực phẩm và dược phẩm để pha chế thuốc. (3) Mantozo còn gọi là đường mạch nha. (4) Trong phân tử mantozo đơn vị monosaccarit thứ hai có nhóm OH semiaxetal tự do, có thể mở vòng tạo thành nhóm anđehit (– CHO). (5) Dung dịch saccarozơ tham gia phản ứng tráng bạc, không bị oxi hóa bởi nước brom. Số phát biểu sai là: A. 3. B. 2. C. 1. D. 0. Câu 12: Cho các phát biểu sau: (1) Amilopectin chiếm khoảng 70 – 80% khối lượng tinh bột, có cấu tạo phân nhánh (2) Tương tự tinh bột, xenlulozơ có tính khử; khi thủy phân xenlulozơ đến cùng thì thu được glucozơ. (3) Phản ứng thủy phân xenlulozo xảy ra ở trong dạ dày người, trâu, bò nhờ enzim xenlulozo. (4) Fructozơ là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước. (5) Saccarozo bị thủy phân trong môi trường axit tạo ra glucozơ và fructozơ Số phát biểu sai là: A. 3. B. 2. C. 1. D. 0. Câu 12: Cho các phát biểu sau: (1) Xenlulozo có cấu trúc dạng mạch thẳng, không xoắn. (2) Xenlulozo tác dụng với anhidrit axetic sinh ra xenlulozo triaxetat là chất dẻo dễ kéo thành tơ sợi. (3) Khi có enzim xúc tác ở nhiệt độ khoảng 60 - 650C, glucozơ bị lên men cho ancol metylic và khí cacbonic. (4) Khi glucozơ tác dụng với CH3COOH (dư) cho este 5 chức. (5) Dung dịch glucozơ hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch phức đồng – glucozơ có màu xanh tím. Số phát biểu đúng là: A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 13: Cho các phát biểu sau: (1) Ở dạng mạch hở phân tử glucozơ có 1 nhóm andehit. (2) Saccarozo là chất kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. (3) Trong dung dịch, frutozơ tồn tại chủ yếu ở dạng β, vòng 5 hoặc 6 cạnh. (4) Glucozo và fructozo có thể tác dụng với hidro sinh ra cùng một sản phẩm (5) Glucozo tác dụng với Cu(OH)2 trong NaOH khi đun nóng thể hiện tính chất của andehit.
  4. Số phát biểu đúng là: A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 14: Cho các phát biểu sau: (1) Tất cả các cacbohiđrat đều có phản ứng thủy phân. (2) Fructozơ có nhiều trong hoa quả và đặc biệt trong mật ong (40%). (3) Để phân biệt glucozo với fructozo dùng dung dịch nước brom. (4) Xenlulozơ có cấu tạo mạch phân nhánh, mỗi gốc C6H10O5 có 4 nhóm OH. (5) Tinh bột bị thủy phân thành glucozơ nhờ các enzim. Số phát biểu đúng là: A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 15: Cho các phát biểu sau: (1) Trong thực tế glucozơ tồn tại chủ yếu ở hai dạng mạch vòng là: α-glucozơ và β-glucozơ. (2) Fructozơ không ngọt bằng đường mía. (3) Monosaccharide là một loại carbohydrate không thể thủy phân thành carbohydrate nhỏ hơn. (4) Saccarozo tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm. (5) Đối với cơ thể người, vai trò chính của gluxit chính là sản sinh năng lượng. Số phát biểu sai là: A. 4. B. 1. C. 5. D. 2. Câu 16: Cho các phát biểu sau: (1) Có thể dùng dd Ca(OH)2, CO2, SO2 để tinh chế đường saccarozơ. (2) Mantozo tác dụng với Cu(OH)2 tạo kết tủa màu đỏ gạch Cu2O khi đun nóng. (3) Sản phẩm của phản ứng giữa xenlulozơ với CS2 (cacbon đisunfua) và NaOH là một dung dịch rất nhớt gọi là visco. (4) Khi thủy phân mantozo khi có mặt axit xúc tác hoặc enzim chỉ sinh ra phân tử glucozơ. (5) Saccarozo được dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm. Số phát biểu sai là: A. 3. B. 2. C. 1. D. 0. Câu 17: Cho các phát biểu sau: (1) Hàm lượng tinh bột trong ngô cao hơn trong gạo. (2) Glucozơ có các tính chất của anđehit và ancol đa chức. (3) Để phân biệt dd saccarozơ và mantozơ ta dùng dung dịch AgNO3/NH3. (4) Xenlulozơ có nhiều nhất trong gỗ. (5) Tinh bột được dùng để sản xuất bánh kẹo, glucozơ và hồ dán. Số phát biểu đúng là: A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 18: Cho các phát biểu sau: (1) Tinh bột và xenlulozo khác nhau về cấu trúc mạch phân tử. (2) Có thể tạo ra glucozơ bằng phản ứng lục hợp HCHO xúc tác Ca(OH)2. (3) Trong môi trường axit fructozơ chuyển hóa thành glucozơ nên fructozơ có phản ứng tráng gương, phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. (4) Glucozơ và fructozơ có tính chất của ancol đa chức liền kề nên hoà tan được Cu(OH)2 tạo dd xanh và các tính chất khác của ancol. (5) Mantozơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột nhờ enzim amilaza. Số phát biểu đúng là: A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 19: Cho các phát biểu sau: (1) Xenlulozơ tan trong nước Svayde (dung dịch thu được khi hòa tan Cu(OH)2 trong amoniac). (2) Xenlulozơ là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, tạo nên bộ khung của cây cối.
  5. (3) Glucozơ là hợp chất đa chức, ở dạng mạch hở phân tử có cấu tạo của anđehit đơn chức và ancol 5 chức. (4) Thủy phân xenlulozo sẽ được glucozo làm nguyên liệu sản xuất etanol. (5) Glucozơ và fructozơ là các chất rắn kết tinh màu trắng, vị ngọt, tan tốt trong nước. Số phát biểu sai là: A. 3. B. 2. C. 1. D. 0. Câu 20: Cho các phát biểu sau: (1) Mỗi mắt xích C6H10O5 có 3 nhóm OH tự do nên xenlulozo có tính chất hóa học của ancol đa chức. (2) Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm OH kề nhau. (3) Mantozo được tạo thành từ sự kết hợp của 2 gốc α-glucozơ bằng liên kết α-1,4-glicozit. (4) Fructozơ có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ phân tử fructozơ có nhóm chức CHO. (5) Cả xenlulozơ và tinh bột đều có phản ứng tráng bạc. Số phát biểu đúng là: A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 21: Cho các phát biểu sau: (1) Saccarozo và glucozơ đều dễ tan trong nước; tinh bột và xenlulozơ đều không tan trong nước. (2) Glucozơ và saccarozơ là đều có trong củ cải đường. (3) Saccarozo không tham gia phản ứng tráng bạc. (4) Saccarozo được dùng làm nguyên liệu để pha chế thuốc. (5) Glucozo và fructozo đều bị khử bởi khí H2 (xúc tác Ni, đun nóng). Số phát biểu đúng là: A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 22: Cho các phát biểu sau: (1) Tinh bột có trong thức ăn ngọt, trái cây, sữa, sữa chua, bánh mì, ngũ cốc, gạo, mì sợi, khoai tây, và một số rau quả khác. (2) Người ta cũng có thể điều chế glucozơ bằng cách thủy phân fructozo. (3) Công thức hóa học chung của monosaccarit là CnH2n+2On. (4) Tinh bột và xenlulozơ đều được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. (5) Ở gan (người), glucozơ được tổng hợp lại nhờ enzim thành glicogen dự trữ cho cơ thể. Số phát biểu sai là: A. 0. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 23: Cho các phát biểu sau: (1) Glucozơ ở dạng tinh thể, saccarozơ ở dạng kết tinh, xenlulozơ ở dạng sợi, tinh bột ở dạng bột vô định hình. (2) Giấy viết, vải sợi bông chứa nhiều xenlulozơ. (3) Tinh bột và xenlulozo là đồng phân của nhau (4) Cho nhúm bông vào dung dịch H2SO4 70%, đun nóng thu được dung dịch trong suốt. (5) Glucozơ, fructozơ và mantozơ đều có khả năng hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam. Số phát biểu đúng là: A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 24: Cho các phát biểu sau: (1) Tinh bột có cấu trúc xoắn, xenlulozơ có cấu trúc mạch thẳng. (2) Glucozơ có trong hầu hết các bộ phận của cây như lá, hoa, rễ, và nhất là trong quả chín. (3) Do cấu tạo mạch ở dạng xoắn có lỗ rỗng, tinh bột hấp thụ iot cho màu xanh tím. (4) Amilozơ chiếm từ 20-30% khối lượng tinh bột, có cấu tạo mạch không phân nhánh. (5) Tinh bột có cấu trúc mạch nhánh, được coi là dự trữ năng lượng lý tưởng do nó không hòa tan trong nước, không khuếch tán ra khỏi tế bào và hầu như không có hiệu ứng thẩm thấu.
  6. Số phát biểu đúng là: A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 25: Cho các phát biểu sau: (1) Tinh bột do các gốc fructozơ tạo ra. (2) Xenlulozơ là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không có mùi, vị ngọt (3) Xenlulozơ không tan trong nước và nhiều dung môi hữu cơ như etanol, ete, benzen và nước Svayde. (4) Tinh bột là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh. (5) Tinh bột là chất dinh dưỡng cơ bản của con người và một số động vật. Số phát biểu sai là: A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 26: Cho các phát biểu sau: (1) Đun nóng xenlulozơ trong hỗn hợp axit nitric đặc và axit sunfuric thu được xenlulozơ trinitrat. (2) Xenlulozo là polime thiên nhiên và là nguyên liệu để sản xuất các tơ tổng hợp. (3) Ở điều kiện thường, glucozo, fructozo và saccarozo đều tan tốt trong nước. (4) Tinh bột thuộc loại polisaccarit. (5) Glucozo và fructozo có thể tác dụng với Cu(OH)2 tạo ra cùng một loại phức đồng. (6) Glucozo có vị ngọt thấy đầu lưỡi mát lạnh vì xảy ra phản ứng lên men rượu Số phát biểu sai là: A. 0. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 27: Cho các phát biểu sau: (1) Glucozơ, fructozơ và mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. (2) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói. (3) Xenlulozơ thường được dùng trực tiếp hoặc chế biến thành giấy. (4) Amilozo trong tinh bột chứa liên kết α - 1,4- glicozit và α - 1,6- glicozit. (5) Glucozo và axetilen đều là hợp chất không no nên đều tác dụng với nước brom (6) Có thể phân biệt glucozo và fructozo bằng phản ứng tráng bạc Số phát biểu đúng là: A. 0. B. 5. C. 3. D. 2. HẾT