Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 12: Nhôm và hợp chất

docx 15 trang thaodu 4910
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 12: Nhôm và hợp chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_hoa_hoc_lop_12_nhom_va_hop_chat.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 12: Nhôm và hợp chất

  1. BÀI TẬP NHÔM VÀ HỢP CHẤT I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA Al Câu 1: Cho 5,4 gam Al vào 1000 ml dung dịch KOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích khí H2 đktc) thu được là A. 4,48 lít B. 0,448 lít C. 6,72 lít D. 0,224 lít Câu 2: Hoà tan hoàn toàn 2,7 gam Al bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là A. 3,36. B. 4,48. C. 2,24. D. 1,12. Câu 3: Chia m gam Al thành hai phần bằng nhau: - Phần 1, tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, sinh ra x mol khí H2. - Phần 2, tác dụng với lượng dư dung dịch HNO 3 loãng, sinh ra y mol khí N2O (sản phẩm khử duy nhất). Quan hệ giữa x và y là A. x = y B. x = 2y C. x = 4y D. y = 2x Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 20,7 gam hỗn hợp X gồm Al và Al 2O3 bằng lượng dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau phản ứng thu được 6,72 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch NaOH đã dùng là A. 400 mL B. 500 mL C. 800 mL D. 200 mL Câu 5: Cho 5,1 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thấy khối lượng dung dịch tăng lên 4,6 gam. Số mol HCl tham gia phản ứng là : A. 0,5 mol B. 0,3 mol C. 0,25 mol D. 0,125 mol Câu 6: Đốt một lượng Al trong 6,72 lít O2. Chất rắn thu được sau phản ứng cho hòa tan hoàn toàn vào dung dịch HCl thấy thoát ra 6,72 lít H2 (các thể tích khí đo ở đktc). Khối lượng Al đã dùng là A. 16,2 gam. B. 5,4 gam. C. 8,1 gam. D. 10,8 gam. Câu 7: Hoà tan a gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng dung dịch HCl thu được 17,92 lit khí H 2 (đktc). Cùng lượng hỗn hợp trên hoà tan trong dung dịch NaOH dư thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Giá trị của a là A. 3,9 B. 7,8 C. 11,7 D. 15,6 Câu 8: Cho 24,3 gam kim loại Al tác dụng với 5,04 lít O2 khí (đktc) thu được chất rắn A. Cho A tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có V lít khí H2 (ở đktc) thoát rA. Giả sử các phản ứng hoàn toàn. Giá trị của V là A. 20,16 lít B. 17,92 lít C. 13,44 lít D. 26,88 lít Câu 9: Cho 7,68 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào 400 ml dung dịch Y gồm HCl 1M và H 2SO4 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,512 lít khí (ở đktc). Phần trăm về khối lượng của Al trong X là A. 56,25% B. 49,22% C. 50,78% D. 43,75% Câu 10: Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H 2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là A. 1. B. 6. C. 7. D. 2. Câu 11: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là : A. 12,3 B. 11,5 C. 15,6 D. 10,5
  2. Câu 12: Chia 6,68 gam hỗn hợp Fe và kim loại M hoá trị không đổi thành hai phần bằng nhau: - Phần một tan hoàn trong trong HCl thu 1,792 lít khí. - Phần hai tan trong H2SO4 đặc nóng dư thu 2,352 lít SO2 đktc). Kim loại M là A. Mg B. Zn C. Al D. Na Câu 13: Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 38,34 gam B. 34,08 gam C. 106,38 gam D. 97,98 gam Câu 14: Cho m1 gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m2 gam chất rắn X. Nếu cho m2 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (ở đktc). Giá trị của m1 và m2 lần lượt là A. 8,10 và 5,43. B. 1,08 và 5,43. C. 0,54 và 5,16. D. 1,08 và 5,16. Câu 15: Cho 6,48 gam Al tác dụng hoàn toàn với 100 ml dung dịch chứa Fe 2(SO4)3 1M và CuSO4 0,8M sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 16,4 gam B. 24,26 gam C. 15,2 gam D. 15,57 gam Câu 16: Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO 3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 32,4. B. 64,8. C. 59,4. D. 54,0. Câu 16: X là hỗn hợp kim loại Ba và Al. Hòa tan m gam X vào lượng dư nước thu được 8,96 lít H2 (đktc). Cũng hòa tan m gam X vào dung dịch NaOH dư thì thu được 12,32 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là A. 58,85. B. 21,80. C. 13,70. D. 57,50. Câu 17: Cho 10,8 gam nhôm vào 500 ml dung dịch chứa HCl 0,4M và FeCl 3 1,2M. Sau phản ứng hoàn toàn thu m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 8,4 gam B. 28 gam C. 16,8 gam D. 11,2 gam Câu 18: Hoà tan hoàn toàn 8,862 gam hỗn hợp gồm Al và Mg vào dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch X và 3,136 lít (ở đktc) hỗn hợp Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hoá nâu trong không khí. Khối lượng của Y là 5,18 gam. Cho dung dịch NaOH (dư) vào X và đun nóng, không có khí mùi khai thoát rA. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là A. 12,80% B. 19,53% C. 15,25% D. 10,52% Câu 19: Cho 25,8 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH được 6,72 lít H 2 (đktc). Khối lượng của Al và Al2O3 trong hỗn hợp lần lượt là A. 5,4 gam và 20,4 gam B. 20,4 gam và 5,4 gam C. 0,54 gam và 2,04 gam D. 2,04 gam và 0,54 gam Câu 20: Cho 1,29 gam hỗn hợp gồm Al và Al 2O3 tan trong dung dịch NaOH dư thu được 0,015 mol khí H2. Thể tích dung dịch HCl 0,2M cần dùng để hòa tan hết hỗn hợp ban đầu là A. 900 ml. B. 450 ml. C. 150 ml. D. 300 ml. Câu 21: Hỗn hợp X gồm Ba và Al. Cho m gam X vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH, thu được 15,68 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là A. 24,5 B. 29,9 C. 19,1 D. 16.6
  3. Câu 22: Cho m gam hỗn hợp X gồm Na và Al vào nước dư được V lít H2. Mặt khác, cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch NaOH dư thu được 2V lít H2 (đktc). Vậy % số mol của Al trong hỗn hợp X là A. 26,7% B. 73,3% C. 54,0% D. 28,1% Câu 23: Cho hỗn hợp X gồm 2 kim loại Al và Ba. Tiến hành 2 thí nghiệm Thí nghiệm 1: Cho m gam X vào nước dư thu được 1,344 lít H2 (ở đktc) Thí nghiệm 2: Cho 2m gam X vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 20,832 lít H2 (ở đktc) Giá trị của m là A. 9,155 B. 11,850 C. 2,055 D. 10,155 Câu 24: Cho m gam hỗn hợp X gồm Ba và Al (trong đó Al chiếm 37,156% về khối lượng) tác dụng với H2O dư thu được V lít khí H2 (ở đktc). Mặt khác, nếu cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 12,32 lít H2 (ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là A. 21,8 và 8,96. B. 43,8 và 8,96. C. 43,8 và 10,08. D. 21,8 và 10,08. Câu 25: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na2O và Al2O3 vào H2O thu được 200 ml dung dịch Y chỉ chứa chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M. Giá trị của m là A. 22,6 gam B. 16,4 gam C. 8,2 gam D. 11,3 gam Câu 26: Cho 1,56 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 phản ứng hết với dung dịch HCl (dư), thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch X thu được kết tủa, lọc hết lượng kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 2,04 gam chất rắn. Giá trị của V là A. 0,448. B. 0,224. C. 1,344. D. 0,672. Câu 27: Chia hỗn hợp X gồm K, Al và Fe thành hai phần bằng nhau. - Cho phần 1 vào dung dịch KOH (dư) thu được 0,784 lít khí H2 (đktc). - Cho phần 2 vào một lượng dư H2O, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hoà tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl (dư) thu được 0,56 lít khí H2 (đktc). Khối lượng (tính theo gam) của K, Al, Fe trong mỗi phần hỗn hợp X lần lượt là A. 0,39; 0,54; 1,40. B. 0,78; 1,08; 0,56. C. 0,39; 0,54; 0,56. D. 0,78; 0,54; 1,12. Câu 28: Hỗn hợp X gồm Ba, Na và Al, trong đó số mol của Al bằng 6 lần số mol của Ba. Cho m gam X vào nước dư đến phản ứng hoàn toàn, thu được 1,792 lít khí H2 (đktc) và 0,54 gam chất rắn. Giá trị của m là A. 3,90. B. 5,27. C. 3,45. D. 3,81. Câu 29: Cho 20,7 gam hỗn hợp X gồm Al, Al2O3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí (ở đktc). Mặt khác cho 20,7 gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thu được 448 mL khí N2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị m là A. 111,5 gam B. 102,8 gam C. 78,55 gam D. 110,5 gam Câu 30: Hỗn hợp X gồm Al, Fe. Hòa tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch HCl dư thu được V 1 lít H2. Mặt khác hòa tan hoàn toàn m gam X trong dung dịch HNO3 dư thu được V2 lít NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Cho tỉ lệ V1:V2 = 19:16. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là A. 72,2% B. 73,8% C. 75,0% D. 77,6%
  4. II. TÍNH LƯỠNG TÍNH CỦA Al(OH)3 Câu 1: Cho 0,35 mol NaOH vào dung dịch X chứa 0,1 mol AlCl3. Khối lượng kết tủa thu được là A. 0,39 gam B. 0,78 gam C. 7,8 gam D. 3,9 gam Câu 2: Thể tích dung dịch NaOH 0,25M cần cho vào 15 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M để thu được lượng kết tủa lớn nhất là A. 210 ml. B. 60 ml. C. 90 ml. D. 180 ml. Câu 3: Cho 150 mL dung dịch Ba(OH)2 0,1M tác dụng với 100 mL dung dịch Al2(SO4)3 0,1M. Sau phản ứng khối lượng kết tủa tạo thành là? A. 4,275 gam B. 0,78 gam C. 3,495 gam D. 7,77 gam Câu 4: Cho 3,42 gam Al2(SO4)3 tác dụng với 25 mL dung dịch NaOH. Sau phản ứng thu được 0,78 gam kết tủa. Tính nồng độ của dung NaOH đã dùng? A. 1,2M và 2,8M B. 1,9M và 2,8M C. 1,2M và 2M D. 1,5M và 2M Câu 5: Cho 700 ml dung dịch KOH 0,1M vào 100 ml dung dịch AlCl3 0,2M. Sau phản ứng khối lượng kết tủa tạo ra là A. 0,78 gam B. 1,56 gam C. 0,97 gam D. 0,68 gam Câu 6: Một dung dịch chứa hỗn hợp gồm 0,02 mol Al 2(SO4)3 và 0,02 mol Na2SO4. Thêm dung dịch chứa 0,07 mol Ba(OH)2 vào dung dịch này thì khối lượng kết tủa sinh ra là A. 1,56 gam. B. 19,43 gam. C. 17,87 gam. D. 20,20 gam. Câu 7: Cho 200 mL dung dịch chứa KOH 0,9M và Ba(OH) 2 0,2M trộn lẫn với 100 mL dung dịch chứa H2SO4 0,3M và Al2(SO4)3 0,3M. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 9,32 gam B. 10,88 gam C. 14,00 gam D. 12,44 gam Câu 8: Cho 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Al 2(SO4)3 1M và CuSO4 1M tác dụng với dung dịch NaOH dư. Kết tủa thu được đem nung nóng đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng là A. 4 gam B. 6 gam C. 8 gam D. 10 gam Câu 9: Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3; 0,016 mol Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 1,560. B. 2,568. C. 5,064. D. 4,128. Câu 10 Cho 200 mL dung dịch X chứa Ba(OH)2 0,1M và KOH 0,15M vào 100 mL dung dịch Al2(SO4)3 0,1M. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của m? A. 4,66 gam B. 5,44 gam C. 0,78 gam D. 7,77 gam Câu 11: Cho 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào V ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M; sau khi các phản ứng kết thúc thu được 12,045 gam kết tủa. Giá trị của V là A. 300. B. 75. C. 200. D. 150. Câu 12: Cho 200 mL dung dịch NaOH a mol/lít tác dụng với 500 mL dung dịch AlCl3 0,2M thu được một kết tủa keo trắng. Lọc tách kết tủa, đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 1,02 gam chất rắn. Giá trị của a có thể là A. 0,3 và 1,9 B. 0,3 và 2,0 C. 0,5 và 1,9 D. 0,15 và 1,5 Câu 13: Cho V lít dung dịch NaOH 0,3 mol/lít tác dụng với 200 mL dung dịch Al 2(SO4)3 0,2M thu được một kết tủa keo trắng. Lọc tách kết tủa, đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 1,02 gam chất rắn. Giá trị của V là A. 0,2 và 1,0 B. 0,2 và 2,0 C. 0,3 và 4,0 D. 0,4 và 1,0
  5. Câu 14: Thêm V lít dung dịch NaOH 0,1M vào 100 mL dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thấy xuất hiện 1,17 gam kết tủa keo trắng. Giá trị nhỏ nhất của V là A. 0,25 lít B. 0,45 lít C. 0,65 lít D. 0,225 lít Câu 15: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là A. 1,2. B. 1,8. C. 2,4. D. 2. Câu 16: Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là A. 0,45. B. 0,35. C. 0,25. D. 0,05. Câu 17: Hòa tan 21 gam hỗn hợp gồm Al và Al 2O3 bằng HCl vừa đủ được dung dịch A và 13,44 lít H 2 (đktc). Thể tích dung dịch (lít) NaOH 0,5M cần cho vào dung dịch A để thu được 31,2 gam kết tủa là A. 2,4 B. 2,4 hoặc 4 C. 4 D. 1,2 hoặc 2 Câu 18: Cho a mol AlCl3 vào 200 gam dung dịch NaOH 4% thu được 3,9 gam kết tủa. Giá trị của a là A. 0,05 B. 0,0125 C. 0,0625 D.0,125 Câu 19: Hòa tan 0,54 gam Al trong 0,5 lít dung dịch H2SO4 0,1M được dung dịch A. Thêm V lít dung dịch NaOH 0,1M cho đến khi kết tủa tan trở lại 1 phần. Nung kết tủa thu được đến khối lượng không đổi ta được chất rắn nặng 0,51 gam. Giá trị của V là A. 0,8 lít B. 1,1 lít C. 1,2 lít D. 1,5 lít Câu 20: Cho 1 mẫu Na tác dụng hoàn toàn với 100 ml dung dịch AlCl 3 thu được 5,6 lít khí (đktc) không màu và một kết tủa. Lọc tách kết tủa rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 5,1 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính CM của dung dịch AlCl3 đã dùng? A. 1,1M B. 1,3M C. 1,2M D. 1,5M Câu 21: Cho 150 ml dung dịch KOH 1,2M tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl3 nồng độ x mol/l, thu được dung dịch Y và 4,68 gam kết tủa. Loại bỏ kết tủa, thêm tiếp 175 ml dung dịch KOH 1,2M vào Y, thu được 2,34 gam kết tủa. Giá trị của x là A. 1,2. B. 0,8. C. 0,9. D. 1,0. Câu 22: Cho 400 ml dung dịch E gồm AlCl3 x mol/lít và Al2(SO4)3 y mol/lít tác dụng với 612 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 8,424 gam kết tủa. Mặt khác, khi cho 400 ml E tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thì thu được 33,552 gam kết tủa. Tỉ lệ x : y là A. 7 : 4. B. 4 : 3. C. 3 : 4. D. 3 : 2. Câu 23: Hoà tan hết m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Cho 110 ml dung dịch KOH 2M vào X, thu được a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì cũng thu được a gam kết tủa. Giá trị của m là A. 20,125. B. 22,540. C. 12,375. D. 17,710. Câu 24: Hoà tan hoàn toàn m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 110 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 3a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 2a gam kết tủa. Giá trị của m là A. 32,20. B. 24,15. C. 17,71. D. 16,10. Câu 25: Hòa tan hết m gam Al2(SO4)3 vào H2O thu được 300 ml dung dịch X. Cho 150 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, kết thúc các phản ứng thu được 2a gam kết tủa. Mặt khác, cho 150 ml dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch chứa 0,55 mol KOH, kết thúc các phản ứng sinh ra a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là A. 51,30 và 3,9. B. 51,30 và 7,8. C. 25,65 và 3,9. D. 102,60 và 3,9.
  6. Câu 26: Hòa tan hoàn toàn m gam Al2(SO4)3 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 500 ml dung dịch NaOH 2M vào X thì thu được 2a gam kết tủa. Mặt khác nếu cho 550 ml dung dịch NaOH 2M vào X thì thu được a gam kết tủa. Giá trị của m là A. 51,30. B. 59,85. C. 34,20. D. 68,4. Câu 27: Hoà tan hoàn toàn 47,4 gam phèn chua KAl(SO4)2.12H2O vào nước, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ X tác dụng với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 62,2. B. 7,8. C. 46,6. D. 54,4. Câu 28: Thêm 200 mL dung dịch A chứa NaOH 0,3M và Ba(OH)2 0,025M vào 200 mL dung dịch Al(NO3)3 0,1M thu được kết tủa B. Lọc, tách B rồi đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn D. Tính m? A. 0,51 gam B. 1,02 gam C. 5,1 gam D. 10,2 gam Câu 29: Thêm m gam kali vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được lượng kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là A. 1,59. B. 1,17. C. 1,71. D. 1,95. - III. MUỐI ALUMIAT (ALO2 ) Câu 1: Cho 200 ml dung dịch H2SO4 0,5M vào một dung dịch có chứa a mol NaAlO 2 được 7,8 gam kết tủa. Giá trị của a là A. 0,025 B. 0,05 C. 0,1 D. 0,125 Câu 2: Sục khí CO2 vào dung dịch chứa NaAlO 2, sau khi phản ứng kết thúc thu được m gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 4,42 gam. Giá trị của m là? A. 2,535 gam B. 5,72 gam C. 10,66 gam D. 10,14 gam Câu 3: Hòa tan 3,9 gam Al(OH)3 bằng 50ml NaOH 3M được dung dịch A. Thể tích dung dịch (lít) HCl 2M cần cho vào dung dịch A để xuất hiện trở lại 1,56 gam kết tủa là A. 0,02 B. 0,24 C. 0,06 hoặc 0,12 D. 0,02 hoặc 0,24 Câu 4: Một dung dịch chứa a mol NaAlO 2 (hoặc Na[Al(OH)4]) tác dụng với một dung dịch chứa b mol HCl. Điều kiện để thu được kết tủa sau phản ứng là A. b < 5a. B. a = 2b. C. b < 4a. D. a = b. Câu 5: Cho dung dịch chứa a mol NaAlO2 tác dung dung dịch chứa b mol HCl hoặc 2b mol HCl cùng thu được m gam kết tủa. Tỷ lệ a : b là A. 3 : 2 B. 4 : 5 C. 3 : 4 D. 5 : 4 Câu 6: Thêm HCl vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,1 mol Na[Al(OH) 4]. Khi kết tủa thu được là 0,08 mol thì số mol HCl đã dùng là A. 0,08 mol hoặc 0,16 mol B. 0,16 mol C. 0,26 mol D. 0,18 mol hoặc 0,26 mol Câu 7: Cho m gan hỗn hợp X gồm Na và Al 4C3 (tỉ lệ mol tương ứng là 4:1) vào nước dư thu được dung dịch X và hỗn hợp khí Y. Sục khí CO2 dư vào dung dịch X thu được 31,2 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 21,3 gam B. 16,7 gam C. 23,6 gam D. 19 gam
  7. Câu 8: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na2O và Al2O3 vào H2O thu được 200 ml dung dịch Y chỉ chứa chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M. Thổi khí CO2 (dư) vào Y thu được a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là A. 8,3 và 7,2. B. 8,2 và 7,8. C. 13,3 và 3,9. D. 11,3 và 7,8. Câu 9: Cho 100 ml dung dịch A chứa NaOH 0,1M và NaAlO 2 0,3M. Thêm từ từ dung dịch HCl 0,1M vào dung dịch A cho đến khi kết tủa tan trở lại một phần. Đem nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được chất rắn nặng 1,02 gam. Thể tích dung dịch HCl 0,1M đã dùng là A. 0,5 lít B. 0,6 lít C. 0,7 lít D. 0,8 lít Câu 10: Cho dung dịch A chứa 0,05 mol Na[Al(OH)4] và 0,1 mol NaOH tác dựng với dung dịch HCl 2M. Thể tích dung dịch HCl 2M lớn nhất cần cho vào dung dịch A để thu được 1,56 gam kết tủa là A. 0,06 lít B. 0,12 lít C. 0,08 lít D. 0,18lít Câu 11: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na2O và Al2O3 vào nước thu được dung dịch X trong suốt. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào X, khi hết 100 ml thì bắt đầu xuất hiện kết tủa; khi hết 300 ml hoặc 700 ml thì đều thu được a gam kết tủa. Giá trị của a và m lần lượt là A. 15,6 và 27,7. B. 23,4 và 35,9. C. 23,4 và 56,3. D. 15,6 và 55,4. Câu 12: Hòa tan m gam Al vào dung dịch HCl thu được dung dịch X trong suốt. Thêm từ từ dung dịch NaOH 0,1M vào X, khi hết 100 ml thì bắt đầu xuất hiện kết tủa; khi hết 1000 ml hoặc 1400 ml đều thu được a gam kết tủa. Giá trị của a và m lần lượt là A. 3,12 và 1,08 B. 3,12 và 0,81 C. 2,34 và 1,08 D. 2,34 và 0,81. IV. ĐỒ THỊ Al VÀ HỢP CHẤT Câu 1: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Al(NO3)3. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn ở đồ thị dưới đây. sè mol Al(OH)3 0,3 sè mol OH- 0 a b Giá trị của a, b tương ứng là A. 0,3 và 0,6. B. 0,6 và 0,9. C. 0,9 và 1,2. D. 0,5 và 0,9. Câu 2: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hh gồm a mol HCl và b mol AlCl 3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: sè mol Al(OH)3 0,4 sè mol OH- 0 0,8 2,0 2,8 Tỉ lệ a : b là A. 4 : 3. B. 2 : 1. C. 1 : 1. D. 2 : 3.
  8. Câu 3: Cho 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 tác dụng với dung dịch NaOH 1M nhận thấy số mol kết tủa phụ thuộc vào thể tích dung dịch NaOH theo đồ thị sau. sè mol Al(OH)3 V (ml) NaOH 0 180 340 Nồng độ của dung dịch Al2(SO4)3 trong thí nghiệm trên là A. 0,125M. B. 0,25M. C. 0,375M. D. 0,50M. Câu 4: Rót từ từ dung dịch Ba(OH) 2 0,2M vào 150 ml dung dịch AlCl3 0,04M thấy lượng kết tủa phụ thuộc vào số ml dung dịch Ba(OH)2 theo đồ thị dưới đây. sè mol Al(OH)3 0,06 V (ml) Ba(OH)2 0 a b Giá trị của a và b tương ứng là A. 45 ml và 60 ml. B. 45 ml và 90 ml. C. 90 ml và 120 ml. D. 60 ml và 90 ml. Câu 5: Cho 100 ml dung dịch AlCl3 1M pư với dung dịch NaOH 0,5M nhận thấy số mol kết tủa phụ thuộc vào thể tích dung dịch NaOH theo đồ thị sau. sè mol Al(OH)3 V (ml) NaOH 0 b 680 Giá trị của b là A. 360 ml. B. 340 ml. C. 350 ml. D. 320 ml. Câu 6: Nhỏ từ từ dung dịch KOH vào dung dịch AlCl3. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: Giá trị của x trong đồ thị trên là A. 2,4. B. 3,2. C. 3,0. D. 3,6.
  9. Câu 7: Cho từ từ đên dư dung dịch NaOH vào dung dịch Al2(SO4)3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: Tỉ lệ x : y trong sơ đồ trên là A. 4 : 5. B. 5 : 6. C. 6 : 7. D. 7 : 8. Câu 8: Cho từ từ dung dịch hỗn hợp KOH và Ba(OH)2 vào dung dịch AlCl3. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: Biểu thức liên hệ giữa x và y trong đồ thị trên là A. (x + 3y) = 1,26. B. (x + 3y) = 1,68. C. (x - 3y) = 1,68. D. (x - 3y) = 1,26. Câu 9: Cho từ từ dung dịch KOH vào dung dịch hỗn hợp (AlCl3, Al2(SO4)3). Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: Biểu thức liên hệ giữa x và y trong sơ đồ trên là A. (2x - 3y) = 1,44. B. (2x + 3y) = 1,08. C. (2x + 3y) = 1,44. D. (2x - 3y) = 1,08. Câu 10: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol H 2SO4 và b mol Al2(SO4)3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: sè mol Al(OH)3 0,1 sè mol OH- 0 0,2 0,5 0,9 Tỉ lệ a : b là A. 8 : 1 B. 2 : 1 C. 1 : 1. D. 4 : 5
  10. Câu 11: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: Tỉ lệ a : b là A. 4 : 3. B. 2 : 3 . C. 1 : 1. D. 2 : 1. Câu 12: Cho từ từ V ml dung dịch NaOH 1M vào 200 ml dung dịch gồm HCl 0,5M và Al2(SO4)3 0,25M. Đồ thị biểu diễn khối lượng kết tủa theo V như hình dưới. sè mol Al(OH)3 a V ml NaOH 0 b Giá trị của a, b tương ứng là A. 0,1 và 400. B. 0,05 và 400. C. 0,2 và 400. D. 0,1 và 300. Câu 13: Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH 0,1M vào 300 ml dung dịch hổn hợp gồm H 2SO4 a mol/lít và Al2(SO4)3 b mol/lít. Đồ thị dưới đây mô tả sự phụ thuộc của số mol kết tủa Al(OH) 3 vào số mol NaOH đã dùng. a Tỉ số gần giá trị nào nhất sau đây? b A. 1,7. B. 2,3. C. 2,7. D. 3,3. Câu 14: Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn ở đồ thị dưới đây. sè mol Al(OH)3 M a sè mol H+ 0 b 0,8 Giá trị của a, b tương ứng là A. 0,3 và 0,2. B. 0,2 và 0,3. C. 0,2 và 0,2. D. 0,2 và 0,4.
  11. Câu 15: Rót từ từ dung dịch HCl 0,1M vào 200 ml dung dịch K[Al(OH)4] 0,2M. Khối lượng kết tủa thu được phụ thuộc vào V (ml) dung dịch HCl như hình bên dưới. mAl(OH)3 1,56 Vml HCl 0 a b Giá trị của a và b lần lượt là A. 200 và 1000. B. 200 và 800. C. 200 và 600. D. 300 và 800. Câu 16: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hh gồm x mol Ba(OH)2 và y mol Ba[Al(OH)4]2 [hoặc Ba(AlO2)2], kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: Soá mol Al(OH)3 0,2 0 0,1 0,3 0,7 Soá mol HCl Giá trị của x và y lần lượt là A. 0,05 và 0,15. B. 0,10 và 0,30. C. 0,10 và 0,15. D. 0,05 và 0,30. Câu 17: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol NaAlO 2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị bên. Tỉ lệ x : y là Soá mol Al(OH)3 0,2 0 0,4 0,6 1,0 Soá mol HCl A. 1 : 3. B. 2 : 3. C. 1 : 1. D. 4 : 3. Câu 18: Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch chứa a mol Ba(AlO 2)2 và b mol Ba(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: sè mol Al(OH)3 1,2 sè mol HCl 0 0,8 2,0 2,8 Tỉ lệ a : b là A. 7:4 B. 4:7 C. 2:7 D. 7:2
  12. Câu 19: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol NaOH và b mol NaAlO2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau: sè mol Al(OH)3 + x sè mol H 0 1,0 1,2 2,4 Tỉ lệ a : b là A. 2 : 1. B. 3 : 2. C. 4 : 3. D. 2 : 3. Câu 20: Rót từ từ V(ml) dung dịch NaHSO4 0,1M vào 200 ml dung dịch NaAlO2 0,2M. Khối lượng kết tủa thu được phụ thuộc vào V được biểu diễn như hình bên. mAl(OH)3 Vml NaHSO4 0 200 a Giá trị của a là A. 1000. B. 800. C. 900. D. 1200. Câu 21: Khi nhỏ từ từ V (lít) dung dịch HCl 0,1M vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và NaAlO 2 0,1M. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị như hình bên. nAl(OH)3 Vdd HCl 0 b a Giá trị của a, b là A. 0,4 và 1,0. B. 0,2 và 1,2. C. 0,2 và 1,0. D. 0,4 và 1,2. Câu 22: Rót từ từ V(ml) dung dịch HCl 0,1M vào 200 ml dung dịch KAlO2 0,2M. Khối lượng kết tủa thu được phụ thuộc vào V được biểu diễn như hình bên. mAl(OH)3 1,56 Vml HCl 0 a b Giá trị của a và b là là A. 200 và 1000. B. 200 và 800. C. 200 và 600. D. 300 và 800.
  13. Câu 23: Rót từ từ V(ml) dung dịch HCl 0,1M vào 200 ml dung dịch KAlO2 x M. Khối lượng kết tủa thu được phụ thuộc vào V được biểu diễn như hình bên. mAl(OH)3 a Vml HCl 0 200 1000 Giá trị của a và x là là A. 1,56 và 0,2. B. 0,78 và 0,1. C. 0,2 và 0,2. D. 0,2 và 0,78. Câu 24: Cho 3 thí nghiệm + TN1: Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2. + TN2: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3. + TN3: Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. Lượng kết tủa thu thu được trong các thí nghiệm được biểu diễn theo các đồ thị dưới đây. 0 ®å thÞ C ®å thÞ A ®å thÞ B Kết quả thí nghiệm 1, 2 và 3 được biểu diễn bằng đồ thị theo trật tự tương ứng: A. Đồ thị A, B, C. B. Đồ thị B, C, A. C. Đồ thị C, B, A. D. Đồ thị A, C, B. V. PHẢN ỨNG NHIỆT NHÔM Câu 1: Trộn 5,4 gam nhôm với 4,8 gam Fe2O3 rồi tiến hành nhiệt nhôm không có không khí sau phản ứng thu m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 12 gam B. 10,2 gam C. 2,24 gam D. 16,4 gam Câu 2: Để khử hoàn toàn 8,0 gam bột Fe2O3 bằng bột Al (ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí) thì khối lượng bột nhôm cần dùng là A. 8,10 gam. B. 1,35 gam. C. 5,40 gam. D. 2,70 gam. Câu 3: Để điều chế được 78 gam Cr từ Cr 2O3 (dư) bằng phương pháp nhiệt nhôm với hiệu suất của phản ứng là 90% thì khối lượng bột nhôm cần dùng tối thiểu là A. 54,0 gam. B. 81,0 gam. C. 45,0 gam. D. 40,5 gam. Câu 4: Nung hỗn hợp gồm 10,8 gam Al và 16,0 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Khối lượng kim loại trong Y là A. 16,6 gam. B. 11,2 gam. C. 5,6 gam. D. 22,4 gam.
  14. Câu 5: Dùng m gam Al để khử hoàn toàn 1,6 gam Fe 2O3 (H = 100%). Sản phẩm sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo 0,672 lít khí (đktc). Giá trị của m là A. 0,540 gam B. 0,810 gam C. 1,080 gam D. 1,755 gam Câu 6: Nung hỗn hợp gồm 16 gam Fe2O3 và m gam Al. Sau phản ứng hoàn toàn, được 24,1 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X phản ứng với axit HCl dư thoát ra V lít H2 (đktc). Giá trị của V là A. 4,48. B. 11,2. C. 7,84. D. 10,08. Câu 7: Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M sinh ra 3,36 lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là A. 150. B. 100. C. 200. D. 300. Câu 8: Nung một hỗn hợp bột gồm 10,8 gam nhôm và Fe 2O3 (trong điều kiện không có không khí), đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 26,8 gam hỗn hợp rắn X, hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X bằng dung dịch HCl được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là A. 11,2 lít B. 8,96 lít C. 13,44 lít D. 10,08 lít Câu 9: Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau: Phần (1) tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc). Phần (2) tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là A. 22,75. B. 21,40. C. 29,40. D. 29,43. Câu 10 (CĐ 2012-Khối A): Nung hỗn hợp bột gồm Al và Fe 2O3 (trong điều kiện không có oxi), thu được hỗn hợp chất rắn X. Chia X thành 2 phần bằng nhau: - Cho phần 1 vào dung dịch HCl (dư) thu được 7,84 lít khí H2 (đktc); - Cho phần 2 vào dung dịch NaOH (dư) thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Biết rằng các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là A. 33,61%. B. 42,32%. C. 66,39%. D. 46,47%. Câu 11: Trộn 6,48 gam Al với 24 gam Fe2O3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm thu được chất rắn A. Khi cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư, có 1,344 lít khí (đktc) thoát rA. Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là A. 83,33% B. 50,33% C. 66,67% D. 75% Câu 12: Đun nóng hỗn hợp gồm 11,2 gam Fe2O3 và Al trong điều kiện không có không khí, sau phản ứng thu được 14,44 gam chất rắn X. Hòa tan X vào V mL dung dịch HCl 1M vừa đủ thu được 2,912 lít H 2 (ở đktc). Giá trị của V và hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là A. 680 và 71,43% B. 260 và 83,33% C. 680 và 83,33% D. 260 và 71,43% Câu 13: Trộn 10,8 gam bột Al với 34,8 gam bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử Fe 3O4 thành Fe. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 10,752 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là A. 80%. B. 90%. C. 70%. D. 60%. Câu 14: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn 0,3 mol Fe xOy sau phản ứng thu được 0,4 mol Al2O3. Công thức oxit sắt là A. Fe2O3 B. Fe3O4 C. FeO D. Không xác định
  15. Câu 15: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm 9,66 gam hỗn hợp X gồm Al và oxit FexOy (trong điều kiện không có không khí) thu được chất rắn Y. Nghiên nhỏ và chia hỗn hợp Y làm hai phần bằng nhau: Phần 1: Hòa tan hết trong dung dịch HNO3 đun nóng thu được 1,232 lít NO (sản phẩm khử duy nhất ở điều kiện tiêu chuẩn). Phần 2: Tác dụng hoàn toàn với V lít dung dịch NaOH 0,1M thu được 0,336 lít khí H2 (ở đktc). Cho biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Xác định công thức oxit sắt và giá trị của V? A. Fe2O3 và 0,5 lít B. Fe3O4 và 0,3 lít C. Fe2O3 và 0,3 lít D. Fe3O4 và 0,5 lít Câu 16: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm 10 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe 2O3 (trong điều kiện không có không khí) thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với dd HNO 3 loãng dư thu được 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đkc). Phần trăm khồi lượng của Fe2O3 trong X là A. 73% B. 72% C. 64% D. 50% Câu 17: Nung hỗn hợp bột gồm Al và Fe 2O3 trong bình kín chân không một thời gian, thu được hỗn hợp X. Hòa tan hết X bằng dung dịch HNO 3 loãng dư, thu được 6,72 lít (đktc) khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Khối lượng của Al có trong hỗn hợp ban đầu là A. 10,8 gam B. 6,75 gam C. 2,7 gam D. 8,1 gam